Khi Anh Quốc ngày 1/7/1997 trao trả Hong Kong cho Trung Quốc sau hơn 150 năm cai quản, nguyên tắc "một quốc gia, hai chế độ" được thiết lập như nền tảng của mối quan hệ giữa đặc khu và đại lục. Dù là một phần của Trung Quốc đại lục, nguyên tắc trên giúp đặc khu hành chính Hong Kong duy trì mức độ tự trị nhất định trong 50 năm.
Không chỉ được khẳng định trong Tuyên bố chung Trung - Anh, nguyên tắc "một quốc gia, hai chế độ" còn được ghi rõ trong Luật Cơ bản, được ví như "tiểu hiến pháp" của Hong Kong. Luật Cơ bản bảo vệ các quyền như tự do hội họp, tự do ngôn luận, đồng thời đặt ra nguyên tắc quản trị cho lãnh thổ Hong Kong cho tới năm 2047.
Tuy nhiên, thực tế này có thể sẽ thay đổi sau khi quốc hội Trung Quốc thông qua nghị quyết xây dựng luật an ninh cho Hong Kong. Luật an ninh cũng có thể là cơ sở để các cơ quan an ninh, tình báo Trung Quốc mở văn phòng và hoạt động tại đặc khu Hong Kong. Bộ Công an Trung Quốc hôm qua ra thông báo cho biết sẽ "hướng dẫn và hỗ trợ" cảnh sát Hong Kong thực thi luật pháp tại đặc khu, dù công an Trung Quốc trước đây không có quyền hành pháp tại thành phố này.
Tương lai Hong Kong không chỉ chịu tác động từ luật an ninh, mà nó còn có thể bị định đoạt bởi một đạo luật được ban hành tại Mỹ. Năm 1992, vậy là 5 năm trước khi Anh trao trả Hong Kong cho Trung Quốc, các nhà lập pháp Mỹ đã thống nhất tiếp tục đối xử với vùng lãnh thổ này như một thực thể riêng biệt với Trung Quốc đại lục.
Theo Đạo luật Chính sách Mỹ - Hong Kong 1992, Mỹ trao cho Hong Kong trạng thái đặc biệt, đồng thời vẫn duy trì hàng loạt thỏa thuận quy định cách thức tương tác giữa Mỹ và Hong Kong được áp dụng từ trước thời điểm trao trả, bao gồm cả thương mại.
Từ quan điểm của Mỹ, điểm lớn nhất tách biệt Hong Kong với Trung Quốc đại lục nằm ở các chính sách về thương mại và kinh tế. Mỹ coi Hong Kong là một lãnh thổ hải quan độc lập. Hong Kong là một trong những thị trường xuất khẩu lớn nhất của Mỹ và áp dụng mức thuế suất bằng 0 đối với hàng hóa nhập khẩu từ Mỹ.
Bộ Ngoại giao Mỹ phải xác nhận ít nhất hàng năm rằng Hong Kong vẫn duy trì mức độ tự trị, thì mới được hưởng quy chế giao thương có lợi. Nếu Mỹ chấm dứt các ưu đãi thương mại với đặc khu như không phải chịu các mức thuế mà Washington áp với Bắc Kinh, được mua các công nghệ nhạy cảm, đảm bảo trao đổi tự do giữa USD và đô Hong Kong.
Nếu bị Mỹ tước vị thế đặc biệt, Hong Kong sẽ không còn được hưởng những ưu đãi như được mua các công nghệ nhạy cảm, đảm bảo trao đổi tự do giữa đồng đô Mỹ và đô Hong Kong, đàm phán các thỏa thuận thương mại và đầu tư độc lập với Bắc Kinh. Cư dân Hong Kong cũng có thể chịu các hạn chế về thị thực bị Mỹ áp dụng với công dân Trung Quốc đại lục.
Động thái này sẽ tạo ra rất nhiều tác động, bao gồm cả việc Mỹ mở rộng các hàng rào thuế quan đang áp dụng lên Trung Quốc đại lục sang Hong Kong. Nó còn gây thêm khó khăn trong việc di chuyển đối với người dân Hong Kong khi họ muốn tới Mỹ và buộc nhiều người nước ngoài đang sống và làm việc tại Hong Kong phải rời đi.
Việc xóa bỏ tình trạng đặc biệt của Hong Kong cũng sẽ khiến những khoản đầu tư từ các công ty ở đặc khu vào Mỹ bị giám sát chặt chẽ hơn.Các công ty Trung Quốc, bao gồm cả những tập đoàn nhà nước, sử dụng Hong Kong như kênh huy động vốn và niêm yết trên sàn chứng khoán ở đặc khu.
Đây là nơi có hệ thống tài chính phức tạp nhưng thiết yếu đối với các công ty và cá nhân Trung Quốc đại lục, vốn bị hạn chế lượng tiền chuyển đến và đi khỏi đất nước do chính sách của Bắc Kinh kiểm soát chặt chẽ dòng tiền vào ra biên giới. Chấm dứt trạng thái đặc biệt của Hong Kong sẽ làm suy yếu đáng kể những lợi ích này.
Hong Kong có thể mất vị thế là trung tâm tài chính toàn cầu. Các công ty tài chính ban đầu đến Hong Kong vì nền pháp trị tại đây bảo vệ doanh nghiệp và quyền tự do kinh doanh.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét