Theo Bloomberg
Trong bối cảnh Trung Quốc và Mỹ căng thẳng trên mọi vấn đề, từ thương mại tới dịch Covid-19 đến vấn đề Hong Kong, hai cường quốc này lại đang ở trong rủi ro ngày càng lớn hơn liên quan đến khả năng xảy ra xung đột thực sự. Không có nơi nào mà tàu chiến và máy bay tiêm kích của 2 bên tiến tới gần nhau và ngày càng nhiều hơn trên Biển Hoa Nam (Biển Đông)
Xung đột quân sự có thể sẽ là thảm họa với cả hai bên. Không có bất cứ dấu hiệu nào cho thấy hai bên thực sự muốn điều đó. Dù vậy, trong giai đoạn căng thẳng này, những tính toán nhầm lẫn có thể gây ra những hậu quả vô ý.
Trong bốn tháng đầu năm nay, Hải quân Mỹ đã tiến hành 4 hoạt động tự do hàng hải (FONOPS) trên Biển Đông, khu vực nhiều bên cũng tuyên bố chủ quyền, trong đó có Trung Quốc, Philippines, Việt Nam và Malaysia. Cứ đà này, FONOPS của Mỹ trong năm nay sẽ vượt con số 8 hoạt động trong năm ngoái. Cùng thời điểm đó, khi Trung Quốc nổi lên là nước có dịch Covid-19 tồi tệ nhất thế giới, Hải quân Trung Quốc quay trở lại cảng biển ở đảo Hải Nam và tiến hành tập trận trong khu vực này.
Đây giống như cuộc chơi mèo và chuột giữa quân đội 2 nước, vốn có lịch sử “né” được rất nhiều lần. Với việc ông Donald Trump chỉ còn cách cuộc bầu cử tổng thống Mỹ vài tháng, và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đang gia tăng chủ nghĩa dân tộc ở quê nhà nhằm đánh lạc hướng nỗ lo về kinh tế tổn thương, bầu không khí hiện nay không mấy có lợi cho chính sách ngoại giao cẩn trọng cần thiết để tháo ngòi đối đầu trên biển. Ông Tập trong một bài phát biểu hôm 26/5 một lần nữa cảnh báo quân đội cần tăng cường phòng bị cho chiến tranh.
Nhà nghiên cứu Collin Koh của Trường Nghiên cứu quốc tế S. Rajaratnam của Singapore cho rằng: “Dù xung đột vũ trang được dự tính giữa Trung Quốc và Mỹ vẫn là khả năng xa vời, nhưng chúng ta đã chứng kiến các khí tài quân sự xuất hiện ngày càng thường xuyên hơn, với mật độ cao hơn tại cùng khu vực hàng hải. TƯơng tác giữa các khí tài hải quân trong khu vực này sẽ tạo ra nguy cơ tính toán nhầm và đánh giá nhầm, dẫn tới các vụ việc vô tình sử dụng sức mạnh quân sự, heo đó có nguy cơ kích động và dẫn đến leo thang tình hình. Đây là rủi ro mà chúng ta không thể coi nhẹ”.
Mỹ và Trung Quốc đã vờn nhau trên Biển Đông trong nhiều năm. Dù Mỹ không phải là bên tuyên bố chủ quyền, nhưng vùng biển này là tuyến đường hàng hải thiết yếu đối với vận chuyển và thương mại toàn cầu, giàu cá và lượng dự trữ dầu lớn, dù vẫn chưa được chứng minh. Mỹ đã ủng hộ một số bên tuyên bố chủ quyền nhỏ hơn chống lại sự hiện diện quân sự gia tăng của Trung Quốc trong khu vực, trong đó có việc nước này xây dựng đường bằng và các khí tài quân sự chiến lược tới các bãi đá. Bắc Kinh trong thời gian gần đây cũng triển khai các tàu hải cảnh được vụ trang để bảo vệ cho những đội đánh cá.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mark Esper hồi tháng 12 đã phát biểu ý định của ông là ưu tiên triển khai lực lượng Mỹ từ những nơi khác tới khu vực châu Á – Thái Bình Dương, trong bối cảnh cạnh tranh gia tăng với Trung Quốc. Covid-19 khiến các cuộc tập trận giảm quy mô hoặc bị hủy. Dù vậy, vẫn có những điểm nhấn.
Phó trợ lý Bộ trưởng quốc phòng Mỹ phụ trách Đông Nam Á, Reed Werner hồi tuần trước đã cảnh báo xu hướng rất đáng lo ngại. Trong cuộc phỏng vấn với Fox News, ông cáo buộc Trung Quốc “quấy rối” khu trục hạm USS Mustin khi tàu này đang tuần tra ở Biển Đông. Ông cũng dẫn ra ít nhất 9 vụ việc các máy bay Trung Quốc làm điều tương tự với các máy bay trinh sát Mỹ.
Trong nỗ lực thúc đẩy năng lực trên không phận vùng biển có tranh chấp, Bộ Quốc phòng Trung Quốc thông báo đã chính thức thành lập vùng nhận dạng phòng không sau nhiều năm nỗ lực mà phần lớn không thành công, để buộc các máy bay từ những nước khác bay trên khu vực này phải thay đổi lộ trình. Dù vậy, chưa rõ động thái này có thực sự diễn ra hay không.
Các chuyên gia an ninh thân cận với quan điểm của các quan chức chính phủ Malaysia cho rằng sự hiện diện của Mỹ chỉ làm vấn đề trầm trọng thêm. Bonnie Glaser, Giám đốc Dự án Sức mạnh Trung Quốc tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế cho rằng: “Mỹ rõ ràng đang gửi một tín hiệu”.
Chuyên gia này nói: “Tôi nghĩ một phần nhiệm vụ trong các hoạt động quân sự của Mỹ là đảm bảo Trung Quốc không tính toán nhầm, khi cho rằng Mỹ không hề được chuẩn bị, bởi thực tế tàu Theodore Roosevelt đang tạm dừng hoạt động và neo đậu tại Guam. Tuy nhiên, tôi cũng cho rằng đó là phản ứng trước sự thái độ ngày một hung hăng của Trung Quốc”.
Thực ra có những cơ chế để đảm bảo tránh hiểu nhầm giữa Trung Quốc và Mỹ. Hai nước này cùng 19 nước khác đã tham gia Bộ Quy tắc về tránh va chạm bất ngờ trên biển (CUES) với các quy định về an toàn được chuẩn hóa. Các quan chức Hải quân Mỹ cho biết họ đang giữ liên lạc chặt chẽ với Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc, và rằng CUES vẫn đang phát huy hiệu quả. Tuy nhiên, bộ quy tắc này không bao gồm lực lượng bảo vệ bờ biển và lực lượng dân quân trên các tàu cá, vốn đang được Trung Quốc tăng cường sử dụng để khẳng định các tuyên bố chủ quyền với hơn 80% khu vực Biển Đông.
Nhà nghiên cứu Koh cho rằng vấn đề “là các vụ việc mà chúng ta chứng kiến trong khu vực không phải là không được lên kế hoạch, trước khi diễn ra các vụ trạm chán đó, hai lực lượng hải quân đối địch trên biển đã biết đến sự hiện diện của phía bên kia, và họ theo dõi và giám sát lẫn nhau ở khoảng cách gần”.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét