Cuộc trao đổi giữa Đô đốc Roughhead và một đô đốc Trung Quốc đã hé lộ mục tiêu chính yếu của Bắc Kinh trong trường hợp nổ ra xung đột quân sự với Hải quân Mỹ.
Lực lượng hậu cần - Mục tiêu chính yếu của TQ
Tương tự như những gì Hải quân Hoàng gia Đế quốc Anh nhận ra hai thập kỷ trước đây, Hải quân Trung Quốc (PLAN) thấy rằng họ cần có các cảng biển trên khắp thế giới. Trung Quốc không thể trở thành siêu cường toàn cầu đúng nghĩa nếu không có những cảng biển đó, chúng có thể cho phép PLAN hoạt động ở những khu vực cách xa bờ biển Trung Quốc.
Đây là lý do tại sao PLAN quyết định mở rộng căn cứ quân sự đầu tiên ở nước ngoài (hiện đặt tại quốc gia châu Phi Djibouti, giáp Biển Đỏ).
Chương trình cơ sở hạ tầng toàn cầu "Một vành đai, một con đường" của Trung Quốc kêu gọi xâu dựng một chuỗi các cơ sở quân sự, trong đó có cơ sở hải quân ở những địa điểm xa xôi như tại Maldives và Tanzania.
Đồng thời, Trung Quốc cũng hiểu rằng, trong trường hợp nước này nổ ra chiến tranh với Mỹ và đồng minh, thì việc phát động các cuộc tấn công trực diện vào nhóm tàu sân bay Mỹ (CSG) nhằm làm tê liệt Hải quân Mỹ không phải là phương án tối ưu.
Mặc dù các tàu sân bay Mỹ là những con mồi hấp dẫn nhưng theo nhà phân tích Peter Suciu trên tạp chí National Interest, PLAN có thể sẽ lựa chọn tấn công lực lượng hỗ trợ hậu cần.
"Chúng ta đang xao nhãng khâu hậu cần, trong khi đây là cách giúp đất nước này chiến thắng các cuộc chiến tranh" – Đô đốc về hưu Hải quân Mỹ Roughhead phát biểu trong một buổi điều trần của Ủy ban Quân vụ Hạ viện Mỹ.
"Tôi sẽ chia sẻ những trao đổi giữa tôi và một đô đốc Trung Quốc trong thời gian tôi còn đương nhiệm", ông Roughhead – người từng phụ trách các chiến dịch hải quân Mỹ từ cuối năm 2007 cho tới khi nghỉ hưu vào năm 2011 – cho hay.
"Ông ta đã nói rõ với tôi rằng các con tàu hậu cần của chúng ta [Mỹ] chính là mục tiêu chính yếu của Trung Quốc, bởi nếu họ có thể tiêu diệt lực lượng hậu cần, họ sẽ chặt đứt mạch máu của các tàu chiến Mỹ" – ông Roughhead nói.
Mỹ tăng cường lực lượng hậu cần bằng cách nào?
Theo tạp chí Business Insider, trong bối cảnh quân đội Mỹ đang chuyển trọng tâm ra khỏi Trung Đông, họ đã tái định hướng "cuộc cạnh tranh quyền lực lớn" với Nga và Trung Quốc. Do đó, khả năng của Mỹ trong việc duy trì các chiến dịch quân sự khi nổ ra xung đột, đặc biệt là ở Thái Bình Dương, đã được chú trọng trở lại.
Tháng trước, Báo cáo nghiên cứu của Quốc hội Mỹ đã nhấn mạnh thách thức mà Hải quân Mỹ đang phải đối mặt nhằm đạt được và duy trì vị thế kiểm soát thời chiến ở các vùng đại dương "nước xanh" của Tây Thái Bình Dương.
Bản báo cáo lưu ý rằng có một số vấn đề mà Quốc hội Mỹ cần phải hành động, trong đó có vấn đề: Liệu Hải quân Mỹ đang có phương thức đối phó thích đáng trước các nỗ lực hiện đại hóa hải quân của Trung Quốc?
Và liệu quy mô hạm đội mới được lên kế hoạch của Hải quân Mỹ có đủ để đối phó Trung Quốc, trong khi vẫn cho phép Hải quân Mỹ thực hiện được các nhiệm vụ khác, như đối phó quân đội Nga và bảo vệ lợi ích của Mỹ ở Trung Đông hay không?
Đô đốc Roughhead lưu ý rằng khoảng cách tác chiến giờ đây đã lớn hơn rất nhiều so với những gì mà quân đội Mỹ đã quen thuộc trong hai thập kỷ qua.
Do đang chuyển hướng sang cuộc cạnh tranh sức mạnh với Nga-Trung, Mỹ cần suy xét lại vai trò của lực lượng hậu cần, bao gồm cả việc xử lý các nguồn cung ứng. Trong khi đó, Trung Quốc – phần nhiều giống với Nhật Bản trong Thế chiến 2 – đã tăng phạm vi tác chiến và có thể tấn công các mục tiêu đóng vai trò quan trọng trong chuỗi cung ứng của Hải quân Mỹ.
Bryan Clark, nhà phân tích cấp cao tại viện Hudson, đã phản ảnh vấn đề này tới Ủy ban Quân vụ Hạ viện để sắp xếp cấu trúc lực lượng trong tương lai.
"Hải quân Mỹ sẽ cần một cấu trúc hạm đội mới để giải quyết các thức thực hiện có và khai thác những cơ hội mới. Thật không may, kế hoạch hiện nay của Hải quân chưa đáp ứng được những mục tiêu này", Clark viết.
"Với việc tiếp tục chú trọng vào các tàu chiến đa nhiệm cỡ lớn, cấu trúc lực lượng được phản ảnh trong kế hoạch đóng tàu PB 2020 và kế hoạch ngân sách 2021 cho thấy chúng ta có quá ít tàu để phân bổ hạm đội hoặc tạo ra sức phức tạp cần thiết để làm chậm hoặc làm rối các cuộc tấn công của đối thủ" – Ông Clark nêu quan điểm.
Đồng thời, vị chuyên gia cho rằng Hải quân Mỹ cần tăng cường lực lượng hậu cần bằng cách bổ sung một lớp tàu mới cho phép duy trì và tăng khả năng phục hồi của đội hình hải quân được triển khai.
"Hạm đội hậu cần được đề xuất sẽ bao gồm các tàu dầu cỡ nhỏ, tàu chở dầu-hậu cần hợp nhất cỡ lớn, tàu tái nạp vũ khí chuyên dụng, tàu kéo, tàu y tế, tàu trục vớt bổ sung và nhiều tàu tiếp liệu hơn để hỗ trợ hạm đội tàu mặt nước cỡ lớn, cũng như tăng cường số lượng các phương tiện không người lái được triển khai", ông Clark nói, "Hải quân Mỹ cũng cần cung cấp đủ nguồn tài chính cho hướng tiệp cận mới, linh hoạt của hệ thống hải vận chiến lược".
Vị chuyên gia nói thêm rằng tình trạng thiếu xe tăng là mối lo ngại lớn đối với an ninh quốc gia và có lẽ ngành công nghiệp tư nhân có thể giúp khắc phục phần nào điều đó.
Trong lúc đề cập rằng một số máy bay tiếp dầu mới không đáp ứng được nhiệm vụ, Không quân Mỹ cũng nghĩ ngay tới việc sử dụng các nhà thầu tư nhân để hỗ trợ công đoạn này. Vậy thì, theo ông Clark, Hải quân Mỹ cũng có thể tìm kiếm các nhà thầu để tăng cường khả năng hải vận chiến lược.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét