Trải qua 16 thế kỷ, đế chế La Mã được xem là đế chế hùng mạnh nhất thế giới trước khi bị đế chế Ottoman tiêu diệt. Hãy cũng nhìn lại toàn bộ lịch sử La Mã cổ đại ở bài viết này.
Sư hưng thịnh hay tàn lụi của Đế chế La Mã được xem xét qua 3 giai đoạn chính: Đế chế La Mã cổ đại, Đế chế Đông La Mã và Tây La Mã.
Cùng khám phá đế chế một thời lừng danh trong lịch sử nhân loại qua bài viết dưới đây.
1. Đế chế La Mã Cộng hòa cổ đại
Cộng hòa La Mã
Trải qua thời kỳ quân chủ (khoảng những năm 753 TCN đến 509 TCN), đế chế La Mã bước vào nền Cộng hòa La Mã.
Người La Mã dần dần đánh bại những dân tộc khác trên bán đảo Ý như người Samnite và Sabine, người Etrusca.
Trong nửa sau của thế kỉ thứ 3 TCN, Roma xung đột với Carthage trong 2 cuộc Chiến tranh Punic, xâm chiếm Sicilia và Iberia.
Sau khi đánh bại Vương quốc Macedonia và Đế chế Seleucid vào thế kỉ thứ 2 TCN, người La Mã trở thành những người chủ không thể chối cãi của vùng Địa Trung Hải.
Caesar và Chế độ tam hùng thứ nhất
Caesar
Sự lớn mạnh khiến đế chế La Mã không có đối thủ bên ngoài, mà mối lo lớn nhất chính là cuộc nội chiến bên trong mà mở đầu là Chế độ Tam hùng do Caesar khởi xướng.
Caesar chiến thắng và được phong làm nhà độc tài suốt đời sau khi từ chối tước hiệu quốc vương.
Tuy nhiên, ông chiếm lấy quá nhiều quyền lực quá nhanh đối với một vài thượng nghị sĩ, và bị ám sát trong một âm mưu được tổ chức bởi Brutus và Cassius năm 44 TCN.
Augustus và Chế độ tam hùng thứ hai
Octavian
Người kế vị Caesar là Octavian đánh bại Antonius và vợ Antonius là nữ hoàng Cleopatra trong trận chiến Actium vào năm 31 TCN, biến Ai Cập thành thuộc địa.
Giờ đây ông ta nắm lấy quyền lực gần như tuyệt đối với tư cách là thống soái quân sư, người bảo vệ duy nhất của quần chúng, và quyền lực tối cao trên lãnh thổ La Mã, và lấy tên Augustus.
Thời kỳ Augustus
Những xác lập hiến pháp mới đã biến Roma từ một nước cộng hoà thành một đế quốc
Sự phân chia lãnh thổ khi trở thành nước đế quốc
Sau nền cộng hòa là thời kỳ đế quốc
Trong thời kì đầu Đế quốc, đế chế La Mã vẫn giữ vững lãnh thổ và địa vị của mình.
Nhưng để đối phó tốt hơn với nhiệm vụ giữ cả đế chế lại với nhau, các hoàng đế bắt đầu chỉ định các vị đồng hoàng đế mặc dù điều này thường dẫn đến nội chiến. Sau năm 395 đế chế đã bắt đầu tách thành hai phần đông và tây.
2. Đế chế Tây La Mã (27- TCN đến 476- SCN)
Đế quốc Tây La Mã
Đế chế Tây La Mã (còn gọi là đế quốc Tây La Mã) là phần đất phía tây của Đế quốc La Mã cổ đại.
Đế quốc Tây La Mã đã tồn tại gián đoạn trong nhiều giai đoạn giữa thế kỷ thứ 3 và thế kỷ thứ 5 sau chế độ "Tứ đầu chế" của Diocletianus.
Sau đó là cuộc thống nhất của các Hoàng đế Constantinus I và Julianus (324 - 363). Tuy nhiên sau đó, nội chiến và những cuộc xâm lăng khiến thành Rome nhiều lần rơi vào cảnh cướp bóc hoành hành.
Đế quốc Tây La Mã chính thức cáo chung với sự kiện Hoàng đế Romulus Augustus thoái vị dưới sức ép của Odoacer vào ngày 4 tháng 9 năm 476, và không chính thức cáo chung với cái chết của cựu hoàng Julius Nepos trong năm 480.
3. Đế chế Đông La Mã hay Đế chế Byzantine (395 SCN đến 1453)
Đế chế Ottoman mới nổi.
Dù đế chế Tây La Mã chỉ tồn tại trong thời gian ngắn, nhưng phần còn lại ở phía Đông vẫn tiếp tục phát triển trở thành một cường quốc có vai trò quan trọng ở châu Âu và được xem là một trong những trung tâm đạo Ki-tô lúc bấy giờ.
Tới tận năm 1453 sau khi bị một đế chế hùng mạnh mới nổi là Ottoman tiêu diệt.
Bất chấp những thất bại và mất mát lãnh thổ, đặc biệt là trong cuộc Chiến tranh La Mã-Ba Tư và Chiến tranh Ả Rập-Đông La Mã.
Đế quốc sau đó đã phục hưng dưới triều đại Macedonia, một lần nữa Đông La Mã vươn lên thành liệt cường hàng đầu của vùng Đông Địa Trung Hải vào cuối thế kỷ thứ 10, đối địch với Nhà Fatima của người Hồi giáo.
Thành Constantinopolis thất thủ trước Đế chế Ottoman.
Tuy nhiên, sau năm 1071, nhiều lãnh đổ ở Tiểu Á - trung tâm của đế quốc, bị người Thổ Nhĩ Kỳ Seljuk chiếm đoạt. Trải qua các cuộc chiến dành lại lãnh thổ, đế chế La Mã dần trở nên khủng hoảng và suy yếu.
Cuối cùng, ế quốc Đông La Mã bị cuộc Thập tự chinh lần thứ tư giáng một đòn chí mạng vào năm 1204, khiến Đế quốc bị phân tán.
Vào năm 1261, kinh đô Constantinopolis được giải phóng và Đế quốc Đông La Mã trung hưng, thế nhưng dưới triều các hoàng đế nhà Palaiologos, Đông La Mã chỉ còn là một trong nhiều quốc gia nhỏ đối địch nhau ở khu vực.
Sau này, thành Constantinopolis thất thủ trước Đế chế Ottomanđánh dấu sự sụp đổ của đế chế hùng mạnh bậc nhất thế giới.
http://soha.vn/kham-pha/that-bai-nao-khien-de-che-hung-manh-bac-nhat-the-gioi-sup-do-20160204155419185.htm
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét