Trang "Stratfor" mới đây đăng bài phỏng vấn ông Nathan Hughes, Giám đốc Phân tích Quân sự của mạng tin này “Agenda: China's Military Readiness”. Theo đó, ngoài trình độ công nghệ khá thấp phần lớn quân đội và lực lượng an ninh của Trung Quốc đều phục vụ cho việc giải quyết các vụ đụng độ trên đất liền, vai trò của hải quân và không quân, mặc dù được nhắc đến nhiều trong thời gian gần đây, chỉ chiếm một phần nhỏ.
Vấn đề đầu tiên được ông Nathan Hughes đề cập đến là chiếc tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc (tàu Varyag), dự kiến sẽ được thử nghiệm trên biển trong tuần này và được đưa vào sử dụng trong năm tới. Theo ông Hughes, chương trình tàu sân bay của Trung Quốc mới chỉ ở giai đoạn đầu. Quân đội Trung Quốc đã sở hữu tàu chiến này trong hơn một thập kỷ. Tuy nhiên, Trung Quốc sẽ phải mất một thời gian dài mới có thể phát triển tất cả những năng lực cần thiết để điều hành một tàu sân bay hiệu quả. Đây là điều Mỹ đã thực hiện trong 100 năm qua, trong khi Trung Quốc mới chỉ bắt đầu. Khi tàu sân bay được đưa ra biển, không ai có thể nói một cách chắc chắn khi nào các máy bay trên tàu này có thể cất cánh. Theo ông, vẫn còn một lượng thiết bị và mảnh vụn đáng kể trong quá trình chế tạo nằm trên sàn tàu, và "đống phế liệu" này có thể ra biển cùng tàu sân bay bởi cuộc thử nghiệm đầu tiên trên biển chỉ nhằm mục tiêu đẩy tốc độ động cơ và đảm bảo hệ thống điều khiển cơ bản của tàu hoạt động đúng hướng, chứ không có thử nghiệm vũ khí.
Vấn đề thứ hai là và thực hiện các sứ mệnh an ninh trong nước. Vai trò của hải quân và không quân, mặc dù được nhắc đến nhiều trong thời gian gần đây, song vẫn chỉ là một phần nhỏ. Trên thực tế, tổng lực lượng hải quân và không quân thuộc Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) là gần 600.000 quân, vẫn ít hơn lực lượng vũ trang nhân dân và lực lượng an ninh các cấp dưới quyền chỉ huy của Bộ Quốc phòng (hơn 700.000 quân). Con số này chưa tính đến lực lượng PLA với 1,6 triệu quân nhân.
Vấn đề thứ ba, quân đội Trung Quốc hiện nay có trình độ công nghệ khá thấp. Mục tiêu chủ yếu của họ là duy trì an ninh trong nước, bảo vệ biên giới quốc gia và chiến đấu theo lối truyền thống. Do vậy, Trung Quốc phải đối mặt với nhiều thách thức trong thời kỳ hiện đại hóa từ năm 1980 trong vấn đề áp dụng kỹ thuật, hệ thống và các loại vũ khí mới mà họ đã và đang nghiên cứu, tích hợp các phương tiện này theo một hệ thống triển khai chiến đấu hiệu quả hơn ngoài mặt trận. Trung Quốc gần đây đã tập trung nhiều vào việc thử nghiệm hai tàu chiến và một tàu hỗ trợ trong sứ mệnh chống cướp biển ở ngoài khơi vùng biển Xômali. Mặc dù đây là một vấn đề thuộc "uy tín quốc gia", song nó cũng đòi hỏi phải nghiên cứu những vấn đề cơ bản trong việc duy trì các tàu chiến hải quân ngoài khơi, bảo trì và bổ sung các nguồn hậu cần. Đây là những vấn đề Trung Quốc vẫn chưa quen và việc nghiên cứu các giải pháp để có thể triển khai các lực lượng lớn ở vùng biên giới Trung Quốc vẫn là một câu hỏi lớn thực sự cần có lời giải đáp.
Ông Hughes đã nghiên cứu nền tảng công nghệ mới nhất của Liên Xô trước đây từ những năm 1980. Vào thời điểm đó, Trung Quốc là khách hàng duy nhất và lớn nhất mua công nghệ cao của Liên Xô. Họ đã kết hợp việc mua bán công nghệ này với hoạt động gián điệp, bao gồm cả hệ thống gián điệp trên mạng, để đánh cắp thông tin công nghệ mới nhất của Liên Xô và các nước đồng minh. Trung Quốc đã có những nỗ lực lớn trong việc tập hợp các thông tin để tự xây dựng nền tảng công nghệ riêng cho mình. Tuy nhiên, thách thức đặt ra là Trung Quốc vẫn còn khá mới mẻ trong lĩnh vực này, trong khi công nghệ phát triển như vũ bão. Trung Quốc ít có khả năng tích hợp những tiến bộ công nghệ trong chiến tranh bởi thiếu kinh nghiệm thực tế. Thực tế này đã đặt câu hỏi về khả năng ứng dụng thiết bị của Trung Quốc một khi chiến tranh nổ ra.
Ông Hughes đã nghiên cứu nền tảng công nghệ mới nhất của Liên Xô trước đây từ những năm 1980. Vào thời điểm đó, Trung Quốc là khách hàng duy nhất và lớn nhất mua công nghệ cao của Liên Xô. Họ đã kết hợp việc mua bán công nghệ này với hoạt động gián điệp, bao gồm cả hệ thống gián điệp trên mạng, để đánh cắp thông tin công nghệ mới nhất của Liên Xô và các nước đồng minh. Trung Quốc đã có những nỗ lực lớn trong việc tập hợp các thông tin để tự xây dựng nền tảng công nghệ riêng cho mình. Tuy nhiên, thách thức đặt ra là Trung Quốc vẫn còn khá mới mẻ trong lĩnh vực này, trong khi công nghệ phát triển như vũ bão. Trung Quốc ít có khả năng tích hợp những tiến bộ công nghệ trong chiến tranh bởi thiếu kinh nghiệm thực tế. Thực tế này đã đặt câu hỏi về khả năng ứng dụng thiết bị của Trung Quốc một khi chiến tranh nổ ra.
Theo Stratfor
Hiền Lương (gt)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét