Thứ Hai, 23 tháng 5, 2016

Không quân Việt Nam tậu “chim mẹ” chỉ huy dàn chiến đấu cơ hiện đại


Từ năm 2012, Lực lượng Không quân Việt Nam, khu vực miền Trung bắt đầu các chuyến bay tuần tiễu trên không phận Trường Sa, bảo vệ chủ quyền biển đảo. Những chuyến bay như vậy rất cần có máy bay chỉ huy trên không. C-295 AEW&C có thể là một giải pháp hiệu quả.
Không quân Việt Nam tậu “chim mẹ” chỉ huy dàn chiến đấu cơ hiện đại
C-295 AEWS - Máy bay cảnh báo sớm, chỉ huy và kiểm soát đường không
Theo ông  Nissim Hadas, phó chủ tịch Hội đồng quản trị tập đoàn IAI và là chủ tịch hội đồng quản trị công ty ELTA.
Tâp đoàn IAI / ELTA là một doanh nghiệp quốc phòng hàng đầu trong lĩnh vực radar hàng không, trong đó có nổi bật là Radar AESA cho các máy bay AEW & C. Thế hệ thứ 3 hệ thống AEW & C của IAI / ELTA là hệ thống Gulfstream G550 Conformal AEW & C (radar gắn trên thân máy bay) và Ilyushin IL-76 AWACS, hệ thống IAI EL/W-2085 chiếm vị trí hàng đầu trong lĩnh vực radar cảnh báo sớm và kiểm soát hàng không, được sử dụng trong không quân Mỹ, Singapore, Đức, Nga.
Phát triển hệ thống trên C – 295 Airbus, tâp đoàn IAI / ELTA cung cấp một giải pháp cảnh báo sớm và kiểm soát đường không có có chi phí rất hiệu quả trong thị trường hạng trung về máy bay AEW & C mới nổi. Các C295 AEW & C đạt được cả hai đặc trưng là mạnh mẽ và linh hoạt. Hệ thống AEW & C có được cấu hình đầy đủ các bộ khí tài cảm biến và kiểm soát đường không, bao gồm: Radar cảnh báo sớm AEW, Radar phân biệt “bạn – thù”  IFF, hệ thống tình báo hỗ trợ điện từ ESM / ELINT, Hệ thống tình báo hỗ trợ thông tin liên lạc CSM / COMINT, Hệ thống tự phòng vệ (SPS), Hệ thống chỉ huy và kiểm soát đường không, Radar đa chế độ (Multi-Mode), bộ truyền thông toàn phương diện bao gồm cả mạng đa trung tâm tác chiến (Network Centric Operation  NCO), mạng cơ sở dữ liệu chiến thuật Data Networks liệu và đường truyền vệ tinh (Satellite Links).
Hệ thống cảnh báo sớm và kiểm soát đường không (AEW&C) được thiết kế để thực hiện nhiệm vụ kiểm soát bầu trời và toàn cảnh tình hình mặt đất, mặt biển, liên kết phối hợp với các trạm thông tin liên lạc thứ cấp đến các trung tâm chỉ huy, dẫn đường các máy bay tiêm kích đa nhiệm đến các mục tiêu trên không, trên đất liền và trên biển. Sử dụng hệ thống radar thực hiện kiểm soát không lưu.
Đặc điểm hệ thống AEW&C đã khiến hệ thống trở thành một trung tâm thu thập xử lý thông tin quan trọng nhất trong mạng lưới hệ thống các trung tâm chỉ huy và kiểm soát không gian chiến trường, hoàn toàn phù hợp với chiến lược phát triển những phương pháp tổ chức mạng lưới các trung tâm điều hành tác chiến Network Centric Warfare.
Trong hệ thống chỉ huy, kiểm soát, truyền thông và thông tin tình báo C3I tác chiến đường không, hệ thống AEW&C là một thành phần then chốt của hệ thống tác chiến không gian mạng. Nhiệm vụ then chốt của hệ thống C3I là đánh chặn các đòn tấn công đường không vào không phận nằm trong vùng kiểm soát của Hệ thống.
Hệ thống kiểm soát đánh chặn và hệ thống truyền thông (Intercept Control and Communication System - ICCS) là tổ hợp các hệ thống trang thiết bị thu thập, xử lý thông tin, lưu trữ cơ sở dữ liệu và hiển thị trên màn hình máy tính của các trắc thủ hệ thống AEW&C trên máy bay cũng như các .
Hệ thống ICCS, đảm bảo cung cấp thông tin chính xác thời gian thực toàn cảnh về tình hình các hoạt động đường không trong không phận với các trung tâm chỉ huy CP) và điều hành tác chiến các máy bay chiến đấu trong hệ thống liên kết phối hợp, không chỉ là thành phần then chốt cấu thành hệ thống cảnh báo sớm AEW, mà còn là mắt xích quan trọng trong hệ thống quản lý điều hành cấp chiến dịch và chiến lược. Cấu trúc ICCS cung cấp khả năng tích hợp hệ thống AEW vào cơ sở hạ tầng thông tin mạng liên kết phối hợp của hệ thống chỉ huy, kiểm soát,truyền thông và thông tin tình báo C3I.
Hệ thống kiểm soát đánh chặn và hệ thống truyền thông ICCS mà yếu tố quan trọng cấu thành là hệ thống AEW&C trên máy bay bao gồm có:
- Hệ thống thứ cấp điều hành và kiểm soát đánh chặn (ICS);
- Hệ thống thứ cấp truyền thông (ACS);
- Trạm tiếp nhận và khai thác sử dụng cơ sở dữ liệu mặt đất (GES).
Như vậy, hệ thống then chốt của AEW&C trên máy bay cảnh báo sớm và kiểm soát đường không là hệ thống điều hành và kiểm soát đánh chặn thứ cấp ICS.  
Hệ thống đánh chặn thứ cấp ICS là hệ thống chương trình đảm bảo giải quyết các nhiệm vụ sau:
- Phát hiện, xác định và đánh giá các nguy cơ đe dọa của lực lượng không quân đối phương đối với các mục tiêu tiềm năng nằm trong quyền kiểm soát của hệ thống AEW&C trên máy bay, trong đó bao gồm các các phương tiện bay, các máy bay AWACS, các máy bay tiêm kích, các mục tiêu then chốt cần bảo vệ.
-  Dẫn đường và điều hành các máy bay tiêm kích cơ động tiếp cận mục tiêu cần đánh chặn.
- Dẫn đường các phương tiện bay trên không phận quản lý theo lộ trình quy định.
- Dẫn đường các máy bay quân sự, máy bay tiêm kích tham gia các hoạt động tác chiến đường không về sân bay và hạ cánh.
Để giải quyết các nhiệm vụ chiến đấu, hệ thống ICS thứ cấp trên máy bay AEW&C tiếp nhận thông tin từ hệ thống hỗ trợ phân tích dữ liệu chiến thuật MSA (phát triển cho khách hàng nước ngoài), thông tin từ radar, hệ thống dẫn đường và các thông tin khác.
Dẫn đường và điều hành các máy bay tiêm kích tiếp cận mục tiêu trên không, hệ thống ICS sử dụng phương pháp dẫn đường như "đánh chặn", "cơ động", "theo đuổi" kết hợp của các phương pháp này. Thuật toán các Phương pháp dẫn đường được ICS lựa chọn hoàn tự động, dựa trên các tính năng kỹ chiến thuật của máy bay, vũ khí trang bị và tương quan vị trí giữa máy bay chiến đấu và máy bay mục tiêu.
Không giống như các hệ thống hướng dẫn bay trước đây, ICS xác lập thuật toán đưa ra các chiến thuật dẫn đường theo các tính năng kỹ chiến thuật của máy bay tùy thuộc vào các loại mục tiêu ngăn chặn. Tất cả các tính toán quỹ đạo được thực hiện trên cơ sở tính năng kỹ chiến thuật của máy bay chiến đấu cụ thể và vũ khí trang bị, được đưa vào cơ sở dữ liệu trong hệ thống máy tính.
Ngoài ra, chương trình còn cho phép dẫn đường và điều khiển máy bay ở cấp độ giản lược đối với các máy bay chưa có đầy đủ các tính năng kỹ chiến thuật trong cơ sở dữ liệu máy tình. Khả năng này cũng như khả năng cho phép nạp các tính năng kỹ chiến thuật của các loại máy bay trên thế giới, ICS có thể dẫn đường và điều hành tác chiến cho tất cả các loại máy bay, bao gồm cả máy bay sản xuất từ Nga.
Hệ thống đánh chặn thứ cấp ICS đảm bảo cấp độ tự động hóa cao nhất, sau khi trắc thủ đưa ra yêu cầu nhiệm vụ, hệ thống không cần sự can thiệp từ bên ngoài. Chương trình đảm bảo dẫn đường máy bay tiêm kích đánh chặn đến mục tiêu với điều kiện có thể sử dụng được vũ khí, cung cấp quỹ đạo cơ động, độ cao và tốc độ bay.
Các thuật toán của ICS cho phép tính toán quỹ đạo khả thi theo lượng dầu, khả năng quay được về sân bay, chiều dài của quỹ đạo đường bay để tiếp cận khu vực đánh chặn có sử dụng vũ khí, khả năng máy bay bay khỏi vùng tác chiến.
Trong tiến trình hiện thực hóa đánh chặn, hình thành tập hợp thông tin dẫn đường và điều hành tác chiến cung cấp cho máy bay tiêm kích và các trắc thủ trên máy bay AEW&C, bao hàm thêm các khả năng hiệu chỉnh và sửa đổi tùy theo tình huống.
Điều khiển hệ thống thứ cấp ICS là các trắc thủ trong hệ thống hỗ trợ phân tích dữ liệu chiến thuật MSA, có 6 trắc thủ làm việc trên hệ thống. Để đảm bảo quá trình tương tác giữa nhân viên trắc thủ và hệ thống, nhà sản xuất cung cấp phần mềm tương tác MMI (người – máy tính) với giao diện đồ họa interface theo yêu cầu khách hàng (ngôn ngữ người dùng tiếng Anh hoặc bản địa).
Kết nối thông tin trong mạng trung tâm chỉ huy mặt đất.
Hoạt động của hệ thống AEW&C tích hợp với hệ thống chỉ huy, điều hành tác chiến mặt đất thông quan hệ thống thông tin liên lạc thứ cấp (Communication subsystem - CS) và hệ thống trạm tiếp nhận thông tin mặt đất (ground equipment station - GES).
Hệ thống thông tin liên lạc thứ cấp (ACS и GES) bao gồm cả phần mềm và hệ thống trang thiết bị phần cứng, có khả năng đảm bảo:
- Duy trì thông tin liên lạc bằng âm thanh hai chiều và trao đổi thông tin vô tuyến và truyền thông vệ tinh giữa các máy bay AEW&C và các trạm thông tin mặt đất GES, giữa các máy bay AEW&C.
- Trao đổi, chia sẻ thông tin giữa các máy bay AEW&C, giữa máy bay AEW&C với các máy bay tiêm kích đánh chặn bằng các kênh vô tuyến, hoạt động theo chế độ chuyển tải thông tin đánh chặn (ICDL) tích hợp vào các đài phát vô tuyến module chống nhiễu theo yêu cầu khách hàng nước ngoài.
- Trên máy bay có hệ thống thông tin liên lạc nội bộ, kết nối giữa kíp trắc thủ khoang công tác với kíp phi công điều khiển máy bay, trên các trạm thông tin liên lạc mặt đất GES cũng có các hệ thống thông tin nội bộ ;
- Đảm bảo hệ thống thông tin liên lạc với các máy bay khác và các đối tượng khác nhau thuộc các lực lượng vũ trang, có trang thiết bị có thể tương thích với hệ thống thông tin liên lạc trên máy bay.
Đề thực hiện nhiệm vụ, hệ thống liên lạc thứ cấp ACS trên máy bay AEW&C tiếp nhận các thông tin dẫn đường từ hệ thống hỗ trợ phân tích dữ liệu chiến thuật MSA; tín hiệu và thông tin thời gian thực từ MSA trên máy bay và truyền tải cho các máy bay tiêm kích đánh chặn hoặc các phương tiện bay khác. Đồng thời chuyển tải thông tin về các trạm thông tin mặt đất GES.
Các trạm thông tin mặt đất GES được kết nối với hệ thống các sở chỉ huy, điều hành tác chiến được tự động hóa để trao đổi thông tin và đảm bảo hệ thống thông tin bằng âm thanh giữa sở chỉ huy với các trắc thủ trên máy bay AEW&C.
Hệ thống máy tính điều khiển thông tin (ASC) thực hiện điều khiển tự động và kiểm soát thiết bị thông tin, truyển tải cơ sở dữ liệu trên đường dây thông tin liên lạc cho cả ba phân đoạn.
Hệ thống máy tính cung cấp giải pháp cho các vấn đề như định tuyến, thông tin ưu tiên, đảm bảo truyển tải thông tin, kiểm soát các kênh truyền tải và kiểm soát chất lượng đường truyền dữ liệu, kiểm soát thời gian các trạm GES sẵn sàng tiếp nhận thông tin.
Vị trí của AEW&C trong phòng thủ biển đảo Việt Nam
9 giờ 40 phút ngày 15.06.2012, chuyến bay làm nhiệm vụ đặc biệt của Trung đoàn không quân 940 (thuộc Sư đoàn không quân 372) từ Trường Sa bay về đã hạ cánh an toàn tại sân bay Phù Cát. Sự kiện này đánh dấu một bước tiến quan trọng trong nhiệm vụ bảo vệ biển đảo Tổ Quốc.
Từ 4 giờ sáng, sân bay quân sự Phù Cát đã sẵn sàng. Đoàn bay tuần tiễu Trường Sa gồm 4 chiếc: một máy bay vận tải AH 26, một máy bay chỉ huy và hai máy bay Su-27 làm nhiệm tuần tiễu, trinh sát. 7 giờ 30, các máy bay lần lượt cất cánh. Trên sân bay và trong sở chỉ huy, một lực lượng gồm kỹ thuật viên, trắc thủ dẫn đường bay, chỉ huy làm nhiệm vụ theo dõi, kết nối và yểm trợ khi cần thiết. Khoảng cách xa (bay đi bay về trên 1.300 km).
Thượng tá Ngô Vĩnh Phúc, trung đoàn trưởng 940 cho biết đây là những chuyến bay Su-27 ra Trường Sa đầu tiên của đơn vị xuất phát từ miền Trung. Nhiệm vụ bay của Trung đoàn không quân 940 có sự phối hợp quan trọng của Trung đoàn không quân 918. Thượng tá Vũ Đức Long, Phó tham mưu trưởng 918, chỉ huy tổ bay AH26 như một sở chỉ huy chuyển tiếp trên không điều hành các máy bay tiêm kích . Trung đoàn 918 đã có hàng trăm lần làm nhiệm vụ chỉ huy trên không.
Từ chuyến bay đầu tiên, không quân Việt Nam đã thường xuyên duy trì các chuyến bay tuần tiễu bảo vệ Trường Sa và các vùng nước thuộc chủ quyền lãnh thổ và vùng đặc quyền kinh tế EEZ. Trong điều kiện tình hình hiện nay, nhu cầu cần thiết phải có máy bay Cảnh báo sớm và Kiểm soát đường không là vô cùng cần thiết.
Máy bay cảnh báo sớm và kiểm soát đường không C-295 AEW&C của Việt Nam sẽ có ba nhiệm vụ trọng tâm
1- Thực hiện nhiệm vụ sở chỉ huy trên không, kiểm soát không phận Việt Nam trên thềm lục địa và quần đảo Trường Sa, chỉ huy, dẫn đường và điều hành các hoạt động dẫn đường các máy bay tiêm kích Việt Nam thực hiện nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền lãnh thổ. Thực hiện nhiệm vụ kiểm soát không lưu, dẫn đường các phương tiện bay trên không từ xa trên vùng trời biển Đông.
2- Thực hiện nhiệm vụ tuần tra canh gác, cảnh báo sớm các nguy cơ đường không đe dọa an ninh quốc gia, ngăn chặn các hoạt động phi pháp xâm hại chủ quyền.
3 – Thực hiện nhiệm vụ tuần tra cảnh giới, theo dõi tình hình các hoạt động của mọi phương tiện mặt nước trên biển Đông, kịp thời thông báo các tình huống khẩn cấp như đe dọa an ninh quốc gia, hỗ trợ cứu hộ các phương tiện vận tải, khai thác tài nguyên biển.
Ngoài ra, C-295 AEW&C còn thực hiện nhiệm vụ phối hợp với các cơ quan chức năng dân sự quản lý vùng biển Việt Nam.
Trong điều kiện thời chiến, C-295 AEW&C có thể đảm nhiệm vai trò sở chỉ huy trên không và là trạm chuyển tiếp thông tin trong hệ thống các trung tâm thông tin dạng mạng ven biển, trên các đảo và quần đảo Trường Sa trong các hoạt động tác chiến không biển.
http://viettimes.vn/quoc-phong/chien-luoc-chien-thuat/khong-quan-viet-nam-tau-chim-me-chi-huy-dan-chien-dau-co-hien-dai-57462.html

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét