Thứ Tư, 20 tháng 12, 2017

Siêu hệ thống S-400, S-500 có chống lại được F-22 và F-35?

(QK7 Online) - Với sự tiến bộ đáng kinh ngạc của về công nghệ radar của Nga trong những năm gần đây, các chuyên gia quân sự Mỹ và NATO nhận định rằng nguy cơ các máy bay tàng hình thế hệ thứ 5 F-22 hay F-35 mất ưu thế tàng hình và trở thành "bia bay" đối với các hệ thống phòng không như S-400 hay S-500 của Nga hoàn toàn có thể xảy ra.

Image may contain: outdoor

Con Át chủ bài trong chiến lược chống tiếp cận A2/AD

Trong khi Nga và Trung Quốc vẫn đang loay hoay chưa làm chủ được công nghệ nguồn của công nghệ tàng hình (Stealth); thì công nghệ tàng hình đã dần trở nên lạc hậu theo thời gian. Công nghệ tàng hình cũng không còn là độc quyền của người Mỹ; khi người Nga đã tìm ra giải pháp khắc chế vũ khí tàng hình. Đó cũng là quy luật liên tục phát triển giữa vũ khí tiến công và phòng thủ; quan hệ của mâu và thuẫn trong các cuộc chạy đua vũ trang để thúc đẩy những hệ thống vũ khí mới ra đời.
Hệ thống phòng không của Nga hiện nay là một phần trong tổng thể chiến lược chống tiếp cận/chống xâm nhập A2/AD (anti-access/area denial); giúp Nga có thể ngăn chặn từ xa bất kỳ mối đe dọa tiềm tàng nào. Những khu vực được bao phủ bởi hệ thống A2/AD được các nhà phân tích quân sự ví đó là những "bong bóng" không thể chọc thủng hay những "tấm vòm thép", bảo vệ vững chắc không phận.
Một trong những hệ thống phòng không đình đám của Nga gây tốn nhiều giấy mực của báo chí đó là hệ thống S-400 (đã đưa vào trực chiến) và hệ thống S-500 (hiện vẫn đang trong quá trình nghiên cứu và phát triển). Đây cũng là những vũ khí nòng cốt trong xây dựng chiến lược chống tiếp cận A2/AD của Mát-xcơ-va.
Những hệ thống S400 (và sắp tới là S-500) chắc chắn là có hiệu quả chống lại những máy bay thế hệ 4 như F/A-18 Super Hornet, F-16 Fighting Falcon hay F-15 Eagle hoặc các loại máy bay chiến đấu của Tây Âu như Tornado, Eurofighter Typhoon; thậm chí cả máy bay được cho là máy bay 4++ như Rafale của Pháp được xem là có tính năng tàng hình mạnh. Những máy bay này đều bộc lộ tín hiệu phản xạ radar (RCS) quá lớn, dễ dàng bị radar của các hệ thống phòng không S-400, S-500 phát hiện và tiêu diệt, kể cả khi nó được che chắn điện tử. Đây chính là gót chân Achilles của máy bay thế hệ 4 trở về trước.

Siêu hệ thống phòng không Nga có hạ được máy bay tàng hình Mỹ?

Trong quân đội Mỹ hiện đang biên chế một số lượng tương đối lớn các loại máy bay thế hệ 5 như F-22 hay F-35 (và trong tương lai những loại máy bay này sẽ thay thế hoàn toàn máy bay chiến đấu thế hệ 4). Một câu hỏi được đặt ra liệu những siêu hệ thống phòng không mà Nga đã tốn rất nhiều tiền để đầu tư phát triển như S-400 hay S-500 liệu có cơ hội bắn hạ được những chiếc F-22 hay F-35 của Mỹ?
Mike Kofman, một chuyên gia nghiên cứu quân sự của Nga tại CNA Corporation trong một cuộc phỏng vấn với The National Interest cho biết: "cốt lõi của việc xây dựng hệ thống phòng không trong chiến lược chống tiếp cận A2/AD của Mát-xcơ-va là chống các loại vũ khí tàng hình với radar".
Hiện nay hệ thống phòng không phức hợp của Nga bao gồm các trạm radar tiên tiến, nhiều loại tên lửa phòng không cũng như lực lượng không quân tiêm kích đánh chặn; được tích hợp thành một tổ hợp thống nhất, tính tự động hóa cao, tạo thành chiếc ô nhiều tầng để bảo vệ không phận rộng lớn của mình.
Như vậy, với một hệ thống phòng không cực mạnh, đa tầng với hệ thống tên lửa phòng không S-400, S-500 làm nòng cốt thì các lực lượng không quân các nước được coi là kẻ thù tiềm năng của Nga sẽ phân tách thành hai lực lượng. Trong một cuộc chiến tổng lực (nếu xảy ra) thì những kẻ thù của nước Nga buộc phải lựa chọn đó là cố gắng trang bị các loại máy bay chiến đấu thế hệ 5 để hạn chế mức độ thiệt hại. Nếu không thì lực lượng không quân của họ sẽ buộc phải trở thành những kẻ đánh bom liều chết như những chiến binh cảm tử của Nhà nước Hồi giáo IS tự xưng tại Trung Đông.
Kofman lưu ý rằng, các hệ thống phòng không tiên tiến của Nga như S-300, S-400 và sắp tới là dòng S-500, đi cùng với các hệ thống đều được thiết kế để phát hiện và theo dõi máy bay bộc lộ tín hiệu radar thấp (LO) như F-22 và F- 35.
Các loại radar cảnh báo sớm của Nga và các radar hoạt động trong các băng tần VHF, UHF, L và S đều có thể phát hiện và thậm chí theo dõi máy bay tàng hình có kích thước chiến thuật. Như vậy máy bay tàng hình không còn là lợi thế tuyệt đối đối với người Mỹ; dù họ có máy bay F-22 hay F-35 trong biên chế.
Gần đây Nga đã phát triển và triển khai các hệ thống rada ngoài đường chân trời mới có tên là Podsolnukh (Hoa hướng dương), có khả năng tác chiến cực mạnh, hoàn toàn có thể phát hiện các phương tiện bay tàng hình như F-35 Lightning II của Mỹ

Vỏ quýt dày, có móng tay nhọn

Theo các nhà phân tích quân sự, việc phát hiện được nhưng có tiêu diệt máy bay tàng hình hay không vẫn là vấn đề gây nhiều tranh cãi. Các máy bay chiến thuật tàng hình thế hệ 5 của Mỹ như F-22 hay F-35 đều được thiết kế tối ưu hóa để các loại radar ở băng tần C, X và Ku không thể bám bắt và theo dõi. Mà trong cấu tạo của các radar dẫn bắn của các hệ thống phòng không nói chung (và Nga cũng không phải là ngoại lệ) đều sử dụng radar băng tần này. Lý do rất đơn giản, đó là radar ở các băng tần này mới tạo ra độ phân giải cao, đáp ứng được yêu cầu kỹ thuật dẫn bắn cho tên lửa phòng không. Đây chính là gót chân Achilles của hệ thống tên lửa phòng không mà các nhà thiết kế máy bay tàng hình thế hệ 5 triệt để lợi dụng.
Tuy nhiên, không phải máy bay tàng hình đều thoát khỏi các băng tần theo dõi của radar dẫn bắn tên lửa. Các chuyên gia quân sự cũng chỉ ra những giao thoa của hiện tượng cộng hưởng sóng mà radar dẫn bắn tên lửa phòng không có thể tận dụng tiêu diệt máy bay tàng hình. Khi bước sóng tần số của chiếc máy bay tàng hình vượt qua ngưỡng nhất định sẽ gây ra một hiệu ứng cộng hưởng sóng- thường xảy ra ở phần trên của dải băng tần S; các nhà thiết kế hệ thống tên lửa phòng không có thể tận dụng yếu thế này của các máy bay thế hệ 5 để thiết kế hệ thống của mình. Hệ thống phòng không S-300 PMU, S-400 và S-500 đều thiết kế theo hướng này.
Đối với các kỹ sư Nga, để đối phó được với máy bay tàng hình, cần phải giải quyết được hai vấn đề mang tính then chốt đó là "phát hiện" và "tấn công" và chắc chắn là họ đã giải quyết tốt vấn đề này. Trong thời gian qua, việc Nga cho ra đời liên tiếp những hệ thống siêu phòng không như S-400 hay sắp tới là S-500 cho chúng ta thấy việc Mát-xcơ-va xác định rất rõ ràng mối đe dọa lớn nhất của của họ chính là những máy bay tàng hình thế hệ 5 của quân đội Mỹ. Như vậy, đánh bại những máy bay tàng hình là một trong những ưu tiên hàng đầu của Nga; họ đã dành nhiều nguồn lực và họ đã thành công.
Tại triển lãm MAKS 2017 vừa qua, Nga đã giới thiệu radar Struna-1. Đây là một trong những hệ thống radar chiến thuật được Nga phát triển để vô hiệu hóa các tiêm kích tàng hình của Mỹ như F-22 và F-35.
Radar Struna-1 không tích hợp bộ thu phát sóng ở cùng một cụm antena mà bố trí đài phát và thu tín hiệu nằm ở hai địa điểm khác nhau. Điều này giúp radar nhạy hơn trước tín hiệu phản hồi từ mục tiêu.
Đối với các kỹ sư Nga, để đối phó được với máy bay tàng hình, cần phải giải quyết được hai vấn đề mang tính then chốt đó là "phát hiện" và "tấn công" và chắc chắn là họ đã giải quyết tốt vấn đề này. Trong thời gian qua, việc Nga cho ra đời liên tiếp những hệ thống siêu phòng không như S-400 hay sắp tới là S-500 cho chúng ta thấy việc Mát-xcơ-va xác định rất rõ ràng mối đe dọa lớn nhất của của họ chính là những máy bay tàng hình thế hệ 5 của quân đội Mỹ. Như vậy, đánh bại những máy bay tàng hình là một trong những ưu tiên hàng đầu của Nga; họ đã dành nhiều nguồn lực và họ đã thành công.
Tại triển lãm MAKS 2017 vừa qua, Nga đã giới thiệu radar Struna-1. Đây là một trong những hệ thống radar chiến thuật được Nga phát triển để vô hiệu hóa các tiêm kích tàng hình của Mỹ như F-22 và F-35.
Radar Struna-1 không tích hợp bộ thu phát sóng ở cùng một cụm antena mà bố trí đài phát và thu tín hiệu nằm ở hai địa điểm khác nhau. Điều này giúp radar nhạy hơn trước tín hiệu phản hồi từ mục tiêu.
Nhà sản xuất Nizhny Novgorod (NNIIRT) trực thuộc tập đoàn Almaz-Antey khẳng định thiết kế này giúp tăng diện tích phản xạ radar (RCS) của mục tiêu tăng gấp ba lần so với radar thông thường, vô hiệu hóa khả năng tán xạ sóng radar của vật liệu tàng hình; đồng thời chống được tên lửa chống radar.
Điểm hạn chế của hệ thống Struna-1 là tầm hoạt động ngắn, chỉ có thể theo dõi mục tiêu ở độ cao tối đa 7 km và tầm xa khoảng 12 km. Điều này khiến Struna-1 không thể đóng vai trò cảnh giới tầm xa, mà chỉ phù hợp với việc nhận dạng máy bay tàng hình ở những hướng dễ bị xâm nhập.
Bên cạnh đó, Struna-1 không thể liên tục chiếu xạ vào một mục tiêu, khiến nó hoàn toàn vô dụng trong nhiệm vụ dẫn bắn cho tên lửa dùng đầu dò radar bán chủ động.
Phương án tốt nhất là kết hợp đài Struna-1 với các đài radar cảnh giới sóng dài, vốn có tầm hoạt động lớn nhưng độ chính xác thấp hơn, để cung cấp tham số mục tiêu cho các hệ thống phòng không.
Dù còn nhiều điểm yếu khó khắc phục, Struna-1 vẫn được coi là mối đe doạ nghiêm trọng với máy bay tàng hình Mỹ và NATO trong các cuộc xung đột tiềm tàng.
Nếu kết hợp các radar Struna-1 và tên lửa phòng không hiện đại, nó sẽ trở thành khắc tinh với những chiếc F-22, F-35 và B-2 đắt tiền Mỹ và đồng minh.
Với sự tiến bộ đáng kinh ngạc của về công nghệ radar của Nga trong những năm gần đây, các chuyên gia quân sự Mỹ và NATO nhận định rằng nguy cơ các máy bay tàng hình thế hệ thứ 5 F-22 hay F-35 mất ưu thế tàng hình và trở thành "bia bay" đối với các hệ thống phòng không như S-400 hay S-500 của Nga hoàn toàn có thể xảy ra.

https://www.facebook.com/groups/781016645372575/permalink/995829263891311/

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét