Có thể cặp tàu Gepard-3.9 tiếp theo của HQVN sẽ được trang bị tên lửa phòng không tầm trung, tuy nhiên, có còn lựa chọn nào tốt hơn cho nhiệm vụ phòng không hạm đội?
Mặc dù truyền thông Nga đưa tin cặp tàu hộ vệ tên lửa lớp Gepard-3.9 tiếp theo (chiếc số 5 và số 6) của Hải quân Việt Nam có thể được trang bị tên lửa phòng không tầm trung, tuy nhiên, với một chiếc tàu có lượng giãn nước chỉ 2.100 tấn liệu có cần thiết?
Nào là tên lửa diệt hạm, nào là hệ thống săn ngầm, nào là tên lửa tiến công mặt đất, nay lại thêm hệ thống tên lửa phòng không tầm trung nữa, biến Gepard thành một tàu hộ vệ tên lửa đa năng thực sự, có trang bị vũ khí "khủng".
Tất nhiên, với các nhà thiết kế đầy sáng tạo và đơn vị thi công đóng mới đầy kinh nghiệm của Nga thì việc tích hợp "n" thứ vũ khí trong 1 không phải là điều quá khó, trên thực tế họ đã làm được với các tàu thuộc Dự án 20385 có lượng choán nước 2.200 tấn.
Nhưng với Gepard-3.9 của Việt Nam, từ cặp tàu thứ nhất cho tới cặp tàu thứ 2 đã có sự thay đổi về thiết kế, nhất là bổ sung tính năng săn ngầm, cộng với một số lý do khách quan, khiến cho quá trình đóng mới bị kéo dài đáng kể.
Nếu cặp tàu thứ 3 lại có thêm hệ thống phòng không tầm trung, rõ ràng là một thiết kế mới, phải mất thêm thời gian, tiến độ có thể sẽ bị kéo dài.
Vì thế, bên cạnh ô phòng không che đầu cho tàu hải quân bằng các máy bay tiêm kích đa năng Su-30MK2, để đối phó với nhiều nguy cơ xung đột vũ trang cục bộ, chớp nhoáng, các tàu Hải quân cần có sức mạnh phòng không tự thân.
Qua đó có thể phản ứng nhanh bảo vệ đội hình tàu mặt nước trước khi máy bay của Không quân kịp tới chi viện.
Do vậy, nhu cầu về một lớp tàu hộ vệ tên lửa kiêm phòng không hạm đội cỡ lớn hơn Gepard là điều có thể thấy được. Vậy ứng viên nào thích hợp nhất?
Có nhiều gương mặt sáng giá ít nhiều được truyền thông quốc tế và trong nước "gán" cho Hải quân Việt Nam như các tàu khinh hạm phòng không như FREMM (Pháp/Ý) hay Dự án 22350 (Nga), nhưng có một ứng viên âm thầm đó là Dự án 11541 Korsar.
Một phương án thiết kế của 11541 Korsar.
Đây là mẫu tàu liên tục được Phòng thiết kế Zelenodolsk đem tới trưng bày tại các cuộc triển lãm hàng hải lớn nhất thế giới gần đây nhằm tìm kiếm khách hàng tiềm năng.
Quy trình giống như Gepard-3.9
Sở dĩ nói giống nhau về quy trình là vì chúng ta đều biết Hải quân Việt Nam đặt mua các tàu hộ vệ tên lửa hiện đại lớp Gepard trên cơ sở hiện đại hóa thiết kế của lớp tàu này.
Dự án 11541 Korsar cũng vậy, nó được phát triển dựa trên lớp tàu khinh hạm Neustrashimyy (Dự án 11540 Yastreb) vốn được phát triển từ giữa những năm 1980, với 2 chiếc đã được đưa vào trang bị cho Hạm đội Baltic, 5 chiếc còn lại bị dừng đóng khi Liên Xô sụp đổ.
Được phát triển trên cơ sở các tàu khinh hạm lớp Krivak nổi tiếng, các tàu Neustrashimyy đã được đưa vào biên chế từ hơn 10 năm nay, chứng minh được hiệu quả hoạt động trong thực tế.
Năm 2008, một trong 2 tàu này đã vượt hàng chục nghìn hải lý tới Vịnh Aden tham gia nhiệm vụ chống cướp biển.
Còn với lớp Krivak, nổi tiếng nhất và được cả thế giới biết được chính là tàu Bezzavetnyy khi trình diễn màn đâm húc ngoạn mục với tàu tuần dương USS Yorktown (DDG-48/CG-48) của Mỹ. Tuy bé hơn nhiều, nhưng Bezzavetnyy đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.
Tàu Bezzavetnyy đâm húc ngoạn mục với tàu tuần dương USS Yorktown (DDG-48/CG-48) của Mỹ.
Thứ hai, Phòng thiết kế Zelenodolsk cũng chính là đơn vị triển khai thành công mẫu tàu hộ vệ tên lửa lớp Gepard của Việt Nam và được đánh giá rất cao về kinh nghiệm cũng như năng lực thiết kế.
Thứ ba, khi nhất trí được thiết kế cuối cùng, đơn vị thi công có thể chính là Nhà máy đóng tàu Zelenodolsk.
Chuỗi quy trình này đều nằm trong một thể thống nhất từ khâu thiết kế cho tới khâu thi công. Do vậy, chi phí tiết kiệm được sẽ không hề nhỏ. Chưa kể, nếu chuyển giao công nghệ đóng tàu tại Việt Nam sẽ hết sức thuận lợi, đảm bảo cả về chất lượng và tiến độ.
Tất nhiên, nếu không vướng phải những khó khăn mang tính khách quan như việc cung cấp động cơ cho tàu Gepard vốn bị trục trặc do bất đồng giữa Ukraine (nhà cung cấp) và Nga (tổng thầu) thì chắc chắn mọi thứ sẽ suôn sẻ.
Tàu khinh hạm Neustrashimyy (Dự án 11540 Yastreb).
Hình hài tàu tương lai nếu Việt Nam quan tâm sẽ như thế nào?
Tại Triển lãm Hải quân quốc tế lần thứ 7 (IDMS 2015) vừa diễn ra tại thành phố St. Petersburg (Nga) từ ngày 1 đến ngày 5/7/2015, Phòng thiết kế Zelenodolsk một lần nữa đã giới thiệu mẫu tàu khinh hạm tên lửa thuộc dự án 11541 hoàn toàn mới mang tên "Korsar".
Chúng được thiết kế để tiêu diệt các tàu nổi, tàu ngầm cũng như các phương tiện tấn công đường không của địch cũng như tuần tiễu hay hộ tống độc lập hoặc trong các biên đội tàu.
Chương trình phát triển tàu Korsar đã được phát triển dựa trên những kinh nghiệm phong phú của Nga trong cả thiết kế cũng như thực tiễn hoạt động của các tàu tuần tiễu.
Đáp ứng được các tiêu chuẩn, thông lệ quốc tế về cứu hộ cứu nạn, ngăn ngừa ô nhiễm môi trường cũng như các tiêu chuẩn của Nga về các điều kiện sinh hoạt và tác chiến của thủy thủ đoàn.
Thân tàu được chia thành nhiều khoang và được làm từ thép hợp kim thấp, trong khi đó lớp giáp ngoài của siêu cấu trúc này được làm từ thép các bon, và vách trong được làm từ hợp kim aluminium-magnesium.
Tàu được trang bị các con lăn thăng bằng chủ động và thụ động giúp tàu hoạt động cực kỳ ổn định trong điều kiện biển động mạnh.
Toàn bộ các khoang tác chiến và cabin của thủy thủ đều có hệ thống điều hòa không khí tạo điều kiện thuận lợi cho thủy thủ đoàn hoạt động trong các chuyến hải trình dài ngày ở bất cứ mùa nào trong năm.
Tàu có khả năng tác chiến rất tốt nhờ hệ thống vũ khí mạnh, hệ thống radar, quang điện, ảnh nhiệt hiện đại cũng như độ ồn dưới nước thấp và diện tích phản xạ radar được giảm tối đa.
Toàn bộ các khoang tác chiến và cabin của thủy thủ đều có hệ thống điều hòa không khí tạo điều kiện thuận lợi cho thủy thủ đoàn hoạt động trong các chuyến hải trình dài ngày ở bất cứ mùa nào trong năm.
Tàu có khả năng tác chiến rất tốt nhờ hệ thống vũ khí mạnh, hệ thống radar, quang điện, ảnh nhiệt hiện đại cũng như độ ồn dưới nước thấp và diện tích phản xạ radar được giảm tối đa.
Thiết kế tàu Korsar tại Triển lãm Hải quân quốc tế IDMS.
Theo đó, tàu có lượng choán nước tiêu chuẩn trong khoảng từ 4.300-4.500 tấn với vũ khí trang bị rất hiện đại theo dạng module, đáp ứng mọi yêu cầu của khách hàng. Gồm có:
Tên lửa diệt hạm phóng thẳng đứng, tùy chọn hoặc loại cận âm Kh-35UE (260km) hoặc siêu âm Kalibr-NKE (290km). Đây là 2 dòng tên lửa diệt hạm hiện đại nhất của Nga hiện nay.
Tên lửa phòng không, hiện Phòng thiết kế Zelenodolsk đang đưa ra bản thiết kế tàu 11541 mang tổ hợp tên lửa phòng không Tor-М2КМ dạng module phóng thẳng đứng với phiên bản hải quân tầm bắn 15km, độ cao tới 10km.
Tuy nhiên, tùy yêu cầu khách hàng, tàu hoàn toàn có thể mang được các tổ hợp tên lửa tầm trung Shtil-1, phiên bản hải quân của hệ thống phòng không BuK, tầm bắn đến 50km hay thậm chí tầm xa, biến thể của S-300.
Qua đó, tài có thể chặn kích từ xa, đánh trả các cuộc tấn công bằng tên lửa hành trình chống hạm của kẻ địch và tạo thành ô phòng không "bao sân" cho đội tàu đang chiếm lĩnh mặt nước của quân nhà trước các cuộc tập kích đường không.
Ngoài ra, tàu cũng được trang bị các hệ thống pháo/tên lửa phòng không tầm gần, đảm bảo bao quát bảo vệ tàu ở mọi hướng (360 độ).
Korsar có thiết kế mới đã ứng dụng nhiều công nghệ mới, làm lột xác hoàn toàn một lớp tàu cũ trở thành một lớp tàu gần như mới, có tính năng tàng hình với nhiều vũ khí, khí tài tiên tiến,
Có một điểm đáng lưu ý là khác với Gepard đang ngày càng thu hút được sự quan tâm của Hải quân nhiều nước, Korsar vẫn đang tìm kiếm khách hàng đầu tiên cho mình.
Liệu thiết kế này có lọt mắt xanh của Hải quân Việt Nam để trở thành lớp tàu phòng không hạm đội hay không? Hãy chờ xem!
http://soha.vn/quan-su/day-se-la-tau-phong-khong-ham-doi-moi-cua-hai-quan-viet-nam-20151230114850859.htm
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét