Không lâu nữa, công nghiệp quốc phòng Việt Nam có thể đóng được các khinh hạm Gepard. Hải quân Việt Nam cần phát triển lên tầm cao mới, có khả năng phòng không và phòng thủ tên lửa trên biển, hình thành khu vực phòng không mạnh trên quần đảo Trường Sa. Đó phải là khu trục hạm phòng không hiện đại.
Không lâu nữa, nền công nghiệp đóng tàu Việt Nam sẽ có thể đóng các tàu quân sự hiện đại. Theo QĐND, nhà máy đóng tàu Ba Son mới được trang bị công nghệ tiên tiến tương đương với các nước trong khu vực và thế giới, bảo đảm đủ năng lực đóng mới tàu chiến hiện đại có lượng giãn nước từ 500 đến 2.000 tấn; sửa chữa tàu quân sự đến 5.000 tấn.
Như vậy, các lớp tàu đến Gepard 3.9, Việt Nam có thể tự lực sản xuất tương tự như đang đóng tàu Molniya hiện nay.
Trong tình hình gia tăng căng thẳng trên Biển Đông, cùng với các đảo nhân tạo có đường băng quân sự cho các máy bay chiến đấu, PLA có thể bố trí các tổ hợp tên lửa phòng không và tên lửa chống tàu, đồng thời triển khai các lực lượng răn đe lớn hơn như các khu trục hạm phòng không mang tên lửa hành trình chống tàu và tấn công mặt đất.
Lực lượng Hải quân Việt Nam cần có một sức mạnh phòng thủ biển đảo mới trên biển Đông trong tương lai gần, vừa đảm bảo tạo lên một chiếc ô phòng không cho các liên đội tàu nổi thực hiện nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền, vừa có thể yểm trợ hiệu quả các đảo trong quần đảo Trường Sa, hiện còn rất yếu và thiếu các loại vũ khí phòng không.
Thực tế của lực lượng cho thấy, Hải quân Việt Nam đang trên bước đầu tiên tiến thẳng lên hiện đại, nền công nghiệp kinh tế quốc phòng còn yếu. Ý tưởng về các tổ hợp phòng không như Aegis, Redut hoàn toàn không thực tế. Hạm đội tàu mặt nước sẽ cần các tổ hợp phòng không tên lửa đa năng, có khả năng phòng thủ ở tầm trung nhưng có điều kiện có thể hiện đại hóa hơn nữa để vươn đến tầm xa trong điều kiện kinh tế, công nghiệp quốc phòng và trình độ năng lực chỉ huy, điều hành tác chiến cũng như trình độ kinh nghiệm của sĩ quan, thủy thủ.
Các tổ hợp tên lửa tầm trung tốt nhất hiện nay có thể kể đến là RIM-7 Sea Sparrow phiên bản hiện đại hóa phóng thẳng đứng RIM-162 ESSM của Mỹ. Tên lửa phòng không Aster 15 phòng từ ống phóng thẳng đứng Sylver A43 của EU; Tổ hợp tên lửa phòng không phóng thẳng đứng "Shtil'-1" sử dụng tên lửa 9M317ME. Cả 3 tổ hợp tên lửa loại này đều có tầm bắn hiệu quả từ 30 – 50 km và khả năng tiêu diệt mục tiêu trên khoảng độ cao từ 5 m đến 15000 m.
Xét từ góc độ kinh tế, hiệu quả khai thác sử dụng, giá thành cũng như khả năng khai thác sử dụng thuận lợi thì Shtil-1 sử dụng tên lửa 9M317ME có ưu thế hơn do có thể lắp đặt trên tất cả các chiến hạm nổi có lượng giãn nước từ 1500 tấn. Khả năng này cho phép nền công nghiệp quốc phòng Việt Nam có thể đóng những chiến hạm phòng không tên lửa.
Tổ hợp tên lửa phòng không chiến hạm Shtil - 1
SAM "Shtil - 1" (GRAU index - 3S90E.1 (tổ hợp phóng)) đa kênh tên lửa phòng không trên các chiến hạm nổi, đạn phóng thẳng đứng. Được thiết kế cho nhiệm vụ phòng không chống lại mọi loại vũ khí tấn công đường không, có khả năng đánh chặn tất cả các đòn tấn công bằng tên lửa và máy bay số lượng lớn, đồng thời cũng có thể tấn công các mục tiêu mặt đất và mặt nước.
Tổ hợp tên lửa phòng không Shtil-1 được đưa vào triển lãm lần đầu tiên ở EURONAVAL Salon năm 2004. Do Viện nghiên cứu radio điện tử biển Altair phát triển. Hải quân Nga đề nghị đặt tên là "Tornado" hoặc "Uragan-Tornado” do khả năng phóng loạt của tổ hợp.
Tổ hợp tên lửa là tập hợp của các ống phóng tên lửa tạo thành các module, hệ thống điều khiển hỏa lực và radar dẫn bắn 3D được trang bị trên chiến hạm. Mỗi tổ hợp tên lửa trên chiến hạm nổi có thể có từ 1 đến 3 module (từ 12 đến 36 tên lửa phòng không).
Mỗi module phóng có 12 ống phóng tên lửa container, được dùng để vận chuyển, bảo lưu và phóng tên lửa. Trên chiến hạm có thể lắp nhiều module phóng tên lửa để tăng số lượng đạn theo yêu cầu nhiệm vụ.
Hệ thống điều khiển hỏa lực bao gồm thiết bị phát sóng radio chiếu xạ mục tiêu, tổ hợp máy tính, hệ thống quang điện tử quan sát mục tiêu, hệ thống điều khiển tên lửa và tiếp nhận thông tin phải hồi. Hệ thống điều khiển hỏa lực được lắp đặt theo yêu cầu trên boong tàu, không đòi hỏi các tiêu chuẩn đặc biệt và có thể phóng tên lửa đi mọi hướng.
"Shtil -1" sử dụng tên lửa phòng không 9M317ME, một biến thể của tên lửa 9M317 thuộc tổ hợp tên lửa "Buk".
Tên lửa được phóng theo phương pháp: sau khi được phóng, liều phóng sẽ đẩy tên lửa bay lên cao khoảng 10 m so với mặt boong tàu, tên lửa quay về hướng mục tiêu và khởi động động cơ hành trình. Phương pháp này cho phép hệ thống có thể tấn công trên tất cả các hướng (360 độ ) quanh tàu, tốc độ phóng liên tiếp là 30 đạn trong 1 phút, do tên lửa thứ nhất bay lên thì tên lửa thứ 2 được khởi động. Giãn cách thời gian là 2 giây.
Những thông số kỹ chiến thuật của tổ hợp tên lửa.
Thời gian chuyển trạng thái từ cơ động sang chiến đấu là 5-10 giây; số lượng cùng lúc có thể đánh chặn mục tiêu là từ 2 – 12 mục tiêu. Giãn cách mỗi lần phóng đạn là 2 giây; Số lượng đạn theo module có thể là 12, 24 hoặc 36.
Tầm bắn tên lửa khoảng từ 2,5 m đến 50 km, cao độ từ 2 m đến 15000 m, góc phóng thằng đứng, hướng phóng là 360 độ.
Hộ tống hạm phòng không đa nhiệm
Trong giai đoạn gần đây, xu hướng phát triển các khu trục hạm hạng nhẹ - Hộ tống hạm đa nhiệm phát triển mạnh do công nghệ đóng tàu và điện tử viễn thông. Điều đó được chứng minh bằng vụ phóng tên lửa hành trình Kalibr – NK của hạm đội Caspian Nga vào vị trí của IS ở Syria từ những chiến hạm có lượng giãn nước nhỏ.
Nhưng ngay từ trước đó, người Nga đã đưa ra phương án lắp đặt hai tổ hợp vũ khí tấn công chiến dịch – chiến thuật lên các hộ tống hạm (Frigate) có lượng giãn nước không lớn. Một trong những dự án khu trục hạm hạng nhẹ được trang bị cả hệ thống phòng không lẫn hệ thống tên lửa hành trình được đặt ra. Nguyên mẫu tàu này được gọi là dự án 11356М.
Dự án hộ tống hạm Frigates trên được phát triển từ các khu trục hạm lớp "Talwar" xuất khẩu của Ấn Độ. Ấn Độ đã nhận 5 tàu khu trục loại này.Đây là Hộ tống hạm tàng hình được phát triển nhanh dành cho Hải quân Nga trong thời gian chờ đợi các dự án khu trục hạm đa nhiệm tàng hình hiện đại hơn. Một điểm khá thú vị là, thay vì lắp trên tàu tên lửa Kalibr – NK như khu trục hạm F40 INS Talwar, F43 INS Trishul, ba chiếc còn lại của Ấn Độ được trang bị tổ hợp tên lửa BraMosh.
Những hộ tống hạm dự án 11356M bao gồm có khu trục hạm hạng nhẹ "Đô đốc Grigorovich", "Đô đốc Essen" và "Đô đốc Makarov" được đưa vào biên chế cho Hạm đội Biển Đen của Nga năm 2014. Khởi điểm ban đầu Nga định đóng 6 chiếc loại này, nhưng sau đó vì một số nguyên nhân, chỉ có 5 chiếc được đóng. Đây là những chiến hạm được trang bị vũ khí tấn công hiện đại nhất và hệ thống điện tử tiên tiến. Vũ khí chủ lực của khu trục hạm hạng nhẹ này là tên lửa chống tàu "Kalibr" và tổ hợp tên lửa phòng không "Shtil - 1".
Những hộ tống hạm dự án 11356M bao gồm có khu trục hạm hạng nhẹ "Đô đốc Grigorovich", "Đô đốc Essen" và "Đô đốc Makarov" được đưa vào biên chế cho Hạm đội Biển Đen của Nga năm 2014. Khởi điểm ban đầu Nga định đóng 6 chiếc loại này, nhưng sau đó vì một số nguyên nhân, chỉ có 5 chiếc được đóng. Đây là những chiến hạm được trang bị vũ khí tấn công hiện đại nhất và hệ thống điện tử tiên tiến. Vũ khí chủ lực của khu trục hạm hạng nhẹ này là tên lửa chống tàu "Kalibr" và tổ hợp tên lửa phòng không "Shtil - 1".
Tên lửa chống tàu tổ hợp Kalibr - NK
Vũ khí tấn công chủ lực của hộ tống hạm dự án 11356M là tổ hợp tên lửa hành trình tầm xa nổi tiếng trong năm qua Kalibr – NK, có khả năng tấn công các mục tiêu mặt đất và mặt nước trên khoảng cách hàng nghìn km. Các hộ tống hạm Nga dự án 11356М có trong thiết kế 8 tên lửa hành trình chống tàu 3М-54 (ТE – xuất khẩu) trong container. Các tên lửa siêu âm tầm thấp 3М-54TE-1 có tầm bắn từ 10 – 220 và 300 km. Khối lượng đầu đạn cho hai loại này là 200 và 400 kg, tốc độ bay cao nhất là 700 m/s khi gần mục tiêu.
Hộ tống hạm dự án 11356M được lắp đặt tổ hợp tên lửa phòng không Shtil -1
Hệ thống điều khiển hỏa lửa của Shtil -1 có khả năng kết nối với tất cả các phương tiện hỏa lực phòng không trên tàu và thực hiện rất hiệu quả nhiệm vụ phòng không. Hơn thế nữa, Shtil -1 có khả năng tích hợp vào hệ thống phòng thủ chung dạng mạng Net trong hệ thống phòng không bờ biển hoặc hệ thống phòng không của các phương tiện hỏa lực trong một liên đội tàu hỗn hợp, hình thành một hệ thống ô phòng không bảo vệ được một khu vực rộng lớn, có đủ điều kiện để cụm chiến hạm tấn công mặt nước có một chiếc ô phòng không chắc chắn nhất.
Thông số kỹ chiến thuật chung của hộ tống hạm phòng không tầm gần dự án 11356M
Hộ tống hạm phòng không - tên lửa có điều khiển dự án 11356M
Lượng giãn nước: 3620 tấn tiêu chuẩn, 4035 đầy tải, chiều dài 124,8 m, rộng 15,2 m, ngấn nước: 4,2 m.
Tàu được lắp hai động cơ tuabin khí hai trục GTA М7N1 theo mô hình COGAG, công suất trạm nguồn của 2 động cơ là 30450 sức ngựa và 4 động cơ trạm nguồn DG WCM-800 công suất 800 kW. Tốc độ cao nhất là 30 hải lý/giờ. Tầm xa hoạt động là 4850 dặm với tốc độ hành trình là 30 hải lý/giờ. Hoạt động độc lập là 30 ngày. Thủy thủ đoàn có 180 người, 18 sĩ quan chỉ huy, 20 chiến sĩ Hải quân đánh bộ.
Vũ khí trang bị: Vũ khí tấn công chủ yếu của chiến hạm là tổ hợp tên lửa hành trình Kalibr 8 ống phóng container có tầm bắn đến 300 km phiên bản xuất khẩu, trên các chiến hạm Ấn Độ sau đó được thay bằng tên lửa siêu thanh BrahMos; Tổ hợp tên lửa phòng không Shtil-1 với 3 module - 36 ống phóng tên lửa phòng không thẳng đứng 9M317ME.
Pháo hạm tự động 100 mm A-190
Pháo hạm: Một tổ hợp pháo hạm 100-мм АU А-190
Pháo phòng không: 2 tổ hợp pháo phòng không tự động 6 nòng 30 mm AK 630M, riêng các khu trục hạm của Ấn Độ lắp 2 tổ hợp pháo tên lửa phòng không tầm gần Palma tương tự như của Việt Nam.
Tổ hợp tên lửa chống ngầm: có thể là 8 tên lửa Kalibr 91RE1 thuộc tổ hợp Kalibr. Một bệ phóng tên lửa không điều khiển chống ngầm 12 ống RBU-6000 RPK-8 (48 tên lửa không điều khiển PLUR 90R hoặc RGB-60).
Ngư lôi: 2 bệ phóng ngư lôi 2 ống phóng 533mm DTA-53-956 (SET-65 ngư lôi, 53-65K).
Không quân: Một máy bay trực thăng chống ngầm vận tải Ka – 27 hoặc Ka – 31.
Với lực lượng chiến hạm nổi Gepard 3.9, Molniya, TT-400TP và các chiến hạm phóng lôi cũ. Hải quân Việt Nam cần ít nhất hai hộ tống hạm phòng không đa nhiệm dự án 11356M. Các khu trục hạm hạng nhẹ này có thể đóng vai trò Kỳ hạm trong các liên đội tàu tấn công hỗn hợp bào gồm khu trục hạm phòng không, nhóm tàu phòng không tầm gần và chống ngầm Gepard 3.9, nhóm tàu tấn công nhanh Molniya, nhóm tàu TT -400P chống đổ bộ.
Các nhóm tàu tấn công với kỳ hạm là hộ tống hạm 11356M trong điều kiện thời bình có thể thực hiện nhiệm vụ tuần biển thường xuyên, bảo vệ vùng trời vùng nước Trường Sa.
Hộ tống hạm dự án 11356M phòng không liên đội
Trong điều kiện thời chiến sẽ là các cụm chiến hạm phòng thủ các khu vực quần đảo Trường Sa và tấn công mặt nước, phối hợp với hệ thống hỏa lực phòng không tầm thấp của các lực lượng phòng thủ bảo vệ đảo.
Trong tình huống xảy ra nguy cơ hải chiến tiềm năng, lực lượng liên đội tàu mặt nước do hộ tống hạm dự án 11356M dẫn đầu, phối hợp với lực lượng tàu ngầm Kilo 636.1 và hệ thống tên lửa phòng thủ bờ biển, tạo thành lá chắn thép phong tỏa biển Đông và ngăn chặn mọi nguy cơ tấn công đường không nhằm vào các chiến hạm hiện có của Việt Nam.
http://viettimes.vn/quoc-phong/vu-khi-cong-nghe/viet-nam-dung-o-bien-dong-voi-khu-truc-ham-phong-khong-58042.html
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét