Thứ Năm, 25 tháng 2, 2016

Chìa khóa chọc thủng HQ-9 ở Hoàng Sa, làm mù radar TQ ở Trường Sa

"Trong chiến tranh, ai khống chế được việc sử dụng phổ điện từ sẽ chiến thắng". Tác chiến điện tử là chìa khóa làm mù radar, chọc thủng hệ thống HQ-9 mà TQ triển khai trái phép.


Chìa khóa chọc thủng HQ-9 ở Hoàng Sa, làm mù radar TQ ở Trường Sa
Vai trò của tác chiến điện tử ở Biển Đông
Với sự phát triển của khoa học kỹ thuật quân sự, vũ khí ngày càng thông minh hơn, chính xác hơn, uy lực hơn.
Vũ khí công nghệ cao đã không còn là điều xa lạ mà ngày càng trở nên phổ biến. Tuy nhiên chúng đều không tránh khỏi yếu điểm chung là hầu hết đều dựa vào trường điện từ.
Do vậy đồng thời với sự phổ biến của vũ khí và phương tiện kỹ thuật hiện đại thì vai trò của tác chiến điện tử ngày càng trở nên quan trọng hơn. Khái niệm tác chiến điện tử bao gồm trinh sát điện tử, bảo vệ điện tử và chế áp điện tử.
Học thuyết quân sự hiện đại của Mỹ cho rằng: "Trong chiến tranh, ai khống chế được việc sử dụng phổ điện từ sẽ là người chiến thắng"; "Lịch sử chứng minh rằng chiếm ưu thế trong tác chiến điện tử dẫn đến thắng lợi trong các hoạt động quân sự ".
Ở Biển Đông, vũ khí công nghệ cao ngày càng xuất hiện nhiều với các tổ hợp vũ khí ngày càng phức tạp. Điển hình là Trung Quốc đang ngang nhiên quân sự hóa Biển Đông bằng các tổ hợp vũ khí công nghệ cao.

Ảnh vệ tinh cho thấy Trung Quốc có thể đã triển khai radar tần số cao ở đá Châu Viên, quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Ảnh: CSIS
Ảnh vệ tinh cho thấy Trung Quốc có thể đã triển khai radar tần số cao ở đá Châu Viên, quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Ảnh: CSIS
Cụ thể như việc triển khai trái phép các máy bay quân sự ở quần đảo Hoàng Sa, mở rộng và tăng cường hoạt động không quân ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Mới nhất là động thái đưa tổ hợp tên lửa đất đối không HQ-9, máy bay chiến đấu J-11, JH-7 ra đảo Phú Lâm quần đảo Hoàng Sa và trang bị các tổ hợp radar ở quần đảo Trường Sa...
TT NGHIÊN CỨU CHIẾN LƯỢC VÀ QUỐC TẾ (CSIS)
GREGORY POLING
Radar này sẽ đóng vai trò rất quan trọng nếu Trung Quốc thực hiện chiến lược chống tiếp cận khu vực, nhằm làm giảm khả năng hoạt động tự do của Mỹ ở Biển Đông, bao gồm cả việc đưa lực lượng đến Biển Đông trong trường hợp nổ ra khủng hoảng tại Đông Bắc Á.
Không nằm ngoài quy luật chung, tác chiến điện tử cũng ngày càng đóng vai trò quan trọng trong việc quyết định đến thành bại ở Biển Đông.
Liệu có loại vũ khí nào có thể chế áp, làm vô hiệu hóa được tổ hợp tên lửa HQ-9 và tổ hợp radar của Trung Quốc đang hiện diện trái phép ở Hoàng Sa và Trường Sa hay không?
Tác chiến điện tử mặt đất
Các tổ hợp tác chiến điện tử mặt đất ngày càng chứng tỏ được giá trị trong các cuộc xung đột gần đây trong vai trò chế áp điện tử.
Với công suất lớn và khả năng bố trí ở các vị trí thuận lợi, các tổ hợp tác chiến điện tử mặt đất không chỉ đơn thuần đóng vai trò trinh sát mục tiêu, bảo vệ điện tử mà còn có khả năng chế áp điện tử đối với các máy bay và phần nào là cả các tổ hợp phòng không.
Xét cuộc chiến gần nhất đang diễn ra là cuộc chiến chống tổ chức khủng bố IS tại Syria. Nhằm bảo vệ cho các đợt không kích của máy bay, Nga đã triển khai tại Syria hệ thống điện tử “Borisoglebsk 2” được bố trí trên 9 xe vận tải đa năng bọc thép.


Hệ thống tác chiến điện tử Borisoglebsk của Nga được bố trí tại Syria có khả năng gây nhiếu, chế áp, cắt đứt liên lạc của đối phương và tạo ra ô điện tử trong phạm vi bán kính 150 km
Hệ thống tác chiến điện tử Borisoglebsk của Nga được bố trí tại Syria có khả năng gây nhiếu, chế áp, cắt đứt liên lạc của đối phương và tạo ra "ô điện tử" trong phạm vi bán kính 150 km
Các thiết bị này đã được bố trí ở các thành phố ven bờ biển Địa Trung Hải của Syria ở độ cao 1.562 m. Với Borisoglebsk, Nga dễ dàng gây nhiễu và vô hiệu hóa thông tin liên lạc trên chiến trường Syria, ngăn chặn và do thám được tín hiệu vô tuyến điện của đối phương.
Hiệu quả của tổ hợp tác chiến điện tử Borisoglebsk đã được chứng minh và biến Trung Đông thành nơi thử nghiệm, cũng như trình diễn “công nghệ tác chiến điện tử” được coi là “không có đối thủ” của Nga.
Tác chiến điện tử “không đối đất”
Tuy nhiên, để có thể chế áp hoàn toàn các radar và tên lửa đất đối không tương tự như radar của Trung Quốc ở Trường Sa hay HQ-9 ở Hoàng Sa thì các tổ hợp tác chiến điện tử không đối đất sẽ phù hợp hơn nhiều.
Với độ cơ động cao, tầm ảnh hưởng rộng, có tính bất ngờ, các tổ hợp tác chiến điện tử không đối đất thực sự là một thử thách không hề nhỏ cho các tổ hợp vũ khí mà Trung Quốc đang triển khai phi pháp ở Biển Đông.
Để dẫn chứng cho vấn đề này có thể đưa ra hai ví dụ sau:
Tháng 4/2014, tàu khu trục Mỹ "Donald Cook" với tên lửa hành trình "Tomahawk" đã vào Biển Đen trong diễn biến vấn đề Ukraine và Crimea.
Để đáp trả, theo đài "Tiếng nói nước Nga" (nay là hãng thông tin và phát thanh Sputnik), Nga đã cho máy bay Su-24, không mang vũ khí, được trang bị tổ hợp điện tử chiến đấu mới nhất là "Khibiny", bay sát tàu khu trục Mỹ.
Hệ thống tác chiến Aegis của Mỹ đã phát hiện sự tiếp cận trên không và báo động. Radar Mỹ đang theo dõi mục tiêu thì đột nhiên mất tín hiệu, các tên lửa không nhận được thông tin về mục tiêu.
Trong khi đó, chiếc Su- 24 của Nga bay qua 12 lần trên boong tàu khu trục Mỹ, làm giả động thái tấn công tên lửa vào mục tiêu và lặp đi lặp lại động tác đó.
(Mặc dù về phần mình, Mỹ cho biết máy bay Nga đã có hành động khiêu khích nhưng khẳng định tàu USS Donald Cook chưa bao giờ gặp nguy hiểm, nó có thừa khả năng phòng thủ trước 2 chiếc Su-24).
Ví dụ thứ hai cũng là một vụ việc vẫn còn gây tranh cãi.
Đó là, theo đài Press TV (Iran), các chiến đấu cơ của Israel đã tiến hành liên tiếp các vụ tấn công hồi cuối năm 2015 ngay gần thủ đô Damascus, khu vực nằm trong tầm bảo vệ của hệ thống phòng không S-400, S-300 được Nga triển khai mà không gặp bất kỳ đe dọa nào.


Khí tài tác chiến điện tử và hệ thống dấn đường thế hệ mới là sức mạnh giúp loại máy bay được cho đã lỗi thời như Su-24 của Nga hoạt động cực kỳ hiệu quả
Khí tài tác chiến điện tử và hệ thống dấn đường thế hệ mới là sức mạnh giúp loại máy bay được cho đã lỗi thời như Su-24 của Nga hoạt động cực kỳ hiệu quả
Việt Nam có thể tác chiến điện tử “đối đất” trên Biển Đông như thế nào?
Không nằm ngoài xu hướng chung của toàn thế giới, Việt Nam cũng từng bước nâng cao sức mạnh của lực lượng tác chiến điện tử.
Hiện nay, trong biên chế của quân đội Việt Nam đã bắt đầu được trang bị các tổ hợp tác chiến điện tử thế hệ mới. Tuy nhiên, các tổ hợp tác chiến điện tử này chủ yếu thực hiện nhiệm vụ trinh sát điện tử, bảo vệ điện tử và chế áp điện tử “đất đối không”.
Một khi có sự hiện diện phi pháp của các radar và tên lửa đất đối không trên Biển Đông, Việt Nam cần được trang bị các tổ hợp tác chiến điện tử “đối đất’ nhằm vô hiệu hóa chúng, bảo vệ cho lực lượng Không quân Việt Nam thực thi nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền.
Biện pháp đơn giản nhất là trang bị các pod tác chiến điện tử cho các máy bay hiện có. Với các pod điện tử này, khả năng gây nhiễu, chế áp khi thực hiện các vụ không kích sẽ được cải thiện rất nhiều, đồng thời nâng cao khả năng sống sót của các máy bay lên nhiều.
Một khi hệ thống radar, tên lửa phòng không của đối phương “tạm thời” bị vô hiệu hóa, lực lượng Không quân, Hải quân có thể tận dụng thời cơ tiêu diệt chúng. Đây cũng là mặt hàng mà các nước như Nga, Mỹ, Israel… sẵn sàng xuất khẩu.


Máy bay Su-34 của Nga được trang bị pod tác chiến điện tử Khibiny (ảnh nhỏ) khiến hệ thống phòng không đối phương bị tê liệt
Máy bay Su-34 của Nga được trang bị pod tác chiến điện tử Khibiny (ảnh nhỏ) khiến hệ thống phòng không đối phương bị tê liệt

Máy bay tác chiến điện tử EA-18G Growler của Mỹ với giá treo ở đầu cánh lắp hệ thống gây nhiễu có vỏ bọc AN/ALQ-218, giá treo dưới cánh lắp hệ thống gây nhiễu AN/ALQ-99 được xem là xứng đáng để chống lại hệ thống tác chiến điện tử của Nga ở Trung Đông.
Máy bay tác chiến điện tử EA-18G Growler của Mỹ với giá treo ở đầu cánh lắp hệ thống gây nhiễu có vỏ bọc AN/ALQ-218, giá treo dưới cánh lắp hệ thống gây nhiễu AN/ALQ-99 được xem là xứng đáng để chống lại hệ thống tác chiến điện tử của Nga ở Trung Đông.

Biện pháp thứ hai là trang bị các máy bay chuyên tác chiến điện tử.
Với thời gian hoạt động dài và được trang bị nhiều khí tài tác chiến điện tử, các máy bay tác chiến điện tử không chỉ làm nhiệm vụ trinh sát mà còn chế áp được hệ thống radar, tên lửa phòng không một cách hiệu quả trong khoảng thời gian đủ dài.
Tuy nhiên, loại vũ khí này chưa được xuất khẩu nhiều và chi phí cũng lớn hơn nhiều. Một số loại máy bay tác chiến điện tử tiêu biểu hiện nay như Tu-214R của Nga, EA-18G Growler của Mỹ, Gulfstream G-550 của Israel.
Biện pháp thứ ba là bố trí lâu dài hoặc luân phiên các tổ hợp tác chiến điện tử “đất đối đất” trên các điểm cao sát bờ biển, các tàu hải quân hoặc các đảo nếu điều kiện cho phép và tiến hành các hoạt động trinh sát, gây nhiễu, chế áp lâu dài, thường xuyên.
Bản lĩnh Việt Nam đã được “tôi luyện” và “chứng tỏ” qua cuộc chiến tranh điện tử lớn nhất lịch sử thế giới trong cuộc chiến “Điện Biên Phủ trên không” đối đầu với một nước Mỹ siêu cường.
Ngày nay, khi lực lượng tác chiến điện tử, không quân, hải quân đang được đầu tư tiến thẳng lên hiện đại, chúng ta nhất định sẽ giành được thắng lợi trong cuộc chiến “không gian điện từ” trên Biển Đông.
Khibiny là sản phẩm của công ty Kret, giúp các máy bay trở thành bất khả xâm phạm với các phương tiện chiến đấu và hệ thống phòng thủ hiện đại của đối phương.
Khi nhận được cảnh báo tấn công tên lửa, Khibiny sẽ được kích hoạt và bảo vệ điện tử nhằm ngăn chặn tên lửa với tới máy bay và làm cho nó đi chệch hướng. Khibiny tăng khả năng sống sót của máy bay từ 25-30 lần.
Sau khi vũ khí tác chiến điện tử của Nga chứng tỏ hiệu quả ở Trung Đông, công ty Kret đang tiến hành các hoạt động đẩy mạnh các sản phẩm. Đây có thể được xem là cơ hội để các nước như Việt Nam tăng cường sức mạnh trong tương lai.
*
http://soha.vn/quan-su/chia-khoa-choc-thung-hq-9-o-hoang-sa-lam-mu-radar-tq-o-truong-sa-20160223220641628.htm

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét