Tuy đã có nhiều chuyển biến tích cực nhưng hiện đại hóa, tăng cường tiềm lực quân sự vẫn là chặng đường dài cần được tiếp nối, vậy đâu là hướng đi đúng cho nền quốc phòng nước nhà?
Từ sự lạc hậu rõ rệt của Lục quân
Đã nhiều năm kể từ khi cuộc chiến tranh cuối cùng mà Việt Nam tham gia chấm dứt (Chiến tranh Biên giới Tây Nam, Biên giới phía Bắc) để lại nhiều bài học quý báu cho việc xây dựng quân đội để bảo vệ Tổ quốc.
Việt Nam thời kỳ đó thực sự là một quân đội mạnh, trang bị hiện đại và có khả năng chiến đấu thuộc hàng cao trong khu vực cũng như trên thế giới.
Nhưng từ đó đến nay, những khó khăn chồng chất về kinh tế đã khiến chúng ta chững lại trong việc gia tăng tiềm lực quốc phòng so với các nước láng giềng.
Kẻ thù đã mở rộng không gian chiến đấu, nhưng đối với Việt Nam, mặt trận chính vẫn là bảo vệ đất nước. Do đó, lục quân là lực lượng nòng cốt đảm bảo sức kháng cự quốc gia trước mọi nguy cơ.
Mặc dù thế, so với trình độ khu vực, mức độ cơ giới hóa, thông tin hóa của Lục quân Việt Nam đã thua kém nhiều, không chỉ trước các cường quốc quân sự mà cả các quốc gia có quân đội tương đối lớn ở bên cạnh như Myanmar, Thái Lan, Indonesia…
Chẳng hạn, việc cơ động bộ đội chủ lực của Việt Nam hiện vẫn chỉ bằng đôi chân chiến sĩ là chủ yếu, như vậy sẽ giới hạn khả năng tiến hành các chiến dịch quy mô và thần tốc.
Điều này thấy rõ tại Trung Quốc, khi các bài tập cho lục quân Trung Quốc thường xuyên là cơ động hàng nghìn km trong vòng vài ngày và triển khai chiến đấu nhanh.
Các binh chủng hỏa lực như pháo binh, tên lửa đối đất… của Việt Nam vẫn thiếu nhiều khí tài điện tử hiện đại, dẫn đến tính hiệu quả và nhanh chóng trong tác chiến bị chênh lệch rõ rệt với các nước khác.
So sánh với Thái Lan, Myanmar, Indonesia... lực lượng pháo binh của họ mặc dù không quá lớn nhưng tầm hỏa lực, mức độ cơ động, tính toán phần tử bắn, trinh sát pháo binh… thì vẫn vượt trên Việt Nam.
Lực lượng tăng thiết giáp của Việt Nam cũng đang gặp vấn đề trong đổi mới trang bị, các phương tiện lỗi thời đã đến lúc cần thay mới bằng những loại hiện đại hơn, không thể mãi trông cậy vào lòng quả cảm của con người bởi tính chất chiến trường đã thay đổi.
Tăng thiết giáp là mũi đột kích, do đó cực kỳ cần thiết phải hiện đại hóa để làm mũi giáo sắc, không chỉ hỗ trợ hiệu quả bộ binh trong những màn đấu chiến thuật mà còn trong cả những lần quyết chiến chiến lược như Chiến dịch Hồ Chí Minh.
Như vậy, khách quan nhìn nhận, Lục quân Việt Nam đang có nhiều tụt hậu so với khu vực, điều đó đặt ra nhu cầu bức thiết cần giải quyết đó là phải được hiện đại hóa. Nhưng trong bối cảnh hầu bao có hạn, hướng đi nào mà Việt Nam cần phải nghĩ tới?
Những hướng đi chủ đạo
Chúng ta có thể nhìn qua cách làm của những nước xung quanh để nhanh chóng đạt hiệu quả trong quá trình hiện đại hóa lục quân, một số phương pháp cụ thể bao gồm:
Mua cái cần mua, sản xuất cái tự sản xuất được: Việt Nam hoàn toàn có thể mua một số lượng hạn chế phương tiện hiện đại, từng chút một để dần nâng tầm trình độ tác chiến.
Từng bước thành lập các đơn vị có trình độ cơ giới hóa, thông tin hóa cao để làm lực lượng cơ động nhanh, giữ vai trò chủ lực dự phòng cho những đòn đánh quan trọng khi chiến tranh nổ ra, sau đó dùng kinh nghiệm từ những đơn vị này nhân rộng ra toàn quân.
Đây là phương án khá hay của các nước Trung Đông, khi song song tồn tại những quân đoàn “Vệ Binh Quốc Gia” rất hiện đại và thiện chiến, tổ chức tốt bên cạnh một quân đội nhẹ hơn một chút về trang bị.
Nhưng kết quả cuối cùng, vẫn là phải hướng đến quân đội chính quy, trang bị tốt, trình độ cơ giới hóa và thông tin hóa cao.
Để tiết kiệm chi phí, cần triệt để tận dụng khả năng của nền công nghiệp trong nước, chẳng hạn khi đã chế tạo được đạn pháo, đạn cối, nâng cấp thành công vũ khí…cần bắt tay ngay vào sản xuất đại trà để sử dụng và xuất khẩu, tránh việc tiêu tốn ngân sách .
Nhờ những khoản tiết kiệm này, chúng ta lại quay vòng tái đầu tư mở rộng, hoặc mua mới vũ khí hiện đại như xe tăng, pháo, tên lửa… cho lục quân.
Quy hoạch công nghiệp phụ trợ để hỗ trợ việc sản xuất vũ khí: Cách làm này phổ biến ở Liên Xô những năm trước đây, do đầu tư hiện đại hóa quân đội - mà lực lượng lớn nhất là lục quân cần sự hỗ trợ rất lớn, nên công nghiệp quân sự thường đi trước khối dân sự.
Do Việt Nam đang ở trình độ thấp, thiếu công nghiệp phụ trợ, nên giống như mô hình “Vệ binh Quốc gia”, chúng ta có thể quy hoạch các vùng công nghiệp sản xuất linh kiện điện tử, vật tư cho quốc phòng rồi tận dụng sức sáng tạo, năng lực của chúng phục vụ cho nền kinh tế.
Với lục quân, nên tập trung vào hướng tự chủ sản xuất phương tiện cơ động, tự hành hóa các loại pháo lớn, từng bước sửa chữa rồi chế tạo thiết bị thay thế cho xe tải, xe bọc thép chở quân, cuối cùng là hệ thống hóa lại để cho ra đời những dòng vũ khí “Made in Việt Nam”.
Ngoài ra, cần quy hoạch các cơ sở công nghiệp tiềm năng trong khu vực dân sự để giảm giá thành sản xuất và kích thích nền kinh tế đi lên bằng đơn đặt hàng phục vụ quốc phòng, khuyến khích hoạt động nghiên cứu trong những trường kỹ thuật.
Cách làm trên đã được Trung Quốc triển khai thành công trong những năm gần đây, họ có hàng nghìn doanh nghiệp tư nhân đủ khả năng làm ra được cả pháo cấp chiến dịch.
Thường xuyên đưa trang bị mới vào hoạt động huấn luyện, một quan điểm sai lầm phổ biến rằng "vũ khí càng hiện đại càng cần giữ bí mật", dẫn tới việc huấn luyện thường xuyên với vũ khí mới không được triển khai sâu rộng.
Điều này sẽ dẫn tới nguy cơ có điểm chững lại nếu xảy ra chiến tranh, do người lính chưa quen với vũ khí hiện đại đã phải sử dụng để chiến đấu.
Với lục quân, cần đặc biệt nhấn mạnh tới huấn luyện sử dụng tăng thiết giáp, trang bị cá nhân như kính nhìn đêm, các bài tập phối hợp hiệp đồng binh chủng có sự tham gia của khí tài hiện đại, như vậy mới sử dụng nhuần nhuyễn được ngay lập tức nếu xảy ra tình huống xấu.
Cuối cùng, đó là khi mua sắm có trọng điểm các loại vũ khí, cần triệt để tận dụng khả năng mua cả dây chuyền sản xuất. Chẳng hạn với hợp đồng vài trăm xe tăng T90, chúng ta nên tính tới việc tự lắp ráp, đó chính là cơ sở để Việt Nam nâng cao trình độ công nghiệp quốc phòng.
Khi đã có đủ năng lực, việc hiện đại hóa lục quân chỉ còn phải trả lời câu hỏi "Muốn có bao nhiêu", đây là bài học mà Ấn Độ đã áp dụng cực kỳ thành công.
Trên đây là một số hướng đi trong việc hiện đại hóa Lục quân Việt Nam, kỳ sau chúng ta sẽ tìm hiểu phương hướng hiện đại hóa lực lượng phòng không không quân cũng như hải quân mà Việt Nam nên tiến hành để có một quân đội hiện đại toàn diện.
Từ sự lạc hậu rõ rệt của Lục quân
Đã nhiều năm kể từ khi cuộc chiến tranh cuối cùng mà Việt Nam tham gia chấm dứt (Chiến tranh Biên giới Tây Nam, Biên giới phía Bắc) để lại nhiều bài học quý báu cho việc xây dựng quân đội để bảo vệ Tổ quốc.
Việt Nam thời kỳ đó thực sự là một quân đội mạnh, trang bị hiện đại và có khả năng chiến đấu thuộc hàng cao trong khu vực cũng như trên thế giới.
Nhưng từ đó đến nay, những khó khăn chồng chất về kinh tế đã khiến chúng ta chững lại trong việc gia tăng tiềm lực quốc phòng so với các nước láng giềng.
Kẻ thù đã mở rộng không gian chiến đấu, nhưng đối với Việt Nam, mặt trận chính vẫn là bảo vệ đất nước. Do đó, lục quân là lực lượng nòng cốt đảm bảo sức kháng cự quốc gia trước mọi nguy cơ.
Mặc dù thế, so với trình độ khu vực, mức độ cơ giới hóa, thông tin hóa của Lục quân Việt Nam đã thua kém nhiều, không chỉ trước các cường quốc quân sự mà cả các quốc gia có quân đội tương đối lớn ở bên cạnh như Myanmar, Thái Lan, Indonesia…
Chẳng hạn, việc cơ động bộ đội chủ lực của Việt Nam hiện vẫn chỉ bằng đôi chân chiến sĩ là chủ yếu, như vậy sẽ giới hạn khả năng tiến hành các chiến dịch quy mô và thần tốc.
Điều này thấy rõ tại Trung Quốc, khi các bài tập cho lục quân Trung Quốc thường xuyên là cơ động hàng nghìn km trong vòng vài ngày và triển khai chiến đấu nhanh.
Các binh chủng hỏa lực như pháo binh, tên lửa đối đất… của Việt Nam vẫn thiếu nhiều khí tài điện tử hiện đại, dẫn đến tính hiệu quả và nhanh chóng trong tác chiến bị chênh lệch rõ rệt với các nước khác.
So sánh với Thái Lan, Myanmar, Indonesia... lực lượng pháo binh của họ mặc dù không quá lớn nhưng tầm hỏa lực, mức độ cơ động, tính toán phần tử bắn, trinh sát pháo binh… thì vẫn vượt trên Việt Nam.
Lực lượng tăng thiết giáp của Việt Nam cũng đang gặp vấn đề trong đổi mới trang bị, các phương tiện lỗi thời đã đến lúc cần thay mới bằng những loại hiện đại hơn, không thể mãi trông cậy vào lòng quả cảm của con người bởi tính chất chiến trường đã thay đổi.
Tăng thiết giáp là mũi đột kích, do đó cực kỳ cần thiết phải hiện đại hóa để làm mũi giáo sắc, không chỉ hỗ trợ hiệu quả bộ binh trong những màn đấu chiến thuật mà còn trong cả những lần quyết chiến chiến lược như Chiến dịch Hồ Chí Minh.
Như vậy, khách quan nhìn nhận, Lục quân Việt Nam đang có nhiều tụt hậu so với khu vực, điều đó đặt ra nhu cầu bức thiết cần giải quyết đó là phải được hiện đại hóa. Nhưng trong bối cảnh hầu bao có hạn, hướng đi nào mà Việt Nam cần phải nghĩ tới?
Những hướng đi chủ đạo
Chúng ta có thể nhìn qua cách làm của những nước xung quanh để nhanh chóng đạt hiệu quả trong quá trình hiện đại hóa lục quân, một số phương pháp cụ thể bao gồm:
Mua cái cần mua, sản xuất cái tự sản xuất được: Việt Nam hoàn toàn có thể mua một số lượng hạn chế phương tiện hiện đại, từng chút một để dần nâng tầm trình độ tác chiến.
Từng bước thành lập các đơn vị có trình độ cơ giới hóa, thông tin hóa cao để làm lực lượng cơ động nhanh, giữ vai trò chủ lực dự phòng cho những đòn đánh quan trọng khi chiến tranh nổ ra, sau đó dùng kinh nghiệm từ những đơn vị này nhân rộng ra toàn quân.
Đây là phương án khá hay của các nước Trung Đông, khi song song tồn tại những quân đoàn “Vệ Binh Quốc Gia” rất hiện đại và thiện chiến, tổ chức tốt bên cạnh một quân đội nhẹ hơn một chút về trang bị.
Nhưng kết quả cuối cùng, vẫn là phải hướng đến quân đội chính quy, trang bị tốt, trình độ cơ giới hóa và thông tin hóa cao.
Để tiết kiệm chi phí, cần triệt để tận dụng khả năng của nền công nghiệp trong nước, chẳng hạn khi đã chế tạo được đạn pháo, đạn cối, nâng cấp thành công vũ khí…cần bắt tay ngay vào sản xuất đại trà để sử dụng và xuất khẩu, tránh việc tiêu tốn ngân sách .
Nhờ những khoản tiết kiệm này, chúng ta lại quay vòng tái đầu tư mở rộng, hoặc mua mới vũ khí hiện đại như xe tăng, pháo, tên lửa… cho lục quân.
Quy hoạch công nghiệp phụ trợ để hỗ trợ việc sản xuất vũ khí: Cách làm này phổ biến ở Liên Xô những năm trước đây, do đầu tư hiện đại hóa quân đội - mà lực lượng lớn nhất là lục quân cần sự hỗ trợ rất lớn, nên công nghiệp quân sự thường đi trước khối dân sự.
Do Việt Nam đang ở trình độ thấp, thiếu công nghiệp phụ trợ, nên giống như mô hình “Vệ binh Quốc gia”, chúng ta có thể quy hoạch các vùng công nghiệp sản xuất linh kiện điện tử, vật tư cho quốc phòng rồi tận dụng sức sáng tạo, năng lực của chúng phục vụ cho nền kinh tế.
Với lục quân, nên tập trung vào hướng tự chủ sản xuất phương tiện cơ động, tự hành hóa các loại pháo lớn, từng bước sửa chữa rồi chế tạo thiết bị thay thế cho xe tải, xe bọc thép chở quân, cuối cùng là hệ thống hóa lại để cho ra đời những dòng vũ khí “Made in Việt Nam”.
Ngoài ra, cần quy hoạch các cơ sở công nghiệp tiềm năng trong khu vực dân sự để giảm giá thành sản xuất và kích thích nền kinh tế đi lên bằng đơn đặt hàng phục vụ quốc phòng, khuyến khích hoạt động nghiên cứu trong những trường kỹ thuật.
Cách làm trên đã được Trung Quốc triển khai thành công trong những năm gần đây, họ có hàng nghìn doanh nghiệp tư nhân đủ khả năng làm ra được cả pháo cấp chiến dịch.
Thường xuyên đưa trang bị mới vào hoạt động huấn luyện, một quan điểm sai lầm phổ biến rằng "vũ khí càng hiện đại càng cần giữ bí mật", dẫn tới việc huấn luyện thường xuyên với vũ khí mới không được triển khai sâu rộng.
Điều này sẽ dẫn tới nguy cơ có điểm chững lại nếu xảy ra chiến tranh, do người lính chưa quen với vũ khí hiện đại đã phải sử dụng để chiến đấu.
Với lục quân, cần đặc biệt nhấn mạnh tới huấn luyện sử dụng tăng thiết giáp, trang bị cá nhân như kính nhìn đêm, các bài tập phối hợp hiệp đồng binh chủng có sự tham gia của khí tài hiện đại, như vậy mới sử dụng nhuần nhuyễn được ngay lập tức nếu xảy ra tình huống xấu.
Cuối cùng, đó là khi mua sắm có trọng điểm các loại vũ khí, cần triệt để tận dụng khả năng mua cả dây chuyền sản xuất. Chẳng hạn với hợp đồng vài trăm xe tăng T90, chúng ta nên tính tới việc tự lắp ráp, đó chính là cơ sở để Việt Nam nâng cao trình độ công nghiệp quốc phòng.
Khi đã có đủ năng lực, việc hiện đại hóa lục quân chỉ còn phải trả lời câu hỏi "Muốn có bao nhiêu", đây là bài học mà Ấn Độ đã áp dụng cực kỳ thành công.
Trên đây là một số hướng đi trong việc hiện đại hóa Lục quân Việt Nam, kỳ sau chúng ta sẽ tìm hiểu phương hướng hiện đại hóa lực lượng phòng không không quân cũng như hải quân mà Việt Nam nên tiến hành để có một quân đội hiện đại toàn diện.
Trong những năm qua, nhờ sự đầu tư lớn từ ngân sách, Hải quân Nhân dân Việt Nam đã có nhiều bước tiến vượt bậc trong việc đổi mới trang bị để tiến thẳng lên hiện đại.
Tuy vậy, vẫn còn đó nhiều thách thức cho mục tiêu xây dựng một lực lượng hải quân mạnh, xứng tầm với nhiệm vụ và tầm vóc của một quốc gia biển như Việt Nam.
Hải quân bắt đầu “xanh”
Trong các cuộc chiến tranh giành độc lập, chiến trường mang tính chất quyết định là trên bộ, tuy nhiên hầu hết lực lượng can thiệp của địch lại đến từ hướng biển.
Do địa hình hẹp ngang, một binh đoàn đổ bộ lớn là đủ để chia cắt đất nước thành nhiều phần, gây bất lợi cho sức kháng cự của quân và dân ta.
Cùng với đó, các phương tiện chiến tranh hiện đại của đối phương gần như chỉ có phía biển là hướng trọng yếu để triển khai. Vì vậy gánh nặng phòng thủ biển đặt trọn trên đôi vai các chiến sĩ hải quân.
Nhiệm vụ đó càng nặng nề khi đất nước còn nhiều khó khăn, trong hàng thập kỷ, Việt Nam chỉ tập trung vào tàu tuần tiễu nhỏ, tạm hài lòng với các hệ thống tên lửa bờ có tầm bắn hạn chế và sự hỗ trợ của không quân với những chuyến tuần tra bằng Su-22.
Tới nay, khi tình hình biển Đông diễn biến ngày càng phức tạp, tàu chiến của đối thủ tiềm năng xuất hiện ngày một công khai, thường xuyên và táo bạo hơn đã tạo cớ cho các bên gia tăng việc quân sự hóa biển Đông.
Những quốc gia xung quanh Việt Nam gần đây liên tục tăng cường sức mạnh hàng hải của mình. Do vậy, không còn nghi ngờ gì nữa, tiến trình hiện đại hóa cấp bách Hải Quân Nhân dân Việt Nam là điều không thể đảo ngược.
Khu vực đã được chứng kiến sự thay đổi trong đường lối quân sự của Việt Nam, chúng ta bắt đầu có các đơn vị hàng đầu khu vực như hạm đội tàu ngầm, tàu chấp pháp. Đó là lực lượng để đánh những đòn phi đối xứng và gia tăng kiểm soát vùng biển.
Tuy vậy chừng đó thôi là chưa đủ, Hải quân Nhân dân Việt Nam vẫn có những nhược điểm không thể chối bỏ:
- Lực lượng chống ngầm cực mỏng hoặc hạn chế, trong khi lòng biển Đông không hề êm ả. Hàng chục tàu ngầm nước ngoài đang hoạt động công khai lẫn trái phép, không loại trừ khả năng thực hiện hành vi do thám, răn đe, tuần tra dưới nước.
- Phòng không hạm đội kém, chưa có năng lực phòng thủ tầm trung, điều nguy hiểm với hải chiến hiện đại là gần như sự tồn tại của con tàu được quyết định ở tầng phòng thủ này.
- Hải quân bộ kém hiện đại, không chỉ là điểm yếu trong tác chiến, nó còn giới hạn khả năng thực hiện các hành động cứu trợ thiên tai.
- Không quân Hải quân có sức chiến đấu thấp.
- Chưa tự chủ sản xuất được tàu chiến cỡ lớn, phần đông tàu mặt nước nhỏ, lạc hậu.
Rõ ràng với những nhược điểm trên, cần thiết phải có những hướng đi riêng cho Việt Nam nhằm tiến gần tới một lực lượng "Hải quân nước xanh" để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong thời đại mới.
Những hướng đi chủ đạo
Tham khảo trong khu vực ASEAN, chúng ta không thể bỏ qua thành công của một quốc gia hiện cũng đang chồng chất khó khăn, đó là Myanmar.
Chính phủ Myanmar liên tục ủng hộ chính sách “tiên quân” tức là ưu tiên cho quân đội, vì vậy hải quân Myanmar thực sự là lực lượng đáng gờm. Bằng chứng là mới đây họ đã tự hạ thủy chiến hạm tàng hình 3.000 tấn dưới sự giúp đỡ của Trung Quốc.
Chúng ta nên học tập Myanmar trong việc lựa chọn đối tác, khi quan hệ cạnh tranh giữa các cường quốc đang xảy ra gay gắt mà Việt Nam lại là một đối tượng được tâm đặc biệt, hãy tận dụng tất cả những củ cà rốt của họ để biến thành cây gậy cho chính bản thân mình.
Cần thiết phải nâng cao năng lực quốc phòng dựa trên sự đối đầu của các bên mà không rơi vào vòng xoáy của bất cứ bên nào bày ra. Đặc biệt khi Hải quân Mỹ, Nhật, Hàn Quốc… đang mong muốn có sự cân bằng tại biển Đông.
Việt Nam cần tận dụng và học hỏi ở họ công nghệ đóng tàu để cho ra những lớp chiến hạm chất lượng, phối hợp với các hợp đồng chuyển giao thiết bị hỏa lực như tên lửa từ Nga, thậm chí nên bắt đầu tự thiết kế và bắt tay đóng tàu chiến cỡ lớn.
Bên cạnh đó, cùng cần cảnh giác và tránh để bị lôi kéo vào một khối quân sự và trở thành con cờ đưa đẩy giữa các cường quốc.
Tái cơ cấu hoàn chỉnh các cơ sở đóng tàu dân sự để phục hồi nền công nghiệp đóng tàu trong nước, đầu tư có trọng điểm các dự án công nghiệp nặng, cung cấp thép, chế tạo từng phần thiết bị động lực cho tàu thuyền.
Từ đó xây dựng nguồn nhân lực, công nghệ để đóng tàu quân sự, gia tăng số lượng, phủ rộng tầm kiểm soát của những con tàu vỏ thép Việt Nam ra biển Đông.
Mua sắm có trọng điểm, đóng nhanh các tàu chiến cỡ nhỏ, trong ngắn hạn, Việt Nam cần thiết phải có một đội tàu tuy không lớn về lượng giãn nước, nhưng phải có ô phòng không hạm tương đối mạnh, để bao phủ kín 3 chiều của một trận hải chiến hiện đại.
Đây cũng đồng thời là chiếc ô che chở cho các biên đội tàu nhỏ hơn, bắn phá đội hình địch một cách độc lập, mang tới hiệu quả cao tương đương với một hạm đội đang chiến đấu.
Đồng thời cần chú ý phát triển Không quân Hải quân, khi chưa đủ tiền trang bị các loại tiêm kích, hãy mua những máy bay do thám có tầm quan sát xa và chỉ huy tốt để đảm bảo “thấy trước” nhằm “bắn trước”.
Việc đóng nhanh nhiều tàu tuần tra cỡ nhỏ như TT-400, mặc dù năng lực tác chiến không quá cao, nhưng lại là công cụ gia tăng sự hiện diện rất tốt trên biển.
Hãy thử tưởng tượng vài chục con tàu như vậy nằm rải rác trên các vùng biển nhạy cảm, ngay lập tức có thể phối hợp với cảnh sát biển, hình thành những cụm răn đe mọi đối tượng có ý đồ xấu.
Khi đã có năng lực tác chiến 3 chiều thì tập trung đầu tư xây dựng lính thủy đánh bộ. Đây là lực lượng không chỉ cần cho việc tái chiếm, phản công mà còn cần thiết cho công tác tìm kiếm cứu nạn, chỉ huy diễn tập và tác chiến.
Điều này đồng nghĩa với việc hải quân đánh bộ cần có một đợt hiện đại hóa sâu rộng nữa, không dừng lại ở trang bị cá nhân mà còn phải bao gồm khí tài hạng nặng.
Hiện nay tại Đông Nam Á, vượt trội nhất đang là Indonesia, tuy vậy quy mô của họ lại khá nhỏ, chưa xứng tầm với một quốc gia đại dương.
Tương tự như lục quân, có thể hình thành các thao trường kỹ thuật, thao trường chiến đấutrên biển để đào tạo con người thường xuyên, nhằm sử dụng nhuần nhuyễn vũ khí trang bị, tránh thao tác lúng túng khi tác chiến.
Tích cực tham gia các hoạt động hàng hải quốc tế nhằm do thám, thu thập thông tin, tích lũy kinh nghiệm cho chiến đấu. Ví dụ như tham gia chống cướp biển, tuần tra chung, tập trận hòa bình…
Tăng cường năng lực sản xuất thiết bị do thám, cảnh báo sớm như radar, phao thủy âm… để đảm bảo kiểm soát vùng biển rộng lớn của mình, tránh bị bất ngờ trước sự hiện diện của đối phương trên và dưới mặt nước.
Trên đây là một số hướng đi nhằm hiện đại hóa Hải quân Nhân dân Việt Nam, rõ ràng bất kỳ giải pháp nào dù có vẽ ra cũng cần phải có một cú hích tư duy, đó là cách duy nhất để Việt Nam xây dựng thành công lực lượng hàng hải mạnh.
Chúng ta nên bắt đầu từ việc hạn chế mua sắm mà tập trung vào nghiên cứu và sản xuất trong nước. Một khi năng lực đóng tàu, năng lực hàng hải mạnh, câu hỏi duy nhất cần phải trả lời chỉ là "Bao nhiêu" mà thôi.
Cùng với Hải quân và Thông tin liên lạc, Phòng không Không quân được xác định là một trong những trọng điểm đầu tư hiện đại hóa của Quân đội Nhân dân Việt Nam.
Chiến tích huy hoàng không phải là vĩnh cửu
Lịch sử quân sự hiện đại chưa bao giờ ghi nhận việc sử dụng các phương tiện tấn công đường không, chiến tranh điện tử với mức độ và quy mô lớn như tại Việt Nam.
Sự hy sinh và chiến thắng của Việt Nam đã để lại nhiều bài học lớn, tác động đến phương thức tiến hành chiến tranh điện tử, chống tập kích đường không và nghệ thuật sử dụng không quân trên thế giới.
Trong hai cuộc kháng chiến thần thánh của dân tộc, chúng ta liên tục phải chống trả các cường quốc sở hữu lực lượng quân đội chuyên nghiệp với ưu thế tuyệt đối về không lực.
Mọi việc chỉ kết thúc khi trận quyết chiến cuối cùng trên bầu trời miền Bắc Việt Nam nổ ra, dẫn tới kết quả người Mỹ phải ra về với thất bại cay đắng.
Cho tới tận ngày nay, không một quốc gia ASEAN nào có thể qua mặt Việt nam trong việc tổ chức lưới lửa phòng không nhiều tầng nhiều lớp, cũng như đủ năng lực tác chiến tầm cao - trung - thấp như Việt Nam. Điều đó cho thấy chúng ta đang nắm giữ những lợi thế nhất định.
Việt Nam đã có kinh nghiệm tốt trong buổi bình minh của chiến tranh điện tử. Tuy vậy, sự phát triển như vũ bão của khoa học kỹ thuật làm cho mọi thứ không còn là chuyện của hơn 40 năm trước.
Ngày nay, công nghệ đã khiến những đòn đánh kinh hoàng của tên lửa vác vai vào máy bay vận tải, trực thăng... đi chệch hướng.
Bên cạnh đó, những máy bay làm nhiệm vụ đột kích hệ thống phòng không đối phương rất khó bị phát hiện, và những trận "mưa tên lửa" chính xác vào các cơ sở hạ tầng sống còn trong sự bất lực của quốc gia bị không kích.
Những chiến dịch không kích do Mỹ và NATO dẫn đầu diễn ra trong thời gian gần đây hẳn đã cho giới quân sự Việt Nam nhiều kinh nghiệm quý giá.
Đối phương thường tiến hành hoạt động gián điệp, xác định tọa độ và triệt hạ hệ thống phòng không bằng các đòn đánh tầm xa như tên lửa hành trình, sau đó cho không quân ồ ạt phá hủy mục tiêu mặt đất trong sự bất lực của không quân nước bị can thiệp.
Chúng ta nhìn nhận thấy sự sáng suốt của Việt Nam khi mua sắm các tổ hợp phòng không S-300 từ rất sớm, đó là một trong những vũ khí chiến lược để phòng thủ bầu trời.
Bởi lẽ với S-300, kẻ thù sẽ phải suy nghĩ kỹ khi quyết định triển khai không quân, giống như việc NATO hay Israel do dự tại Syria và Iran, đôi khi sự khác biệt chỉ là có hay không có tên lửa.
Tuy nhiên những cuộc chiến đó cũng chắc chắn thay đổi nhãn quan quân sự của nhiều quốc gia, lần đầu tiên trong lịch sử, nước Nga trình diễn các công nghệ hàng không vượt trội.
Từ tên lửa siêu thanh phóng đi từ tàu chiến cỡ nhỏ, tới những hệ thống tác chiến điện tử tinh vi khiến việc bắn hạ máy bay Nga bằng tên lửa đối đất của phiến quân là bất khả thi.
Sớm hay muộn, đối thủ tiềm năng của Việt Nam rồi cũng sẽ trang bị cho mình các tổ hợp tương tự, điều đó nghĩa là nếu không tự đổi mới mình liên tục, nguy cơ tụt hậu của Việt Nam là hiển nhiên.
Bên cạnh đó, liên tiếp các thế hệ máy bay mới ra đời, đẩy không quân Việt nam tới sự lạc hậu rõ rệt. MiG-21 đã về hưu, các phi đội Su-22 gặp nhiều vấn đề kỹ thuật, chúng ta sẽ phải đối mặt với sự thiếu hụt máy bay tiêm kích để kiểm soát bầu trời trong tình hình mới.
Giải pháp không chỉ là tiền bạc
Nếu Việt Nam là quốc gia lắm tiền nhiều của, hẳn sẽ chẳng phải suy nghĩ nhiều khi đầu tư một lực lượng không quân mạnh. Điều đó trong tương lai gần sẽ không xảy ra, nên trước hết cần nghĩ đến những giải pháp tình thế cho việc hiện đại hóa Quân chủng Phòng không Không quân.
Hiện tại, một số hướng đi của Việt Nam đang cho thấy sự đúng đắn, đó là:
- Tập trung hiện đại hóa, mua sắm, sản xuất mới các phương tiện trinh sát tầm trung, xa để kiểm soát tốt hơn vùng trời của mình.
- Tiếp tục hoàn thiện hệ thống phòng không nhiều tầng nhiều lớp, từng bước hiện đại hóa và thay mới vũ khí, trang bị phòng không như nâng cấp pháo cao xạ, mua sắm tên lửa tối tân từ Nga, Israel…
- Mua sắm có trọng tâm máy bay chiến đấu theo từng đợt nhỏ (như các hợp đồng Su-30MK2), đồng thời trang bị thêm vận tải cơ thế hệ mới để đáp ứng tốt chức năng không vận…
Tuy vậy, chừng đó là chưa đủ với Việt Nam, khi lợi ích chúng ta trải rộng hàng triệu km2 ở hướng Đông, cho nên trong thời gian tới, Việt Nam nên tiến hành các nhóm giải pháp bao gồm:
Đầu tư sản xuất tên lửa phòng không tầm thấp, tiến tới giải bài toán tên lửa phòng không tầm trung để tự chủ số lượng lớn vũ khí, lấp khoảng trống do công nghệ lạc hậu và sự xuống cấp của khí tài
Hiện nay, Việt Nam đã có đề tài sản xuất tên lửa vác vai, việc còn lại là tiếp nối những dự án như vậy.
Chế tạo thành công tên lửa tầm thấp không chỉ là phương án cho lực lượng Phòng không Không quân, mà còn đảm bảo ô phòng thủ cho Lục quân khi tiến hành chống trả kẻ thù có khả năng hiệp đồng quân binh chủng với không quân tầm thấp yểm trợ.
Song song với quá trình xử lý, sửa chữa lớn máy bay tiêm kích, Việt Nam nên từng bước tiếp cận việc sản xuất phụ tùng, lắp ráp một vài phương tiện hàng không như máy bay cánh quạt, phi cơ huấn luyện phản lực…
Muốn làm được điều này, nền Công nghiệp quốc phòng Việt nam cần được tổ chức với tư duy mới, chú trọng phát triển khoa học và công nghiệp cơ bản, công nghiệp điện tử và công nghệ thông tin để làm nền tảng đầu tư sản xuất các thiết bị hàng không hiện đại.
Mua sắm thêm tiêm kích hạng nhẹ, chúng sẽ tập trung cho nhiệm vụ phòng không, nhường lại vai trò đánh biển cho máy bay chiến đấu hạng nặng. Nhưng các tiêm kích nhẹ này cần có tính năng tốt và đa năng để làm lực lượng dự bị cho mọi tình huống.
Thường xuyên diễn tập phối hợp, hiệp đồng quy mô lớn giữa các đơn vị cảnh giới, hỏa lực, tác chiến điện tử… để mô phỏng những cuộc tập kích đường không.
Việc làm này nhằm nâng cao khả năng sử dụng, khai tác khí tài của Bộ đội Phòng không Không quân, từ đó so sánh với kinh nghiệm thu thập được trên thế giới và qua thực tế chiến tranh để đưa ra cách đánh phù hợp nhất đối với Việt Nam.
Trên đây là một vài hướng đi nhằm hiện đại hóa Quân chủng Phòng không Không quân Việt Nam. Mục tiêu cuối cùng của một quốc gia độc lập là đảm bảo quyền sống còn cho dân tộc. Do vậy, sự trưởng thành và mạnh mẽ của quân đội luôn phải đặt lên hàng đầu.
Chính vì lẽ đó, chúng ta luôn hy vọng vào sự phát triển của ba thứ quân, để Quân đội Nhân dân Việt Nam trở thành một lực lượng mạnh toàn diện, mang tầm vóc lớn tại khu vực Đông Nam Á và trên thế giới như những gì đã làm được ở thế kỷ trước.
http://soha.vn/hien-dai-hoa-quan-doi-huong-di-nao-cho-viet-nam-phan-2-20160504145003032.htm
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét