Chiến tranh có thể xảy ra vì những lí do hoang đường nhất, nhưng sự hoang đường đã đến mức phi lý khi chiến tranh của Nhật Bản – Trung Quốc năm 1937 xảy ra.
Đó chính là năm mà một sự vụ nhỏ đã dẫn đến vụ xô xát gây ra Chiến tranh Trung-Nhật lần thứ hai, và sau đó là chiến tranh Thái Bình Dương trong Thế chiến II. Vậy sự kiện nhỏ đó là gì?
Đi tiểu tiện lạc !.
Câu chuyện của chúng ta diễn ra tại cầu Lư Câu, quận Phong Đài, thành phố Bắc Kinh. Cây cầu được xây dựng vào năm 1189 dưới thời Hoàng đế Kim Thế Tông. Vào thế kỷ 13, Marco Polo tới thăm Trung Quốc và ca ngợi vẻ đẹp của cây cầu này, do vậy, người châu Âu lấy tên ông để đặt cho cây cầu.
Năm 1894, Nhật Bản đã tiến hành xâm lược Trung Quốc, khởi đầu cuộc Chiến tranh Trung-Nhật lần thứ nhất. Cuộc chiến kết thúc vào năm 1895 với sự thất bại của Trung Quốc. Sau đó, Nhật Bản đã thôn tính nhiều vùng lãnh thổ Trung Quốc ở phía đông, trong khi các nước châu Âu thôn tính các vùng lãnh thổ ở phía tây và nam.
Tình trạng này vẫn giữ nguyên, ít nhất là cho đến khi Sự kiện Mukden nổ ra. Vào ngày 18/9/1931, người Nhật tìm cách cho nổ tuyến đường sắt Nam Mãn Châu gần Mukden (nay là Thẩm Dương). May mắn ở chỗ, vụ nổ do người Nhật không gây ảnh hưởng tới đoàn tàu hỏa vừa đi qua trước đó vài phút.
Điều không may là vụ việc không dừng lại ở đó. Buộc tội những người Trung Quốc chống Nhật gây ra vụ việc, Nhật Bản tăng cường xâm chiếm lãnh thổ, và dựng lên chính phủ bù nhìn Mãn Châu.
Mãn Châu
Đến năm 1937, quân đội Nhật đã tới Phong Đài, khi đó còn là một khu rừng rậm rạp và biệt lập ở phía tây nam của Bắc Kinh. Để tránh bị tấn công, các thị trấn ở Phòng Đài thường có tường thành bao quanh. Trong số này, thành Uyển Bình bảo vệ cầu Marco Polo dẫn trực tiếp vào Bắc Kinh.
Để đàn áp sự chống đối của người dân, quân đội Nhật thường tiến hành các cuộc tập trận ở Phong Đài. Chính phủ Trung Quốc không quá hài lòng, nhưng hoàn toàn không thể làm được gì. Họ đã yêu cầu Nhật Bản thông báo trước khi nào những cuộc tập trận như vậy sẽ diễn ra để xoa dịu người dân địa phương.
Người Nhật đồng ý, nhưng không giữ lời. Đến tháng 7, các cuộc tập trận tiếp tục gần cầu Lư Cầu mà không có cảnh báo trước. Đôi khi, quân Nhật đã tập trận gần khu vực đóng quân của Trung Quốc.
Thường dân và binh lính Trung Quốc rất căng thẳng. Người Nhật nổi tiếng với việc viện tới bất cứ lý do nào có thể để biện minh cho việc mở rộng xâm lược, nhưng việc lấy cớ không phải lúc nào cũng dễ dàng.
Đi lại giữa các thị trấn tại Phong Đài trở nên rất khó khăn vì sự xuất hiện của những tên lính Nhật, và nhiều người cảm thấy không thoải mái khi sử dụng cây cầu vì lý do tương tự.
Cuối cùng, Nhật Bản cũng tìm lí do tấn công vào ngày 7 /7/1937. Sau khoảng 11 giờ tối, người Nhật thực hiện một cuộc tập trận mà không báo trước gần thành Uyển Bình và Cầu Marco Polo. Binh lính ở thị trấn đã quen với điều này, nhưng họ vẫn căm giận khi nhìn những tên lính Nhật đang di chuyển bên ngoài.
Binh nhì Shimura Kikujiro đang tập trận thì có nhu cầu đi vệ sinh. Anh ta quyết định tạm dừng tập trận để đi giải quyết. Hầu hết Phong Đài không có điện vì vậy mà chỗ đi vệ sinh do con người xây dựng không nhiều.
Vì vậy, Kikujiro sử dụng cách tự nhiên nhất. Khi giải quyết xong, anh ta trở lại đội ngũ của mình, nhưng đồng đội của hắn đã di chuyển đi mất. Và vì lúc đó là thời điểm rất khuya, anh ta phải mất một lúc mới có thể tìm đường trở lại căn cứ của mình.
Diễn tập xong, quân Nhật trở về doanh trại và thực hiện điểm danh. Lúc này, chúng mới nhận ra thiếu mất một người. Chúng cử một số người đến Uyển Bình và yêu cầu vào thành để có thể tìm người lính bị mất tích.
Người Trung Quốc từ chối. Họ đã đóng cổng thành vài giờ trước, và cho rằng một người Nhật không thể vào thành trước hoàng hôn.
Nhưng quân Nhật vẫn khăng khăng phải vào thành, Vì vậy quân đội Trung Quốc lại đề nghị sẽ tự tiến hành tìm kiếm. Quân Nhật đã từ chối và đe doạ tấn công nếu không được phép vào thành. Người Trung Quốc đáp lại là “không”.
Vào năm 2013, Thư viện Quốc hội của Nhật Bản giải mật các hồ sơ niêm phong về vụ việc này. Hồ sơ cho thấy khi quân Nhật chuẩn bị tấn công thành Uyển Bình, Kikujiro với khuôn mặt hổ thẹn xuất hiện, xin lỗi vì đã đi lạc.
Theo hồ sơ, súng vẫn nổ – mặc dù không biết ai bắn và bắn vào ai. Điều đó không thành vấn đề – người Nhật tìm được lý do mở rộng xâm lược.
Sau nửa đêm khuya, một đơn vị bộ binh Nhật đã cố gắng phá vỡ các bức tường của thành Uyển Bình nhưng bị đẩy lùi. Sau đó người Nhật đưa ra một tối hậu thư, đe dọa sẽ mở một cuộc tấn công lớn hơn trừ khi thành Uyển Bình mở cửa cho chúng.
Tướng Qin Dechun, quyền chỉ huy Lộ quân số 29 đã ra lệnh cho binh lính cảnh giác cao độ. Thị trưởng thành phố, Wang Lengzhai, rất lo ngại vụ việc dẫn tới đổ máu. Thị trưởng được phép đi đến doanh trại của Nhật để đàm phán nhưng nó có kết quả.
Quân tiếp viện của Trung Quốc đã đến lúc 4 giờ sáng. Khoảng 45 phút sau, thị trưởng quay trở lại thị trấn thì nhìn thấy quân đội Nhật đang tập trung. Ông ta chỉ kịp vừa vượt qua cổng thành thì tiếng súng nổi lên.
Như vậy Chiến tranh Trung-Nhật lần thứ hai bắt đầu vào lúc 4:50 sáng ngày 8/7/ 1937. Mặc dù chiến dịch đã kết thúc với một thỏa thuận ngừng bắn hai ngày sau đó, nhưng đồng hồ đếm ngược về nguy cơ nổ ra chiến tranh xâm lược vẫn được bật lên.
Người Nhật có một lý do mới để tiến hành một cuộc xâm lược tổng lực Trung Quốc, đẩy Trung Quốc vào cuộc chiến thảm khốc cho tới tận năm 1945 mới kết thúc.
(Shahan Russell/WH)
http://muonmauchientranh.com/the-gioi/vu-di-tieu-lac-nam-1937-dan-toi-chien-tranh-giua-trung-quoc-va-nhat-ban.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét