Nga vừa thử thành công đầu đạn siêu vượt âm cho tên lửa đường đạn hạt nhân xuyên lục địa (ICBM).
“Hôm thứ ba (19/4/2016) từ trận địa ở tỉnh Orenburg đã tiến hành phóng một ICBM RS-18 (phương Tây gọi là SS-19 Stiletto) nhằm thử nghiệm đầu đạn là khí cụ bay siêu vượt âm. Cuộc thử nghiệm được công nhận là thành công”, nguồn tin cho hay.
Ngay trước đó tờ Moskovsky komsomolets đưa tin về việc phóng đầu đạn chiến đấu của một ICBM RS-18 từ trường thử Dombarovsky, tỉnh Orenburg.
Tại trường thử này có các giếng phóng ICBM UR-100NUTTKh (ký hiệu quốc tế là RS-18). Các tên lửa cải tiến của loại tên lửa này đang được dùng để thử nghiệm các loại đầu đạn tương lai.
Trong những năm gần đây, báo chí nhiều lần đăng ý kiến của các chuyên gia quân sự cho rằng, việc Nga có loại vũ khí có khả năng bay siêu vượt âm và cơ động theo phương đứng và phương ngang sẽ cho phép giải quyết nhiệm vụ đột phá hiệu quả mọi hệ thống phòng thủ tên lửa tương lai và qua đó làm cho nó trở nên vô nghĩa. Đầu đạn siêu vượt âm mới có thể được trang bị cho ICBM thế hệ 5 tương lai RS-28 Sarmat đang được phát triển và dự kiến nhận vào trang bị vào cuối năm 2018.
Tháng 7/2015, báo chí phương Tây dẫn nguồn Jane’s Intelligence Review, cũng đã đưa tin về vụ thử đầu đạn này từ trường thử Dombarovsky. Theo đó, khí cụ bay siêu vượt âm mới của Nga có quỹ đạo bay không thể đoán trước. Nó bay với tốc độ trên 11.000 km/h. Trong khi tốc độ tối đa của máy bay tiêm kích bay nhanh nhất thế giới hiện này là MiG-31 chỉ là 3.000 km/h). Phương tiện bay này được gọi là đường đạn khí động (aeroballistic), có nghĩa là nó bay theo quỹ đạo không thể đoán trước vì có thể thay đổi hướng bay bằng các cánh lái. Tức là nó có thể cơ động, làm cho các phương tiện phòng không và phòng thủ tên lửa gần như không thể đánh chặn được nó.
Hình ảnh giả định DF-ZF (Daniel Toschläger / wikipedia.org) |
DF-ZF có khả năng bay với tốc độ từ 5-10M (6.200-12.300 km/h). Các thông tin chi tiết kỹ thuật của nó bị giữ kín. Dự đoán, nó có thể mang phần chiến đấu hạt nhân và vượt qua các hệ thống phòng thủ tên lửa hiện có.
Trung Quốc tiến hành thử nghiệm DF-ZF từ năm 2014. Phỏng đoán, DF-ZF có thể phóng bằng họ tên lửa đường đạn DF-21 với tầm bắn 1.200-1.900 km và ICBM DF-31 với tầm bắn đến 12.000 km. Trung Quốc tuyên bố, DF-ZF không nhằm vào quốc gia nào và được chế tạo hoàn toàn vì mục đích khoa học.
http://vietnamdefence.com/Home/ktqs/vukhichienluoc/tlcl/Nga-Trung-Quoc-lien-tiep-thu-vu-khi-sieu-vuot-am/20165/54912.vnd
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét