Ngày 29/6 Mạng Eastasia.org có đăng bài China’s Militant Tactics in South China Sea của tác giả David Arase, giáo sư Chính trị tại Đại học Pomona tại Claremont, California, cho rằng hiện nay Trung Quốc đang đi theo cách thức gọi là “sử dụng cơ bắp đơn phương” nhằm bảo đảm lợi ích của chính mình bất chấp lợi ích của các nước nhỏ khác. Có bốn nguyên nhân chính giải thích cho sự điều chỉnh chiến sách này:
Các đội tàu đánh cá của Trung Quốc hiện đang trở thành một “công cụ” của hải quân nhằm khẳng định chủ quyền của Trung Quốc tại các khu vực tranh chấp của Biển Hoa Đông và Biển Đông. Điều này đã làm dấy lên khủng hoảng khu vực.
Hồi tưởng lại sự việc ngày 7/11, khi tàu đánh cá Trung Quốc cố ý va chạm với tàu tuần duyên Nhật Bản. Sự việc này đã buộc Mỹ phải bảo đảm với Nhật rằng Hiệp ước An ninh và Hợp tác chung Mỹ - Nhật năm 1960 sẽ áp dụng đối với quần đảo Điếu Ngư (Senkaku). Lại một lần nữa vào tháng 12/2010, xung đột lại nổ ra giữa các tàu đánh cá Trung Quốc và tàu tuần duyên Hàn Quốc tại Biển Hoàng Hải. Các tàu đánh cá Trung Quốc đã bị bắt sau khi cố tình đâm vào tàu Hàn Quốc và 2 thủy thủ Trung Quốc đã thiệt mạng. Tiếp theo tháng 3/2011, Philippines đã phàn nàn việc hải quân Trung Quốc liên tục xâm phạm các đảo ở Trường Sa và sau đó Trung Quốc đã bắt đầu xây dựng một số căn cứ tại Bãi Amy Douglas Bank, nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Philippines (EEZ) - một hành động rõ ràng vi phạm DOC năm 2002 mà Trung Quốc ký với các nước ASEAN. Đáng chú ý là gần đây nhất, hai vụ việc xảy ra vào cuối tháng 5 giữa tàu thăm dò dầu khí Việt Nam và tàu đánh cá Trung Quốc đã khiến Việt Nam phản ứng đáp trả lại bằng các cuộc tập trận bắn đạn thật trên biển và đẩy mạnh nguy cơ tại Biển Đông.
Tất cả những vụ va chạm này đều xảy ra trong vùng được công nhận EEZ, nếu không muốn nói là thuộc ranh giới lãnh thổ của các nước láng giềng của Trung Quốc . Những cơ chế pháp lý hiện nay không có vấn đề gì nhưng Trung Quốc tuyên bố chủ quyền lại dựa trên giả định về sự chiếm đóng của các chế độ Trung Quốc thời cận đại.
Trung Quốc cũng đã từng cam kết “khái niệm an ninh mới” khi tham gia vào tuyên bố DOC năm 2002 và Hiệp ước thân thiện và Hợp tác với ASEAN 2003. Các nhà ngoại giao và học giả Trung Quốc luôn giải thích về việc Trung Quốc trỗi dậy hòa bình thế nào và sử dụng các khái niệm an ninh và hợp tác chung để định hướng các tiến trình đa phương nhằm bảo đảm sự hài hòa của khu vực. Nhưng hiện nay, chính Trung Quốc lại đi theo cách thức gọi là “sử dụng cơ bắp đơn phương” nhằm bảo đảm lợi ích của chính mình bất chấp lợi ích của các nước nhỏ khác. Sự thay đổi lớn trong hành động của Trung Quốc có thể được giải thích bởi 4 đặc điểm cơ bản trong chiến thuật phát triển của Trung Quốc thập kỷ qua:
(1) PLA Trung Quốc đã cảm thấy đủ mạnh để tạo sự kiểm soát trong “chuỗi đảo thứ nhất”. Mục đích kiểm soát các vùng biển bên trong quần đảo phạm vi gồm có Nhật Bản, ĐL, Philippines và Indonesia. Theo tầm nhìn chiến lược của PLA, bước tiếp theo có thể kiểm soát vùng biển bên ngoài thậm chí xa hơn của “chuỗi đảo thứ 2”.
(2) Sau nhiều thập kỷ trở nên phồn thịnh do sự thành công của chính sách tăng trưởng, ĐCS Trung Quốc đang phải đối mặt với nhiều vấn đề nghiêm trọng: (i) sự bất bình đẳng thậm chí còn tồi thệ hơn cả thời Trung Quốc trước Cách mạng, (ii) tham nhũng, (iii) ô nhiễm môi trường, (iv) sự bất bình của những người thất nghiệp trẻ và cả những người nông dân bị tước đất. Một trong số những người đó gần đây đã đánh bom tự sát để phản đối cách đối xử bất công của chính quyền. Tranh chấp tại Biển Đông có thể là lý do khiến người dân quên đi sự tức giận hiện nay và tập hợp liên minh xung quanh chính quyền nhằm bảo đảm danh dự và vị trí của Trung Quốc .
(3) Nguồn cung cấp năng lượng đang giảm dần là áp lực đẩy giá và lạm phát tăng cao của Trung Quốc, ảnh hưởng đến sự ổn định trong nước của Trung Quốc . Bắc Kinh cần các tài nguyên năng lượng dưới Biển Đông càng sớm càng tốt để cung cấp cho sự phát triển kinh tế.
(4) Nhân tố mang tính kiềm chế Mỹ, nhân tố không rõ ràng và rắc rối nhất so với 3 nguyên nhân trên. Đánh giá những hành động của Mỹ hiện nay Trung Quốc có thể tin rằng Mỹ và các đồng minh có thể chỉ phản đối miệng và không có hàng rào nào không thể vượt qua trong việc thiết lập khả năng kiểm soát hiệu quả của Trung Quốc tại Biển Đông. Có một kịch bản mà Trung Quốc đang tin tưởng là: Trung Quốc có thể tin rằng Nhật Bản, Hàn Quốc và Australia sẽ không chiến đấu với Trung Quốc vì lợi ích của Việt Nam hay Philippines. Các thành viên ASEAN cũng không muốn khiêu khích sự tức giận của Trung Quốc bởi họ có quan hệ kinh tế quá phụ thuộc vào Trung Quốc do đó hầu hết các thành viên này sẽ không tham gia trực tiếp vào xung đột. Đồng thời, Washington sẽ không thể tìm được bất kỳ nước nào tại châu Á (hoặc rất ít tại chính Mỹ) để yêu cầu họ chống Trung Quốc hay tham gia một cuộc chiến tranh với Trung Quốc .
Tuy nhiên, gần đây tại Đối thoại Shangri-La, BTrung Quốc P Mỹ Robert Gates đã nói các tranh chấp cần được giải quyết theo luật quốc tế và ông sẵn sàng cá cược rằng trong 5 năm tới Mỹ sẽ tiếp tục hiện diện mạnh mẽ tại khu vực CÁ - TBD. ASEAN sẽ tiếp tục phối hợp hành động và nếu không thể có điều đó thì Mỹ vẫn có một số đồng minh sẵn sàng đứng lên chống Trung Quốc .
Chỉ cần sự thay đổi một trong hai chính sách mang tính động lực của Trung Quốc có thể đủ để làm thay đổi quỹ đạo của các sự kiện hiện nay. Vấn đề tài nguyên mang tính cấp bách của Trung Quốc có thể được giải quyết bằng cách sử dụng cơ chế phát triển đa quốc gia đối với các đảo Trường Sa và Hoàng Sa đang được quản lý bởi các bên tranh chấp. Phiếu bầu đối với ban quản lý này sẽ được xác định bởi tỷ lệ tham gia góp vốn. Sức mạnh tài chính của Trung Quốc mang tính áp đảo về bản chất do đó sẽ có hẳn một chương nhằm bảo vệ quyền lợi của những nước nhỏ hơn để họ có lợi ích và thị phần trong khai thác tài nguyên vùng biển này. Việc cùng phát triển như vậy cần và có thể sẽ bắt đầu nhanh mà không phải giải quyết các quyền đánh bắt cá và hàng hải.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét