Thứ Ba, 16 tháng 2, 2016

Cách Mỹ khiến tàu ngầm Nga - Trung Quốc lộ diện

Bất chấp "bức tường lửa" Trung Quốc rải dưới Biển Đông và khả năng "tàng hình" của tàu ngầm Kilo, Mỹ vẫn có cách khiến loại tàu ngầm này lộ diện.


Vừa qua, tạp chí The National Interest của Mỹ đã đăng tải bài viết nói về lợi thế của những tàu ngầm Kilo Hải quân Nga và Trung Quốc sở hữu trước Mỹ khi cho rằng những tàu ngầm diesel-điện này có khả năng hoạt động gần như không gây tiếng ồn.

Đó là những tàu ngầm Varshavyanka mà NATO gọi là “hố đen”, tạp chí Mỹ nhận định. Với khả năng hoạt động êm và dài ngày trên biển, kể cả tại những vùng nước nông, rặng san hô... tàu ngầm Kilo đang trở thành mối nguy cơ chiến lược với Hải quân Mỹ.

Điều bất lợi hơn nữa của Mỹ trước Trung Quốc là khi Bắc Kinh tuyên bố đã rải các thiết bị thu âm thanh dưới nước thuộc hệ thống giám sát tàu ngầm lẫn tàu nổi dưới đáy biển của Hoa Đông lẫn Biển Đông. Kế hoạch này được Trung Quốc gọi là "bức tường thành chống tàu Mỹ".

Cach My khien tau ngam Nga - Trung Quoc lo dien
Tàu ngầm Kilo lộ diện trong cuộc thử nghiệm giả định của ACTUV.

Hàng loạt trang mạng “Đông Phương”, Thời báo Hoàn Cầu, Chinanews…, của Trung Quốc cũng tung ra một bức ảnh về hình mẫu “Mạng lưới quan trắc dưới đáy biển” Trung Quốc, ám chỉ việc Bắc Kinh đang xây dựng một mô hình hệ thống giám sát âm thanh dưới đáy biển.

Các chuyên gia quân sự Đại Lục bình luận, việc xây dựng thành công một hệ thống giám sát âm thanh tàu ngầm dưới đáy biển là điều không nhiều cường quốc hải quân trên thế giới làm được, từ trước đến nay mới chỉ có Nga và Mỹ có đủ khả năng xây dựng được hệ thống này.

Tuy nhiên, lợi thế này của Trung Quốc (nếu có) sẽ không kéo dài và Mỹ đã có cách khiến những "hố đen" này lộ diện. Theo Cơ quan nghiên cứu Dự án Phòng thủ tiên tiến của Mỹ (DARPA), hiện nay cơ quan này đang thử nghiệm với phương tiện săn ngầm không người lái (ACTUV) - loại phương tiện được coi là khắc tinh của tàu ngầm diesel-điện và có thể phát hiện được cả những thiết bị dò tìm âm thanh dưới biển.

Theo tiết lộ của DARPA, để săn tìm tàu ngầm đối phương, con tàu được trang bị hệ thống mô đun sonar Scalable (MS3) của Raytheon. Hệ thống này được thiết kế có khả năng tìm kiếm, phát hiện, lọc ra mối đe dọa thụ động, định vị trí và theo dõi mục tiêu mà không cần sự điều khiển từ phía con người.

Đặc biệt hơn, MS3 còn có thể phân biệt được chính xác những loại tàu ngầm khác nhau của đối phương. MS3 cho phép tác chiến chống tàu ngầm (ASW) và tác chiến dưới nước ở cả chế độ hoạt động tìm kiếm chủ động và thụ động, phát hiện ngư lôi và đưa ra cảnh báo cũng như tránh va chạm với các vật thể nhỏ.

Dữ liệu từ sonar đa năng này có thể được truyền về một node trung tâm điều khiển và chỉ huy, cung cấp một cái nhìn chung nhất về một phần trong nhiệm vụ tác chiến chống tàu ngầm của nó.

Theo những thông tin được công bố, ACTUV có khả năng tàng hình rất cao, giúp tàu hoạt động hiệu quả ở những vùng biển nông, các vùng Vịnh hay những vùng có nhiều rặng san hô, thường là nơi trú ẩn lý tưởng cho các tàu ngầm điện-diesel nhỏ.

Phương tiện này có thể trở về cảng sau 60 - 90 ngày hoạt động liên tục trên biển để được tiếp nhiên liệu và sửa chữa những bộ phận cần thiết. Để điều khiển và giám sát được ACTUV, một trạm chỉ huy con tàu, cho phép người điều hành có thể giám sát tất cả các hoạt động của ACTUV từ nhiều kênh thông tin khác nhau.

Khi khởi hành ra biển, người điều khiển chỉ yêu cầu ACTUV vào hoặc ra khỏi cảng, bởi nếu không, nó sẽ hoạt động hoạt toàn tự động.

DARPA tiết lộ thêm, thợ săn tàu ngầm này không được trang bị vũ khí, nó chỉ được thiết kế cho việc tìm và theo dõi các tàu ngầm tàng hình và loại bỏ chúng như một mối đe dọa. ACTUV truyền thông tin qua vệ tinh để đưa ra những cảnh báo tới người chỉ huy và các tàu chiến bạn.

http://baodatviet.vn/video/cach-my-khien-tau-ngam-nga--trung-quoc-lo-dien-3300358/

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét