Ban đầu khi lập quốc thì CHND Trung Hoa có tổng cộng 13 quân khu, sau đó rút lại còn 11, bao gồm: Thẩm Dương, Bắc Kinh, Lan Châu, Tân Cương, Tế Nam, Nam Kinh, Phúc Châu, Quảng Châu (bao gồm cả đảo Hải Nam), Vũ Hán, Thành Đô và Côn Min. Cuối thập niên 80, con số trên rút ngắn thành 7: Tân Cương sáp nhập với Lan Châu, Côn Minh sáp nhập với Thành Đô, Nam Kinh sáp nhập với Phúc Châu và cuối cùng, Quân khu Vũ Hán giải thể và được sáp nhập vào Quân khu Quảng Châu và Quân khu Tế Nam. Cách phân chia này tồn tại đến tận ngày nay, với 7 đại quân khu, gồm nhiều quân khu trực thuộc.
Dựa vào bản đồ thì có thể thấy, đại quân khu Quảng Châu nằm kề sát biên giới Việt Nam, gần kề đại quân khu Thành Đô nên có thể hổ trợ lẫn nhau. Đại quân khu Quảng Châu có nhiệm vụ phòng thủ Hoa Nam, đặc biệt là ngăn chặn các cuộc tấn công có thể xảy ra, đồng thời có thể tăng viện cho Hồng Kông, Ma Cao. Đây cũng là một trong ba đại quân khu được tăng cường mạnh và những năm đầu thế kỷ 21, bên cạnh Tế Nam và Nam Kinh để TQ kiểm soát ba khu vực trọng yếu là Hoàng hải (Bắc hải), Đông hải và Nam hải.
Đại quân khu Quảng Châu gồm các quân khu Quảng Đông, Quảng Tây, Hồ Bắc, Hồ Nam, Hải Nam. Binh lực chánh quy thường trực 280 ngàn quân (số liệu 2015), chưa kể lực lượng không chánh quy (lực lượng bán võ trang địa phương, võ cảnh, biên phòng, dân binh), bao gồm:
Lục quân: tập đoàn quân 41 và 42, gồm: 1f bbcg nặng, 1f bb cơ động nhẹ, 1f pháo, 1 lữ đổ bộ cơ giới đường không, 2 lữ sơn cước binh, 1 lữ tác chiến điện tử, 2 lữ phòng không, 2 lữ t-tg. Được tăng cường thêm binh lực tại Hong Kong, gồm 3 lữ bộ binh (3 e bộ binh, 1 e BBCG, 1 e pháo, 1 d công binh); một đơn vị trực thăng.
Nhị pháo: 3 lữ
Không quân: 1 quân đoàn không quân tiêm kích (số 7) gồm 3 f tiêm kích (số 2, số 18, số 42); 2 f tiêm kích (số 9, số 35), 1 f vận tải (số 13), 1 f ném bom (1 e ném bom độc lập; 1 e trinh sát; 1 e lên thẳng; 1 quân đoàn đổ bộ đường không (số 15) gồm 3 f . Ngày 7/2/2015 được tăng cường 1 lữ tiêm kích J10. Nếu có biến sẽ được đặc cách tăng viện thêm từ đại quân khu Thành Đô.
Phòng không: 3 lữ pháo phòng không, 4 e pháo phòng không, 4 e tên lửa phòng không, 5 e rađa.
Hải quân: xương sống là hạm đội Nam Hải, đóng căn cử ở Trạm Giang, bao gồm:
- Tàu ngầm: 2 lữ (số 32, 33)
- Tàu nổi: 1 tàu sân bay, 2 lữ tàu khu trục; 1 lữ hộ vệ tên lửa; 1 lữ tàu tuần tiễu-phóng lôi (1 d phóng lôi, 1 d tuần tiễu-phóng lôi, 1 d tuần tiễu); 1 lữ tàu tuần tiễu (1 d tuần tiễu, 1 d quét mìn, 1 d chống ngầm); 1 lữ tàu tuần tiễu (1 d tuần tiễu, 1 d chống ngầm, 1 d quét mìn); 1 lữ vận tải đổ bộ; 1 d chống ngầm độc lập; 1 d tàu khu trục tên lửa; 9 d tàu tuần tiễu
- 4 d tên lửa đất đối hải; 3 f bảo vệ bờ biển; 4 d pháo bảo vệ bờ biển; 4 d rađa đối biển.; 2 d pháo phòng không
- Không quân hải quân: 1 f ném bom; 2 f tiêm kích (số 8, 9); 1 d vận tải; 2 d rađa
- 2 lữ HQĐB (số 1, 164)
- Tàu nổi: 1 tàu sân bay, 2 lữ tàu khu trục; 1 lữ hộ vệ tên lửa; 1 lữ tàu tuần tiễu-phóng lôi (1 d phóng lôi, 1 d tuần tiễu-phóng lôi, 1 d tuần tiễu); 1 lữ tàu tuần tiễu (1 d tuần tiễu, 1 d quét mìn, 1 d chống ngầm); 1 lữ tàu tuần tiễu (1 d tuần tiễu, 1 d chống ngầm, 1 d quét mìn); 1 lữ vận tải đổ bộ; 1 d chống ngầm độc lập; 1 d tàu khu trục tên lửa; 9 d tàu tuần tiễu
- 4 d tên lửa đất đối hải; 3 f bảo vệ bờ biển; 4 d pháo bảo vệ bờ biển; 4 d rađa đối biển.; 2 d pháo phòng không
- Không quân hải quân: 1 f ném bom; 2 f tiêm kích (số 8, 9); 1 d vận tải; 2 d rađa
- 2 lữ HQĐB (số 1, 164)
Theo FB Phan Trung
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét