Thứ Sáu, 15 tháng 7, 2011

Chiến tranh Trung-Việt — cuộc chiến bất khả thi

Lê Nguyên Vỹ, Tiền Vệ: Khác với cuộc chiến tranh đầy bất ngờ tại biên giới Trung Việt năm 1979, những cuộc gây hấn có chủ ý gần đây của Trung Quốc như muốn báo trước một cuộc chiến xâm lấn Trường Sa và độc chiếm Biển Đông của nước này.
Về phía Việt Nam, thái độ đáp trả không còn thể hiện qua những tuyên bố “võ mồm” nữa mà đã có những bước tiến mạnh bạo hơn, biểu lộ sự cứng rắn của những người đứng đầu chính phủ thông qua một số động thái chuẩn bị về mặt quân sự và việc ban hành các văn bản pháp luật cho thời chiến.
Có vẻ như chiến tranh giữa Việt Nam và Trung Quốc là điều không thể tránh được: Một cường quốc mới nổi lên phàm ăn phàm uống với tổng sản lượng nội địa (GDP) từ 1198 tỉ Mỹ kim vào năm 2000 nhảy vọt lên đến 5878 tỉ Mỹ kim vào năm 2010. Sự tăng trưởng của kinh tế và thu nhập ở nước này tất yếu kéo theo sự tăng trưởng của nhu cầu. Nếu năm 2000, mức tiêu thụ năng lượng của Trung Quốc là hơn 1.000 triệu tấn dầu thì vào năm 2010, con số này đã tăng lên đến 2,5 lần, đưa Trung Quốc vượt mặt Hoa Kỳ, trở thành quốc gia tiêu thụ năng lượng cao nhất thế giới.
Năm 2010, tổng lượng nhập khẩu dầu thô của Trung Quốc là 239 triệu tấn, tăng 17,5%; trong đó lượng nhập khẩu dầu khí tăng từ 52% (2009) lên 55% (2010), vượt qua giới hạn đỏ 50% trong 2 năm liền. Theo một số dự báo, đến năm 2020, tỷ lệ dầu khí nhập khẩu của Trung Quốc sẽ tăng lên 65%. Nước này đang đầu tư mạnh vào các nguồn năng lượng thay thế, thế nhưng toàn bộ 25 nhà máy điện hạt nhân đang trong quá trình xây dựng của nước này cũng sẽ chỉ đáp ứng chưa đầy 1% nhu cầu sau khi được chính thức đưa vào hoạt động.
Trung Quốc đầu tư vào sản xuất dầu ở khắp nơi trên thế giới, từ Angola tới Sudan hay Kazakhstan. Tuy nhiên, trong năm 2006, tổng sản lượng dầu ở nước ngoài của các công ty Trung Quốc chỉ là 0,675 triệu thùng/ngày – chưa đầy 19% lượng nhập khẩu. Và Trung Quốc tiếp tục trông chờ vào dầu Trung Đông, với hơn một nửa sản lượng nhập khẩu từ Ả Rập Xê-út và Iran.
Tính đến năm 2008, Trung Quốc đã có 12.000 dự án đầu tư chính thức ở hơn 180 quốc gia và vùng lãnh thổ. Thương vụ mới nhất là việc nhà sản xuất dầu khí lớn nhất của Trung Quốc PetroChina hôm nay ký thỏa thuận mua 60% cổ phần của công ty Athabasca của Canada với giá 1,7 tỷ USD để khai thác bitum. Bitum chủ yếu được sử dụng để rải đường; nó cũng có thể được tinh luyện để trở thành các sản phẩm nhẹ hơn của dầu mỏ. Dự án khai thác này được triển khai tại hai mỏ dầu lớn MacKay và Dover ở tỉnh Alberta, Canada – một tỉnh có trữ lượng dầu thô lớn thứ nhì thế giới, lên tới 1,6 nghìn tỷ thùng. Dù chi phí khai thác tại những mỏ này rất tốn kém, giá dầu phải ở mức 80 USD/thùng mới đem lại nguồn lợi, nhưng phía Trung Quốc vẫn kiên quyết đầu tư.
Ngày 18/7, PetroChina cũng nhất trí mua lại một lượng khí đốt thiên nhiên khổng lồ từ Australia. Lượng khí đốt được mua bán trong thương vụ này lên tới 2,25 triệu tấn mỗi năm, hợp đồng kéo dài 20 năm. Với mức giá thị trường hiện tại của khí đốt tự nhiên, tổng giá trị của hợp đồng này là 41 tỷ USD. Đối tác ký kết thỏa thuận này với PetroChina là hãng dầu khí Exxon Mobile – hãng năng lượng có giá trị vốn hóa thị trường lớn nhất thế giới hiện nay.
Theo tính toán, để phục vụ phát triển kinh tế, nhu cầu tiêu thụ khí đốt tự nhiên của Trung Quốc sẽ tăng gần gấp ba lần trong 10 năm tới, có thể lên tới khoảng 510 triệu m3/ ngày vào năm 2020, đưa Trung Quốc trở thành thị trường nhập khẩu khí đốt tự nhiên lớn thứ ba thế giới, sau Nga và Mỹ.
Trước đó, PetroChina nhất trí mua 45,51% cổ phần của Công ty dầu mỏ Singapore (SPC) với giá hơn một tỷ USD. Thoả thuận này càng cho thấy sự quan tâm ngày càng tăng của Trung Quốc trong việc tìm kiếm nguồn tài nguyên tự nhiên ở nước ngoài tại thời điểm mà nhiều công ty về tài nguyên đang rất cần vốn.
Trong tương lai, nếu Trung Quốc không đáp ứng nổi yêu cầu năng lượng, nền kinh tế của nó sẽ bị kìm hãm mạnh.
Trong khi đó, biển Đông với diện tích 3.447 km2 gấp rưỡi Địa Trung Hải, có đặc điểm quan trọng là rất rộng và nông. Phần thềm lục địa bao gồm khoảng một nửa diện tích trong tổng số 3.447km2 có tầm quan trọng lớn về kinh tế, đặc biệt là quần đảo Trường Sa trải dài một chuỗi 600 dặm, có nhiều rạn san hô nhỏ, vừa là vùng đánh cá phong phú vừa có thể là chìa khóa trong việc thiết lập quyền kiểm soát khu vực biển Đông.
Theo các chuyên gia, biển Đông có tài nguyên dầu khí phong phú: Trữ lượng do phía Trung Quốc ước tính khoảng hơn 50 tỷ tấn dầu thô, hơn 20.000 tỉ mét khối khí thiên nhiên, gấp 25 lần trữ lượng dầu và tám lần trữ lượng khí đốt hiện có của Trung Quốc. Theo các báo Trung Quốc, tính đến giữa năm 2010, có khoảng 180 mỏ dầu và khí thiên nhiên, 200 cấu tạo dầu khí được tìm thấy ở vùng biển Biển Đông, trong đó phần lớn đều ở độ sâu từ 500 – 2000m. Ngày 23/5/2011, Trung Quốc đã hạ thủy giàn khoan dầu khí Hải dương 981 kiểu nửa chìm. Đây là siêu giàn khoan đầu tiên do Trung Quốc tự sản xuất, được gọi là “tàu sân bay dầu khí”, hoạt động ở độ sâu tối đa 3.000 m, giếng khoan sâu tối đa 12.000m, thuộc thế hệ thứ sáu trên thế giới. Nó cho phép Trung Quốc tiến từ độ sâu khai thác 300 m gần bờ ra độ sâu 3000 m ngoài biển khơi. Giàn khoan này đang hoạt động thử nghiệm tại biển Hoa Đông và sẽ được kéo tới Biển Đông chậm nhất là mùa thu năm nay. Ngoài ra, theo một nguồn tin Trung Quốc, giàn khoan 981 có thể được huy động vào mục đích quân sự trong trường hợp cần thiết.
Biển Đông là một tuyến đường huyết mạch nối các mỏ dầu ở Trung Đông tới các nhà máy ở Đông Á, trong đó, hơn 80% lượng dầu nhập khẩu của Trung Quốc đi qua vùng biển này. Một khối lượng dầu lửa và hàng hoá khổng lồ từ vùng Cận Đông đi qua biển Đông. Khoảng 1.1 tỷ tấn hàng hoá đi lại hàng năm tới Nhật qua eo biển Malacca, Biển Đông và eo Bashi. 900 triệu tથn nhập vào Nhật và khoảng 200 triệu tấn xuất từ Nhật, tức là vào khoảng 3 triệu tấn hàng và 15 con tàu trọng tải 200 ngàn tấn hàng ngày đi qua khu biển này. Chỉ nói tới dầu thô không thôi, Nhật sử dụng 238,37 triệu tấn hàng năm, tương đương với 650 ngàn tấn hàng ngày, tức là 3,3 con tàu trọng tải 200 ngàn tấn. 90% dầu lửa của Nhật chuyển qua eo Malacca, Biển Nam Trung Hoa và eo Bashi.
Là thủy lộ ngắn nhất giữa Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương, biển Đông chứa đựng những hành lang đường biển đông đúc nhất thế giới. Hơn một nửa số lượng tàu chở dầu của toàn thế giới lưu thông qua nơi này. Cùng với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, biển Đông có tầm quan trọng chiến lược vô giá. Các chuyên gia coi đây là “Địa Trung Hải của châu Á”.
Một kho báu khổng lồ hấp dẫn như thế mà chỉ bị một anh tiểu quốc Việt Nam đang trong thời kỳ rệu rả và phân hóa xã hội chính trị nghiêm trọng ngáng đường, hỏi sao không khêu gợi lòng tham của Trung Quốc.
Về phía Việt Nam, tuy khả năng không thể ngốn hết biển Đông và thực tế hiện nay thu nhập các khoản từ biển Đông chiếm tỷ trọng không lớn trong nền kinh tế quốc gia: Xuất khẩu thủy hải sản 5 tháng đầu năm 2011 đạt 2,13 tỷ USD, dầu thô hơn 6 tỷ USD, các bộ phận còn lại không đáng kể, nhưng hiện tại, mất biển Đông là mất nguồn thu nhập thủy hải khoáng sản cực kỳ quan trọng đang là tiền đề cho kinh tế biển. Mất biển Đông là mất niềm hy vọng trở thành cường quốc biển khu vực và quan trọng nhất: Mất vĩnh viễn con đường thông thương ra Thái Bình Dương.
Biển Đông với Việt Nam là tài sản hợp pháp nhiều đời không thể đánh mất, bất cứ chính quyền nào không bảo vệ được sẽ bị nhân dân loại bỏ. Chết sống gì chính quyền Cộng Sản Việt Nam cũng phải chống trả lại Trung quốc để bảo vệ biển Đông.
Cả hai nước đều có những khó khăn riêng và chung nên không thể đánh nhau, mặc dù biển Đông đối với hai nước đều là vấn đề sinh tử.
Thời điểm hiện nay, theo Ting Lu thuộc ngân hàng Merrill Lynch, thu nhập bình quân đầu người năm 2010 của Trung Quốc là 4.200 USD, chỉ bằng 9% của Mỹ. Mức sống hiện nay tại Trung Quốc mới bằng mức sống của Nhật Bản giai đoạn năm 1954, Đài Loan năm 1972 và Hàn Quốc năm 1976. Kinh tế Trung Quốc đang đối mặt với lạm phát tăng cao, nợ chính phủ, bong bóng tài sản phình to, bộc lộ những khó khăn do nóng vội tăng trưởng bất chấp quy luật phát triển bền vững, làm mất cân đối sự bình ổn của toàn xã hội và môi trường sinh thái. Chuyên gia kinh tế Dylan Grice đến từ Ngân hàng Societe Generale (Pháp) mô tả hiện tượng tăng trưởng bùng phát “công nghiệp” của Trung Quốc giống như “bong bóng bất động sản” của Mỹ và Nhật. Dylan Grice cho rằng về bản chất toán học thì hai hiện tượng này là như nhau: mức lãi suất đầu tư thấp dẫn đến lạm phát và phá sản. Nhận định của Dylan Grice có sức thuyết phục hơn khi có tin chính phủ trung ương Trung Quốc đã đồng ý cung cấp khoản cứu trợ hơn 463 tỷ USD cho các chính quyền địa phương sau khi điểu chỉnh GDP. Số tiền này bằng 1/2 khoảng TARP mà chính phủ Mỹ đã đưa ra để cứu trợ nền kinh tế lớn nhất thế giới. Hiện GDP của Trung Quốc bằng 1/3 của Mỹ, vậy khoản cứu trợ cho thấy mức độ khủng hoảng nợ xấu của họ hiện nay, và ước tính ít nhất các khoản nợ xấu của nền kinh tế Trung Quốc cũng gấp rưỡi mức độ khủng hoảng năm 2008.
Hơn bao giờ hết, Trung quốc cần ổn định tâm lý xã hội nói chung và tâm lý các nhà đầu tư trong và ngoài nước nói riêng. Chiến tranh lúc này sẽ là đòn nốc ao kết thúc giai đoạn phát triển thần kỳ của Trung Quốc; các nhà đầu tư sẽ dè dặt trong mọi kế hoạch và họ sẽ chuyển vốn đến những quốc gia khác để tránh rủi ro. Biển Đông dậy sóng cũng đặt con đường huyết mạch vận chuyển hàng hóa xuất nhập quan trọng của Trung Quốc lâm vào nguy hiểm.
Nhưng quan trọng nhất: nếu Trung Quốc đánh chiếm biển Đông, họ sẽ đẩy phần còn lại của thế giới vào thế nghi ngại họ và chắc chắn, Việt Nam nhận được rất nhiều hỗ trợ của các cường quốc để tiến hành một cuộc chiến tranh tiêu hao trên biển vốn là sở trường du kích ngàn đời của dân Việt. Đây là cuộc chiến tranh được nhiều cường quốc chờ đợi để kềm chế Trung Quốc.
Về phương diện quốc gia, Việt Nam nhẹ nhàng hơn Trung Quốc vì Việt Nam tuy là một nước nhỏ nhưng có vị trí địa chính trị, địa kinh tế rất quan trọng với thế giới; nếu xảy ra chiến tranh với một người khổng lồ như Trung Quốc, chắc chắn Việt Nam sẽ được nhiều cường quốc hỗ trợ đầy đủ. Khi đất nước nguy biến, người Việt trong nước và khắp thế giới sẽ xóa bỏ những mâu thuẫn, dị biệt, đoàn kết chống ngoại xâm. Với hơn 4 triệu người Việt hải ngoại so với 85 triệu dân trong nước, khi cần thiết họ có thể gánh vác một phần gánh nặng kinh tế thời chiến của Việt Nam.
Nhưng về phương diện nhà nước thì Việt Nam gặp rất nhiều khó khăn. Chiến tranh giữa Việt Nam và Trung Quốc sẽ đặt nhà cầm quyền Việt Nam vào thế: nếu muốn có lực đánh lại Trung Quốc, phải thỏa hiệp và chia sẻ quyền lực với tất cả các thành phần chống đối trong và ngoài nước, phải minh bạch hóa toàn bộ đường lối chính sách quốc gia, công khai hệ thống chi tiêu của Đảng Cộng Sản và nhất là phải cam kết rời bỏ chủ trương độc quyền lãnh đạo.
Nhiều chục năm qua, nhà cầm quyền Cộng Sản Việt Nam một mình một chợ làm mưa làm gió không ai kiểm soát. Chỉ có trời mới biết ánh sáng dân chủ rọi vào sẽ phơi bày những điều khủng khiếp nào trong quá khứ và dòng chảy tài chính quốc gia lọt vào túi của những ai. Viễn cảnh này chắc chắn không thích thú gì với những vị lãnh đạo đương chức cũng như đã về hưu vì lúc đó nhân dân không chỉ nguyền rủa mà còn đưa họ lên đoạn đầu đài.
Nhưng tại sao thời gian gần đây Trung Quốc và Việt Nam đều có động thái nắn gân lẫn nhau?
Tình hình thế giới đang có nhiều thay đổi ở châu Phi và Trung Đông. Hệ thống quyền lực phương Tây đang bị cầm chân ở nhiều nơi: Từ Afghanistan, Pakistan, Trung Đông, Châu Phi, nơi nào cũng sôi sục bạo động và chiến tranh. Một bộ phận nóng đầu của chính quyền Trung Quốc cho rằng đây là thời cơ nuốt trọng Việt Nam không ai làm gì được. Họ tin tưởng chính quyền Cộng Sản Việt Nam trong cái thế đơn độc trên chính trường thế giới; đang bị Trung Quốc kềm kẹp mọi mặt về kinh tế và quân sự sẽ không dám phản kháng. Và sự thành công này giúp họ củng cố quyền lực phe nhóm mình.
Họ không ngờ tinh thần dân tộc vẫn sôi sục trong lòng đảng viên Cộng Sản Việt Nam đã buộc nhà cầm quyền Việt Nam phải có thái độ mạnh mẽ chống trả.
Khi mặt trận võ mồm giữa Trung Quốc và Việt Nam bắt đầu căng thẳng, hai bên đều hiểu chiến tranh hoàn toàn không có lợi cho ai: Việt Nam chắc chắn sẽ có biến đổi chính trị và Trung Quốc sẽ bị cuốn vào cuộc chiến tranh không khoan nhượng trên biển Đông: Người Việt Nam khắp thế giới trở về với đủ loại khí giới góp sức đồng bào trong nước tiến hành chiến tranh du kích trường kỳ trên biển. Mọi công trình của Trung Quốc trên biển Đông sẽ không tồn tại, tàu thuyền chở hàng của Trung Quốc sẽ bị nổ tung không chỉ trên biển Đông mà trên các đại dương. Chỉ cần người Việt duy trì kiểu tấn công như cướp biển Somali trong 6 tháng, nền kinh tế Trung quốc sụp đổ thê thảm.
Trung quốc sẽ không dám mở cuộc chiến tranh tổng lực với Việt Nam vì cuộc chiến tranh ăn cướp và ăn hiếp nước nhỏ như thế sẽ đóng sập cánh cửa được thế giới thừa nhận là quốc gia văn minh, cường quốc toàn cầu.
Nhưng nếu Trung Quốc dám liều lĩnh mở cuộc chiến tranh tổng lực thì cũng vậy. Người Việt không dại gì trực diện đương đầu với vũ khí hiện đại của Trung Quốc. Họ sẽ phân tán mỏng lực lượng với hỏa tiễn cầm tay hoặc tên lửa quy mô nhỏ trên các con thuyền thô sơ lang thang khắp mặt biển. C o dẫu Trung Quốc có bắt sống toàn bộ ban lãnh đạo Việt Nam thì cũng chẳng ích lợi gì. Quân đội Việt Nam sẽ tan loãng vào dân chúng và với sự hỗ trợ của người Việt khắp thế giới, họ sẽ là niềm kinh hãi của Trung Quốc không chỉ trên biển mà còn trên bộ.
Một cuộc chiến tranh du kích như vậy sẽ đẩy nền kinh tế Trung Quốc xuống vực thẳm vì nếu lưu thông trên biển Đông bị đình trệ trong vòng hai tháng, toàn bộ kho hàng dự trữ của Trung Quốc từ lương thực thực phẩm đến nhiên liệu các loại đều cạn kiệt. Điều này đặt dấu chấm hết cho giấc mộng trở thành cường quốc toàn cầu của Trung Quốc.
Trong thời đại cạnh tranh hôm nay, chỉ cần chậm chân một chút là vĩnh viễn tụt hạng. Một cuộc chiến tranh như thế sẽ đẩy Trung Quốc – một quốc gia còn lệ thuộc nhiều vào xuất khẩu và đầu tư nước ngoài rơi ngay vào suy thoái không hãm được.
Cả nhà cầm quyền Trung Quốc và Việt Nam đều bằng lòng khoanh vùng mâu thuẫn chờ cơ hội giải quyết. Những động thái gần đây của hai bên đã cho thấy điều đó.
Nhưng thực tế không phải vậy.
Hiện nay đồng bạc VN mất giá 20% trong vòng ba năm nay, chính phủ VN nợ ngoại quốc 29 tỷ USD, mỗi năm phải trả tiền lời 4 tỷ USD. Chỉ trong tháng 5-2011, nhập cảng nhiều hơn xuất cảng 1.7 tỷ USD, ngoại tệ dự trữ chỉ còn 12,2 tỷ (theo Tổng Cục Thống Kê), không đủ trả tiền lời và mua hàng nhập cảng cho năm nay, trong đó có những nguyên liệu cần thiết cho các nhà máy. Chắc chắn nhà nước sẽ phải đi vay nợ thêm, dù số nợ công đã tăng tương đương 52,6% tổng sản lượng nội địa (GDP). Hệ thống ngân hàng rối loạn. Ngân hàng nhỏ vay tiền ngân hàng lớn của nhà nước với lãi xuất 20% để chi phí cấp thời và cho vay lại với lãi xuất 14% theo luật định (đài BBC 23-5-2011, theo hãng tin tài chính Bloomberg).
Hiện trạng kinh tế Việt Nam đang diễn ra trong bối cảnh Trung Quốc vẫn thi hành chính sách tằm ăn dâu lãnh thổ Việt Nam và đục khoét ruột kinh tế Việt Nam cũng như mua chuộc quan chức Việt Nam các cấp bằng nhiều hình thức.
Theo thống kê mới nhất của Hiệp hội Nhà thầu Việt Nam, hầu hết các dự án nhiệt điện than, khai khoáng,ਠhóa chất, luyện kim, xi măng triển khai từ năm 2005 đến nay do các nhà thầu nước ngoài làm tổng thầu EPC, với tỷ lệ trúng thầu rất lớn. Đơn cử, tỷ lệ trúng thầu của các nhà thầu Trung Quốc lên tới 90%. Chất lượng đấu thầu thấp đã dẫn đến một thực trạng đáng báo động là, phần lớn các dự án do nhà thầu nước ngoài làm tổng thầu EPC bị kéo dài thời gian xây dựng và chậm tiến độ bàn giao so với hợp đồng.
Trung Quốc hiện nay đã trở thành thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam, vượt qua cả Nhật Bản và Hàn Quốc. Nhập siêu của Việt Nam và Trung Quốc đã tăng liên tục kể từ khi hiệp định tự do mậu dịch ASEAN-Trung Quốc có hiệu lực ngày 1/7/2005. Mức nhập siêu từ Trung Quốc đã tăng rất nhanh trong những năm gần đây, từ mức 2,67 tỷ đôla năm 2005 vọt lên tới 12,7 tỷ đôla năm 2010, tức là tăng gần gấp 5 lần!
Theo các số liệu do Tổng cục Thống kê công bố, trong 5 tháng đầu năm nay, mức thâm thủng mậu dịch, tức là nhập siêu của Việt Nam chưa gì đã lên tới khoảng 6,5 tỷ đôla và trong đó, phần lớn vẫn là nhập siêu từ Trung Quốc. Nói chung, so với các nước trong khu vực Đông Nam Á, thâm hụt thương mại của Việt Nam với Trung Quốc hiện là lớn nhất và kinh tế Việt Nam đang bị Trung Quốc thôn tính dần.
Về lãnh thổ trên đất, Trung Quốc thông qua các tập đoàn khai thác lâm khoáng sản Hong Kong, Đài Loan, Trung Quốc thuê 264 ngàn ha đất rừng đầu nguồn dài hạn (50 năm) ở các tỉnh xung yếu biên giới phía bắc để trồng rừng nguyên liệu và nhất là khai thác bauxite trên 10.000 ha vùng đất chiến lược Tây nguyên kéo theo hàng trăm ngàn công nhân Trung Quốc không ai kiểm soát được.
Trên biển, họ thu hẹp vùng đánh bắt của ngư dân Việt Nam bằng những hành động bạo lực hung dữ quy mô nhỏ từng ngày và đã thành công: Ngư dân từ lâu không dám đánh bắt quanh quần đảo Hoàng Sa và một phần quần đảo Trường Sa. Hậu quả , chỉ trong vòng 6 tháng đầu năm 2011, khoảng 147 trong tổng số 793 doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản đã ngừng chế biến.
Họ luôn khiêu khích các đơn vị tàu thuyền nhà nước Việt Nam vào giới hạn 50km tính từ bờ; áp lực này dai dẳng và tăng lên mỗi ngày. Ngay cả lực lượng hải quân cũng tránh va chạm với lực lượng tuần duyên Trung Quốc.
Đối với Asean – một tập hợp lỏng lẻo trong đó có Việt Nam, Trung Quốc dùng chiến lược tăng cường hợp tác kinh tế thương mại. Các nền kinh tế của phần lớn các nước ASEAN đã không thể tách rời kinh tế Trung Quốc. Trong 4 tháng đầu năm 2011, kim ngạch thương mại Trung Quốc – ASEAN đạt 111 tỷ USD, tăng 26,5%. Dự kiến cả năm sẽ vượt 300 tỷ USD. Và như vậy trong quan hệ thương mãi với Trung Quốc, Việt Nam chỉ còn cách cúi đầu nhận lệnh.
Những cái thòng lọng này mỗi ngày mỗi siết chặt vào toàn bộ nền kinh tế quốc gia, kèm theo các biện pháp mua chuộc và răn đe các kiểu nhắm vào từng cá nhân lãnh đạo; đến một lúc nào đó chính quyền Việt Nam như cá nằm trên thớt, Trung Quốc muốn gì chẳng được.
Thời gian qua, Trung Quốc có những động thái giống như sắp chiến tranh đến nơi, thực chất là một kiểu hù dọa và thăm dò dư luận Việt Nam và dư luận thế giới, cũng như đánh lạc hướng dư luận Trung Quốc không để ý quá nhiều đến những khó khăn hiện nay, chứ thực ra Việt Nam chỉ là con cua đang trên hành trình vào nằm trong giỏ chờ đúng thời điểm là Trung Quốc bỏ vào nồi cần gì đánh nhau cho rắc rối.

Đà Nẵng 12-7-2011
Lê Nguyên Vỹ

Chủ Nhật, 10 tháng 7, 2011

Hoa Kỳ phải quyết tâm chấm dứt bạo quyền Trung Quốc

James Rhodes
08-07-11
Liên quan đến các nước xâm lược, bất kể họ có thể là nước nào, các nước văn minh phải phát triển một chính sách thống nhất để chấm dứt bất kỳ hành động hoặc hoạt động thù địch như thế. Liên quan đến vấn đề này, lịch sử có thể là một người thầy quý giá. Chúng ta phải học từ những sai lầm của người khác như Thượng đế biết rằng, chúng ta không có thời gian để chính mình phạm phải tất cả những sai lầm. Giữa thập niên 1930, Adolph Hitler, với sự hỗ trợ của Heinrich Himmler, thiết lập một chiến dịch chống lại những người tự do, những người Do Thái, Xã hội, Cộng sản, những người Gypsy, và các nhóm khác mà họ cho rằng có thể gây phiền phức. Châu Âu thụ động đã thông qua một chính sách nhân nhượng Hitler, mà họ nghĩ rằng sẽ tránh xung đột và ngăn chặn chiến tranh. Không ai làm gì khi Đức chiếm Saar vào năm 1935; Rhineland năm 1936, Áo và Tiệp Khắc vào năm 1938. Sau khi Ba Lan bị xâm lược vào tháng 9 năm 1939, chiến tranh thế giới thứ hai chính thức bắt đầu và hàng triệu sinh mạng vô tội đã chết bởi không ai có đủ can đảm để ngăn Đức Quốc xã sau khi họ đồng hóa Saar vào năm 1935.

Vào lúc chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, các cường quốc quân sự toàn cầu chiếm ưu thế đã cho phép Liên Xô chiếm toàn bộ các nước và tước đoạt quyền tự quyết của vô số quần chúng ở Ba Lan, Bulgaria, Hungary, Tiệp Khắc, Romania, Albania, và thậm chí đã tạo ra một Đông Đức. Điều này gây nên chiến tranh lạnh, trong đó hàng ngàn tỷ đô la đã được sử dụng sai mục đích vào vấn đề công nghiệp quân sự phức tạp khi chống lại việc tìm kiếm phương pháp chữa trị cho căn bệnh của kẻ giết người, chấm dứt nạn đói trên thế giới, những điều tương tự như thế.
Hôm nay, một mối đe dọa tương tự tồn tại, đe dọa sự bất ổn trên thế giới. Không nổi tiếng như các mưu đồ của một Hitler hay Stalin, nhưng quỷ quyệt, tính toán và láu cá. Bắt nguồn từ phía Đông Vịnh Bắc Bộ, trong khu vực Việt Nam, và bản thân tôi gọi đó là Biển Đông. Dĩ nhiên Trung Quốc gọi đó là biển Nam Trung Hoa, suy cho cùng, họ là người biểu diễn thế lực trong khu vực và trong nỗ lực của họ là viết lại lịch sử, đe dọa và giết hại những người chống lại sức sự thu tóm quyền lực của họ.
Vấn đề không phải là biển Đông có khoảng 30.000 hòn đảo và rạn san hô. Tóm lại, một số khối đất nhỏ này do Việt Nam, Trung Quốc, Đài Loan, Philippines, Malaysia, và Brunei tuyên bố chủ quyền. Bởi vì các hòn đảo này ở trong “biển Nam Trung Hoa”, dường như tất cả đều thuộc về Trung Quốc, bất chấp thực sự lịch sử.
Các văn bản cổ Trung Quốc của Ling Zhi Wai Da và Zhu Fan Zhi cho thấy rằng, quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa có liên quan và là một phần của miền Bắc Việt Nam hiện nay. Thực tế này một lần nữa được lặp đi lặp lại trong các tài liệu hồi thế kỷ 17, một tập bản đồ khu vực năm 1838, và do Pháp, đế quốc phương Tây, thông qua các triều đại nhà Nguyễn năm 1887 và 1933. Có rất nhiều tài liệu tham khảo từ các nguồn khác nhau kết nối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa với Việt Nam từ thời cổ đại. Tuy nhiên, vào lúc kết thúc Đệ nhị Thế chiến, Trung Quốc đã cố gắng chiếm đất ở biển Đông, nhưng Tuyên bố Cairo đã hỗ trợ yêu sách về các hòn đảo của Việt Nam. Lập trường này được khẳng định tại Hội nghị San Francisco về Hiệp ước Hòa bình với Nhật Bản năm 1951. No connection
Cho đến nay, Trung Quốc đã thành công trong việc giành thêm các vùng lãnh thổ và các vùng đất. Năm 1950, Trung Quốc sáp nhập Tây Tạng. Trung Quốc hiện kiểm soát kênh đào Panama (?) và Hồng Kông năm 1997 và Macau năm 1999.
Năm 1988, Trung Quốc đã vô cớ tấn công người Việt Nam mang cờ quốc gia trên quần đảo Trường Sa. Đây là một hành động giết người có tính toán, nên phải có sự phẫn nộ trên toàn thế giới. Trên 64 người Việt Nam đã bị giết chết vô ích và những người khác đã mất tích trong cuộc xâm lược hiển nhiên này. Cho đến nay, quân đội Trung Quốc, như một vấn đề chính sách, tiếp tục quấy nhiễu tất cả các ngư dân không phải Trung Quốc và các tàu [khảo sát] khoa học trên “biển Nam Trung Hoa”. Gần đây họ đã đâm và đánh chìm tàu ​​đánh cá Việt Nam và đưa toàn bộ thủy thủ đoàn làm con tin.
Thượng nghị sĩ John McCain đã công khai tuyên bố, ông không hỗ trợ các tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc trên biển Đông. Ngày 23 tháng 7 năm 2010, Ngoại trưởng Mỹ, bà Hillary Clinton đã đề xuất một giải pháp khu vực cho vấn đề biển Đông. Ngay sau đó báo Manila Times đưa tin, ông Dương Khiết Trì, Ngoại trưởng Trung Quốc, nói rằng, “Việt Nam mời Hoa Kỳ đến làm trung gian (trong vấn đề biển Đông) là một sự tấn công vào Trung Quốc”. Đây là lời nói huyên thuyên của một kẻ bắt nạt hiếu chiến dùng để đe dọa kẻ yếu. Đây là tên Hitler năm 1935. Đây là tên Stalin1945. Biển Đông không chỉ thuộc về một mình Trung Quốc và thế giới phải bảo đảm rằng, Trung Quốc không bao giờ kiểm soát tất cả các nguồn tài nguyên vào sự đi vào vùng biển này. Việc nhân nhượng kẻ bắt nạt hiếu chiến ngày hôm nay, chắc chắn sẽ thiết lập giai đoạn cho một cuộc xung đột vũ trang trong tương lai không xa. Tất cả các nước Đông Nam Á khác đang tích cực tìm kiếm một giải pháp hòa bình cho tình thế tiến thoái lưỡng nan này, không nên bị sai khiến bởi một nước duy nhất đã bóp méo sự thật lịch sử và sau đó sát hại để bảo vệ sự dối trá của họ.
Đó là vì lợi ích của hòa bình thế giới, công bằng và công lý mà thế giới làm những điều đúng hôm nay và hỗ trợ chủ quyền Việt Nam [đã được chứng minh] bằng tài liệu tại quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Chúng ta không phải nạn nhân rơi vào những kẻ sẽ lợi dụng sức mạnh quân sự và đe dọa bạo lực để đạt được các mục tiêu chính trị đảng phái, phải trả giá bằng những người cảm thấy thấp kém, cũng giống như Hitler đã từng làm trong thập niên 1930 và Stalin trong thập niên 1940!
Tác giả gửi cho viet-studies ngày 8 tháng 7 năm 2011

Nguon: http://anhbasam.wordpress.com/2011/07/10/172-hoa-kỳ-phải-quyết-tam-chấm-dứt-bạo-quyền-trung-quốc/#more-19173

Thứ Bảy, 9 tháng 7, 2011

Liệu Trung Quốc có tấn công xâm lược Việt Nam lần thứ hai không?

Việc Trung Quốc gây hấn trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam khiến tình hình biển Đông trở nên căng thẳng. Báo chí Trung Quốc (thậm chí như tờ thời báo Hoàn Cầu-một phụ trương của Nhân Dân nhật báo) cùng với các trang Web lên tiếng hù dọa, xúc phạm dân tộc Việt Nam, gây thù hằn dân tộc, đe dọa chiến tranh… Với những dấu hiệu đó, liệu Trung Quốc có tấn công xâm lược Việt Nam lần thứ hai nữa không? Nếu có thì quy mô đến như thế nào, xảy ra ở đâu, trên biển hay đất liền???… Với tư cách từng là một sỹ quan Hải quân xin có một vài điều để bạn đọc tham khảo.

Ý tưởng đó của nhà cầm quyền Trung Quốc không thể là không có
Trước hết bắt nguồn từ dã tâm của họ. Dã tâm của nhà cầm quyền Trung Quốc thế hệ trước cho đến thế hệ sau là bành trướng, bá quyền, nước lớn. Việt Nam không bao giờ là nước chư hầu của Trung Quốc, là nước luôn cản trở dã tâm đó. Muốn có chuỗi đảo thứ nhất, thứ hai rồi thì chuỗi ngọc trai… thì phải chinh phục được Việt Nam. Vì vậy, bất kỳ lúc nào, bất kỳ nơi đâu, hễ thấy Việt Nam sơ hở, khó khăn… là cái dã tâm đó nổi lên y như thằng nghiện ngửi được mùi hêroin. Lịch sử chống giặc ngoại xâm phương Bắc của dân tộc ta đã chứng minh hùng hồn điều đó. Gần đây nhất là xâm chiếm đảo Hoàng Sa năm 1974; gây chiến tranh xâm lược Việt Nam năm 1979; gây xung đột ở Trường Sa 1988… càng chứng minh điều đó.
Trong 3 thập kỷ qua Trung Quốc tăng trưởng kinh tế cao và liên tục. Tính đến nay GDP của họ gần xấp xỉ Mỹ, vượt Nhật. Điều đáng nói là cái giá phải trả cho sự tăng trưởng “nóng” này là quá đắt. Hệ lụy của nó là gì, đó là sự phát triển kinh tế với tốc độ nhanh của một đất nước có nền kinh tế tư bản nửa vời, một chế độ chính trị “mang màu sắc Trung Quốc” “mèo trắng hay mèo đen không quan trọng, miễn là bắt được chuột” qua 3 thập kỷ giờ đã trở thành Đế quốc – Một đế quốc non trẻ “mang màu sắc Trung Quốc” rồi (để cho gọn ta gọi là Đế quốc Trung Quốc). Bản chất của chủ nghĩa đế quốc là gì, ai cũng biết. Tham vọng của Trung Quốc là muốn chia lại thế giới, thậm chí muốn bá chủ thế giới nhưng nhiều tiền mà không mạnh. GDP nhì thế giới và có thể đứng đầu thế giới nhưng chất lượng GDP của Trung Quốc thấp. (Đang còn phải mua động cơ máy bay của Nga thì cái ngày “mở mày mở mặt” “nói gì làm nấy” với thế giới là không biết bao giờ). Tuy nhiên với khu vực, các láng giềng bé nhỏ đặc biệt là Việt Nam thì nguy cơ bị Đế quốcTrung Quốc gây hấn, thôn tính là điều có thể. Hãy xem để biết một chút gan ruột của họ: “Hiện nay,Việt nam là mối đe dọa chủ yếu nhất đối với an ninh lãnh thổ Trung Quốc, là trở ngại lớn nhất đối với sự trỗi dậy của Trung Quốc. Nhìn từ góc độ khác cho thấy Việt Nam cũng là đầu mối và trung tâm chiến lược của toàn bộ khu vực Đông Nam Á. Muốn kiểm soát Đông Nam Á cần chinh phục Việt Nam. Chinh phục Việt Nam là bước đầu tiên cũng là bước quan trọng nhất để Trung Quốc mở rộng về phía Nam” (Báo mạng Trung Quốc ngày 19/6/2011)

Trung Quốc sẽ đánh chiếm quần đảo Trường Sa???
Trước hết phải khẳng định rằng nếu biển Đông bị một nước nào khống chế sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến lợi ích an ninh, chính trị, kinh tế của cả khu vực. Còn nước nào kiểm soát được quần đảo Trường Sa thì sẽ khống chế được biển Đông. Vì vậy Trung Quốc muốn có “đường lưỡi bò” hay gì gì đi nữa thì phải có quần đảo Trường Sa.
Đánh chiếm quần đảo này chỉ có hai phương án thông thường mà thôi. Thứ nhất là bí mật, bất ngờ, nhanh chóng dùng người nhái đổ bộ đánh chiếm đảo, khi đất liền biết thì đã muộn. Thứ hai là sử dụng hỏa lực của hải quân, không quân, tên lửa…vừa dọn bãi, vừa tiêu diệt lực lượng phòng vệ trên đảo, sau đó đổ bộ quân lên chiếm đảo.(Y như tập trận.)
Phương án thứ nhất thực hiện hơi bị khó, chỉ đem quân đi nướng thôi. Lính đảo Trường Sa của Việt Nam không đơn giản, họ bắn đêm, bắn ngày là bách phát bách trúng. Bộ tham mưu Hải quân Việt Nam cũng không ngu ngơ gì mà không chuẩn bị, bố trí kỹ để chống loại đột nhập này. Đây cũng là bài tủ của lính Trường Sa.
Phương án thứ hai với Trung Quốc là tối ưu vì họ có các lợi thế, đó là vũ khí, trang bị nhiều và mạnh, quân đổ bộ đông, tuy nhiên không có tính bất ngờ, lực lượng bị bộc lộ toàn bộ vì Trường Sa cách khu vực tập kết của họ quá xa.
Thực hiện phương án này Trung Quốc sẽ dùng hỏa lực để làm sạch bãi đổ bộ và sạch các lực lượng phòng thủ trên đảo. Nhưng hiệu suất, hiệu quả không xác định. Lính Trường Sa dại gì đưa lưng ra chịu tên lửa, pháo tầu của Trung Quốc giã vào. Họ biết cách tránh, chẳng hạn xuống hầm ngầm, để sau đó tiếp đón lính đổ bộ của Trung Quốc đến. Đó là mới nói đến sự đối đầu trực tiếp giữa toàn bộ lực lượng đánh chiếm đảo của Trung Quốc với lính đảo Việt Nam, còn thực ra đối đầu với lực lượng bảo vệ đảo chủ yếu từ đất liền của Việt Nam mới đáng kể. Như trên đã nói Trung Quốc cách đảo Trường Sa - khu vực tác chiến quá xa, gấp ba lần so với từ đất liền Việt Nam đến đó. Đây chính là điểm bất lợi chết người của Trung Quốc. Bộ tham mưu Hải quân Việt Nam sẽ biết lực lượng của Hải quân Trung Quốc đến từ đâu, hành quân ra sao, có bao nhiêu tầu, chủng loại gì, thời gian đến địa điểm tập kết, không quân tác chiến bao lâu thì phải quay về (vì hết nhiên liệu) vv…vv. Chắc với vũ khí trang bị hiện có của Việt Nam như hệ thống Bastion, SU30, các tàu phóng lôi, tên lửa loại nhỏ tốc độ cao… thì việc lực lượng đánh chiếm đến được vị trí tập kết đã khó bảo toàn. Giới quân sự Trung Quốc biết điều này không? Họ thừa biết vì đó không phải là những cuộc tập trận diễu võ dương oai hù dọa những nước chưa từng chiến tranh. Họ – giới quân sự chứ không phải như bọn choai choai đeo kính cận trên mạng internet lúc nào cũng hô hào chiến tranh, cướp Trường Sa đâu. Nếu như dễ dàng thì họ xơi lâu rồi, từ năm 1988 cơ.
Suy cho cùng một cuộc chiến tranh hoặc xung đột quân sự nếu như xảy ra trên biển giữa Trung Quốc và Việt Nam mà Trung Quốc không chiếm được Trường Sa thì không giải quyết được điều gì về mặt quân sự, ngược lại tổn thất rất lớn về chính trị, ngoại giao. Vì vậy, để đạt được mục đích của mình Trung Quốc sẵn sàng mở cuộc chiến tranh xâm lược lớn, tổng lực cả trên biển và đất liền. Lý do ư? Không có lý do gì hết. Đức tấn công Liên Xô có lý do gì đâu mặc dù hai nước đã ký với nhau Hiệp ước không xâm phạm lẫn nhau. Việt Nam phải hết sức cảnh giác và chuẩn bị chu đáo mà “đón tiếp” họ. Họ gây căng thẳng trên biển nhưng xung đột chắc chắn sẽ xảy ra trên đất liền. Khi đảo không còn điểm tựa đất liền thì việc chiếm đảo Trường Sa cũng dễ như chiếm đảo Hoàng Sa năm 1974 vậy thôiTrung Quốc không muốn chiếm đóng lãnh thổ đất liền làm gì vì họ không muốn như các vương triều ngày trước. Họ chỉ muốn Trường Sa và biển Đông.
Trên đất liền Trung Quốc có rất nhiều lợi thế và đặc biệt họ có nhiều căn cứ quân sự trong lãnh thổ của Việt Nam (có bao nhiêu thì hỏi Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn, Bộ Tài nguyên & Môi trường, chủ tịch các tỉnh cho Trung Quốc thuê đất trồng rừng và các khu có hàng ngàn lao động lực lưỡng người Hán cư trú là biết. Còn có thật là căn cứ quân sự hay không thì cứ thử vào mà xem, như tướng Đồng Sỹ Nguyên còn chưa vào được nữa là…).

Trung Quốc có gây chiến tranh xâm lược Việt Nam lần hai không?
 Nguy cơ luôn tiềm ẩn nhưng khó xảy ra vì mấy lẽ sau:
Thế giới ngày nay khác xưa. Nhân dân Trung Quốc cũng khác xưa, họ không để cho những cái đầu nóng đại Hán muốn làm gì thì làm. Họ quá hiểu họ là ai, họ được gì…, họ cũng như nhân dân Việt Nam không muốn chiến tranh.
Hai là nhà cầm quyền Trung Quốc thừa hiểu một dân tộc mà vì “muốn hòa bình nên đã nhân nhượng nhưng càng nhân nhượng thì địch càng lấn tới”… lúc ấy sức mạnh và lòng căm thù của dân tộc đó như chiếc lò xo bị nén đến tận cùng nên khi bật ra thì sẽ giải phóng một năng lượng khủng khiếp: “thà hy sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, không chịu làm nô lệ”. Đánh nhau với một dân tộc như vậy hoặc là bị trắng tay hoặc bị sa lầy. Với  dân tộc Việt Nam thì lịch sử còn chưa ráo mực.
Ba là, đành rằng Trung Quốc bây giờ không phải như Trung Quốc năm 1979 thì Việt Nam càng không phải như năm 1979. Năm 1979 Việt Nam không sẵn sàng và bị bất ngờ thì nay yếu tố đó không còn. Vì thế chiến tranh xảy ra là khốc liệt. Việt Nam và Trung Quốc kề nhau nếu Trung Quốc gây chiến thì không gian của cuộc chiến không chỉ trên lãnh thổ Việt Nam mà lãnh thổ của Trung Quốc cũng không loại trừ. Người dân vô tội của Việt Nam và Trung Quốc sẽ mất mạng vì đạn lạc, bom rơi của chiến tranh sẽ căm thù tột độ kẻ nào đã gây chiến. Mầm đại loạn nổi lên, là “giọt nước cuối cùng” sẽ làm cho Trung Quốc lung lay, bất ổn. Chưa biết chừng Trung Quốc lúc đó không còn là Trung Hoa vĩ đại nữa mà bị chia thành nước nhỏ như đã từng trước đó.
Không đời nào Trung Quốc muốn các nước khác như Nhật, Nga, Ấn Độ và Mỹ “tọa sơn quan hổ đấu”. Vì nuốt gọn Việt Nam không dễ và nhanh như tờ “Hoàn Cầu thời báo” tưởng.

Tác giả gửi cho viet-studies ngàt 8-7-11

VIỆT NAM CẦN NHANH CHÓNG THOÁT RA KHỎI TRUNG QUỐC

VIỆT NAM CẦN NHANH CHÓNG THOÁT RA KHỎI TRUNG QUỐC



VIỆT NAM CẦN NHANH CHÓNG THOÁT RA KHỎI TRUNG QUỐC
Bùi Công Tự

1.Trung Quốc phát triển đang đe dọa thế giới:

Bất kỳ quốc gia nào khi đã phát triển vượt trội đều vươn cánh tay ra nước ngoài để tìm kiếm tài nguyên, mở rộng thị trường kiếm thêm lợi nhuận và nâng cao vị thế của mình. Trung Quốc không ngoại lệ.

Nhưng sự phát triển vượt trội của Trung Quốc những năm gần đây lại bị nhiều học giả báo động về một nguy cơ đe dọa toàn thế giới. Có tác giả còn cho rằng ngay cả nước Mỹ cũng rất có thể bị chết dưới bàn tay China.

Chúng ta biết rằng trong khoảng 20 năm qua, Trung Quốc đã từ một nước nghèo trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới. Lý do để nói rằng Trung Quốc đe dọa thế giới là vì nước này chọn con đường phát triển bằng cách sản xuất hàng hóa chất lượng thấp, nhiều thứ độc hại, giá cả rẻ mạt, bán khắp thế giới. Họ tận dụng nguồn lao động dồi dào giá rẻ và đồng nhân dân tệ được định giá thấp hơn giá trị thật nhằm thúc đẩy xuất khẩu. Họ ăn cắp công nghệ, đánh đổi môi trường, đầu độc sinh thái. Họ đầu tư vào các nước nghèo (chủ yếu ở châu Á và châu Phi) để khai thác nguồn tài nguyên của các nước này theo kiểu ăn cướp. Họ sẵn sàng viện trợ không hoàn lại, “đi đêm” với các chính phủ độc tài, phản tiến bộ. Họ di dân ra nước ngoài bằng nhiều con đường để tính kế lâu dài. Họ thuê những vùng đất đai rộng lớn dài hạn tới 50 năm hoặc 99 năm ở nhiều quốc gia (Myanma, Lào, các nước châu Phi và ngay cả Việt Nam là nước đất hẹp, người đông). Họ “xui nguyên giục bị” gây mất lòng tin giữa các nước (như đối với khối ASEAN). Họ tăng cường quân đội, đe dọa các nước láng giềng, tranh chấp lãnh thổ, lãnh hải vv..và vv…

Các nhà nghiên cứu chính trị nhận định rằng Trung Quốc đang thực thi chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi, cực đoan. Trung Quốc thực sự là một đế quốc kiểu mới dựa trên lợi nhuận khổng lồ từ một nền sản xuất thiếu lương tâm.

Những người lãnh đạo Trung Quốc đã đi khắp thế giới thuyết giảng về thiện chí hòa bình hữu nghị của họ cộng với bộ máy tuyên truyền ra rả bịp bợm. Nhưng không mấy ai tin ở họ. Hầu hết các chính sách của Trung Quốc đều bị thế giới phê phán. Tuy nhiên, thế giới bây giờ là thế giới phẳng nên Trung Quốc vẫn có nhiều cơ hội thâm nhập vào các nước khác.

Sự đe dọa của Trung Quốc không phải như nhau với mọi quốc gia. Với những nước ở xa có thể chỉ là mối quan ngại bị chèn ép, lấn lướt về thương mại. Còn với các quốc gia ở gần thì nguy cơ lớn hơn nhiều. Không phải chỉ vì lân bang thì hàng hóa và con người Trung Quốc dễ xâm nhập mà còn bị Trung Quốc tranh chấp lãnh thổ, lãnh hải, đe dọa chiến tranh.

Sự phát triển kinh tế nhanh chóng của Trung Quốc còn tiềm tàng mối đe dọa cho chính đất nước họ, dân tộc họ. Điều này có thể thấy qua các con số trẻ em bị chết và mắc bệnh vì sữa bẩn chứa melamin, đồ chơi trẻ em có độc tố chì, sự ô nhiễm môi trường và những thiệt hại do các công trình thủy điện gây ra.

2. Chiến lược phá hoại toàn diện của Trung Quốc đối với Việt Nam – những lời cảnh báo:

Trong bài viết này, tôi muốn cùng bạn đọc tìm hiểu xem Việt Nam đã và đang bị Trung Quốc đe dọa ra sao, ở mức độ nào và có cần thoát ra không?

Nhìn bản đồ Trung Quốc, các nhà nghiên cứu có nhận xét là về phái Bắc, phía Tây, phía Đông đều có những bức tường vô hình làm cho Trung Quốc khó bành trướng. Trung Quốc chỉ có thể bành trướng thuận lợi về phía Nam, tức là phía lãnh thổ Việt Nam chúng ta, gồm cả đất liền và biển Đông.

Việt Nam có vị trí đặc biệt như thế, lại có biển Đông và hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa tiềm tàng nguồn tài nguyên béo bở. Đồng thời là nơi có những con đường hàng hải chuyên chở tới 60% lượng hàng hóa lưu thông của thế giới. Cho nên Việt Nam là nước đầu tiên bị Trung Quốc nhắm tới trong chiến lược tham lam càn rỡ của họ.

Theo nhận định của Đại tá Quách Hải Lượng, nguyên Tùy viên quân sự ĐSQ VN tại Bắc Kinh những năm đầu thập niên 1980 thì: “Trung Quốc có hẳn một chiến lược gây ảnh hưởng cả về chính trị, kinh tế, văn hóa nhằm vào Việt Nam, đã và đang được họ thực thi”(trích Đoan Trang blog).

Về phía Việt Nam, sau sự kiện Trung Quốc đánh chiếm các tỉnh biên giới phía Bắc tháng 02/1979, những nhà lãnh đạo Việt Nam, đặc biệt là cố TBT Lê Duẩn và Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã lên án mạnh mẽ tập đoàn bành trướng Bắc Kinh, vạch rõ những âm mưu thâm độc của họ đối với Việt Nam, khẳng định đó là bản chất không thay đổi của họ, nhắc nhở chúng ta phải cảnh giác.

Sau khi Việt Nam và Trung Quốc lập lại quan hệ bình thường năm 1991, đề phòng tình trạng có thể bị mất cảnh giác trước chiêu bài lừa gạt của Trung Quốc, nhiều nhà nghiên cứu Việt Nam tiếp tục cảnh báo một nguy cơ từ phía Trung Quốc đối với Việt Nam trong bối cảnh mở cửa cho kinh tế thị trường.

Theo trí nhớ của tôi, một trong những người cảnh báo nguy cơ nói trên sớm nhất và rõ ràng nhất là Tiến sĩ Lê Đăng Doanh. Trong một bài nói chuyện trước các nhà lãnh đạo Đảng và NN, chuẩn bị cho Đại hội Đảng (cách đây khoảng 10 năm), TS Lê Đăng Doanh đã khẳng định: Trung Quốc rất nguy hiểm, nguy hiểm lắm, “nó” có thể “chơi” “anh” (tức Việt Nam) bất cứ lúc nào!. (Tôi thuật lại theo văn nói của ông).

Diễn biến trong quan hệ giưa Trung Quốc và Việt Nam trong 20 năm qua có thể chia làm hai giai đoạn:

Giai đoạn 1: từ năm 1991 – năm 2000. Trung Quốc tập trung gây ảnh hưởng chủ yếu về chính trị và văn hóa. Mọi thù hằn trước đó nhanh chóng xóa bỏ. Việt Nam ca ngợi Đặng Tiểu Bình, xuất bản rộng rãi những bài nói của Đặng. Hai nước ký kết nhiều hiệp định quan trọng. Phim ảnh Trung Quốc nhất là phim võ hiệp và dã sử tràn ngập Việt Nam.

Giai đoạn 2: từ năm 2001 – nay: Trung Quốc xâm nhập Việt Nam mạnh mẽ về kinh tế và văn hóa. Người Trung Quốc vào Việt Nam ngày càng nhiều và đến khắp nơi. Cùng với việc tuyên bố chủ quyền ở biển Đông, từ năm 2004 Trung Quốc đẩy mạnh các hoạt động gây hấn trên biển.

Đại tá Quách Hải Lượng nói: “Ta đừng chờ họ mang quân tới đánh thì mới gọi là xâm lược. Thực chất hiện nay họ đã xâm lược rồi. Phải nói như ông Nguyễn Cơ Thạch (cựu Bộ trưởng Ngoại giao VN) rằng Trung Quốc đã phát động chiến tranh phá hoại toàn diện đối với Việt Nam. Nói như thế mới là đầy đủ”(trích theo ĐoanTrang Blog).

Nhưng tiếc thay, tất cả những lời cảnh báo đã như “đánh trống trước cửa nhà sấm”!

VIỆT NAM ĐÃ BỊ PHỤ THUỘC VÀO TRUNG QUỐC CHƯA?

Chúng ta có thể đặt câu hỏi khác là: Trung Quốc đã “thành công” trong chiến lược xâm nhập phá hoại Việt Nam toàn diện như thế nào? Cái gì đã xảy ra?

Trả lời được câu hỏi này chắc phải viết cả một cuốn sách vài trăm trang. Ở đây tôi chỉ xin phác họa một số điểm nhấn, mong rằng từ các điểm đó bạn đọc có thể suy ra trên diện rộng.

Theo tôi về chính trị, năm 1991 trong tình cảnh Liên Xô và các nước XHCN Đông Âu sụp đổ, dẫn đến khủng hoảng về lý luận thì việc ĐCS Việt Nam liên kết chặt chẽ với ĐCS Trung Quốc và chịu ảnh hưởng của họ là điều dễ hiểu. Trong khoảng 20 năm nay, hai Đảng và hai nước đã ký kết khoảng 40 hiệp định và thỏa thuận. Những cuộc gặp gỡ cấp cao, cấp Bộ ngành và địa phương duy trì đều đặn. Sau những cuộc gặp gỡ ấy, thông tin đưa ra cho thấy đôi bên đều “thống nhất, nhất trí” các quan điểm.

Khách quan nhận xét rằng có thể Trung Quốc đã áp đặt lên Việt Nam đường lối của họ, đưa Việt Nam vào quỹ đạo của họ. Điều này chúng ta đã có kinh nghiệm từ kháng chiến chống Pháp. Và Việt Nam đã “học tập đội bạn” từng động tác trong vũ điệu kinh tế thị trường. Rất nhiều sách chính trị của Trung Quốc hoặc viết về Trung Quốc được xuất bản ở Việt Nam.

Về văn hóa, 20 năm qua, chúng ta đã để cho Trung Quốc xâm nhập như bão táp. Những năm đầu thập niên 1990, ti vi chưa phổ cập thì băng Video phim võ hiệp, tình sử, dã sử Trung Quốc phát hành đến tận hang cùng ngõ hẻm. Bây giờ thì hàng trăm kênh truyền hình, cả TW và địa phương, không nơi này thì nơi khác suốt ngày chiếu phim Tàu. Văn học Trung Quốc được người Việt Nam dịch, xuất bản rất nhiều, kể cả những tiểu thuyết rác rưởi. Một tờ báo địa phương như tờ Văn nghệ Thái Nguyên mà cũng thường xuyên in truyện ngắn Trung Quốc. Tất nhiên điều đó không hẳn là xấu, nhưng vô hình trung nó kiềm chế sự phát triển của văn hóa Việt Nam, nó chiếm chỗ dành cho các nền văn hóa khác, nó tác động vào tư tưởng, tâm lý người Việt Nam, Hán hóa dần dần con cháu các vua Hùng.

Về kinh tế, có thể nói Trung Quốc đã nắm được yết hầu của Việt Nam, nó thể hiện ở những điểm chính sau đây:

Một là, cả nước Việt Nam biến thành cái chợ hàng Trung Quốc khổng lồ mà toàn hàng giá rẻ, chất lượng thấp và độc hại. Những hàng hóa này tràn vào Việt Nam chủ yếu qua con đường tiểu ngạch và buôn lậu, cả buôn lậu trên biển. Nó kiềm hãm đến bóp chết nhiều ngành sản xuất hàng tiêu dùng của Việt Nam, nhất là thợ thủ công ở các làng nghề. Tại Hà Nội nhà máy Dệt 8/3, nhà máy VPP Hồng Hà phải đóng cửa trong đó có nguyên nhân sản xuất không có lãi vì không cạnh tranh được với hàng hóa Trung Quốc (nhưng người ta không ai muốn thú nhận điều đó).

Hai là, một sự bất bình đẳng quá đáng trong cán cân thương mại giữa hai nước. Việt Nam nhập khẩu và nhập siêu quá lớn từ Trung Quốc. Riêng năm 2010 nhập khẩu từ Trung Quốc tới hơn 20 tỷ USD, nhập siêu tới 12,7 tỷ USD. Nếu biết rằng tông thu nhập quốc nội của nước ta hiện nay mới hơn 100 tỷ USD/ năm thì con số nhập khẩu và nhập siêu từ Trung Quốc là một tỷ lệ lớn đến trầm trọng.

Ba là, sự xâm nhập quá sâu của các công ty Trung Quốc vào Việt Nam. Hiện tượng các công ty Trung Quốc trúng thầu đến 90% hàng mục các công trình quan trọng của các ngành điện, than – khoáng sản, dầu khí, giao thông… mà chủ yếu theo phương thức EPC (thiết kế - mua sắm – xây dựng) kéo theo bao hệ lụy về công nghệ thấp, lao động, tiến độ và chất lượng công trình.

Bốn là, chúng ta có bao nhiêu tài nguyên khoáng sản thì Trung Quốc nhập khẩu bằng hết. Họ còn nhập khẩu lậu khoáng sản của ta qua đường biên và trên biển (hàng năm chỉ riêng tỉnh Quảng Ninh đã có hàng triệu tấn than buôn lậu sang Trung Quốc bằng tàu thuyền). Kết quả là chúng ta mau chóng bị cạn kiệt tài nguyên, đang báo động phải nhập khẩu than nhiều triệu tấn trong những năm sắp tới.

Để bạn đọc hình dung được sự phụ thuộc của kinh tế Việt Nam vào Trung Quốc, tôi xin dẫn dưới đây ý kiến của ông Schroth thuộc Hiệp hội May mặc và giày da Mỹ nói về ngành dệt may Việt Nam: “Dệt may Việt Nam hiện nay gần giống như một phân nhánh sản xuất của Trung Quốc, nơi lắp ráp và sản xuất ra thành phẩm từ nguyên liệu của Trung Quốc. Nhiều nhà máy ở Việt Nam là của các Công ty Trung Quốc đầu tư. Do đó đây thực sự không phải là một cuộc cạnh tranh đúng nghĩa mà là một quan hệ cộng sinh” (trích nguồn từ Internet).

Quan hệ cộng sinh? Liệu có phải là cây tầm gửi cộng sinh trên thân cây đa, cây đề?

Liệu ý kiến của vị chuyên gia Mỹ nói trên có thể dùng để nói cả cho những ngành kinh tế khác của Việt Nam?

Thế thì đúng như cố Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch đã nói: “Thực chất hiện nay họ đã xâm lược ta rồi!”

Có điều cuộc xâm lăng này Trung Quốc sử dụng “sức mạnh mềm” nên kẻ bị xâm lăng không dễ nhận ra. Thậm chí có khối người còn nhờ nó mà “mở mặt với đời”. Đó có thể là những chính khách chưa đủ tầm trí tuệ hay những quan chức tham nhũng “đi đêm” với các Công ty Trung Quốc. Đó cũng có thể là những doanh nhân hám lợi chuyên buôn bán hàng Tàu. Họ có thể không ý thức được rằng họ đã là hại dân hại nước.

2. Kết luận:

Khi một nước này bị phụ thuộc vào nước kia thì đầu tiên là phụ thuộc về chính trị - tư tưởng, sau đó đồng thời phụ thuộc về kinh tế, văn hóa, quốc phòng. Trong đó phụ thuộc về chính trị - tư tưởng là nguy hiểm nhất vì chính trị - tư tưởng chi phối tất cả.

Cho nên để Việt Nam thoát ra khỏi Trung Quốc thì đòi hỏi đầu tiên là phải thoát ra về chính trị - tư tưởng. Nhờ đó sẽ đến được với những tư tưởng tiến bộ nhất của nhân loại. Dân tộc Việt Nam sẽ có cơ hội được hưởng những giá trị nhân bản phổ quát. Những gì tốt đẹp của dân tộc sẽ được phục hồi và phát huy.

Thoát ra khỏi Trung Quốc về văn hóa là Việt Nam thoát khỏi một nguy cơ Hán hóa đang dần dần làm mất gốc cả dân tộc ta.

Thoát ra khỏi Trung Quốc về kinh tế là Việt Nam thoát khỏi mối đe dọa bệnh tật, ô nhiễm môi trường, cạn kiệt tài nguyên và sinh thái. Đồng thời sẽ đến được với những nền sản xuất tiên tiến, công nghệ cao của các nước văn minh.

Có thoát ra khỏi Trung Quốc thì Việt Nam mới có thể giữ vững độc lập chủ quyền.

Trung Quốc hiện giờ như một lực sĩ Sumo nhưng lục phủ ngũ tạng đang mọc nhiều khối u ác tính. Đó là cơ hội cho Việt Nam thoát ra khỏi nếu chúng ta sáng suốt có ý chí quyết tâm và tài năng.

Do yêu cầu của nội dung nên bài viết hơi dài, mong được bạn đọc trao đổi.

TP Hồ Chí Minh, ngày 09 tháng 07 năm 2011
Bùi Công Tự



Nguồn: http://xuandienhannom.blogspot.com/2011/07/viet-nam-can-nhanh-chong-thoat-ra-khoi.html

SỨC MẠNH QUÂN ĐỘI TRUNG QUỐC HIỆN NAY RA SAO?

Ngày 24/6, trang mạng của Tổ chức Stratfor đã đăng bài phỏng vấn ông Nathan Hughes, Giám đốc Phân tích Quân sự của tổ chức này, xoay quanh sức mạnh lẫn điểm hạn chế của nền quân sự Trung Quốc.
Stratfor là tổ chức ra đời năm 1996 ở Austin (Texas, Mỹ) bởi nhà sáng lập George Friedman. Stratfor quy tụ các chuyên gia tình báo toàn cầu cung cấp và trao đổi các thông tin độc lập về sự phát triển chính trị, kinh tế và quân sự cho những người đóng vai trò quan trọng trong việc thu thập tin tức tình báo ở Mỹ và các nước trên thế giới. Bằng những thông tin được trao đổi, Stratfor nỗ lực đưa ra những lời giải thích xác đáng về các sự kiện trên thế giới.
Stratfor cho biết những căng thẳng gia tăng ở vùng Biển Đông giữa Việt Nam, Philippin và Trung Quốc gần đây nhất bắt nguồn từ xung đột chủ quyền vùng lãnh hải giàu tài nguyên dầu khí. Trung Quốc cũng lên tiếng yêu cầu Mỹ tránh can dự vào các xung đột chủ quyền ở Biển Đông – một động thái được Trung Quốc ví như “đang đùa với lửa”.
Những đánh giá mới nhất về sức mạnh và tiềm năng của quân đội Trung Quốc được chuyên gia Nathan Hughes thảo luận bắt đầu từ tin tức về việc tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc sẽ được thử nghiệm trên biển và dự kiến đưa vào sử dụng vào năm tới. Ông Nathan Hughes cho biết: “Chương trình tàu sân bay của Trung Quốc mới chỉ ở giai đoạn ban đầu. Quân đội Trung Quốc đã sở hữu tàu chiến Varyag trong hơn một thập kỷ. Varyag ban đầu được mua từ Ucraina để làm sòng bạc, ít nhất theo mục tiêu đề ra từ năm 1988. Tuy nhiên, cần thời gian dài mới có thể phát triển tất cả những năng lực cần thiết để điều hành một tàu sân bay hiệu quả. Đây là điều Mỹ đã thực hiện trong 100 năm qua trong khi Trung Quốc mới chỉ bắt đầu. Khi tàu sân bay được đưa ra biển, chưa ai có thể chắc chắn khi nào các máy bay trên tàu này có thể cất cánh. Chúng tôi hình dung rằng vẫn còn một lượng thiết bị và mảnh vụn đáng kể trong quá trình chế tạo vẫn nằm trên sàn tàu và ‘đống phế liệu’ này có thể ra biển cùng tàu sân bay bởi cuộc thử nghiệm đầu tiên trên biển chỉ nhằm mục tiêu đẩy tốc độ động cơ và đảm bảo hệ thống điều khiển cơ bản của tàu hoạt động đúng hướng”.
+ Như vậy tàu sân bay Trung Quốc chỉ diễn tập trên biển chứ không có thử nghiệm vũ khí?
-                           Đúng thế. Các cuộc diễn tập thử nghiệm ban đầu của tàu sân bay chỉ để đảm bảo rằng động cơ hoạt động đúng thiết kế, đặc biệt khi nói đến mục tiêu của tàu sân bay như là đưa vào sử dụng và phục hồi hai cánh của tàu sân bay.
+ Cho dù với việc bổ sung thêm loại phương tiện này, Hải quân Trung Quốc vẫn chỉ là một bộ phận nhỏ của quân đội Trung Quốc. Hầu hết thiết bị quân sự thuộc về bộ binh và lực lượng này cũng chiếm nguồn ngân sách lớn hơn. Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc nỗ lực ra sao để giải quyết các vấn đề trong nước?
-                           Vấn đề quan trọng cần nhớ về Trung Quốc là đa số quân đội và lực lượng an ninh đều phục vụ cho việc giải quyết các vụ đụng độ trên đất liền và thực hiện các sứ mệnh an ninh trong nước. Vai trò của Hải quân và Không quân mặc dù được nhắc đến nhiều trong thời gian gần đây nhưng vẫn chỉ là phần nhỏ. Trên thực tế, nếu kết hợp cả Hải quân và Không quân, hai lực lượng này vẫn ít hơn lực lượng an ninh nội bộ dưới quyền chỉ huy của Bộ Quốc phòng. Chúng ta cũng cần chú ý rằng Trung Quốc là một nước lớn, tương đương với diện tích nước Mỹ. Tuy nhiên, dân số Trung Quốc lớn hơn dân dố Mỹ khoảng một tỉ người. Hầu hết dân chúng sống trong điều kiện thấp, nhiều người vỡ mộng với việc tái cân bằng tài chính. Nhiều người sống ở các vùng tự trị và là dân tộc thiểu số. Do vậy, Trung Quốc khá vất vả trong việc kiểm soát an ninh nội bộ mặc dù người ngoài nhìn nhận rằng nước này đang hướng hoạt động quân sự ra bên ngoài.
+ Ông có thể đưa ra một vài con số được không?
-                           Tổng lực lượng Không quân và Hải quân thuộc Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc có số lượng dưới 600.000 quân trong khi lực lượng vũ trang nhân dân và lực lượng an ninh các cấp trong nước, bao gồm cảnh sát vùng biên, cảnh sát đường sắt, có số lượng trên 700.000 người. Con số này chưa tính đến lực lượng Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc với 1,6 triệu quân nhân.
+ Vậy khả năng các lực lượng này khi tác chiến nhanh ra sao?
-                           Lực lượng quân đội Trung Quốc hiện nay có trình độ công nghệ khá thấp. Mục tiêu chủ yếu của họ là duy trì an ninh trong nước và bảo vệ biên giới quốc gia và chiến đấu theo lối truyền thống. Do vậy, Trung Quốc phải đối mặt với nhiều thách thức sâu sắc trong thời kỳ hiện đại hoá từ năm 1980 trong vấn đề áp dụng kỹ thuật, hệ thống và các loại vũ khí mới mà họ đã và đang nghiên cứu, tích hợp các phương tiện này theo một hệ thống triển khai chiến đấu hiệu quả hơn ngoài mặt trận. Trung Quốc gần đây đã tập trung nhiều vào việc thử nghiệm hai tàu chiến và một tàu hỗ trợ trong sứ mệnh chống cướp biển ở ngoài khơi vùng biển Xômali. Mặc dù đây là một vấn đề ‘uy tín quốc gia’, song nó đòi hỏi phải nghiên cứu những vấn đề cơ bản trong việc duy trì các tàu chiến hải quân ngoài khơi, bảo trì và bổ sung các nguồn hậu cần. Đây là những vấn đề Trung Quốc vẫn chưa quen và việc nghiên cứu các giải pháp để có thể triển khai các lực lượng lớn ở vùng biên giới Trung Quốc vẫn là một câu hỏi lớn thực sự cần có lời giải đáp.
+ Ông đánh giá thế nào về chất lượng nền tảng công nghệ mà Trung Quốc đã đầu tư?
-                           Tôi đã nghiên cứu nền tảng công nghệ mới nhất của Nga từ những năm 1980. Vào thời điểm bấy giờ, khi mọi việc diễn ra theo chiều hướng xấu đối với Nga, Trung Quốc là khách hàng duy nhất và lớn nhất mua công nghệ cao của Nga. Họ đã kết hợp việc mua bán công nghệ này với hoạt động gián điệp, bao gồm cả hệ thống gián điệp trên mạng, để đánh cắp thông tin công nghệ mới nhất cảu Liên Xô và các nước đồng minh. Trung Quốc đã có những nỗ lực lớn trong việc tập hợp các thông tin để tự xây dựng nền tảng công nghệ riêng cho họ. Tuy nhiên thách thức đặt ra là Trung Quốc vẫn còn khá mới mẻ trong lĩnh vực này trong khi công nghệ phát triển như vũ bão. Trung Quốc ít có khả năng tích hợp những tiến bộ công nghệ trong chiến tranh bởi thiếu kinh nghiệm thực tế. Điều này để lại dấu hỏi về khả năng ứng dụng thiết bị một khi chiến tranh nổ ra.
***
(Đài BBC 15/6)
Một cuộc chạy đua vũ trang hàng hải đang diễn ra tại Biển Đông. Bắc Kinh đang nhanh chóng phát triển năng lực quân đội nhằm mở rộng sức mạnh tới những bến bờ mới.
Hiện hải quân nước này đã thống trị khu vực và trong tương lai có thể sẽ thách thức vị trí số một của hải quân Mỹ. Chẳng khó đoán tại sao nhiều nước láng giềng của Trung Quốc lại tỏ ra lo lắng, nhất là Việt Nam và Philippin, những quốc gia đang có tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông với Trung Quốc.
Theo Tiến sỹ Andrew Erickson, chuyên gia về Trung Quốc tại Học viện Hải quân Mỹ: “Trung Quốc không muốn khởi chiến mà chỉ muốn phô trương sức mạnh để không đánh mà thắng, răn đe các hành động mà Bắc Kinh xem là ảnh hưởng tới lợi ích cốt lõi của Trung Quốc”.
Hiện có ba hệ thống vũ trang có thể xem như là tiêu biểu cho việc mở rộng tầm chiến lược của Trung Quốc.
-                           Hàng không mẫu hạm đầu tiên của Trung Quốc sẽ được sử dụng thử vào cuối năm nay.
-                           Cuối năm ngoái, những bức ảnh đầu tiên bị rò rỉ cũng cho thấy loại máy bay tàng hình đầu tiên mà Trung Quốc đang chế tạo.
-                           Các chuyên gia quân sự Mỹ nói rằng Trung Quốc đã bắt đầu sử dụng loại tên lửa tầm xa có khả năng tiêu diệt các mục tiêu di động trên biển.
Tiến sĩ Erickson nói rằng cho tới nay, việc phát triển khả năng quân sự của Trung Quốc vẫn ở tầm khu vực và nhằm ngăn chặn Đài Loan tuyên bố độc lập. Một phần của chiến lược này là phát triển khả năng chống trả các hàng không mẫu hạm của Mỹ, phòng trường hợp Oasinhton quyết định can thiệp vào các xung đột trong vùng.
Hệ thống tên lửa diệt tàu chiến
Trung Quốc đã đưa vào sử dụng một số lượng đáng kể tên lửa và các loại vũ khí khác có tầm bắn rất xa. Trong số đó, đặc biệt nhất là tên lửa chống tàu chiến DF-21D. Đây là hệ thống đặt trên mặt đất, có khả năng tấn công các hàng không mẫu hạm vốn là nền tảng của chiến lược hàng hải Mỹ.
Tên lửa DF-21D (còn có tên gaọi CSS-5) có tầm bắn hơn 1.500km. Nó được trang bị đầu đạn nguỵ trang cho phép quân đội Trung Quốc nhắm bắn các tàu chiến tại Tây Thái Bình Dương. Các quan chức Mỹ và người đứng đầu cơ quan an ninh Đài Loan đều cho rằng Trung Quốc đã bắt đầu mang tên lửa DF-21D ra sử dụng.
Không khó đoán được tại sao Bắc Kinh lại muốn có loại tên lửa này. Mục tiêu chính là ngăn chặn cường quốc hải quân khác trong khu vực là Mỹ, không cho nước này can thiệp vào các cuộc khủng hoảng trong tương lai, nhất là liên quan tới Đài Loan.
Cá mập bay
Kể từ thời kỳ Thế chiến II, hàng không mẫu hạm đã trở thành phương thức biểu thị uy thế hải quân trên thế giới.
Các nhóm hàng không mẫu hạm của Mỹ mang theo sân bay cùng nhiều loại máy bay chiến đấu có khả năng thực hiện nhiều hoạt động khác nhau. Mỗi tàu sân bay đều đi kèm một loạt chiến hạm và tàu ngầm để bảo vệ.
Nay Trung Quốc cũng bắt đầu tham gia cuộc đua hàng không mẫu hạm, tuy trong chừng mực còn khá sơ khai. Trung Quốc mua hàng không mẫu hạm Varyag từ thời Xôviết của Ucraina, và đang làm công việc trang bị lại.
Hàng không mẫu hạm đầu tiên của Trung Quốc sẽ mang theo máy bay cơ tiêm kích J-15, còn lại là Cá mập bay. Đây là loại máy bay chiến đầu được thiết kế dựa trên một loại máy bay khác của Nga, Sukhoi Su-33.
Theo tạp chí có uy tín Aviation Week & Space Technology, Trung Quốc có thể cũng mau Su-33 từ Ucraina.
Tin cho hay hàng không mẫu hạm đầu tiên có thể hạ thuỷ trong mùa Hè này. Khi đã hoạt động, nó sẽ mang lại cho hải quân Trung Quốc sức mạnh mới trong các tranh chấp hàng hải với các nước láng giềng.
Thế nhưng, giới chuyên gia phương Tây nói rằng hàng không mẫu hạm này chủ yếu được sử dụng trong huấn luyện vì việc điều hành hàng không mẫu hạm đòi hỏi kinh nghiệm mà cần nhiều thời gian mới có thể tích luỹ được.
Người ta cho rằng chiếc Varyag sửa lại này khó có thể cạnh tranh với các loại tàu sân bay của Mỹ. Tuy nhiên, Tiến sỹ Erickson cho biết Trung Quốc sẽ dùng hàng không mẫu hạm để “phô trương sức mạnh, ganh đua vị trí cường quốc đang lên và tập luyện các thao tác cơ bản”.
Đầy tham vọng
Không quân Trung Quốc cũng đang phát triển rất nhanh. Xưa nay, đa số các máy bay chiến đấu của nước này được sản xuất từ thời Liên Xô. Thế nhưng mới đây loại máy bay chiến đấu Thành Đô J-20 đã được ra mắt, đưa Trung Quốc vào danh sách số ít quốc gia có khả năng chế tạo máy bay tàng hình chống rađa đời thứ năm. Chuyến bay ra mắt của J-20 hồi tháng 1/2011 được thực hiện chỉ vài giờ trước khi Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Gates tới thăm Bắc Kinh, được nhiều nhà quan sát cho là hành động có chủ ý của Bắc Kinh.
Chuyên gia phân tích Douglas Barrie từ Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế ở Luân Đôn, mói máy chiến đấu J-20 chưa sánh được với các máy bay tàng hình của Mỹ. Tuy nhiên ông nói thêm: “Loại máy chiến đấu này đánh dấu tham vọng của Trung Quốc trong việc nâng cao khả năng tác chiến trên không, và tăng cường căn cứ không quân”.
Dự án máy bay tàng hình của Trung Quốc cũng vẫn còn nhiều ẩn số. Ông Barrie còn cho biết: “Hiện còn chưa rõ liệu J-20 sẽ được mang ra sản xuất để tác chiến hay chỉ là mô hình công nghệ. Việc này sẽ cho thấy Trung Quốc có thể tăng cường khả năng nhanh chóng như thế nào. Nhiều khả năng nước này có thể mang các máy bay chiến đấu tàng hình ra sử dụng vào thập kỷ tới”.
Vậy, ý nghĩa của chiếc J-20 là gì, trong khi Mỹ sẽ có trong tay hàng trăm máy chiến đấu thế hệ thứ năm?
Theo ông Barrie, nếu Trung Quốc sản xuất hàng loạt J-20 thì không quân nước này có thể thách thức các cường quốc trong vùng châu Á-Thái Bình Dương, nhất là Mỹ.
Các chỉ huy quân đội Mỹ đang theo dõi sự phát triển của quân đội Trung Quốc một cách chăm chú. Thế nhưng trong tương lai gần, có lẽ Bắc Kinh vẫn còn phải chiêm ngưỡng sức mạnh hải quân của Mỹ một cách đầy thèm muốn./.


Nguồn: http://anhbasam.wordpress.com/2011/07/07/164-s%E1%BB%A9c-m%E1%BA%A1nh-quan-d%E1%BB%99i-trung-qu%E1%BB%91c-hi%E1%BB%87n-nay-ra-sao/

Học giả quân sự Trung Quốc: Trung Quốc có quyền dùng vũ lực để thu hồi các đảo tại Biển Đông

Trung Quốc thời báo ngày 29/6 đăng bài “Học giả quân sự Trung Quốc: Trung Quốc có quyền dùng vũ lực để thu hồi các đảo tại Biển Đông”. Nội dung chính như sau: 
“Vào lúc tranh chấp Biển Đông đang lên, ngày 28/6, học giả quân sự Trung Quốc, Thượng tá Hình Ngọc Mai - Chủ nhiệm Ban nghiên cứu hải quân thế giới thuộc Sở nghiên cứu học thuật quân sự hải quân của Trung Quốc đã gửi bài đăng trên Hoàn cầu thời báo, nêu 4 nhận định sai lầm của bên ngoài về vấn đề chủ quyền của Trung Quốc tại Biển Đông. Đây là lần bày tỏ thái độ cứng rắn nhất của quân đội Trung Quốc trên báo chí.
Sai lầm thứ nhất, cho rằng chủ quyền của Trung Quốc tại Biển Đông bao gồm toàn bộ vùng biển Biển Đông, kỳ thực phạm vi chủ quyền chủ trương của Trung Quốc là toàn bộ các đảo, bãi và lãnh hải đi kèm trong phạm vi đường 9 đoạn đứt nét đã công bố, bao gồm vùng biển vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý và vùng biển thềm lục địa trong phạm vi không quá 350 hải lý.
Sai lầm thứ hai, cho rằng Trung Quốc chỉ có thể giải quyết tranh chấp Biển Đông bằng phương thức hoà bình. Năm 1984, Đặng Tiểu Bình đã nói rõ: có 2 lựa chọn trong việc giải quyết tranh chấp, một là dùng vũ lực để thu hồi toàn bộ các đảo này, hai là gác tranh chấp, cùng khai thác. Trung Quốc chọn vế sau. Nhưng điều này không có nghĩa là Trung Quốc không có quyền dùng vũ lực để thu hồi các đảo bị chiếm. Trung Quốc có quyền sử dụng vũ lực bất cứ lúc nào.
Sai lầm thứ ba, cho rằng sự can dự của nước lớn ngoài khu vực sẽ giúp ích cho việc giải quyết vấn đề Biển Đông. Sự can dự của nước lớn chỉ làm mâu thuẫn thêm gay gắt, kết cục tồi tệ của việc đối đầu với Trung Quốc chỉ là tổn hại quan hệ thương mại với Trung Quốc. Một khi nảy sinh xung đột, xác suất can dự của nước lớn rất thấp vì nước lớn chắc chắn không thể bỏ qua lợi ích lớn hơn trong việc giao thương với Trung Quốc.
Sai lầm thứ tư, không đếm xỉa đến đề xướng “khai thác chung” của Trung Quốc. Các nước liên quan thu hút đầu tư nước ngoài, đơn phương khai thác tài nguyên dầu khí tại Biển Đông sẽ dần làm mất đi sự chịu đựng của các cơ quan chức năng và dân chúng Trung Quốc, một khi mâu thuẫn gay gắt thì sẽ phải tự chịu hậu quả.
Minh Anh (gt)



Nguồn: http://nghiencuubiendong.vn/tin-ncbd/1746-hc-gi-quan-s-trung-quc-trung-quc-co-quyn-dung-v-lc--thu-hi-cac-o-ti-bin-ong