Theo trang tin Sina Trung Quốc ngày 10/8, ở khu vực Sikkim và khu vực tranh chấp đoạn phía đông, Ấn Độ đã tập kết 4 quân đoàn và 1 quân đoàn đang xây dựng với khoảng 210.000 quân. Các lực lượng không quân và tên lửa cũng triển khai sẵn sàng ứng chiến...
Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi thực hiện chính sách "cứng rắn" với Trung Quốc trong vấn đề biên giới. Ảnh: AP.
Hiện nay, quân đội Ấn Độ chủ yếu tập trung vào đối phó Trung Quốc và Pakistan, không có đối thủ nhiều như Trung Quốc. Vì vậy, quân đội Ấn Độ, nhất là lục quân có ưu thế nhất định trong đối đầu với Trung Quốc.
Động thái quân sự mới của Ấn Độ?Trang tin The Quint Ấn Độ ngày 9/8 cho biết một lượng lớn lực lượng của quân đoàn 33, quân đội Ấn Độ đóng ở Sukna đã hoặc đang tập kết ở đoạn Sikkim, khu vực biên giới Trung - Ấn.
20 - 25 ngày trước, 3 sư đoàn trực thuộc quân đoàn 33 đã bắt đầu được Ấn Độ điều động đến khu vực này, bộ phận quan trọng nhất của lực lượng này đã được bố trí ở “khu vực hành động” chỉ định. Quân đội Ấn Độ đã triển khai trong phạm vi phía đông và phía bắc Ấn Độ, cách đoạn Sikkim 500 m - 20 km.
Một quân đoàn của quân đội Ấn Độ gồm có 3 sư đoàn, bao gồm lực lượng tác chiến và lực lượng phi tác chiến, tổng quân số thường là 30.000 - 40.000 người. Trong khi đó, sư đoàn miền núi 17 của quân đoàn 33 trước đó đã đóng ở Gantok, thủ phủ của Sikkim.
Quân đội Ấn Độ triển khai hành động bắt đầu từ vài ngày trước, nhưng thông tin triển khai chính thức ngày 7/8 mới truyền đến sĩ quan cấp trung của quân đội Ấn Độ. Hiện nay có 60% lực lượng đã triển khai sẵn sàng ở đoạn Sikkim, nhưng hành động lần này “phần nhiều là để tạo thế”.
Một động thái đáng lưu ý nữa là, theo đài CCTV Trung Quốc ngày 10/8, quân đội Ấn Độ đã yêu cầu người dân ở một thôn làng bên phía Ấn Độ ở lân cận khu vực Doklam nhanh chóng rút đi và dọn dẹp nhà cửa.
Thôn này cách điểm đối đầu ở biên giới Trung - Ấn chỉ 35 km. Trong thôn có khoảng 100 người dân, hiện còn chưa rõ hành động này là để bố trí hàng nghìn binh sĩ tới khu vực đối đầu hay để người dân tránh bị thương vong khi xảy ra xung đột tiềm tàng.
Ưu thế quân sự của Ấn Độ20 - 25 ngày trước, 3 sư đoàn trực thuộc quân đoàn 33 đã bắt đầu được Ấn Độ điều động đến khu vực này, bộ phận quan trọng nhất của lực lượng này đã được bố trí ở “khu vực hành động” chỉ định. Quân đội Ấn Độ đã triển khai trong phạm vi phía đông và phía bắc Ấn Độ, cách đoạn Sikkim 500 m - 20 km.
Một quân đoàn của quân đội Ấn Độ gồm có 3 sư đoàn, bao gồm lực lượng tác chiến và lực lượng phi tác chiến, tổng quân số thường là 30.000 - 40.000 người. Trong khi đó, sư đoàn miền núi 17 của quân đoàn 33 trước đó đã đóng ở Gantok, thủ phủ của Sikkim.
Quân đội Ấn Độ triển khai hành động bắt đầu từ vài ngày trước, nhưng thông tin triển khai chính thức ngày 7/8 mới truyền đến sĩ quan cấp trung của quân đội Ấn Độ. Hiện nay có 60% lực lượng đã triển khai sẵn sàng ở đoạn Sikkim, nhưng hành động lần này “phần nhiều là để tạo thế”.
Một động thái đáng lưu ý nữa là, theo đài CCTV Trung Quốc ngày 10/8, quân đội Ấn Độ đã yêu cầu người dân ở một thôn làng bên phía Ấn Độ ở lân cận khu vực Doklam nhanh chóng rút đi và dọn dẹp nhà cửa.
Thôn này cách điểm đối đầu ở biên giới Trung - Ấn chỉ 35 km. Trong thôn có khoảng 100 người dân, hiện còn chưa rõ hành động này là để bố trí hàng nghìn binh sĩ tới khu vực đối đầu hay để người dân tránh bị thương vong khi xảy ra xung đột tiềm tàng.
Trong khi đó, theo trang tin Sina Trung Quốc ngày 10/8, ở khu vực Sikkim và khu vực tranh chấp đoạn phía đông, Ấn Độ đã tập kết 4 quân đoàn và 1 quân đoàn đang xây dựng, khoảng 210.000 quân, đã biên chế thành 9 sư đoàn miền núi, 1 sư đoàn bộ binh, 1 lữ đoàn pháo binh và 1 trung đoàn thiết giáp.
Ngoài quân đoàn tác chiến miền núi 17 dùng để chuyên đối phó Trung Quốc, sư đoàn miền núi 59 và sư đoàn miền núi 72 hiện có khoảng 30.000 quân, hai năm tới có kế hoạch tăng lên 90.000 quân trở lên.
Các sư đoàn miền núi 17, 20 và 27 của quân đoàn 33 trên hướng Sikkim có tổng quân số khoảng 60.000 - 70.000 quân, sớm đã triển khai nhiều năm ở xung quanh Sikkim.
Tại bang Arunachal Ấn Độ - nơi Trung Quốc gọi là Nam Tây Tạng, ngoài các sư đoàn miền núi 2, 5 và 21 thuộc quân đoàn 4 triển khai trên hướng Tawang, còn có lữ đoàn pháo binh 21 và trung đoàn thiết giáp 45, tổng quân số khoảng 50.000 quân.
Ở khu vực giáp giới ba nước Trung - Ấn - Myanmar có sư đoàn bộ binh 23 và sư đoàn miền núi 57 thuộc quân đoàn 3, lực lượng khoảng 30.000 quân, được coi là lực lượng dự bị cho các hành động tác chiến đối với Trung Quốc ở đoạn phía đông.
Ấn Độ đang thành lập một sư đoàn pháo binh triển khai ở đoạn phía đông, ngoài sử dụng lựu pháo FH77B hiện có, còn có kế hoạch nhập khẩu rất nhiều lựu pháo XM333 siêu nhẹ cỡ 155 mm của Mỹ. Đây là một trong những bộ phận hỏa lực nòng cốt được dùng cho tác chiến đối phó với Trung Quốc của quân đội Ấn Độ trong tương lai.
Trong khi đó, tổng binh lực thường xuyên của lực lượng cơ động lục quân Trung Quốc tại đoạn phía đông trực tiếp đối phó Ấn Độ cũng không thể đạt 1/4 của Ấn Độ. Cho dù quân đội Trung Quốc cơ bản nắm chắc đoạn phía tây của khu vực tranh chấp, so với lực lượng đồn trú của Ấn Độ ở khu vực Kashmir, thì phía Trung Quốc cũng không có ưu thế về số lượng.
So sánh về không quân, Ấn Độ cũng có ưu thế nhất định. Trung Quốc có 4 - 5 sân bay trên cao nguyên Tây Tạng, trong khi đó số lượng sân bay của Ấn Độ ở dọc tuyến biên giới Trung - Ấn lại gấp 3 - 4 lần Trung Quốc. Số lượng sân bay của Ấn Độ ở bang Arunachal gấp đôi Trung Quốc.
Hơn nữa, Ấn Độ không ngừng tiến hành mở rộng các sân bay này, đảm bảo có thể cất hạ cánh máy bay vận tải chiến lược cỡ lớn C17 do Mỹ chế tạo. Hiện nay, Ấn Độ đang điều máy bay chiến đấu Su-30MKI đến đoạn phía đông.
Ngoài ra, vài trung đoàn tên lửa của Ấn Độ cũng triển khai ở đoạn phía đông, đã lần lượt trang bị tên lửa hành trình BrahMos và tên lửa đạn đạo tầm ngắn dòng Prithvi. Quân đội Ấn Độ đã trang bị rất nhiều máy bay trực thăng, đang mua thêm các loại trực thăng bao gồm loại có khả năng tải trọng lớn hơn, tìm cách xây dựng “bộ binh bay” và “pháo binh bay”.
Tuy nhiên, theo Sina Trung Quốc, trong chiến tranh hiện đại, không thể chỉ đơn thuần tiến hành so sánh về lực lượng. Mà là coi trọng “tập kết nhanh chóng, ưu thế hỏa lực, tác chiến cơ động và ưu thế hậu cần”. Tác chiến trong điều kiện thông tin hóa có sự thống nhất rất cao giữa “do thám” và “tấn công”, nhấn mạnh hiệu quả tấn công. Ấn Độ không có ưu thế trước Trung Quốc trong những lĩnh vực này.
Quân đội Ấn Độ "đủ mạnh" để bảo vệ chủ quyền
Đánh giá về sức mạnh của quân đội, ngày 9/8, Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ Arun Jaitley tuyên bố quân đội Ấn Độ "đủ mạnh", có khả năng ứng phó với bất cứ thách thức nào, đồng thời nhấn mạnh quân đội Ấn Độ đã "rút ra bài học" từ cuộc chiến tranh biên giới với Trung Quốc năm 1962.
Ông Arun Jaitley cho rằng hiện nay có một số kẻ có ý đồ thách thức chủ quyền quốc gia và toàn vẹn lãnh thổ của Ấn Độ. Nhưng các binh sĩ dũng cảm của Ấn Độ có khả năng bảo vệ an ninh quốc gia, bất kể thách thức đến từ biên giới phía đông hay biên giới phía tây. Quân đội Ấn Độ có thể hy sinh vì an ninh quốc gia.
Trước đó, Tham mưu trưởng Lục quân Ấn Độ Bipin Rawat thậm chí tuyên bố Ấn Độ tiến hành chuẩn bị cho "2,5 cuộc chiến", đó là ứng phó với Trung Quốc, Pakistan và mối đe dọa an ninh trong nước. Ngày 29/6, Bộ Quốc phòng Trung Quốc cho rằng những phát biểu này là "nguy hiểm" và yêu cầu Ấn Độ ghi nhớ "bài học lịch sử".
Ngày 30/6, Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ nhấn mạnh: "Ấn Độ năm 2017 đã khác với Ấn Độ năm 1962". Như vậy, nhìn vào cuộc khẩu chiến này có thể nhìn ra phần nào lý do Ấn Độ đang cứng rắn với Trung Quốc trong cuộc đối đầu biên giới hiện nay.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét