Thứ Tư, 27 tháng 12, 2017

Tổ hợp tác chiến điện tử Khibina là siêu vũ khí Nga?

Chúng tôi xin giới thiệu một số thông tin về loại vũ khí này của Nga qua bài viết với tiêu đề trên của hai tác giả Roman Skomorokhov và Roman Krivov.

Bài viết được đăng trên “Bình luận quân sự” (Nga) ngày 31/10/2017 để bạn đọc tham khảo.

To hop tac chien dien tu Khibina la sieu vu khi Nga?

Nhìn chung, đã có rất nhiều bài viết về “Khibina”, nhiều đến mức mà “nhờ” công giật tít của một số phóng viên không am hiểu lắm nên tổ hợp này được phong tặng danh hiệu “vũ khí thần kỳ” có khả năng “thổi tắt” tất cả trong phạm vi hoạt động của mình và biến các tàu chiến thành một đống sắt trôi lập lờ trên sóng biển .

Chúng ta chưa nói về chuyện buồn vội, mà sẽ nói là “Khibina” trên thực tế là gì và tại sao đối phương lại sợ chúng.

Lịch sử của tổ hợp bắt đầu từ những năm tháng Xô Viết xa xôi tại Kaluga (thành phố Kaluga cách Matxcova gần 200km về phía Tây Nam-ND), bên trong các bức tường của KNIRTI (viết tắt của Viện khoa học- nghiên cứu kỹ thuật vô tuyến Kaluga).

Công tác nghiên cứu- thiết kế “Khibina” được tiến hành từ năm 1977 đến những năm 1990.

Năm 1995, hoàn thành các thử nghiệm đầu tiên, năm 1997 – kết thúc chu kỳ thử nghiệm thứ hai. Và chỉ bắt đầu từ năm 2014 tổ hợp mới chính thức được đưa vào trang bị cho máy bay Su-34 (đúng theo kế hoạch ban đầu khi thiết kế “Khibina”).

Dĩ nhiên, trong một khoảng thời gian dài như vậy, tổ hợp tác chiến điện tử lắp trên máy bay “Khibina” đã được cải tiến nhiều lần.

Tổ hợp tác chiến điện tử đa năng “Khibina” lắp trên máy hiện nay có 3 phiên bản.

To hop tac chien dien tu Khibina la sieu vu khi Nga?

L-175V”Khibina-10V” – trang bị cho máy bay Su-34
L-265”Khibina-10M”- cho máy bay Su-35S
“Khibina-U”– cho các máy bay tiêm kích Su-30SM.

“Khibina-U” khác hai tổ hợp trước (L-175V”Khibina-10V” và L-175V”Khibina-10M” ở chỗ nó được gắn vào thân máy bay, chứ không đặt trong các container treo dưới cánh.

Các “Khibina” 10V và 10M chỉ khác nhau ở contaniner mang chính “Khibina”. Đó là do cánh Su-34 cánh và Su-35 có kết cấu khác nhau. Ngoài ra, không có sự khác biệt đáng kể nào.

To hop tac chien dien tu Khibina la sieu vu khi Nga?

Để có thể dễ dàng hình dung các nhiệm vụ mà tổ hợp có thể thực hiện, rất nên phân tích các thành phần của tổ hợp.

Tổ hợp “Khibina” có các thành phần sau đây:

1. Hệ thống trinh sát vô tuyến –kỹ thuật phát triển từ công trình thiết kế- thử nghiệm “Proran”. Hệ thống trinh sát vô tuyến điện tử này có chức năng phát hiện các phương tiện vô tuyến điện tử của đối phương (ví dụ, đài radar phòng không, hệ thống dẫn đường tên lửa và v.v), phân loại và xác định các tham số làm việc, xác định vị trí và truyền thông tin nhận được cho hệ thống tính toán (máy tính) của tổ hợp.

2. Từ các dữ liệu nhận được, máy tính của sẽ cung cấp các số liệu về tọa độ, thời gian và tính chất tác động hoặc là cho đài phát nhiễu, hoặc là để phóng bẫy điện tử hoặc bẫy hồng ngoại.
3. Bộ nhớ chính xác tần số TSH. Tất cả thông tin hệ thống trinh sát vô tuyến điện tử nhận được và thông tin đã được hệ thống tính toán xử lý về các tham số tần số của phương tiện điện tử của đối phương sẽ được nạp cho bộ nhớ TSH.

Các dữ liệu được lưu lại được trong các khối (bộ nhớ) cho phép ngay lập tức (trong khoảng thời gian thực) đưa ra các thông tin hướng dẫn vê tình huống nhiễu bất kỳ dạng nào, căn cứ vào các tính chất của tín hiệu thu được.

4. Đài phát nhiễu chủ động SAP-518 “Regata”. Các phần tử của “Rageta” được bố trí trên cánh Su-34, trong 2 container.

To hop tac chien dien tu Khibina la sieu vu khi Nga?To hop tac chien dien tu Khibina la sieu vu khi Nga?To hop tac chien dien tu Khibina la sieu vu khi Nga?
To hop tac chien dien tu Khibina la sieu vu khi Nga?

SAP-518 có chức năng hỗ trợ chống tấn công cho máy bay mang nó. Tín hiệu mục tiêu được hệ thống trinh sát điện tử vô tuyến thu được sau khi qua hệ thống tính toán xử lý làm thay đổi các tham số cần thiết và được phát trả lại.

Các phương pháp làm việc chủ yếu của SAP-518:

-         Làm chậm thời gian phát hiện các máy bay mang thiết bị chế áp vô tuyến điện tử trong trường hợp máy bay này là mục tiêu tấn công của đối phương;
Ngụy trang mục tiêu thực trên nền các mục tiêu giả;
-         Gây sai số cho đối phương khi tính toán cự ly đến mục tiêu, tốc độ và vị trí góc của mục tiêu;
-         Làm giảm các tính năng của chế độ bám mục tiêu khi đang phát sóng radar để bám máy bay- mục tiêu;
-         Làm cho đối phương mất nhiều thời gian và rất khó khóa mục tiêu khi chuyển sang chế độ định vị (mục tiêu) liên tục bằng phương tiện vô tuyến.
- Do tín hiệu mà “Regata” phát mạnh hơn tín hiệu radar mà máy bay phản hồi nên máy thu của đối phương nhận và xử lý tín hiệu rõ hơn và chất lượng hơn (chính là tín hiệu của “Regata” phát xuống) trong 2 tín hiệu. Trong khi đó tín hiệu của “Regata” mang một số dữ liệu khác với dữ liệu thực về cự ly, tốc độ, tốc độ góc và tọa độ của máy bay mang nó.

Kết quả là tên lửa phòng không đối phương được dẫn tới một mục tiêu “ma” có vị trí cách máy bay “thực” ở một cự ly đủ an toàn cho máy bay. Đây được gọi là “ phát nhiễu giả mục tiêu” với tọa độ khác.

Việc phát nhiễu “làm chệch hướng” và nhiễu mô phỏng làm cho các đài radar đối phương rất khó có thể nhận được các dữ liệu chính xác về vị trí thực của máy bay.

5. Container bảo vệ một tốp máy bay.

To hop tac chien dien tu Khibina la sieu vu khi Nga?
Đây là tổ hợp “Khibina” hiện đại hóa sử dụng để bảo vệ một tốp máy bay.

Tổ hợp này có các container U-1 hoặc U-2 với dải tần làm việc trùng với dải tần của “Regata”. Trên thực tế đây là các máy phát sóng công suất lớn, làm tăng đáng kể cự ly hoạt động của SAP- 518 và có thể bảo vệ không chỉ một chiếc, mà là một tốp máy bay.



Phiên bản thứ hai- với các container SH0 và SH1. Trong trường hợp này, giải tần số làm việc là một giải tần khác và buộc phải phải có một số thay đổi trong chế độ làm việc của hệ thống trinh sát vô tuyến điện tử.

Hệ thống này có khả năng không chỉ bảo vệ một tốp máy bay, mà còn có thể chỉ thị mục tiêu cho các đài khác. Sự phát triển tiếp theo của “Khibina”- được đưa vào tổ hợp đài phát nhiễu chủ động bảo vệ tốp máy bay SAP-14 “Tarantul”.

“Tarantul” có nhiệm vụ phát các nhiễu tạp chống các đài radar quan sát, tổ hợp tên lửa phòng không và các đài radar hàng không.

Với SAP container, bất kỳ một Su-34 nào cũng có thể trở thành một máy bay tác chiến điện tử vì lúc này Su-34 có thể bảo vệ các máy bay khác trong tốp khi nó đang bay trong đội hình.

6.  Tổ hợp “Khibina” có nhiều dạng bẫy và thiết bị phát nhiễu: ngẫu cực, nhiệt, vô tuyến điện tử. Việc phóng bẫy có thể do tổ lái, hoặc do hệ thống điều khiển của chính tổ hợp thục hiện.


Tính năng kỹ- chiến thuật của tổ hợp:
Chiều dài container: 4.950mm
Đường kính container: 350mm
Trọng lượng container: 300kg.
Vùng bảo vệ ở bán cầu sau và bán cầu trước: sector �45 độ.
Giải tần làm việc của thiết bị trinh sát vô tuyến kỹ thuật: 4….18 GHz
Giải tần làm việc của container phát nhiễu chủ động bảo vệ tốp: 1…4GHz
Công suất sử dụng: 3.600W.


Từ những thống tin được dẫn ở trên, có thể kết luận tổ hợp”Khibina” là một phương pháp bảo vệ cực kỳ hiệu quả các máy bay của Nga trước các máy bay và tổ hợp phòng không của đối phương tiềm năng .

Nhưng rất tiếc, 'Khibina' hoàn toàn không thể làm mù các phương tiện điện tử của các tàu lớp khu trục như một số người đã từng nói.

http://baodatviet.vn/quoc-phong/vu-khi/to-hop-tac-chien-dien-tu-khibina-la-sieu-vu-khi-nga-3349756/?paged=2


Thứ Hai, 25 tháng 12, 2017

Chính sách ngu dân trong lịch sử Trung Quốc

Chỉ cần thể chế toàn trị còn tồn tại, trên dưới cùng ngu là không thể tránh khỏi. Chỉ có xây dựng được cơ chế ràng buộc quyền lực hiệu quả, nhân dân có đủ tự do ngôn luận, mới có thể hy vọng đánh bật gốc quy luật “trên dưới cùng ngu”.
ngu dan.jpeg
Từng có tổng kết cho rằng lịch sử Trung Quốc có “mười định luật lớn”, bao gồm: đũa ngà voi, thỏ chết chó hầm, bao vây xu nịnh, dè chừng kẻ thù, kéo kết bè đảng, Hoàng Tôn, xử trảm năm đời, quyền lớn hiếp chủ, da lông, chính quyền từ báng súng [1]; những định luật này không sai, nhưng tôi cảm thấy chưa đủ, ít nhất cần thêm vào một định luật: “Định luật trên dưới cùng ngu”.
Cái gọi là “Định luật trên dưới cùng ngu”, là chỉ trong xã hội chuyên chế, kẻ thống trị thực hành chính sách ngu dân; có “chính sách ngu dân” tất sẽ xuất hiện “đối sách ngu quân” trong triều đình và dân chúng. Đây gọi là “trên dưới cùng ngu”. Hệ quả của “trên dưới cùng ngu” là trên có hôn quân, dưới có ngu dân, xấu thắng tốt thua, luân lý hao mất, xã hội đen tối, giả dối lên ngôi, hủ bại lạc hậu, hèn hạ bạc nhược.
“Chính sách ngu dân” của kẻ thống trị tự cho mình thông minh
Có hiện tượng kỳ quái trong lịch sử [TQ], đó là có một số phần tử trí thức không cầm quyền, không phải thành viên lớp hạt nhân chuyên chế, nhưng lại nhiệt thành bỏ hết tinh lực giúp kẻ thống trị bày vẽ mưu kế. Từ khá sớm, vị chuyên gia đã vô tư dâng hiến tuyệt chiêu “chính sách ngu dân” phải kể là Lão Tử Lý Đam. Ông ấy nói: “Ngày trước, kẻ khéo hành đạo thì không cho dân sáng suốt, phải làm cho họ ngu muội. Khó trị được dân khi họ có nhiều trí tuệ” [2], “Trí tuệ của thánh nhân [là làm cho dân]: Lòng rỗng, bụng no, chí hèn, xương cứng, làm cho dân không biết không ham” [3]. Khổng Tử thánh nhân cũng theo chủ trương này, ông ấy nói: “Muốn sai bảo dân, không để cho họ hiểu biết” [4]. Hậu thế “vì nể người hiền”, cho rằng lời của Lão Tử và Khổng Tử cần có cách giải thích khác, ví như giải thích “trí, 智” mà Lão Tử nói có nghĩa là “xảo trá”, còn “ngu, 愚” là “chất phác”; làm mới lại lời của Khổng Tử… kỳ thực chỉ là trò chơi chữ nghĩa mà thôi.
Theo quan điểm của Lão Tử, khó quản dân khi dân hiểu biết. Nhà chính trị cao minh không nên để cho dân có hiểu biết, cần làm cho dân ngu xuẩn. Nếu mọi người dân đều đần độn, nhận thức kém và không có dục vọng, như vậy thiên hạ sẽ ổn định.
Lý luận thường lạc hậu so với thực tiễn. Thực tế, từ khi Lão Tử còn chưa ra đời, các vua nhà Tây Chu đã biết thực hiện “chính sách ngu dân”. Nhiều người quá quen câu chuyện Chu Lệ Vương (890 Tr.CN – 828 Tr.CN) “dẹp lời bài báng”. Khi đó, để ngăn chặn dân chúng tranh luận việc triều chính, Chu Lệ Vương thực hiện chính sách chính trị hà khắc, nhân dân không còn bất cứ tự do ngôn luận nào, đến cả việc chào hỏi khi gặp nhau trên đường cũng không dám, chỉ có thể dùng ánh mắt ra hiệu. Khi mọi người im lặng, Chu Lệ Vương tự cho rằng thiên hạ ổn định, dương dương tự đắc khoe khoang với đại thần Thiệu Công. Nhưng không bao lâu sau thì xảy ra bạo loạn khắp nước, Chu Lệ Vương bị lưu đày.
Trong lịch sử Trung Quốc, vị hoàng đế chính thức đẩy mạnh chính sách ngu dân là Tần Thủy Hoàng (259 Tr.CN – 210 Tr.CN) với chính sách tàn bạo “diệt trăm nhà”. Về sau, các hoàng đế và triều đại đều xem chính sách ngu dân là phép màu của sức mạnh chính trị. Biện pháp thực hiện chính sách này chủ yếu có ba cách:
Một là áp chế dư luận, phong tỏa thông tin, đàn áp văn nhân, thiêu hủy sách vở. Như Tần Thủy Hoàng và Lý Tư “đốt sách chôn nho” chính là cách phong tỏa thông tin, kiềm chế tư tưởng, biến mọi người thành người điếc, người mù; chúng còn đẩy mạnh chính trị KB [5], tước đoạt quyền tự do ngôn luận của nhân dân, biến mọi người thành như người câm. Nhân dân có mắt không được thấy, có tai không được nghe, có miệng không dám nói, biến thành người mù, điếc, câm, như thế kẻ độc tài có thể tùy tiện tự tung tự tác. Tù ngục tắm máu chữ nghĩa trong lịch sử Trung Quốc càng ngày càng tàn khốc, như phong trào kiểm duyệt thư tịch phạm húy trên quy mô rộng của triều đình nhà Thanh là một dẫn chứng kinh điển của “chính sách ngu dân”.
Hai là gạt bỏ trăm nhà, độc tôn Nho gia; cấm cản hết thảy tự do tư tưởng, ngôn luận. Ngoài bạo lực khủng bố, kẻ thống trị còn tìm đến thứ lý luận có lợi mà vô hại đối với kẻ thống trị chuyên chế, xem đó là tư tưởng chỉ đạo để thuần hóa nhân dân. Đề xuất chủ ý này là một bậc thầy và chuyên gia, gọi là Đổng Trọng Thư (179 Tr.CN – 104 Tr.CN). Ông ta chủ trương dùng học thuyết Nho gia làm tư tưởng cầm quyền nhằm “giáo hóa” nhân dân. Trong sớ dâng Hán Võ Đế (156 Tr.CN – 87 Tr.CN), ông ấy ghi: “Kẻ không học Lục nghệ (Thi, Thư, Lễ, Nhạc, Xuân, Thu), tư tưởng của Khổng Tử, phải cắt đường thăng tiến, chớ nên tuyển chọn” (Chư bất tại lục nghệ chi khoa Khổng Tử chi thuật giả, tất tuyệt kỳ đạo, vật sử tính tiến). Từ đây, Hán Võ Đế “loại bỏ trăm nhà, độc tôn Nho gia”. Tư tưởng này gây ra nền chính trị tàn bạo, làm cho người Trung Quốc bị mất năng lực sáng tạo và tư duy độc lập về các phương diện văn hóa và khoa học, sau này xã hội Trung Quốc không còn xuất hiện trường hợp như “trăm nhà đua tiếng” nữa.
Ba là tự thần thánh hóa bản thân, mượn danh lừa đời, đặt chuyện hoang đường, tô vẽ cảnh thái bình. Những kẻ độc tài muốn chứng minh bản thân “phụng mệnh Trời”, “duy ngã độc tôn”, “Trời trao anh minh”, “Trời trao năng lực phi phàm”, tự tạo dựng thần thoại dối trá, nào là khi Thái hậu mang thai “giao long quấn lấy”, “mơ Mặt trời nhập thai”; nào là khi Hoàng đế chào đời “gian phòng tỏa hào quang”, “ngoài sân mây tía”… chứng minh Hoàng đế khác người phàm, là “con Trời”, là thánh nhân siêu phàm, được thần thánh trao ngôi báu, có quyền ban quan tước, “khắp gầm trời đâu cũng là đất của vua, người sống trên đó đều là thần dân của vua”. Phàm những lời vua nói đều là lời vàng ngọc, một câu trên cả vạn câu; phàm việc vua làm toàn là vĩ đại anh minh, mãi mãi không có sai lầm. Đồng thời, những kẻ thống trị còn không ngừng tạo dựng những tấm gương giả tạo, bài học giả tạo cho toàn dân học tập, dùng lời hoang đường mê hoặc dân chúng, dùng lời suông trị nước, tô vẽ cảnh thái bình, lừa mình lừa người.
Tóm lại, tinh túy của “chính sách ngu dân” là nhờ vào che giấu, lừa lọc và khủng bố, biến nhân dân thành khờ khạo và ngớ ngẩn. Như thế, kẻ thống trị được hiện thân như vị anh hùng vĩ đại, nhằm gia cố quyền thống trị chuyên chế.
“Đối sách ngu quân” làm kẻ độc tài thành đần độn
Tục ngữ có câu: “Trên có chính sách, dưới có đối sách.” Ở trên thực hiện “chính sách ngu dân”, ở dưới tự nhiên có “đối sách ngu quân”.
Lỗ Tấn (1881 – 1936) tiên sinh từng kể câu chuyện “Vẹt xanh mỏ đỏ”, tổng kết rằng: “Vì hoàng đế và đại thần có ‘chính sách ngu dân’, bách tính cũng tự có ‘đối sách ngu quân’.” Nói phương pháp mà bách tính lừa hoàng đế là “chính sách” thì không chuẩn xác. Câu chuyện “Vẹt xanh mỏ đỏ” chưa hẳn có thật, nhưng lại phản ánh trí tuệ mà bách tính dùng để lừa gạt hoàng đế, một câu chuyện rất điển hình.
lo tan
Lỗ Tấn, ảnh chụp gần cuối đời. Nguồn:   
Trong sách “Hàn Phi Tử” cũng ghi chép lại câu chuyện ngu quân. Tề Tuyên Vương (trị vì 342 Tr.CN-323 Tr.CN) rất thích bắn cung, có thể kéo được cây cung tam thạch. Những kẻ xu nịnh bên cạnh Tề Tuyên Vương khi kéo thử đều giả bộ gắng hết sức nhưng không thể kéo nổi, nói rằng cây cung này có đến cửu thạch. Tề Tuyên Vương nghe thế thì đắc ý, tưởng rằng bản thân là đại lực sĩ, “thứ chưa đến tam thạch, nhưng cả đời tưởng rằng mình có sức kéo cung cửu thạch.” [6]
Loại “ngu quân” tâng bốc này rất phổ biến. Đặc biệt là khi biết cấp trên có hứng thú, sở trường đối với một vấn đề nào đó, cấp dưới sẽ tìm mọi cách dùng nó vào mục đích nịnh hót. Vậy là cái tôi của kẻ độc tài càng lúc càng được bay bổng, dần dần không còn năng lực phán đoán và tư duy chính xác, càng ngày càng ngu muội. Như câu chuyện thiếu nhi “Áo mới của Hoàng đế” có kể, rõ ràng Hoàng đế đang cởi truồng, nhưng vì những lời xu nịnh của các đại thần mà tưởng rằng mình đang mặc bộ đồ đẹp nhất thế gian. Thậm chí, khi kẻ độc tài nói lời vô nghĩa, kẻ xu nịnh cũng nói rằng “lời vàng thước ngọc”, “nhận định sáng suốt”, cùng tổ chức học theo triệt để, toàn diện. Khắp cả nước đều nhất loạt lấy làm gương để học tập. Thôn lừa xã, xã lừa huyện, cứ thế bên dưới lừa bên trên, lừa lên đến cung điện. Loại hôn quân này chỉ thích được tâng bốc, tưởng đâu thế là vô hại, thực tế nó như thuốc độc mãn tính, làm cho cấp trên ngày càng ngu đần, cởi chuồng chạy khắp nơi đến chết vẫn không nhận ra.
Một cách “ngu quân” nữa là che giấu, lừa dối. Hoàng đế Càn Long (1711 – 1799) có thể xem là vị vua thông minh trong các triều đại, một lần ông ấy hỏi đại học sĩ Uông Do Đội (1692-1758): “Trời chưa sáng mà ông đã thượng triều, đã dùng bữa ở nhà chưa?” Uông Do Đội đáp: “Nhà thần nghèo, bữa sáng chỉ dùng bốn trứng gà.” Càn Long giật mình, nói: “Một trứng gà giá 12 lượng bạc, bốn trứng là 40 lượng. Trẫm không dám xa xỉ như thế, sao khanh có thể nói nhà mình nghèo?” Uông Do Đội bị dọa chỉ biết nói úp mở, ậm ờ cho qua. Nhưng câu chuyện không phải duy nhất. Vốn là mỗi ngày Hoàng đế Quang Tự (1871 – 1908) ăn bốn trứng gà, trong sổ ở ngự thiện phòng ghi lại chi phí là 34 lạng bạc, như vậy giá mỗi trứng gà hơn 8 lạng bạc. Một lần ông ta hỏi thầy dạy mình là Ông Đồng Hòa (翁同龢, 1830 – 1904): “Thứ quý giá này thầy đã dùng chưa?” Ông Đồng Hòa nghe hỏi thì biết thái giám giở trò, nhưng nghĩ nếu nói thật thì đắc tội với các thái giám, bèn đáp: “Thứ quý này, khi thờ cúng vào ngày lễ lớn thì thần thỉnh thoảng mới dùng một chút, bình thường không dùng đến.” Có lẽ các Hoàng đế triều Thanh đều cho rằng trứng gà là đồ ăn quý giá!
Trường hợp nhiều hơn là cấp dưới buộc phải lừa cấp trên, không dám nói sự thật cho cấp trên. Thích nghe lời ngọt là thiên tính của con người. Đặc biệt là kẻ độc tài, ngày ngày bị bọn xu nịnh vây quanh, luôn tưởng rằng mình thông minh biết nhiều, anh minh uy phong. Quen nghe lời xu nịnh, họ không còn nghe được lời không vừa ý nhưng chân thật. Dẫn chứng có vô số trong lịch sử. Vì mọi người đều học cách ngoan ngoãn nghe lời, cấp trên thích nghe gì thì nói vậy. Đây gọi là “bị ép ngu quân”. Như Tần Nhị Thế (229 Tr.CN – 207 Tr.CN) rơi vào nghiện ngập trụy lạc, bị Thừa tướng Triệu Cao (258 Tr.CN – 207 Tr.CN) giấu giếm thông tin. Tần Nhị Thế lờ mờ biết nghĩa quân nổi dậy nhiều như ong, thiên hạ đại loạn, nhưng khi hỏi Triệu Cao, Triệu Cao chỉ thưa: “Chẳng qua là vài tên giặc cỏ, không làm nên trò trống gì.” Bỏ mặc Tần Nhị Thế an tâm hưởng lạc trong cung điện. Cho đến khi Triệu Cao phái con rể vào cung giết Tần Nhị Thế, lúc này Tần Nhị Thế mới vỡ ra, liền trách mắng tên thái giám bên cạnh: “Tại sao ngươi không sớm nói cho ta sự thật?” Thái giám nói: “Tiện nhân không dám nói. Nếu nói sự thật thì sớm đã bị ngài giết chết rồi, sao có thể sống đến giờ?” Câu chuyện về Tùy Dạng Đế cũng có thể xem là điển hình. Ông ta thích nghe lời ngon ngọt, vì thế quần thần chỉ dám báo chuyện vui không dám báo chuyện buồn. Có cung nữ báo lại rằng, bên ngoài có người tạo phản. Tùy Dạng Đế lại cho rằng cô cung nữ có mưu đồ mê hoặc làm loạn, bèn mang giết đi. Vậy là không còn ai dám nói lời thật trước mặt ông ta. Khi thiên hạ đại loạn, ông ta bị khốn trong cung Dương Châu, nhưng vẫn không ai dám nói thật cho ông ta. Điều lạ là, bên ngoài cung, các tướng lĩnh ngự lâm quân cứ điềm nhiên mở hội bàn việc phản loạn mà không phải lo lắng có ai vào cung mật báo; trong cung, các cung nữ đều biết tình thế bên ngoài đã đến nước không thể dẹp nổi, nhưng không một ai dám nói sự thật cho Tùy Dạng Đế. Vậy là chỉ còn mình ông ta chìm trong u mê.
Trên dưới làm nhau cùng ngu
Trong lịch sử, bất kể “chính sách ngu dân” hay “đối sách ngu quân” đều có được “thành công” nhất định. Loại “thành công” này quả là nỗi đau xót của nước, nỗi xót xa của dân.
Lỗ Tấn tiên sinh từng nói: “Xảy ra ngu dân là hệ quả của chính sách ngu dân.” “Chính sách ngu dân” sinh ra ra hàng loạt dân ngu, họ không thể biết được sự thật, trong tình trạng thông tin không có ứng đối, ngày ngày chỉ nghe được những lời dối trá, lời nói dối lặp đi lặp lại mãi được xem thành sự thật. Sự xuất hiện của vô số dân ngu, ở mức độ nhất định giúp gia cố quyền lực của kẻ thống trị độc tài, nhưng đồng thời lại làm cho toàn xã hội bao phủ trong không khí giả dối, bạo ngược, ngu muội, bạo lực, dễ tạo thành thảm họa mang tính toàn quốc.
Cuối đời nhà Thanh, do ảnh hưởng của chính sách bài ngoại mù quáng của triều đình nhà Thanh, các dân ngu thành lập Nghĩa Hòa Đoàn, mê tín vào công phu Trung Quốc, cho là vũ khí [nước ngoài] không làm gì được, rêu rao giúp Thanh diệt ngoại bang, ngăn chặn văn minh bên ngoài. Điều này cũng tương tự cảnh người dân Iraq thề bảo vệ Saddam Hussein, quyết chiến đến cùng với quân Anh và Mỹ. Từ Hy Thái Hậu (1835 – 1908) cũng bị dân ngu lừa gạt, cứ thế tin theo, ngang tàng tuyên chiến với 11 nước mạnh nhất thế giới, mong ngóng Nghĩa Hòa Đoàn diệt ngoại bang, trừ đại nạn. Nhưng rồi chỉ cần tám nước liên kết tổ chức đội quân có 20.000 người, đổ bộ lên từ Thiên Tân, không bao lâu đã đánh đến Bắc Kinh, Từ Hy Thái Hậu và Hoàng đế Quang Tự phải tháo chạy. Đây gọi là “quốc nạn Canh Tý” nhục nhã trong lịch sử Trung Quốc. Quân nhà Thanh cùng hàng trăm ngàn người của Nghĩa Hòa Đoàn đầy hào hùng oai khí nhưng hoàn toàn bất lực, câu chuyện không khác gì cảnh cuộc chiến ở Iraq khi liên quân Anh Mỹ tiến thẳng vào Baghdad.
Từ Hy Thái Hậu chạy thoát thân sang phương Tây mới hiểu rằng đã bị Nghĩa Hòa Đoàn làm cho u mê; khi Saddam bị lính Mỹ lôi ra khỏi hầm, có lẽ mới nhận ra bản thân đã bị người dân của ông ta làm cho mụ mị.
Nhưng khi kẻ độc tài nắm đại quyền trong tay, chỉ vui thích khi hắn thực hiện “chính sách ngu dân” thành công, không nhận ra được rằng chính bản thân cũng bị nhân dân làm cho ngu muội. Trên chỉ thích ca ngợi thái bình, thích lời “khen ngợi” rỗng tuếch, “lòng người như một”, thế là bên dưới cứ thế mà theo, tạo cảnh bình an giả tạo, báo cáo thành tích giả dối. Cấp trên nghĩ ra một chủ ý vụng về, cấp dưới hoan hô sáng suốt như thần thánh, chuyện gì cũng chỉ biết tán đồng.
Tháng Giêng năm 610, Tùy Dạng Đế (569 – 618) không màng đến hoàn cảnh, vì muốn chứng tỏ đất nước hùng cường nên bất ngờ đưa ra ý tưởng kỳ lạ, cho mở hội rầm rộ tại Lạc Dương: Biểu diễn tạp kỹ (xiếc, nhào lộn) long trọng, “thâu đêm suốt sáng, khắp nơi đèn đuốc rực sáng đến tận cuối tháng, tốn kém kinh phí vô kể.” Nhiều nhà buôn các nước Tây Vực cảm thấy kỳ lạ, ở Lạc Dương họ dùng bữa không tốn tiền, nơi ở được miễn phí. Các ông chủ khách điếm thì tự hào nói với người nước ngoài: “Trung Quốc giàu có, tiệc rượu có gì đáng bàn.” Người nước ngoài khi thấy cảnh lụa là quấn quanh những cây đại thụ trên đường phố Lạc Dương, trong khi bên đường có nhiều dân nghèo khổ, họ bèn hỏi thị dân Lạc Dương: “Trung Quốc còn có người nghèo, áo mặc rách rưới, sao có thể dùng thứ này quấn cho cây?” Người được hỏi ngượng ngùng không thể trả lời. Tùy Dạng Đế vốn muốn làm công trình này để thể hiện hình ảnh thời đại rực rỡ, “khắp nơi hướng về”, không ngờ lại thành trò hề, để lại trò cười cho hậu thế.
Nhà văn Václav Havel, là cựu Tổng thống Cộng hòa Séc (Czech Republic – DCVOnline), khi bàn về thời hậu toàn trị [7] đã chỉ ra, trò ngụy trang, biểu diễn và trang trí màu mè, giả tạo là đặc điểm cốt lõi của xã hội toàn trị. Cuộc sống trong thời đại toàn trị là sống trong không khí giả dối, mọi người muốn sống phải giả dối, phải chấp nhận làm bạn với giả dối.
Thực tế, ở thời hậu toàn trị, chế độ chuyên chế làm toàn xã hội cùng ngu, từ trên xuống dưới, dối trá trở thành dầu bôi trơn duy trì hoạt động của xã hội toàn trị. Kẻ thống trị độc tài xa rời dối trá thì không thể duy trì được quyền lực; quốc dân không dối trá thì khó bề tồn tại. Trên dưới cùng ngu làm xã hội Trung Quốc chìm trong bể che giấu và lừa bịp, không thể tự thoát khỏi.
Khác biệt giữa thời toàn trị và hậu toàn trị là, trong thời toàn trị, “chính sách ngu dân” của kẻ độc tài tạo ra hàng loạt dân ngu, còn “đối sách ngu quân” của các thần dân lại làm cho kẻ độc tài sống trong u tối, trở thành hôn quân. Trên dưới cùng ngu, không ai được thức tỉnh. Còn ở thời hậu toàn trị, đa số mọi người đã nhận thức rõ chiêu trò vụng về của “chính sách ngu dân”, nhưng bề ngoài vẫn giả dạng tin theo, giả điếc giả câm, lòng thì vui mừng khi thấy nó thất bại; trong lòng kẻ độc tài cũng hiểu rõ “đối sách ngu quân” của dân chúng, nhưng cũng giả bộ tin theo.
Phải nhấn mạnh, trên dưới cùng ngu không chỉ là hoàng đế làm ngu dân, dân chúng làm ngu hoàng đế, mà là theo tầng bậc từng cấp mắt xích, hình thành sợi xích với vô số mắt cùng làm ngu nhau. Mỗi cá nhân đều là một mắt xích của sợi xích, tức kẻ lừa người cũng bị người lừa.
Dù sao, một xã hội mà trên dưới cùng ngu không phải một xã hội khỏe mạnh, càng không thể là xã hội hài hòa. Chỉ cần thể chế toàn trị còn tồn tại, trên dưới cùng ngu là không thể tránh khỏi. Chỉ có xây dựng được cơ chế ràng buộc quyền lực hiệu quả, nhân dân có đủ tự do ngôn luận, mới có thể hy vọng đánh bật gốc quy luật “trên dưới cùng ngu”.


hx.cnd.org, 26.09.2017
Chú thích:
[1] Định luật đũa ngà voi (Tượng nha khoái, 象牙筷): Chỉ kẻ lên cầm quyền bắt đầu sa đọa, phung phí, trác táng… Câu chuyện kinh điển: vua Trụ tại vị không bao lâu thì lệnh cho làm cho họ đôi đũa ngà voi. Hiền thần Cơ Tử thấy thế lo lắng nói, “đũa ngà voi không thể đi cùng đồ sành sứ, phải đi cùng chén tê giác, ly bạch ngọc. Ly ngọc không thể chứa lương thực rau dại, chỉ để dùng sơn hào hải vị. Dùng sơn hào hải vị không thể mặc đồ sơ sài, ở nhà tranh, phải mặc gấm vóc, đi kiệu hoa, ở nhà lầu. Trong nước không thỏa mãn được, phải ra ngoài tìm kiếm báu vật quý hiếm. Thần lo thay cho người.”
Định luật thỏ chết chó hầm (thỏ tử cẩu phanh, 兔死狗烹): Sau khi tận tâm cống hiến hết sức lực cho kẻ thống trị thì bị kẻ thống trị giết bỏ. Câu chuyện kinh điển: Việt Vương Câu Tiễn vì báo thù rửa hận, nằm gai nếm mật, tinh thần thật phi thường. Nhưng phẩm cách của Việt Vương Câu Tiễn rất tệ. Trong tình hình gian khổ tột cùng đã có hai công thần giúp ông ta, nhưng sau khi thành đại nghiệp thì một người bị giết chết, một người phải tháo chạy thoát thân
Định luật bao vây [xu nịnh] (bao vi, 包 围): Một người đứng đầu (vua chúa…) luôn có vài người bao vây xung quanh nịnh hót, hệ quả là làm cho người này ngày càng ngu đần, có xu thế biến thành gần như con rối. Đây là định luật bao vây, diễn ra thường xuyên trong lịch sử Trung Quốc. Câu chuyện kinh điển: Trong “Xuất sư biểu”, Gia Cát Lượng đã luận về hưng vong của thiên hạ, “thân cận bề tôi tài đức, tránh xa tiểu nhân, thời Tiên Hán hưng thịnh nhờ thế; thân tiểu nhân, xa bề tôi tài đức, thời Hậu Hán bại suy vì vậy.” Tuy gian thần và tiểu nhân bị người người khinh bỉ, nhưng chúng lại chiếm giữ vị thế quan trọng trong lịch sử Trung Quốc, quyết định hưng vong của một triều đại
Định luật dè chừng kẻ thù (thù giới, 敌戒): Nghĩa là bản thân chỉ mạnh mẽ hơn nhờ lòng cảnh giác, tranh đấu với kẻ thù
Định luật bè đảng (bằng đảng, 朋党): Tình trạng kéo kết bè phái làm sụp đổ triều đại
Định Luật Hoàng Tôn(黄宗): Dựa vào tổng kết của nhà tư tưởng triều Thanh là Hoàng Tông Hy (黄宗羲, 1610-1695), theo đó trong lịch sử Trung Quốc, vấn đề cải cách thuế khóa diễn ra liên miên, nhưng qua mỗi lần cải cách, sau khi người nông dân được hưởng mức thuế hạ thấp một thời gian thì lại chịu một mức khác cao hơn lúc trước cải cách
* Định luật xử trảm năm đời (五世而斩): Công danh sự nghiệp của một người có ảnh hưởng đến nhiều đời sau (7).
Định luật quyền lớn hiếp chủ: Lịch sử Trung Quốc hàng ngàn năm luôn có khởi đầu và kết thúc theo kiểu “quyền lớn hiếp chủ” làm suy sụp triều đại: con Sở Thành Vương (楚成王, ?-626 TCN) ép Sở Thành Vương tự sát; công tử Quang của nước Ngô phái thích khách Chuyên Chư (专诸, ? – 515 Tr.CN) hành thích Ngô vương Liêu thành công và lên ngôi vương, tức Ngô vương Hạp Lư; thời Tây Hán có Vương Mãng soán ngôi, thời Tấn có loạt bát vương, do tám vị vương họ Tư Mã thuộc hoàng tộc nhà Tây Tấn gây ra từ năm 291 tới năm 306, làm nhà Tây Tấn suy yếu và khởi nguồn của loạn Ngũ Hồ Thập lục quốc của các tộc người tại Trung Nguyên dẫn đến sụp đổ nhà Tây Tấn; thời Tam Quốc có Tào Tháo… Triều Thanh (cuối thời Phong kiến Trung Quốc), Viên Thế Khải lộng quyền, đánh dấu hồi kết của vương triều này
Định luật da lông (皮毛): từ sau khi Tần Thủy Hoàng “đốt sách chôn nho”, giới trí thức Trung Quốc biến thành “lông”, chỉ còn làm phụ họa cho người chủ/lãnh đạo (da), họ không còn tư tưởng độc lập, đánh mất chính mình
Chính quyền từ báng súng: Chỉ Trung Quốc không có dân chủ, lịch sử Trung Quốc thường chỉ dựa vào đấu tranh vũ trang để giành chính quyền (10).
[2] Nguyên văn: Cổ chi thiện vi đạo giả, phi dĩ minh dân, tương dĩ ngu chi. Dân chi nan trị, dĩ kỳ trí đa (古之善为道者,非以明民,将以愚之。民之难治,以其智多).
[3] Nguyên văn: Thị dĩ thánh nhân chi trí, hư kỳ tâm, thực kỳ phúc, nhược kỳ trí, cường kỳ cốt, thường sử dân vô tri vô dục (是以圣人之智,虚其心,实其腹,弱其智,强其骨,常使民无知无欲).
[4] Nguyên văn: Dân khả sử do chi, bất khả sử tri chi (民可使由之,不可使知之).
[5] Mật vụ KGB của Liên Xô cũ?
[6] Thạch (石): Cách tính độ nặng khi kéo cây cung của thời cổ đại Trung Quốc, một thạch cần sức kéo 60 cân.
[7] Hậu chủ nghĩa toàn trị là giai đoạn mà động lực ban đầu của chủ nghĩa toàn trị đã suy kiệt. Kẻ nắm quyền lực đã không còn tính tôn nghiêm và sức sáng tạo mà những thế hệ quyền lực trước từng có. Tuy vậy, về đại thể thì thể chế vẫn vận hành nguyên trạng, do quán tính hoặc tính trơ ỳ
https://nghiencuulichsu.com/2017/12/08/chinh-sach-ngu-dan-trong-lich-su-trung-quoc/

'Cánh tay nối dài' của Trung Quốc bị dò xét

Hàng loạt quốc gia lên tiếng quan ngại trước nghi vấn Trung Quốc dùng nhiều cách thức nhằm tăng cường sức ảnh hưởng và can dự vào vấn đề chính trị nội bộ.

Kết quả hình ảnh cho 'Cánh tay nối dài' của Trung Quốc bị dò xét

Úc, Đức, New Zealand và Mỹ cùng một số nước khác lần lượt cảnh báo điệp viên Trung Quốc tạo nhiều tài khoản giả mạo trên mạng xã hội nhằm thu thập thông tin, lôi kéo hoặc tiếp cận trực tiếp, gây ảnh hưởng đến các nhà làm luật để đẩy mạnh chính sách có lợi cho nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới.
Căng thẳng Úc - Trung Quốc
Trong diễn biến mới nhất từ vụ bê bối nhận tài trợ chính trị từ Trung Quốc, thượng nghị sĩ Công đảng Úc Sam Dastyari hôm 12.12 đã tuyên bố rút lui khỏi Thượng viện. Ông Dastyari bị gây áp lực phải từ chức kể từ khi xuất hiện những cáo buộc ông để một công ty thuộc sở hữu của tỉ phú Trung Quốc Hoàng Hướng Mặc chi trả hóa đơn pháp lý cho văn phòng của ông. Hồi cuối tháng 11, ông Dastyari bị cách chức khỏi một số vị trí tại Thượng viện do đưa ra những tuyên bố ủng hộ Trung Quốc về vấn đề Biển Đông.
Trong cuộc họp báo ngày 13.12, Thủ tướng Úc Malcolm Turnbull chỉ đích danh Trung Quốc và cảnh báo các cường quốc nước ngoài “có âm mưu chưa có tiền lệ và ngày càng tinh vi nhằm gây ảnh hướng đến nền chính trị Úc”. Ông Turnbull tuyên bố chính phủ sẽ tăng cường biện pháp đề phòng tình trạng này, bao gồm lệnh cấm nhận tài trợ từ nước ngoài. Chính quyền Trung Quốc đã phản ứng dữ dội trước những cáo buộc từ giới chức và truyền thông Úc. Theo Reuters, Bộ Ngoại giao Trung Quốc ngày 8.12 đã triệu tập Đại sứ Úc Jan Adams để trao công hàm phản đối những cáo buộc “vô căn cứ” của Canberra.
Trong khi đó, các quan chức an ninh New Zealand vừa trình báo cáo lên Thủ tướng Jacinda Ardern và Bộ trưởng An ninh Andrew Little, cảnh báo Trung Quốc gia tăng hoạt động gián điệp tại nước này, theo tờ Financial Times. Theo báo cáo, trong năm 2017 nhiều cá nhân có mối liên hệ mật thiết với chính quyền Trung Quốc đẩy mạnh những hoạt động can dự vào vấn đề nội bộ, âm mưu tiếp cận thông tin nhạy cảm từ chính phủ và khối tư nhân.
Cơ quan tình báo New Zealand cũng đã tiến hành điều tra cáo buộc nghị sĩ gốc Hoa Dương Kiện từng làm việc cho Học viện Huấn luyện quân sự Trung Quốc trong suốt 15 năm. Ông Dương, là nghị sĩ thuộc đảng Quốc gia cầm quyền kể từ năm 2011, bác bỏ cáo buộc làm gián điệp cho Trung Quốc, gọi cuộc điều tra là “chiến dịch bôi nhọ” xuất phát từ sự phân biệt đối xử đối với người New Zealand gốc Hoa.
Mỹ, Đức lo ngại
Cũng với tâm lý cảnh giác trước việc Trung Quốc mở rộng tầm ảnh hưởng, Cơ quan tình báo BfV của Đức hồi cuối tuần rồi đã công bố danh sách chi tiết những tài khoản mạng xã hội do điệp viên Trung Quốc làm giả nhằm thu thập thông tin cá nhân của các chính trị gia Đức.
Kết quả cuộc điều tra kéo dài 9 tháng của BfV cho thấy điệp viên Trung Quốc giả mạo hồ sơ là chuyên viên tư vấn, học giả trên trang LinkedIn để liên hệ với trên 10.000 người, bao gồm chính trị gia, nhà ngoại giao tại Đức và thậm chí một số quốc gia khác ở châu Âu.
Trong khi đó, Ủy ban Quốc hội Mỹ về Trung Quốc (CECC) hôm qua đã tiến hành phiên điều trần về cách thức Trung Quốc triển khai “sức mạnh mềm”, theo Đài ABC. Thượng nghị sĩ Marco Rubio, chủ trì phiên điều trần, lưu ý thủ đoạn của Trung Quốc tập trung vào khai thác các đối tượng là học giả và chính trị gia.
Dẫn lại mối lo ngại Trung Quốc nỗ lực tăng cường sức ảnh hưởng tại các đại học Úc, CECC cảnh báo nguy cơ Bắc Kinh cũng có động thái tương tự tại Mỹ. “Chẳng hạn, Trung Quốc có thể lợi dụng Học viện Khổng Tử (được đặt trong khuôn viên các trường đại học) để xúc tiến quan điểm và gieo rắc thông tin lệch lạc”, tiến sĩ Glenn Tiffert, nghiên cứu sinh thuộc Đại học Standford trình bày trong phiên điều trần với tư cách nhân chứng.
Phản ứng trước những thông tin trên, truyền thông nhà nước Trung Quốc kịch liệt bác bỏ mọi cáo buộc. Tờ Hoàn Cầu thời báo thậm chí kêu gọi Bắc Kinh phải có biện pháp trả đũa nhắm vào công dân và nhà ngoại giao phương Tây.
Nhiều nghiên cứu mới đây chỉ ra rằng Trung Quốc tăng cường sức ảnh hưởng ở nước ngoài thông qua nhiều biện pháp bao gồm: thu mua tài sản, xây dựng mạng lưới điệp viên thông qua chương trình trao đổi và giao lưu văn hóa, ve vãn các chính trị gia bằng những món quà xa xỉ và mở rộng Học viện Khổng Tử tại các đại học ở nước ngoài. Vào tháng 9.2017, báo cáo của học giả Anne-Marie Brady gây chấn động dư luận New Zealand. Bà Brady, giáo sư khoa học chính trị thuộc Đại học Canterbury, mô tả chi tiết những hoạt động nhằm tăng cường quyền lực mềm của Trung Quốc tại New Zealand. Theo bà Brady, Trung Quốc thiết lập nhiều mạng lưới tài trợ nhằm tiếp cận các chính trị gia từ cấp thấp cho đến cao và người thân gia đình họ tại New Zealand.
https://thanhnien.vn/the-gioi/canh-tay-noi-dai-cua-trung-quoc-bi-do-xet-909877.html

Thứ Sáu, 22 tháng 12, 2017

Ráo riết ''rập khuôn" quân Mỹ, Trung Quốc mơ đánh bại Mỹ

Theo Diplomat, quân đội Trung Quốc sẽ trở thành một đội quân được "Mỹ hóa" lớn nhất có khả năng áp chế quân đội các nước phát triển.



Kết quả hình ảnh cho quân đội Trung Quốc

Năm 2015, hai lữ đoàn thiết giáp của Trung Quốc đã tập luyện trong một cuộc tập trận kéo dài một tuần tại Căn cứ huấn luyện Chu Hòa Nhật nằm trong khu vực tự trị Nội Mông. Cả hai lữ đoàn đều được trang bị xe thiết giáp cùng vũ khí tương tự nhau. Lữ đoàn Xanh (màu xanh) được tổ chức và chiến đấu giống như một lữ đoàn của Mỹ. 
Lữ đoàn Đỏ (màu đỏ) đã bị "nghiền nát". "Trong một giờ, chúng tôi bị đánh bại bởi không kích, vệ tinh do thám và tấn công mạng... Nói một cách thẳng thắn, tôi chưa bao giờ tưởng tượng trận đánh khó khăn tới vậy", Vương Tử Tường chỉ huy lữ đoàn Đỏ nói. Lưu Hải Đào - chính ủy của lữ đoàn Đỏ đã bật khóc trên camera sau khi toàn quân bị tiêu diệt.
Truyền hình Quốc gia Trung Quốc đã đăng đoạn tư liệu này vài ngày trước khi diễn ra Đại hội Đảng lần thứ 19 của Trung Quốc vào tháng 10.2015. Lưu Hải Đào nói rằng lúc đầu đội của anh ta rất tự tin sẽ chiến thắng đội Xanh, vốn bị coi là yếu hơn. "Nhưng sau cuộc tập trận 7 ngày, chúng tôi đã bị đánh bại... Chúng tôi thua bởi đã không tiếp cận thực tế về những tiêu chuẩn chiến tranh hiện đại khi huấn luyện".
Cuộc huấn luyện dưới chuẩn trên chỉ nói lên một phần của sự thật. Giữa 2014-2016, đội Xanh đã lập kỷ lục thắng tổng cộng 32 lần với 1 lần tiêu diệt toàn quân đội Đỏ vốn được trang bị những thiết bị tốt nhất của Quân giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA). Trung bình, đội Đỏ duy trì được khoảng 70% quân số sau mỗi lần chiến đấu với đội Xanh. Biểu hiện yếu kém của quân đội khi tác chiến với một đơn vị quân sự hiện đại khiến cho Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình có đủ lý do để rà soát lại toàn bộ quân đội. 
Vào tháng 9.2015, ông Tập Cận Bình đã tuyên bố tái cơ cấu toàn bộ quân đội trong đó bao gồm cả việc cắt giảm 300.000 quân. Ông muốn tạo ra một cơ cấu chỉ huy tác chiến liên hợp và một tổ hợp quân sự - công nghiệp, giống với Luật Goldwater-Nichols của Mỹ - một chương trình hợp nhất dân sự - quân đội. Trong bài phát biểu tại Đại hội 19, ông Tập Cận Bình xác định 3 mục tiêu cho PLA: Tới năm 2020, cơ bản đạt được mục tiêu cơ giới hóa, có bước tiến triển rõ rệt trong việc sử dụng công nghệ thông tin và nâng cao khả năng chiến lược; Tới năm 2035, trở thành một lực lượng quân sự hiện đại; Tới 2050, trở thành đội quân đẳng cấp thế giới. 

Nếu ông Tập Cận Bình thi hành được đầy đủ chính sách tái cơ cấu và giải quyết được những quan điểm đối lập về chính trị và quân sự thì quân đội Trung Quốc sẽ có phương pháp tổ chức và điều hành gần như quân đội Mỹ. Đội quân PLA tái cơ cấu, sẽ không hơn quân đội Mỹ trong một cuộc chiến quy ước vì những lỗ hổng kỹ thuật và sự thiếu kinh nghiệm chiến đấu. Nhưng với nhân tố chính là chiến thuật trong một cuộc chiến đặc biệt cùng với kỹ thuật thế hệ mới, PLA có thể có cơ hội trở thành một lực lượng mạnh nhất thế giới. 

Hoài bão quyền lực

Việc ông Tập Cận Bình tái cơ cấu quân đội có 2 lý do: Trung Quốc cần một hoài bão về quyền lực trên thế giới với một đội quân hiện đại có thể chiến đấu và chiến thắng. Đồng thời ông đang cần phải củng cố quyền lực trong Đảng. 
Với mong muốn trở thành một quyền lực trên thế giới, các lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc đã có những hành động tái cơ cấu và hiện đại hóa vũ khí quân đội nhưng quân đội vẫn được tổ chức theo mô hình Liên Xô cũ. Chiến thuật tác chiến và học thuyết chiến tranh không thay đổi nhiều lắm vì những kỹ thuật thô sơ và lực lượng lục quân cồng kềnh có từ thời chiến tranh Triều Tiên năm 1950. Trong khi quân đội thế giới đã chuyển sang tác chiến phối hợp từ những năm 1980, lục quân vẫn là một nhánh phục vụ chủ yếu nhất trong PLA. Hải quân và không quân chỉ có vai trò phụ trợ.
Ông Tập Cận Bình cùng các tướng lĩnh Trung Quốc.
Từ quan điểm quốc phòng và an ninh đối ngoại, sự yếu kém của PLA tạo ra mối lo ngại cho chính quyền. Trung Quốc đã quyết định rót hàng trăm tỷ USD vào ván bài "Vành đai-Con đường" một kế hoạch phát triển lớn đa quốc gia để thúc đẩy thương mại giữa Trung Quốc và các nước Á-Âu qua đường bộ và đường biển. PLA hiện đang phải đối mặt với những vấn đề biên giới với Ấn Độ và những tranh chấp trên Biển Đông. Ở phía Đông, Trung Quốc phải dè chừng Triều Tiên đã có khả năng hạt nhân. 
Sự cần thiết về tác chiến hiện đại và việc liên hợp các lực lượng đã gây ấn tượng mạnh với những chỉ huy tham gia hoặc quan sát cuộc tập trận tại căn cứ Chu Hòa Nhật. Trước đây, những cuộc huấn luyện đều là những trận nhỏ đánh theo công thức và thường kết thúc với việc những đội Đỏ tiêu diệt các đội Xanh. Ông Tập Cận Bình đã yêu cầu một đội Xanh chuyên nghiệp nghiêm túc kiểm tra hiệu quả của các đội quân PLA. Giữa 2013 tới tháng 04.2014, lữ đoàn bộ binh cơ giới số 195 dưới sự chỉ huy của Hạ Minh Long đã trải qua việc tái tổ chức và đảm nhận nhiệm vụ làm đội Xanh. Khi đó, truyền thông Trung Quốc ám chỉ "học thuyết quân sự" được đội Xanh sử dụng giống như của quân đội Mỹ và cách tổ chức của nó càng gần với một lữ đoàn Mỹ hơn.

Một buổi huấn luyện điển hình tại Chu Hòa Nhật sẽ bao gồm những hoạt động của đội Xanh như tấn công hạt nhân, trải thảm bom, tấn công điện tử chống lại các cuộc tấn công của đội Đỏ cũng như chỉ đạo các cuộc đột kích ban đêm. Các cách tác chiến đặc biệt cũng được áp dụng - Đội Xanh đại diện cho chính phủ để đội Đỏ chuẩn bị đầy đủ nhưng vẫn thành công giáp mặt và bắt giữ được chỉ huy của họ. Đội Xanh được trang bị những chiếc xe tăng lỗi thời Type 59 và xe thiết giáp Type 63, nhưng cách họ chiến đấu giống như đang sử dụng xe tăng M1 Abrams và xe thiết giáp BFV với các hệ thống tích hợp laser. Cuối cùng, đội Xanh thường chiến thắng áp đảo cả ở mặt phòng thủ lẫn tấn công. 
Quân đội Trung Quốc được tổ chức thành các lữ đoàn thay vì sư đoàn.
Kết quả huấn luyện rõ ràng của các đơn vị PLA tại Chu Hòa Nhật đủ cho ông Tập Cận Bình thuyết phục những lãnh đạo cao cấp nhất của PLA chấp nhận tái cơ cấu ở mức độ cao để quân đội có thể đứng vững. Việc tái cơ cấu được thực hiện với rất nhiều chi tiết học được từ các nghiên cứu về quân đội Mỹ:
  • Quân Ủy Trung ương Trung Quốc được cải tổ lại để phù hợp với  cơ cấu chỉ huy tác chiến liên hợp. Điều này phản ánh việc bãi bỏ 4 cơ quan trực thuộc, cơ cấu lại thành 15 đơn vị bao gồm cả các tướng lĩnh cấp cao trong lực lượng hải quân và không quân trong Quân ủy vào Đại hội 19.
  • Hệ thống chỉ huy được chia làm 2: hệ thống tác chiến và hệ thống quản lý. Ví dụ, các vùng tác chiến sẽ giám sát các kế hoạch chiến dịch... Trong khi, các quân chủng tổ chức, huấn luyện và trang bị cho các đơn vị tác chiến. 
  • PLA được tổ chức lại thành các lữ đoàn thay vì các sư đoàn.
  • Chương trình hợp nhất quân sự với dân sự mới của Trung Quốc hướng tới việc phát triển một tổ hợp quân sự - công nghiệp giống của Mỹ.
  • Vào 10.11, Quân Ủy trung ương Trung Quốc thông báo đưa ra chương trình nghĩa vụ quân sự mới.
  • Ngày 24.11, truyền thông Trung Quốc thông báo về việc thí điểm một chương trình giáo dục quân sự chuyên nghiệp.

Sau khi tái cấu trúc, PLA sẽ giống với cơ cấu của quân đội Mỹ nhưng với cơ cấu chỉ huy tác chiến liên hợp hai cấp vẫn cho phép đảng toàn quyền kiểm soát quân đội. Sự thành công của ông Tập sau khi tái cơ cấu quân đội xoay quanh những cố gắng để củng cố quyền lực trong Đảng. Ông Tập nổi bật trong đại hội 19 nhưng vẫn đối mặt với sự chống đối của các bè phái đối lập. Những nhân vật cấp cao trong Quân ủy Trung ương và báo chí của PLA hiện vẫn đang tiếp tục nhấn mạnh tầm quan trọng của việc gạt bỏ "mối nguy hại do ảnh hưởng của Quách Bá Hùng và Từ Tài Hậu" - hai vị cựu phó chủ tịch Quân ủy trung ương bị khai trừ khỏi Đảng và bắt giam vì tham nhũng. 64 vị tướng cao cấp cũng bị trừng phạt trong chiến dịch chống tham nhũng của ông Tập. Ngoài ra, còn có nhiều tướng lĩnh bất mãn với chương trình tái cơ cấu của ông. 
Khoảng cách giữa Trung Quốc và Mỹ 

Nếu ông Tập thi hành tái cơ cấu thành công, PLA có thể trở thành một đội quân hiện đại nhưng chưa chắc đã vượt trội hơn quân đội Mỹ trong một cuộc chiến thông thường. 

Mỗi năm, Mỹ dành 3,3% GDP (khoảng 611 tỷ USD) cho ngân sách quốc phòng. Quân đội Mỹ được coi là đội quân mạnh nhất thế giới. Về trang bị, Mỹ có 10 tàu sân bay, các phương tiện hiện đại như xe tăng M1 Abrams, trực thăng Apache các loại máy bay tiêm kích thế hệ mới như F-35, hệ thống liên lạc vệ tinh quân đội tân tiến và khoảng 6.800 đầu đạn hạt nhân. Mỹ có 1,3 triệu quân thường trực trong đó có 200 nghìn quân nhân được triển khai ở nước ngoài. Quân đội Mỹ có tiêu chuẩn huấn luyện và tác phong chuyên nghiệp cao, thường xuyên tham gia vào các cuộc xung đột trên thế giới kể từ Thế chiến II.

Máy bay tiêm kích tàng hình J-31 của Trung Quốc.
Trung Quốc dành 1,9% GDP (khoảng 216 tỷ USD vào năm 2016) cho ngân sách quốc phòng. Bộ Quốc phòng Trung Quốc thừa nhận "khoảng cách rõ ràng" giữa kỹ thuật quân sự của PLA và các nước phát triển khác. Ví dụ, tàu sân bay Liêu Ninh là tàu được cải tiến lại từ chiếc tàu tua bin hơi nước do Liên Xô đóng. Còn máy bay tiêm kích J-31 thế hệ mới của PLA thiếu động cơ tân tiến để có thể bay với vận tốc siêu thanh như chiếc F-35. Xe tăng Type 99 là xe tăng hiện đại nhưng chưa từng được đưa ra thực chiến. Tiếp theo, đội quân 2 triệu binh sĩ của Trung Quốc thiếu kinh nghiệm chiến đấu. Chưa kể từ 1997 tới 2012, rất nhiều tướng Trung Quốc tham nhũng, quân đội không được huấn luyện tốt, thiếu tác phong chuyên nghiệp.
Vượt qua khoảng cách
Để cân bằng hay thậm chí vượt qua khoảng cách với Mỹ, quân đội PLA hiện đại sẽ sử dụng chiến tranh theo cách không thông thường mà họ đã thử nghiệm trong những năm gần đây.
Trong cuốn sách 100 năm Marathon, cố vấn của Lầu Năm Góc, ông Michael Pillsbury đã mô tả một cuộc chiến tưởng tượng giữa quân đội Mỹ và PLA. Phe Trung Quốc đã chiến thắng sau khi sử dụng phương pháp Sát Thủ Giản. Sát Thủ Giản là các vũ khí mà PLA phát triển để phá hoại và vượt qua những công nghệ quân sự cao cấp.
Các vũ khí này bao gồm: chống vệ tinh và chống tên lửa phóng từ tàu sân bay, vũ khí sóng ngắn cao tần, vũ khí xung điện từ, thiết bị làm nhiễu radar. Những vũ khí Sát Thủ Giản rẻ hơn rất nhiều so với các tàu sân bay hay máy bay tiêm kích thế hệ mới. Vì thế, Sát Thủ Giản là phương pháp hiệu quả để PLA thắng trận khi đối đầu với những đội quân mạnh liên lạc dựa vào vệ tinh, mạng, internet. 
Máy bay không người lái Trung Quốc.
Việc các nước sử dụng các thiết bị được sản xuất tại Trung Quốc cho phần cứng công nghệ cao sử dụng trong quân đội cũng là một phương tiện để PLA chiếm ưu thế. Đã từng có vài trường hợp, microchip làm tại Trung Quốc là giả mạo hoặc chứa spyware. Năm 2010, Hải quân Mỹ phát hiện ra họ đã mua phải 59.000 microchip giả từ Trung Quốc. Những con chip này được dự định dùng trong tên lửa, máy bay chiến đấu, tàu chiến và các thiết bị khác.
Năm 2014, Reuters đưa tin Lầu Năm Góc đã chấp thuận việc sử dụng nam châm Trung Quốc trong thành phần phần cứng đặc biệt của máy bay F-35. Kịch bản tốt nhất là những thiết bị Trung Quốc chế tạo hoạt động tốt. Nhưng ngược lại, điều xấu nhất là những thiết bị này có thể làm cho hệ thống hư hại hoặc hoạt động như thiết bị do thám cho PLA.
Một điều đáng chú ý hơn là những gì PLA có thể phát triển, chế tạo. Ngày 13.11, nhà khoa học về trí tuệ nhân tạo tại đại học California, Stuart Russel đã đưa ra một đoạn phim tưởng tượng, nhấn mạnh khả năng hủy diệt của máy bay không người lái có trí tuệ nhân tạo, tiêu diệt các chính trị gia và các nhà hoạt động xã hội ngay giữa ban ngày. Trung Quốc hoàn toàn có thể làm ra những gì Russell tưởng tượng.
Hiện tại, Trung Quốc đang đứng hàng đầu trong lĩnh vực chế tạo máy bay không người lái và có thị phần lớn trong thị trường máy bay không người lái dân sự (chỉ riêng công ty Đại Cương đã chiếm 70% thị phần toàn cầu). Trong khi đó, Bắc Kinh đang có kế hoạch chi 100 tỷ USD cho ngành công nghiệp bán dẫn trong chiến lược "Made in China 2025". Vì vậy, không kỳ lạ khi PLA có khả năng phát triển những chiếc máy bay không người lái có trí tuệ nhân tạo. 
Tàu sân bay Liêu Ninh.
Cuối cùng, PLA có khả năng đe dọa an ninh mạng. Trong những năm gần đây, đơn vị an ninh mạng của PLA đã đột nhập thành công vào nhiều mạng trên thế giới và hạ tầng thông tin của các công ty và chính phủ. Tháng 5.2014, Bộ Tư Pháp Mỹ đã truy tố 5 thành viên thuộc đơn vị 61398 (thuộc Bộ tổng tham mưu cũ) vì đã đột nhập và lấy cắp thông tin của tập đoàn thép Mỹ Westinghouse Electric và các công ty khác. Hacker Trung Quốc cũng từng đột nhập thành công hệ thống máy tính của Cục quản lý nhân sự Mỹ có thông tin của 4 triệu nhân viên chính phủ.
Như vậy, PLA có đủ khả năng để cản trở các đội quân sử dụng mạng máy tính để liên lạc. Năm nay, 4 tàu của Hải quân Mỹ đã bị va chạm trong vùng biển Hoa Đông. Điều tra nội bộ cho biết sự việc xảy ra do sơ suất của thủy thủ đoàn. Nhưng các sự cố va chạm giữa 2 tàu chiến USS Fitzgerald và USS John S.McCain với những tàu thương mại theo tần suất và thời gian quá gần nhau đã khiến các nhà điều tra chính phủ và chuyên gia kỹ thuật xem xét về khả năng có thể đây là vụ tấn công mạng.
Việc tái cơ cấu quân đội của ông Tập Cận Bình có thể lấy cảm hứng từ tính ưu việt của quân đội Mỹ, phục vụ song song 2 mục đích: hiện đại hóa PLA và củng cố quyền lực trong đảng. Một đội quân Trung Quốc hiện đại có thể không vượt qua được Mỹ trong một cuộc chiến thông thường nhưng kết quả sẽ nghiêng về PLA nếu họ sử dụng những cách tác chiến và vũ khí đặc biệt. Trong kịch bản đó, PLA sẽ trở thành một đội quân "Mỹ hóa" lớn nhất có thể đe dọa tới Mỹ. 
http://viettimes.vn/rao-riet-rap-khuon-quan-my-trung-quoc-mo-danh-bai-my-150553.html