đang là xu thế trong các chương trình phát triển vũ khí tương lai
của nhiều nước, trong đó dẫn đầu là Mỹ.
Công nghệ DEW được phân chia thành các loại: Laser năng lượng cao (HEL) và sóng siêu cao tần công suất cao (HPM). Trong đó, hiện nay các cường quốc quân sự trên thế giới đang tập trung phát triển vào một số loại vũ khí DEW cụ thể, tuy nhiên Mỹ là quốc gia duy nhất trên thế giới đưa DEW vào thực chiến và bước đầu đã chứng minh được tính hiệu quả của loại vũ khí này. Và dưới đây là một số hệ thống DEW hay còn được gọi là vũ khí laser đang được Quân đội Mỹ nghiên cứu và trang bị trong thời gian gần đây.
Tổ hợp ngăn chặn chủ động (Active Denial System - ADS): Là một tổ hợp vũ khí năng lượng định hướng DEW vừa được Lục quân Mỹ kết thúc giai đoạn thử nghiệm và sẵn sàng đưa vào chiến đấu. Tổ hợp ADS do hãng Raytheon phát triển để thực hiện các nhiệm vụ ngăn chặn diện và kiểm soát đám đông không gây sát thương. Tổ hợp được đặt trên xe dã chiến cách khu vực cần tác chiến khoảng 1km. ADS phát ra một chùm sóng vô tuyến cao tần và tập trung khoảng 95GHz hướng vào một người hoặc một nhóm người gây đau đớn. Năng lượng làm cho nhiệt độ bề mặt da người tăng lên và tới mức không chịu được trong vài giây, buộc người ta phải rời khỏi khu vực mục tiêu. Tổ hợp ADS đã được Lục quân Mỹ triển khai thử nghiệm tại Afghanistan năm 2010 và tại Quantico năm 2012.
Hệ thống chống đạn phòng thủ diện (ADAM): Hệ thống này được hãng Lockheed Martin nghiên cứu chế tạo, nhằm đối phó với các phương tiện bay không người lái và đạn pháo phản lực. Hệ thống laser và điều khiển bắn của ADAM được đưa vào một Container đặt trên một khung gầm đặc chủng dặc biệt có thể di chuyển linh hoạt tới mọi khu vực tác chiến. Khi hệ thống ADAM được đưa đến vị trí triển khai và cấp nguồn, nó sẽ tiếp nhận thông tin từ một mạng lưới radar trinh sát để cập nhật dữ liệu về mục tiêu. Sau khi tiếp nhận thông tin cảnh báo, hệ thống ADAM có thể bám theo các mục tiêu ở cự ly tới 5km và phá hủy chúng ở cự ly 2km bằng chùm tia lade có công suất 10kW.
Tại cuộc thử nghiệm vào tháng 11/2015, Lockheed Martin thông báo hệ thống ADAM đã phá hủy thành công 4 đạn rốc két đang bay từ cách xa 2km và đã đánh chặn một phương tiện bay không người lái từ cự ly 1,5km. Trong thử nghiệm tiếp theo vào tháng 3 và tháng 4/2016, hệ thống ADAM đã phá hủy 8 đạn rốc két đường kính nhỏ từ khoảng cách 2km.
Vũ khí phá hoại điện - từ công suất cao: Loại vũ khí này được hãng Diehl nghiên cứu phát triển. Vũ khí này được chế tạo dựa trên nguyên lý nguồn phát xạ siêu cao tần với nhiều biến thể gồm: Biến thể xách tay (làm việc ở dải tần 375MHz) và biến thể cố định (làm việc ở các dải tần 50 MHz, 60 MHz và 100MHz) - tất cả đều ở tần số lặp xung (PRF) 50Hz. Trong đó, các hệ thống xách tay phát ra điện áp từ 400kV - 700kV, còn các khối máy cố định phát ra điện áp có thể đạt 1MV.
Việc sử dụng các vũ khí phá hoại điện - từ công suất cao mang lại cho Quân đội Mỹ khả năng mới, cho phép quân đội và cảnh sát loại bỏ các hệ thống chỉ huy, thông tin và giám sát của đối phương. Các nguồn phát công suất cao này có thể gây quá tải và gây hỏng hóc vĩnh viễn đối với hệ thống kích nổ dựa trên sóng vô tuyến của đối phương từ đó vô hiệu hóa chúng. Trong các nhiệm vụ tác chiến đặc biệt, hệ thống vũ khí này còn có tác dụng chế áp các thiết bị truyền thông của đối phương làm rối loạn các hệ thống trinh sát, thông tin, vô hiệu hóa các công cụ gây nổ IED được chôn dấu ở khoảng cách an toàn mà không gây hại đến sự sống của con người và môi trường. Thậm chí còn khiến các xe của đối phương có thể bị chết máy bất thường. Công nghệ mới này của Diehl được hy vọng sẽ góp phần bảo vệ các đoàn xe chống lại các công cụ gây nổ IED, có thể chặn các xe và ngăn cản việc xâm nhập bất hợp pháp vào những khu vực giới hạn.
Vũ khí laser trên tàu LaW : Hệ thống vũ khí laser bán dẫn lắp đặt trên tàu LaW được thiết kế bởi hãng Raytheon với mục đích chủ yếu là bảo vệ tàu tầm gần. Hệ thống vũ khí năng lượng định hướng này kết hợp 6 nguồn phát tia laser năng lượng cao (HEL) vào một chùm duy nhất để hướng vào mục tiêu di chuyển tốc độ chậm. Hệ thống được kết nối với hệ thống rađa điều khiển để định vị và bám theo các mục tiêu di động. LaW có thể đối phó được với các loại mục tiêu khác nhau như: Máy bay không người lái, tên lửa chống hạm, tên lửa đối không, tàu mặt nước không người lái. Trong cuộc thử nghiệm gần đây, khi LaW sử dụng lade công suất 40kW, hệ thống có thể tiêu diệt mục tiêu là máy bay không người lái ở độ cao từ 1.000 đến 2.000m.
Giới chuyên gia quân sự Mỹ hy vọng, LaW sẽ bổ sung cho các hệ thống vũ khí động năng phòng thủ tầm gần thông thường và có thể được định hướng để tiêu diệt mục tiêu theo đường bám rađa của hệ thống vũ khí tầm gần Phalanx Mk 15 hoặc từ các nguồn chỉ thị mục tiêu khác.
http://kienthuc.net.vn/quan-su/kinh-ngac-vu-khi-nang-luong-dinh-huong-cua-quan-doi-my-849824.html
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét