Thứ Hai, 29 tháng 2, 2016

Chiến tranh Trung - Mỹ liệu có xảy ra?

Chiến tranh giữa các quốc gia không xảy ra với lý do đơn giản là từ những lời thách thức, khiêu khích trên mặt báo, kể cả khi đó là cơ quan ngôn luận của Đảng cầm quyền, nhưng rõ ràng, sự thách thức ngày một quá quắt của Trung Quốc đang đặt Mỹ vào thế cực kỳ khó xử.
 

Đầu năm 1979, trở về Bắc Kinh sau chuyến thăm Mỹ, lãnh đạo Trung Quốc Đặng Tiểu Bình tuyên bố “dạy cho Việt Nam một bài học”. Ngay lập tức, ông ta phát lệnh xua 60 vạn quân tiến vào... các tỉnh biên giới phía Bắc Việt Nam.
Chỉ trong vòng 1 tháng, Đặng Tiểu Bình và những kẻ bành trướng Bắc Kinh đã hiểu và thấm thía thế nào là “dạy cho Việt Nam một bài học”. Dù dùng chiến thuật “biển người” và “nướng quân” không thương tiếc, nhưng Trung Quốc vẫn không đạt được mục đích gì và đành phải ngậm ngùi rút quân khỏi Việt Nam trong nỗi hổ thẹn.
37 năm sau, đúng dịp kỷ niệm Chiến tranh biên giới 1979, báo chí Trung Quốc lại hung hăng và hống hách kêu gọi “dạy cho Mỹ một bài học” như những gì họ đã từng tuyên bố với Việt Nam.
Chẳng là, trong một bài viết đăng trên một trang mạng xã hội của tờ People’s Daily, ấn bản hải ngoại của Nhân dân nhật báo, hôm 19-2-2016, tờ báo cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Trung Quốc đã tuyên bố, Trung Quốc cần phải có những hành động cứng rắn để “dạy cho Mỹ một bài học”.
Nhân dân nhật báo viết rằng, quần đảo Hoàng Sa (của Việt Nam, bị Trung Quốc dùng thủ đoạn và vũ lực chiếm đóng trái phép từ năm 1974) là chiến tuyến tối hậu của Trung Quốc trong việc bảo vệ khu vực Biển Đông, do đó “Trung Quốc phải tỏ rõ lập trường của mình đối với khu vực này bằng những hành động cứng rắn chống lại bất kỳ một cuộc xâm nhập nào”.
Tờ báo gợi ý, một số “hành động cứng rắn” quân đội Trung Quốc có thể thực hiện bao gồm việc “áp tải tàu ngoại quốc ra khỏi khu vực”, thậm chí trong trường hợp xấu nhất, sẵn sàng cho tàu Trung Quốc đâm vào tàu Mỹ, nhằm “dạy cho Mỹ một bài học”.
Bên cạnh đó, Bắc Kinh cũng dùng phiên bản phổ thông đại chúng của tờ Nhân dân nhật báo là tờ Thời báo Hoàn Cầu (Global Times) để hù dọa Washington.
Trong một bài xã luận công bố hôm 18-2, tờ báo nổi tiếng với những luận điệu “diều hâu” hiếu chiến này cho rằng, Trung Quốc cần tăng cường năng lực “tự vệ ” của mình ở Biển Đông để đối phó với các “hành động khiêu khích càng lúc càng thường xuyên hơn từ phía quân đội Mỹ”.
Tờ báo ngang ngược “tự đắc” rằng, việc triển khai tên lửa tại Hoàng Sa sẽ khiến “phi cơ chiến đấu của Mỹ hay của nước nào khác cảm thấy bất an khi thực hiện các chuyến bay khiêu khích trong khu vực”.
Chiến tranh giữa các quốc gia không xảy ra với lý do đơn giản là từ những lời thách thức, khiêu khích trên mặt báo, kể cả khi đó là cơ quan ngôn luận của đảng cầm quyền, nhưng rõ ràng, sự thách thức ngày một quá quắt của Trung Quốc đang đặt Mỹ vào thế cực kỳ khó xử. Tuy nhiên, chính thái độ của Washington trong vụ Bắc Kinh triển khai tên lửa ở đảo Phú Lâm cũng khiến người ta phải đặt nhiều câu hỏi nghi ngại.
Trước tiên, thông tin về các dàn tên lửa của Trung Quốc trên đảo Phú Lâm được đưa ra đúng vào ngày Tổng thống Mỹ Barack Obama đang tiếp các lãnh đạo Đông Nam Á họp thượng đỉnh Mỹ - ASEAN ở Sunnylands, California.
Ảnh vệ tinh ISI cho thấy Trung Quốc đã triển khai tên lửa trên đảo Phú Lâm,  thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam
Ảnh vệ tinh ISI cho thấy Trung Quốc đã triển khai tên lửa trên đảo Phú Lâm, thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam
Biển Đông là chủ đề thảo luận chính tại thượng đỉnh, nhưng bản tuyên bố chung đưa ra sau đó không nêu đích danh Trung Quốc, mà chỉ kêu gọi bảo đảm tự do hàng hải và giải quyết tranh chấp chủ quyền một cách hòa bình.
Ban đầu, Bắc Kinh còn mập mờ không phủ nhận, cũng chẳng thừa nhận việc làm đó, sau thì ngang ngược khẳng định đã triển khai tên lửa ở đảo Phú Lâm “từ nhiều năm nay”.
Trong khi đó, Mỹ chỉ có thể lên tiếng quan ngại và trách Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã không giữ lời hứa không quân sự hóa vùng Biển Đông khi đến thăm Nhà Trắng vào tháng 9-2015. Ngoại trưởng Mỹ John Kerry cho biết là chính quyền Obama sẽ có một cuộc nói chuyện rất “nghiêm khắc” với phía Trung Quốc về việc nước này gia tăng sự hiện diện quân sự ở Biển Đông.
Không bàn đến chuyện ông Tập đã nói, đã hứa cụ thể gì với Mỹ, nhưng câu hỏi đặt ra ở đây là, nếu thật sự Trung Quốc đã triển khai vũ khí ở Hoàng Sa từ “nhiều năm qua” thì vì sao Mỹ không hề hay biết hoặc nếu biết vì sao không lên tiếng?
Ngay cả nếu Bắc Kinh chỉ mới đặt các dàn tên lửa trên đảo Phú Lâm gần đây thì lẽ nào tình báo Mỹ lại không biết, để đến khi truyền hình Mỹ tiết lộ các ảnh vệ tinh, Ngoại trưởng Kerry mới có phản ứng?
Câu chuyện này xem ra cũng chẳng khác gì việc Mỹ thừa biết việc Trung Quốc bồi đắp, xây đảo nhân tạo ở Trường Sa đã có từ năm 2012, nhưng phải đến năm 2014 mới lên tiếng và năm 2015 mới thực hiện chương trình tự do hàng hải thách thức Trung Quốc - như tiết lộ của Thượng nghị sĩ John McCain hồi năm ngoái.
Trên báo chí quốc tế, Giáo sư Carl Thayer, học giả nổi tiếng chuyên nghiên cứu Biển Đông và khu vực nhận định: “Trung Quốc hiện kiểm soát được ở Biển Đông tới mức mà nước này có thể “bắt nạt” được Việt Nam, Philippines và có thể thách thức trực tiếp Malaysia, thậm chí xâm nhập vào vùng biển của Indonesia, điều mà hiện Trung Quốc chọn cách không làm quá thường xuyên, dù đã làm trước đó”.
Vị học giả này cho rằng, “sự kiểm soát của Trung Quốc không ảnh hưởng đến những tàu vận chuyển thương mại, nhưng ảnh hưởng đến hoạt động của tàu chiến và máy bay của những nước mà Trung Quốc không muốn thấy ở Biển Đông, chẳng hạn như Mỹ”.
Có lẽ đã đến lúc Mỹ càng ngày càng cảm thấy sức “nóng” của “mối đe dọa Trung Quốc” ở Biển Đông và khu vực, đến mức không thể không lên án mạnh mẽ. Tuy nhiên, Washington vẫn có vẻ tránh chỉ trích quá nặng vì không muốn xảy ra khủng hoảng quan hệ Mỹ - Trung trong lúc này.
Mặt khác, theo Giáo sư Carl Thayer, “Mỹ rất lớn tiếng và về tự do hàng hải nhưng đây chỉ là vấn đề quan trọng mà không phải là vấn đề chính… Hiện tại Mỹ đang trong thời gian chuyển giao lãnh đạo và Trung Quốc có thể tận dụng cơ hội này.
Vấn đề ở Trung Đông cũng thu hút sự chú ý của Mỹ ra khỏi khu vực Châu Á - Thái Bình Dương. Nhưng vấn đề là liệu Mỹ có muốn tham gia vào một xung đột khiến làm xấu đi quan hệ của Mỹ với Trung Quốc liên quan đến đảo và bãi đá của những bên khác hay không.
Dù Philippines là đồng minh của Mỹ, nhưng Mỹ đã để Trung Quốc chiếm bãi Scarborough, ngăn chặn đường tiếp liệu của Philippines tới Bãi Cỏ Mây. Mỹ đã không có hành động hiệu quả vì không có phản ứng kịp thời.
Đáng ra Mỹ đã phải có hành động từ khoảng 18 hay 20 tháng trước, khi Trung Quốc bắt đầu những hoạt động nạo vét và xây dựng. Khó có thể nói là tình báo Mỹ không biết điều gì đang xảy ra và họ không hiểu được những ảnh hưởng thực sự của những hoạt động này”.
Chính thái độ “nửa nạc, nửa mỡ”, không dứt khoát như vậy của Mỹ là một nguyên nhân khiến Trung Quốc có thể ngông cuồng khiêu khích như vậy được, mặc dù chuyên gia Carl Thayer nhận định, vào lúc này Bắc Kinh vẫn chưa thể thách thức được sức mạnh của Mỹ ở khu vực Biển Đông, nhất là khi hiệp ước quốc phòng tăng cường giữa Mỹ và Philippines được Tòa án tối cao Philippines xác định là hợp hiến.
Theo vị giáo sư người Australia, điều này sẽ dẫn đến việc gia tăng sự có mặt của máy bay, tàu chiến và các lực lượng hỗ trợ của Mỹ khác trong khu vực và Mỹ có thể có đáp ứng nhanh hơn nhiều từ những căn cứ an toàn hơn nhiều so với những cơ sở mà Trung Quốc hiện có ở Trường Sa.
Vấn đề là Mỹ đừng để mọi chuyện đi quá xa rồi mới hành động.
http://dantri.com.vn/the-gioi/chien-tranh-trung-my-lieu-co-xay-ra-20160228084937089.htm

Chết trong ảo tưởng


chien tranh Vung Vinh, Iraq tan cong Kuwait, chien tranh Lanh
Máy bay Liên quân ném bom trong Chiến dịch Bão táp sa mạc – chứng minh sự sai lầm trong ảo tưởng của Saddam Hussein. Ảnh: Internet.

Việc gây ảo tưởng về sự suy yếu của Trung Quốc có thể là sai lầm tai hại như vậy của truyền thông quốc tế gần đây.


Cách nay tròn một phần tư thế kỷ - 12 giờ ngày 28.2.1991 (theo giờ Hà Nội), cuộc Chiến tranh Vùng Vịnh lần thứ nhất - Chiến dịch Bão táp Sa mạc chính thức kết thúc. Khi lính thủy đánh bộ Mỹ và liên quân 34 nước chỉ còn cách thủ đô Bagdad của Iraq khoảng 150km thì Tổng thống G.W.Bush tuyên bố chiến thắng, chấm dứt chiến tranh, theo BBC ngày 28.2.1991.
Từ đó đến nay, lịch sử thế giới đã xảy ra biết bao sự kiện, xảy ra biết bao cuộc chiến, nhưng chưa có một cuộc chiến nào thể hiện tầm cỡ và quy mô như cuộc Chiến tranh Vùng Vịnh lần thứ nhất ấy.
Lần đầu tiên, kể từ khi cuộc Chiến tranh Thế giới thứ hai kết thúc, một cuộc chiến ảnh hưởng trực tiếp đến cả nhân loại và được hầu hết các quốc gia trên thế giới đồng thuận.
25 năm đã trôi qua, những nhân vật chính của cuộc chiến thì có người đã về với đất, có người chỉ còn là nhân chứng lịch sử với ký ức về cuộc chiến năm xưa.
Và thật sự Chiến tranh Vùng Vịnh lần thứ nhất cũng đã nhạt nhòa trong ký ức của người dân thế giới vì nỗi lo cho cuộc sống hàng ngày và cả vì những cuộc chiến khác đã làm thay đổi cái nhìn về Chiến dịch Bão táp sa mạc thời ấy.
chien tranh Vung Vinh, Iraq tan cong Kuwait, chien tranh Lanh
Cựu Tổng thống Liên Xô Mikhail Gorbachev – người cay đắng nhất vì ảo tưởng trong Chiến dịch Bão táp sa mạc. Ảnh: History.com. 
Tuy nhiên, theo người viết thì khi cuộc chiến bắt đầu nổ ra, hồi cuộc chiến đang diễn ra và lúc cuộc chiến kết thúc, có rất nhiều vấn đề liên quan tới Chiến dịch Bão táp sa mạc vẫn còn nguyên tính thời sự. Giá trị của nó không dễ bị phai mờ theo thời gian, trong đó đặc biệt là vai trò của truyền thông và sự hình thành thế giới đơn cực – kết thúc Chiến tranh Lạnh.
Tính lợi hại của thứ vũ khí mới - truyền thông
Cũng nên nhắc lại rằng, vì tham vọng làm bá chủ Trung Đông nhưng thất vọng khi không thể chiến thắng trong cuộc chiến Iran – Iraq, với tính khi nóng nảy và hành xử kẻ cả, ngày 2.8.1990, Tổng thống Iraq Saddam Hussein đã xua quân sang xâm chiếm Kuwait và nhanh chóng chiến thắng. Trong cơn cao hứng, ngày 9.8.1990 Saddam tuyên bố sát nhập Kuwait làm tỉnh thứ 19 của Iraq, theo Newsweek tháng 3.1991.
Việc tấn công Kuwait của Saddam ngay tức khắc bị thế giới lên án và kêu gọi quân đội Iraq rút quân, lập lại hòa bình cho quốc gia vùng vịnh nhỏ bé, nhưng giàu có này. Tuy nhiên, Saddam không những phớt lờ mà còn thách thức cả thế giới, bởi lợi ích quá lớn từ những giếng dầu của Kuwait và cả những thỏa mãn khát khao chiến thắng mà ông ta đã ôm mộng từ lâu.
Thế là để buộc Saddam Hussein phải tuân thủ Hiến chương Liên Hợp Quốc về việc tôn trọng chủ quyền của một quốc thành viên, Liên Hợp Quốc lấy danh nghĩa Giải Phóng Kuwait, cho phép thành lập Liên Minh quân sự 34 nước do Mỹ đứng đầu, chuẩn bị tấn công, đánh đuổi quân Iraq, tái lập chủ quyền cho nhà nước Kuwait, lập lại hòa bình trên đất nước Kuwait.
Tuy nhiên, để tạo điều kiện cho Saddam sửa sai và cũng là để đảm bảo chiến thắng cho cuộc chiến tranh Giải phóng Kuwait, LHQ, Mỹ và Liên quân 34 nước đã sử dụng nhiều biện pháp ngoại giao, kể cả lên án và trừng phạt, nhưng tất cả đều không làm thay đổi được Saddam.
Dư luận cho rằng Saddam không nhượng bộ vì ông ta quá tự tin sức mạnh của quân đội Iraq.
Phải khẳng định rằng, sức mạnh của quân đội Iraq không là gì cả khi so với sức mạnh của Mỹ và Liên quân, song Saddam lại không tin như vậy và càng ngày ông ta càng xem thường “quân đội Liên Hợp Quốc”.
Saddam đã quá ảo tưởng về sức mạnh của Iraq và tương quan Iraq – Liên quân lúc đó. Tuy nhiên, cơ sở khiến cho Saddam Hussein ảo tưởng không phải bởi số liệu do tình báo Iraq do thám được mà nó được cung cấp bởi truyền thông quốc tế.
Có thể thấy rằng, Chiến tranh Vùng Vịnh lần thứ nhất là một cuộc chiến tranh hiện đại mà lần đầu tiên truyền thông có ảnh hưởng manh tính quyết định tới cuộc chiến. Thời điểm ấy, không một ngày nào mà trên các phương tiện của truyền thông thế giới không có hàng trăm bản tin, bản phân tích, so sánh sức mạnh của Iraq với Mỹ và Liên quân 34 nước.
Song trong tất cả các bản thông kê, liệt kê số liệu về phương tiện phục vụ cuộc chiến, về lực lượng tham gia cuộc chiến, không biết “vô tình hay cố ý” mà đều nghiêng về phía Iraq từ xe tăng, máy bay, pháo binh nhiều hơn, đến lực lượng quân đội nhiều hơn, thậm chí tinh nhuệ hơn, đặc biệt là tính thiện chiến của lực lượng Vệ binh Cộng hòa của Saddam Hussein.
Trong tất cả những phân tích về tương quan lực lượng, từ những bình luận viên quân sự chính trị nổi tiếng đến những nhà chiến lược quân sự lão luyện, hầu hết đều đưa ra nhận định tương quan Iraq – Liên quân là một chín một mười.
Từ đó đưa ra nhận định là quân đội của Saddam Hussein có thể sẽ đánh bại Liên minh quân sự 34 nước và sau đó có rút khỏi Kuwait thì cũng là đội quân chiến thắng trở về.
Cứ thế, thời gian qua đi thì độ căng thẳng của cuộc chiến cũng tăng cao và kèm theo đó là sự tư tin của Saddam Hussein và chính quyền của ông cũng được củng cố vững chắc hơn trong ảo tưởng.
Khi giới hạn cho sự kiên nhẫn đã hết và tác dụng của vũ khí truyền thông cũng đã đạt tới đỉnh điểm thì rạng sáng ngày 17.1.1991, Tổng tư lệnh G.W.Bush phát lệnh tấn công Iraq – Chiến dịch Bão táp sa mạc bắt đầu, theo CNN 17.1.1991.
chien tranh Vung Vinh, Iraq tan cong Kuwait, chien tranh Lanh
Cố Tổng thống Iraq Saddam Hussein đã thất bại thảm hại trong Chiến dịch Bão táp sa mạc vì ảo tưởng vào sức mạnh của Iraq. Ảnh: BBC.
Khi cuộc chiến diễn ra thì Saddam Hussein mới nhận ra mình ảo tưởng, bị mắc lừa bởi truyền thông và ông ta mới nhận ra một kiểu nghi binh mới mà G.W.Bush đã vận dụng quá hay, quá hoàn hảo.
Quân đội Iraq nhanh chóng bị đuổi khỏi Kuwait với thiệt hại vô cùng lớn về vũ khí và lực lượng. Ngay tại đất nước Iraq, những gì gọi là thiện chiến, là tinh nhuệ cũng bị tan tác bởi bom đạn của Mỹ và Liên quân.
May cho Saddam Hussein lúc đó khi mục đích của Chiến dịch Bão táp sa mạc chỉ là Giải phóng Kuwait nên ông ta mới còn cơ hội nắm chính quyền thêm hơn chục năm nữa.
Tuy nhiên, sau khi cuộc chiến kết thúc thì chủ quyền của Iraq bị hạn chế rất nhiều, mà cụ thể là vùng cấm bay tại Bắc Iraq được xác lập, quyền lợi chính trị của người Kurd - vốn là điều cấm kỵ của Saddam - đã được bảo đảm và bảo vệ của quốc tế.
Có thể nhận định rằng, Liên quân 34 nước chiến thắng Saddam Hussein trong Chiến dịch Bão táp sa mạc không chỉ vì vũ khí của Iraq cũ kỹ, trình độ kỹ thuật quân sự của Iraq lạc hậu mà còn do truyền thông quốc tế lúc ấy đã tạo cho Saddam một ảo tưởng vào sức mạnh. Từ đó ông ta khinh địch, chủ quan trong chiến thuật rồi phải chuốc lấy thất bại toàn diện và nhanh chóng.
Với ảnh hưởng có tính quyết định trong Chiến dịch Bão táp sa mạc, truyền thông đã nhanh chóng được xem là một thứ vũ khí lợi hại, được khai thác tối đa để phục vụ cho tất các cuộc chiến, từ chiến tranh quân sự đến chiến tranh kinh tế. Truyền thông không gây sát thương nhưng khả năng gây thương vong thì có thể hơn tất cả những loại vũ khi giết người hàng loạt khác.
Chính thức hình thành thế giới đơn cực
Khi Chiến dịch Bão táp sa mạc kết thúc, dư luận cho rằng người cay đắng nhất là Saddam Hussein vì ông ta bị thất bại hoàn toàn, niềm kiêu hãnh của ông ta bị tổn thương nghiêm trọng.
Tuy nhiên, theo người viết thì người cay đắng nhất không phải là Tổng thống Iraq lúc đó, mà là M.Gorbachev – Tổng thống đầu tiên và duy nhất trong lịch sử tồn tại của Nhà nước Liên Xô.
Nếu như Saddam Hussein ảo tưởng vào sức mạnh của Iraq nên thất bại thảm hại, thì M.Gorbachev còn ảo tưởng hơn Saddam rất nhiều về uy tín cá nhân của ông ta và về sức mạnh của Liên Xô. Nên qua Chiến dịch Bão táp Sa mạc, thất bại của M.Gorbachev thảm thương hơn rất nhiều so với Saddam Hussein.
Thất bại của M.Gorbachev nặng nề hơn Saddam không chỉ vì ông ta phải rời bỏ quyền lực sau khi Chiến dịch Bão táp sa mạc kết thúc 10 tháng, còn Saddam phải 12 năm sau mới bị tước bỏ quyền lực, mà thất bại của M.Gorbachev nằm ở vị thế và vai trò của ông ta trong việc tham gia ngăn chặn chiến tranh và chấm dứt Chiến dịch Bão táp sa mạc.
Cần phải nhắc lại rằng, khi Liên Hợp Quốc thông qua việc cho phép Liên quân 34 nước tấn công Iraq thì Liên Xô lần đầu tiên phải bỏ phiếu thuận cho một cuộc chiến tranh có thể nổ ra mà thật sự họ không muốn.
Trung Quốc bỏ phiếu trắng, nhưng Liên Xô không thể làm như thế và có thể khẳng định rằng M.Gorbachev không dám làm như vậy. G.W.Bush, M.Thatcher và F.Mitterand buộc M.Gorbachev phải lựa chọn ủng hộ cuộc chiến vùng Vịnh lúc bấy giờ.
M.Gorbachev đã thúc đẩy hoạt động ngoại giao con thoi giữa Liên quân và Iraq nhằm ngăn chặn đổ máu, qua đó thể vai trò của ông ta cũng như Liên Xô với cuộc chiến. Tuy nhiên, khi cơ hội ngoại giao còn thì Saddam không chấp nhận, đến khi Saddam chấp nhận thì bị Mỹ gạt bỏ. Mọi dàn xếp của Liên Xô lúc đó đều không có bất cứ ảnh hưởng gì đến cuộc chiến.
Hình ảnh đặc phái viên của Tổng thống Liên Xô, Viện sĩ Yevgeny Primakov phải nói chuyện với Saddam ở dưới hầm trú ẩn, trong khi máy bay Mỹ vẫn ném bom trên bầu trời Baghdad thì mới thấy rằng, Liên Xô không còn vai trò gì trong việc giải quyết các vấn đề chính trị thế giới lúc đó.
Thế giới lưỡng cực đã chính thức được thay bằng thế giới đơn cực và cực duy nhất là Mỹ.
Sự bi thảm ấy được phụ họa thêm bằng hình ảnh của Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Javier Perez de Cuellar ngửa mặt lên trời mà than rằng : “Chỉ có Chúa mới biết chiến tranh có nổ ra hay không” khi trả lời phóng viên báo chí quốc tế, sau thất bại trong việc thuyết phục Saddam Hussein chấp nhận rút quân khỏi Kuwait vô điều kiện theo yêu cầu của Mỹ và Liên quân, theo BBC 13.1.1991.
chien tranh Vung Vinh, Iraq tan cong Kuwait, chien tranh Lanh
Chiến tranh Lạnh kết thúc nhưng lại bắt đầu cho hàng loạt điểm nóng bởi xung đột vũ trang ở nhiều khu vực trên thế giới. Ảnh: BBC/Getty. 
Có thể thấy rằng, việc Liên Xô sử dụng biện pháp ngoại giao để ngăn chặn Chiến tranh Vùng Vịnh năm 1991, cũng như chấm dứt Chiến dịch Bão táp sa mạc là những hành động cuối cùng của siêu cường quốc tế này vào việc giải quyết vấn đề chính trị thế giới.
Đó cũng là những cố gắng cuối cùng của ông M.Gorbachev trong quan hệ đối ngoại với tư cách là lãnh đạo Liên Xô.
Ngày 19.8.1991 tại Liên Xô xảy ra cuộc đảo chính nhằm lật đổ M.Gorbachev, mà nguyên nhân được dư luận cho là việc ký kết Hiệp ước Liên bang mới sẽ ảnh hưởng đến sự tồn tại của Liên Xô.
Song thật ra nguyên nhân của cuộc chính biến ngày 19/8 chính là sự thất bại của Liên Xô trong việc tìm kiếm giải pháp ngoại giao cho cuộc chiến Vùng Vịnh - Liên Xô chính thức bị tước mất vị thế siêu cường của mình.
Có người cho rằng Chiến tranh Lạnh kết thúc khi khối Hiệp ước quân sự Warszawa giải thể, cũng có người cho rằng nó kết thúc khi Liên Xô chấm dứt sự tồn tại. Song với cá nhân người viết thì Chiến tranh Lạnh bắt đầu khi Đệ nhị Thế chiến kết thúc và Chiến dịch Bão táp sa mạc là thời điểm kết thúc Chiến tranh Lạnh.
Chiến tranh Vùng Vịnh lần thứ nhất đã trôi qua một phần tư thế kỷ, hậu quả của nó để cho người dân Kuwait và đặc biệt người dân Iraq là vô cùng khốc liệt. Cho dù yếu tố chính nghĩa và phi nghĩa của cuộc chiến ấy vẫn chưa thể khẳng định chính xác, song có một điều cuộc chiến luôn khẳng định được đó chính là giá trị của hòa bình.
Ngày nay, thế giới đang diễn ra hàng loạt những cuộc chiến tranh, những cuộc xung đột vũ trang, thậm chí cả những nguy cơ xảy ra xung đột vũ trang ở nhiều khu vực trên thế giới và Việt Nam là một trong những quốc gia đang đối mặt với nguy cơ ấy. Bên cạnh đó, một cuộc chiến tranh kinh tế cũng đang diễn ra, dù âm thầm nhưng không kém phần ác liệt.
Vì vậy, những bài học về những “cái chết trong sự ảo tưởng” trong cuộc Chiến tranh Vùng Vịnh lần thứ nhất là vô quý giá cho việc khẳng định và giữ vững chủ quyền quốc gia.
Truyền thông quốc tế có thể gây ảo tưởng về “cái chết” của một thực thể kinh tế - chính trị nào đó nhưng lại có thể gây ra những cái “chết thật” cho những thực thể khác. Việc gây ảo tưởng về sự suy yếu của Trung Quốc có thể là sai lầm tai hại như vậy của truyền thông quốc tế hiện nay.

http://motthegioi.vn/ho-so-phan-tich/chet-trong-ao-tuong-292763.html

Tướng Trung Quốc đánh Chiến tranh Biên giới: Biển Đông hữu sự sẽ ra tay


Thượng tướng họ Vương nói sẽ kiên trì yêu sách "đường lưỡi bò", "dám đánh, có 
thể đánh và đánh thắng" các đối thủ ở Biển Đông.


Ngày 28/2, Nhân Dân nhật báo Trung Quốc đăng bài phỏng vấn Vương Giáo Thành, Tư lệnh Chiến khu miền Nam - một trong 5 chiến khu của Quân đội Trung Quốc vừa thành lập.
Tư lệnh Vương Giáo Thành và Chính ủy Ngụy Lượng của Chiến khu miền Nam, Quân đội Trung Quốc đứng ở hai bên ông Tập Cận Bình - Chủ tịch Trung Quốc
Vương Giáo Thành là người Hán, sinh tháng 12/1952 ở Hàng Châu, Chiết Giang, theo nghiệp nhà binh và phục vụ trong các đơn vị Lục quân, công tác lâu năm ở Đại quân khu Nam Kinh, lon Thượng tướng.
Trong bài phỏng vấn, Vương Giáo Thành đã đề cập đến nhiều vấn đề, đáng chú ý là chức trách, nhiệm vụ của Chiến khu miền Nam có liên quan đến Biển Đông và Việt Nam.
Vương Giáo Thành tuyên bố trên Nhân Dân nhật báo rằng: “Chiến khu miền Nam trấn giữ cánh cửa lớn phía nam của Tổ quốc, gánh sứ mệnh quan trọng ứng phó các mối đe dọa an ninh, bảo vệ hòa bình, ngăn chặn chiến tranh, đánh thắng chiến tranh, bảo vệ chủ quyền và quyền lợi biển…
Trong đó, bảo vệ chủ quyền và lợi ích của Trung Quốc trên Biển Đông là sứ mệnh quan trọng nhất của chiến khu. Trung Quốc có chủ quyền không thể tranh cãi đối với các đảo và vùng biển lân cận ở Biển Đông. Chúng tôi sẽ kiên trì bảo vệ chủ quyền và quyền lợi biển…
(Trung Quốc) Cảnh giác cao đối với các loại mối đe dọa và thách thức ảnh hưởng đến an ninh khu vực, thúc đẩy mạnh mẽ khả năng sẵn sàng chiến đấu, bảo đảm một khi có biến, ứng phó hiệu quả các mối đe dọa an ninh, tuyệt đối không cho phép bất cứ nước nào lấy bất cứ lý do nào, hành vi nào đe dọa chủ quyền và an ninh của Trung Quốc.
Phải dám đánh, có thể đánh và đánh thắng… chuẩn bị đầy đủ cho đánh thắng chiến tranh cục bộ thông tin hóa”.
Vương Giáo Thành khi còn đeo lon Trung tướng, ảnh: ifeng.com.
Tóm lại, Trung Quốc có thể tiến hành chiến tranh ở Biển Đông nếu như các nước chống lại yêu sách “đường lưỡi bò” vô lý, phi pháp và bành trướng của Trung Quốc, .
Tuyên bố trên của Vương Giáo Thành có lẽ là để phản ứng lại những tuyên bố cứng rắn của Mỹ trong thời gian qua, nhất là Đô đốc Harry Harris, Tư lệnh Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương Mỹ trong các phiên điều trần ngày 23 và 24/2 tại Thượng viện và Hạ viện Mỹ.
Mỹ muốn tăng cường triển khai quân sự ở khu vực Tây Thái Bình Dương, trong đó có Biển Đông, ngăn chặn Trung Quốc tiến hành quân sự hóa Biển Đông cản trở tự do hàng hải, đe dọa hòa bình và an ninh khu vực.
Chiến khu miền Nam là một trong 5 chiến khu do Trung Quốc mới thành lập vào ngày 1/2/2016. 5 chiến khu này thay thế cho 7 đại quân khu trước đó, gồm có: Chiến khu Trung tâm, Chiến khu miền Bắc, Chiến khu miền Đông, Chiến khu miền Nam và Chiến khu miền Tây.
Trong đó, Chiến khu miền Nam phụ trách tác chiến trên hướng đông nam Trung Quốc và Biển Đông, phạm vi bao gồm Đại quân khu Quảng Châu (trước đó), tỉnh Vân Nam và tỉnh Quý Châu (của Đại quân khu Thành Đô trước đó), Hạm đội Nam Hải, các lực lượng không quân, tên lửa, cảnh sát vũ trang trong phạm vi phụ trách.
Chiến khu này chỉ huy lực lượng vũ trang các tỉnh Hồ Nam, Quảng Đông, Quảng Tây, Hải Nam, Vân Nam và Quý Châu.
Trung Quốc tập trận tên lửa bất hợp pháp trên đảo Phú Lâm, Hoàng Sa, Đà Nẵng, Việt Nam. Ảnh: 81.cn.
Thông qua thành lập 5 chiến khu mới, Trung Quốc muốn tăng cường hoàn thiện thể chế chỉ huy tác chiến liên hợp, xây dựng hệ thống tác chiến liên hợp.
Các chiến khu mới đều có 4 quân chủng trực thuộc gồm có: lục quân, hải quân, không quân và lực lượng tên lửa.
Đây là đợt cải cách quân sự quy mô lớn nhất của Trung Quốc kể từ khi thành lập “Trung Quốc mới” (năm 1949) đến nay. Các chuyên gia cho rằng, Bắc Kinh đang xây dựng quân đội theo mô hình của Mỹ, muốn xây dựng một đội quân chuyên nghiệp, giỏi “đánh trận” hơn.
Đáng chú ý, có 3 trong số 5 tân Tư lệnh Chiến khu Trung Quốc từng tham gia chiến tranh xâm lược toàn tuyến biên giới phía Bắc Việt Nam giai đoạn 1979-1989. Cùng với Vương Giáo Thành còn có Lưu Việt Quân - Chiến khu Đông và Triệu Tông Kỳ - Chiến khu Tây.
Ngoài ra, còn có 3 viên Thượng tướng Trung Quốc đương nhiệm tham gia chiến tranh xâm lược biên giới phía Bắc Việt Nam giai đoạn 1979-1989 gồm Lý Tác Thành - Tư lệnh Lục quân, Vương Ninh - Tư lệnh Cảnh sát Vũ trang và Trương Hựu Hiệp - Tư lệnh Phát triển trang bị.
http://giaoduc.net.vn/Quoc-te/Tuong-Trung-Quoc-danh-Chien-tranh-Bien-gioi-Bien-Dong-huu-su-se-ra-tay-post166035.g
d

Chủ Nhật, 28 tháng 2, 2016

Vượt qua bối cảnh địa chính trị phức tạp và mơ hồ của khu vực

Nguồn: Bilahari Kausikan, “Navigating complex, ambiguous geopolitics in the region”, Today Online, 10/07/2015.
001372acd7d31351d55e04
Biên dịch: Lê Hoàng Giang | Biên tập: Lê Hồng Hiệp
Thế giới có đang thực sự tiến tới một trật tự đa cực? Không ai có thể tiên đoán được tương lai, nhưng dựa trên những bằng chứng hiện thời, tôi nghi ngờ điều đó.
Rõ ràng là những ảo tưởng về một thế giới đơn cực xuất hiện trong thời kỳ ngay sau Chiến tranh Lạnh đã không còn. Tuy nhiên, vẫn chỉ duy nhất Hoa Kỳ mới đủ khả năng hành động chiến lược một cách nhất quán trên quy mô toàn cầu. Đồng thời, những sự kiện trong khoảng một thập niên vừa qua, đặc biệt là tại Trung Đông, đã cho thấy rằng quyền lực của Hoa Kỳ không thể tự động chuyển thành ảnh hưởng, nhất là khi được sử dụng đơn phương. Hoa Kỳ không thể tạo được hiệu quả khi hoạt động một mình, mà cần phải lập ra những liên minh như đã làm trong Chiến tranh Lạnh.
Bất chấp những hiểm họa của nó, Chiến tranh Lạnh có một cấu trúc nhất quán. Chính mối nguy hiểm từ Liên Xô đã buộc các nước không thuộc phe Xô Viết chấp nhận vị thế lãnh đạo của Mỹ mặc cho những nghi ngờ mà những nước này có thể đã có đối với các chính sách của Washington – thậm chí cả Trung Quốc sau năm 1972 thực tế cũng đã chấp nhận vai trò lãnh đạo của nước này – và qua đó đã áp đặt một dạng cấu trúc lên trên hệ thống toàn cầu. Nghịch lý của thời đại chúng ta là trong khi vẫn chỉ có Hoa Kỳ mới có khả năng lãnh đạo toàn cầu, song đã không còn nhu cầu chiến lược cấp bách nào để buộc [các nước khác] phải chấp nhận vị thế lãnh đạo của nước này nữa. Và không có nhu cầu chiến lược cấp bách rõ ràng thì cả người Mỹ, hay ít nhất là một phần đông đảo người Mỹ, giờ đây có vẻ miễn cưỡng trước việc gánh vác trọng trách lãnh đạo. Do vậy nên mới có sự rối loạn và rời rạc mà ngày nay đang tạo nên đặc tính của hệ thống quốc tế. Nhưng rời rạc không có nghĩa là đa cực.
Ai mới có khả năng tái xác lập sự gắn kết cho hệ thống toàn cầu bằng cách sử dụng quyền lực lãnh đạo toàn cầu? Châu Âu ư? Có thể trong lĩnh vực kinh tế thì đúng, khi nào họ giải quyết xong vấn đề của mình. Nhưng về mặt chiến lược, Châu Âu chẳng có ý nghĩa gì. Chính sách Đối ngoại và An ninh Chung của Châu Âu cùng lắm thì chỉ là một khát vọng, nếu không muốn nói là một trò đùa. Châu Âu đã không thể tác động lên những sự kiện diễn ra ngay trong chính biên giới của mình: Ở bán đảo Balkan giữa những năm 1990 và, gần đây hơn, tại Ukraine. Trong cả hai trường hợp này và cả những trường hợp khác, chính Hoa Kỳ đã giúp Châu Âu dập tắt ngọn lửa mà Châu Âu đã ngạo mạn châm lên nhưng không thể kiểm soát. Bài học rút ra là không thể có “quyền lực mềm” nếu không có “quyền lực cứng”.
Còn ai nữa? Khối BRICS (Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc, và Nam Phi) ư? Thuật ngữ này được một giám đốc quản lý quỹ đưa ra để làm công cụ tiếp thị hòng thu thập được tiền từ những người nhẹ dạ. Bản thân thuật ngữ này đã không phải là một khái niệm địa chính trị khả thi. Và bất chấp những cuộc gặp thượng đỉnh hay những buổi họp mà khối này đã tổ chức từ khi ra đời – và bất chấp cả ngân hàng mà họ đã thành lập ra – tôi vẫn chưa tin rằng đó là một khái niệm địa chính trị khả thi. Điều gì gắn kết khối BRICS lại với nhau ngoài một cảm giác bất mãn mơ hồ với trật tự hiện có và một mong muốn có được vị thế toàn cầu hay chí ít là sự công nhận toàn cầu? Nhưng nguyên do của sự bất mãn và của những nguyện vọng của các nước trong khối này không phải là đồng nhất, thậm chí còn không hề giống nhau. Dù gì thì nguyện vọng vẫn phải tương xứng với khả năng. Ngoại trừ một trường hợp – Trung Quốc – thì khối BRICS chủ yếu chỉ có ý nghĩa như các cường quốc khu vực và chỉ có thể hành động trên quy mô toàn cầu một cách ngắt quãng. Thậm chí cả Trung Quốc vẫn còn khá mâu thuẫn về vai trò toàn cầu của mình.
Một Đông Á hai cực
Hiện tại, có lẽ sẽ là hữu ích hơn nếu nghĩ về tương lai trên góc độ các cấu trúc khu vực thay vì các cấu trúc toàn cầu. Hệ thống toàn cầu do Phương Tây định hình và chi phối trong khoảng 200 năm qua – một hệ thống mà vào thế kỷ 18 và 19 còn là đa cực và trong phần lớn thế kỷ 20 thì là hai cực – rõ ràng là đang trong thời kỳ chuyển đổi. Nhưng chuyển đổi thành cái gì thì lại không phải chuyện rõ ràng. Phỏng đoán về một tương lai không thể đoán biết là việc làm vô nghĩa. Nhưng chúng ta đã có thể thoáng trông thấy được dáng vẻ của các khu vực. Chắc chắn là khu vực của chúng ta, khu vực Đông Á, sẽ có một trật tự hai cực, được cơ cấu bởi quan hệ Hoa Kỳ – Trung Quốc.
Điều này không có nghĩa là các nước lớn khác trong khu vực Đông Á – như Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia và Nga – cũng như quan hệ giữa chúng với nhau và với các nước Đông Á khác là không quan trọng. Chúng có mức độ quan trọng và phức tạp của riêng mình. Nhưng xét theo khía cạnh chiến lược vĩ mô, hiện tại thì chúng chỉ là yếu tố bổ trợ cho Hoa Kỳ hoặc Trung Quốc. Rõ ràng là tầm quan trọng của chúng không thể sánh ngang với của Hoa Kỳ hay Trung Quốc.
Đông Á thời kỳ hậu Thế Chiến II nhìn chung là một sản phẩm do Hoa Kỳ tạo ra. Nhưng hiện tại đã có sự đồng thuận – giữa cả các nước đồng minh và thân cận với Mỹ và cả Trung Quốc – cho rằng mặc dù sự hiện diện của Hoa Kỳ vẫn là một điều kiện cần, và quả thực là một điều kiện không thể thay thế, để đảm bảo sự ổn định cho tăng trưởng ở Đông Á, thì nó đã không còn là điều kiện đủ để đảm bảo ổn định và cẩn phải được bổ trợ – không phải thay thế – bởi một kết cấu mới nào đó. Đã có rất nhiều thử nghiệm xây dựng nên những kết cấu bổ trợ quy mô lớn và chúng đã định hình phần lớn ngoại giao đa phương Đông Á đang diễn ra hàng ngày. Nhưng chúng vẫn chỉ là những thử nghiệm mà không ai biết sẽ dẫn đến kết quả như thế nào. Nhưng dù kết quả cuối cùng là gì thì quan hệ Hoa Kỳ – Trung Quốc chắc chắn sẽ là trụ cột của bất kỳ hệ thống Đông Á nào sẽ xuất hiện trong tương lai.
Hoa Kỳ và Trung Quốc hiện đang tìm cách tạo dựng một khuôn khổ vận hành tạm thời (modus vivendi) mới với nhau và với các nước khác trong khu vực Đông Á. Nhưng sẽ phải mất nhiều thập niên thì hai nước này mới đạt được một thế cân bằng mới.
Sự phụ thuộc lẫn nhau và nghi kỵ chiến lược sâu sắc
Còn trong lúc này, Singapore, cũng giống như tất cả các nước khác trong khu vực Đông Á, sẽ phải trải qua nhiều thử thách và rắc rối không thể nào tránh khỏi khi mà sự điều chỉnh chiến lược trên quy mô như thế này đang diễn ra. Thách thức cho chúng ta là phải tự đặt mình sao cho có thể giữ được tối đa quyền tự chủ và tránh bị buộc phải đưa ra những lựa chọn khó dễ.
Như vậy không có nghĩa là tránh đưa ra lập trường về các vấn đề có ảnh hưởng đến lợi ích của chúng ta. Tránh đưa ra lập trường đồng nghĩa với từ bỏ quyền tự chủ và chúng ta phải sẵn sàng nêu rõ và bảo vệ lợi ích của chúng ta trong những vấn đề như Biển Đông, vốn đang ngày càng trở thành một dạng biểu hiện của những điều chỉnh quyền lực lớn đang diễn ra. Tuy nhiên, nó cũng đồng nghĩa với việc để ngỏ rất nhiều lựa chọn và duy trì quan hệ một cách tốt đẹp nhất có thể với các cường quốc, trong khi chúng ta đưa ra lập trường sao cho phù hợp với lợi ích quốc gia của mình.
Chúng ta có thể thích ứng được không? Cho đến nay thì chúng ta đã thích ứng khá tốt và hiện đang có quan hệ khá tốt đẹp với tất cả các cường quốc lớn. Nếu chúng ta làm hỏng [những quan hệ này] thì đó sẽ hoàn toàn là do lỗi của chính chúng ta. Chẳng có lý do gì để chúng ta không thể tiếp tục thích ứng, chừng nào còn đáp ứng được ba điều kiện sau.
Điều kiện thứ nhất là phải hiểu được chính xác những quá trình đang diễn ra giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc. Sự hiểu nhầm có thể rất nguy hại. Quan hệ Hoa Kỳ – Trung Quốc rất phức tạp, và khó có thể tóm gọn bằng một cụm từ hay câu văn duy nhất. Tính chất của quan hệ giữa hai nước này có cả sự phụ thuộc lẫn nhau sâu rộng lẫn sự nghi kỵ chiến lược sâu sắc. Sự phụ thuộc lẫn nhau không loại bỏ khả năng xảy ra xung đột, nhưng hạn chế được nó, và cho cả hai bên động lực mạnh mẽ để tránh xung đột. Hiểm họa chủ yếu là xung đột ngoài dự kiến chứ không phải chiến tranh có chủ đích. Cả Hoa Kỳ lẫn Trung Quốc đều không muốn có rắc rối. Cả hai nước đều cần và muốn có quan hệ ổn định. Nhưng đồng thời, cả hai nước sẽ không dễ dàng nhượng bộ nhau, và cạnh tranh là một phần không thể thiếu và không thể tránh khỏi trong bất kỳ mối quan hệ nào giữa các cường quốc lớn. Do vậy khi Hoa Kỳ và Trung Quốc cố gắng đi đến mộtmodus vivendi mới thì sự cạnh tranh giữa hai bên là tất yếu.
Không thể tối giản hóa động lực cạnh tranh Hoa Kỳ – Trung Quốc xuống thành một sự đối đầu giữa một “cường quốc đang trỗi dậy” và một “cường quốc đang suy tàn” hay giữa một “cường quốc nguyên trạng” và một “cường quốc xét lại”. Chắc chắn là Trung Quốc đang trỗi dậy, nhưng Hoa Kỳ chưa rõ ràng là đang suy thoái. Và giống như mọi nước lớn, cả Hoa Kỳ và Trung Quốc đều muốn duy trì và thay đổi hiện trạng cùng một lúc và có chọn lọc, duy trì khi thấy thuận tiện và thay đổi khi thấy có lợi cho mình. Việc tối giản hóa một hiện thực phức tạp như vậy có thể dẫn đến tính toán sai lầm trong một môi trường mà sẽ ngày càng trở nên phức tạp và khó đoán. Xin nhắc lại rằng sự rõ ràng của thời kỳ Chiến tranh Lạnh đã không còn và sẽ chẳng bao giờ có thể tái xuất hiện. Trong Chiến tranh Lạnh, việc ai là bạn và ai là thù không có gì để bàn cãi, bất kể việc chúng ta ở phe nào hay kể cả nếu chúng ta giả vờ không theo phe nào. Giờ đây vấn đề đã mơ hồ hơn nhiều. Trung Quốc làm dấy lên nhiều lo ngại từ các nước lân cận. Nhưng không nước nào ở khu vực Đông Á – thậm chí cả Nhật Bản hay Việt Nam, hai nước có quan hệ rất phức tạp với Trung Quốc – coi Trung Quốc là kẻ thù. Và mặc dù Hoa Kỳ là một nước bạn bè, nhưng đó thường là một người bạn đòi hỏi rất nhiều và thường sốt sắng can dự vào chuyện người khác. Một vấn đề căn bản hơn – và rắc rối hơn đối với những ai buộc phải điều chỉnh mình cho hợp với những điều chỉnh của Hoa Kỳ và Trung Quốc – là cả Hoa Kỳ lẫn Trung Quốc đều chưa biết họ thực sự muốn gì.
Trong khi cố gắng củng cố hệ thống liên minh truyền thống của mình cũng như tạo dựng những đồng minh mới, Hoa Kỳ biết rằng họ buộc phải tiến tới được một hình thức dàn xếp nào đó với Trung Quốc và tranh thủ sự giúp đỡ của nước này để duy trì được trật tự. Nhưng trật tự như thế nào? Trung Quốc muốn giành lại phần nào vai trò lịch sử của mình tại Đông Á. Nhưng phần nào đó là bao nhiêu và giành lại bằng cách nào? Trung Quốc là một điểm nút quan trọng trong nền kinh tế thế giới đến mức nếu Hoa Kỳ muốn bao vây kiềm chế Trung Quốc thì cũng chẳng khác nào tự bao vây kiềm chế chính mình. Hoa Kỳ là một thành phần chặt chẽ của khu vực Đông Á đến mức nếu Trung Quốc muốn gạt bỏ Hoa Kỳ ra khỏi khu vực này thì cũng chẳng khác nào tự gạt bỏ chính mình. Và nếu không có sự hiện diện của Hoa Kỳ, Trung Quốc rất có thể sẽ phải đối mặt với một Nhật Bản có vũ khí hạt nhân. Vậy là Hoa Kỳ chưa biết cần phải yêu cầu giúp đỡ đến mức nào và phải trả giá bao nhiêu cho sự giúp đỡ đó, còn Trung Quốc chưa biết cần phải đề nghị giúp đỡ đến mức nào và đòi hỏi cái giá bao nhiêu cho sự giúp đỡ đó.
Chúng ta phải giải quyết những vấn đề phức tạp này mà không để chúng làm cho ta chán nản hay e sợ. Không phải lúc nào cũng dễ dàng để đứng giữa cuộc cạnh tranh giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc. Nhưng chính do sự cạnh tranh đó mà vẫn còn có khả năng để chúng ta lèo lái và giữ lại quyền tự chủ. Nếu có sự thông đồng giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc thì sẽ còn khó khăn hơn nhiều.
Khả năng Hoa Kỳ và Trung Quốc thông đồng với nhau không phải là hoang tưởng viển vông. Năm 1981, tại một Hội nghị Quốc tế được tổ chức tại Liên Hợp Quốc để thảo luận về việc Việt Nam đưa quân vào và chiếm đóng Campuchia, một vấn đề giữa Hiệp hội Các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và Trung Quốc đã nổi lên. Vấn đề đặt ra là điều gì sẽ xảy ra ở Campuchia sau khi Việt Nam rút quân. Trung Quốc muốn Khmer Đỏ trở lại nắm quyền. ASEAN muốn có các cuộc bầu cử để cho phép người dân Campuchia tự chọn người lãnh đạo đất nước mình. Singapore đã đặc biệt kiên quyết trong vấn đề này. Hoa Kỳ, lo ngại cho quan hệ của mình với Trung Quốc, đã gây áp lực đặc biệt lên riêng Singapore. Một vị Trợ lý Ngoại Trưởng Hoa Kỳ đã đe dọa Bộ trưởng Ngoại giao của chúng ta rằng “sẽ có đổ máu” nếu chúng ta không chịu nhượng bộ. Chúng ta đã kiên quyết lập trường và Hoa Kỳ cuối cùng cũng đã đổi ý. Nhưng bài học đã rất rõ ràng: Khi các cường quốc lớn thỏa thuận với nhau, họ thường sẽ bắt ai đó khác phải trả giá. Những gì đã diễn ra trong quá khứ hoàn toàn có thể tái diễn, thậm chí là trong những vấn đề căng thẳng như Biển Đông, nơi mà xét về dài hạn thì chắc chắn sẽ dẫn tới một thế cân bằng đối xứng hơn về hải quân giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc và buộc phải có sự hiệu chỉnh lại cách thức mà Hoa Kỳ tính toán lợi ích của mình.
Nhanh nhạy và tỉnh táo
Điều kiện thứ hai là chúng ta phải giữ được khả năng phân tích môi trường và tính toán lợi ích một cách tỉnh táo, và theo đuổi lợi ích và phản ứng trước những tiến triển một cách nhanh nhạy và sắc bén. Những yếu tố chủ chốt có thể làm suy yếu khả năng này – vốn là đặc trưng quan trọng nhất trong chính sách đối ngoại của chúng ta cho đến nay – đều là yếu tố nội địa.
Chính trị giữa các đảng phái đang làm rối chính sách đối ngoại. Những dấu hiệu đầu tiên – mờ nhạt nhưng không lẫn vào đâu được – đã hiện hữu rõ ràng. Một đảng đối lập đã từng cố sử dụng chính sách về Trung Đông và quan hệ với các nước láng giềng của chúng ta để thu lợi chính trị. Một số “nhà hoạt động” chống chính phủ (anti-establishment) đã cố sử dụng cách tiếp cận của chúng ta đối với quá trình hội nhập ASEAN để thổi phồng lên những lo ngại của dư luận về lao động nước ngoài.
Những nỗ lực đó đã không thành công vì chúng được thực hiện một cách vụng về và dư luận nhìn chung vẫn còn chưa quá quan tâm đến lĩnh vực chính sách đối ngoại. Nhưng chúng chắc chắn sẽ còn tiếp diễn và có lẽ sẽ còn mạnh mẽ hơn trước. Không quốc gia nào có thể cách ly hoàn toàn chính sách đối ngoại ra khỏi chính trị đối nội, và khi nền chính trị của chúng ta ngày càng trở nên “bình thường” hơn, tôi không thấy lý do nào để coi chúng ta là trường hợp ngoại lệ.
Trong khi chính trường Singapore càng trở nên đông đúc hơn, với các tổ chức xã hội dân sự và các nhóm vận động cũng như các đảng phái chính trị truyền thống tranh nhau định hình ý kiến dư luận và chính sách của chính phủ, thì những cơ hội để nước ngoài can thiệp vào cũng tăng lên gấp bội. Bất chấp họ có thể khẩn khoản thề thốt đến mức nào đi nữa, các cường quốc lớn sẽ luôn luôn cố gắng đưa cuộc cạnh tranh giành ảnh hưởng của họ vào trong những vấn đề quốc nội của chúng ta – bằng cách hợp pháp là thông qua ngoại giao, nhưng cũng có thể bằng những biện pháp lén lút khác. Họ đã từng làm vậy trong quá khứ, họ vẫn đang làm vậy ở hiện tại – thử hỏi vì sao các thế lực nước ngoài lại tìm cách can dự vào chuyện Roy Ngerng và Amos Yee?[1]Tôi không cho là họ làm thế chỉ vì lòng trắc ẩn. Và họ sẽ không bao giờ ngừng làm thế vì những hành vi như vậy đã ăn sâu vào trong hệ thống quốc tế giữa các quốc gia có chủ quyền rồi. Không may là, các thế lực ngoại quốc sẽ luôn tìm ra những người sẵn lòng cộng tác từ trong số đồng bào của chúng ta.
Để giái quyết hai yếu tố này, chúng ta cần phải giáo dục công chúng tốt hơn. Trông chờ rằng dư luận sẽ tiếp tục thờ ơ với lĩnh vực chính sách đối ngoại là việc làm không bền vững và không nên có, về lâu dài có thể khiến chúng ta dễ bị tổn hại trước những kẻ ba hoa và lừa gạt trong chính trường. Tranh luận về chính sách đối ngoại chưa hẳn đã là điều xấu nếu diễn ra trong phạm vi những hiểu biết chung và phi đảng phái về những gì là khả thi và bất khả thi đối với một quốc gia nhỏ bé tại Đông Nam Á thay vì tại một khu vực lành mạnh khác. Giáo dục tốt công chúng cũng là biện pháp phòng ngừa hữu hiệu nhất để chống lại những nỗ lực của nước ngoài nhằm can thiệp vào công chuyện nội bộ, mặc dù không có biện pháp nào tốt hơn là việc Cục An ninh Nội địa (ISD) phải luôn cảnh giác và hoạt động hiệu quả.
Trong những xã hội có chung lịch sử lâu dài, hiểu biết chung [của cộng đồng] thường tiến hóa một cách hữu cơ. Nhưng chúng ta mới chỉ tồn tại 50 năm; những thách thức là rất cấp bách và thời gian là thứ xa xỉ mà chúng ta không có. Chúng ta cần phải bồi dưỡng và phát triển những hiểu biết chung ấy. Nhưng không may chúng ta không làm được công việc giáo dục quốc gia một cách hiệu quả. Hệ thống giáo dục quốc gia của chúng ta phát triển tinh vi nhưng lại đầy tính nghi thức và ở tình hình hiện giờ thì có thể là bồi dưỡng được bao nhiêu tri thức thì cũng làm dấy lên bấy nhiêu hoài nghi. Chúng ta đang phải trả giá vì đã coi nhẹ việc dạy và học lịch sử của chính chúng ta trong trường học. Tôi hiểu là đang có những biện pháp được thực hiện để sửa chữa tình hình. Sẽ phải mất nhiều năm thì chúng ta mới thấy được kết quả của chúng; tuy nhiên, chúng ta đã nhận thức được vấn đề.
Nhưng điểm yếu tế nhị, nhạy cảm và có lẽ là nghiêm trọng nhất nằm trong các cơ quan công vụ của chúng ta và vấn đề này khó giải quyết hơn rất nhiều. Cách chúng ta chống trọi lại những cơn xoáy lốc của chính trị giữa các cường quốc lớn – dù một cách khôn ngoan hay thảm hại – sẽ không chỉ là hệ quả của những quyết định lớn do các cá nhân hay tổ chức nổi bật đưa ra có chủ ý tại những thời điểm và địa điểm cụ thể. Quan trọng không kém, thậm chí quan trọng hơn thế là sự tích tụ từng bước, gần như không thể nhận thấy, của nhiều hành động nhỏ trên nhiều lĩnh vực chính sách được thực hiện mà không tính đến ảnh hưởng lớn hơn được tích lũy dần của những quyết định nhỏ nhặt và có vẻ như chỉ là việc thường ngày.
Trong thế kỷ 21, chính sách đối ngoại không thể chỉ là trách nhiệm đơn nhất của Bộ Ngoại giao hay giới lãnh đạo cấp cao của bất kỳ nước nào. Nghị trình thế giới ngày nay quá rộng lớn và những ranh giới giữa chính sách đối nội và đối ngoại đang mỏng manh hơn bao giờ hết. Tuy nhiên, ngoài ở Bộ Ngoại giao và một số ít các bộ ngành khác thì trong các cơ quan công vụ của chúng ta lại không có đủ những bộ óc và bản năng cần có để đương đầu với một môi trường ngoại quốc khó đoán và phức tạp hơn bao giờ hết. Những bản năng và cách tư duy như thế không thể có được nhờ dạy học; chỉ có thể có được nhờ kinh nghiệm mà thôi. Nhưng cách thức mà những cơ quan chính phủ của chúng ta (nhất là với cách tiếp cận hạn hẹp của họ) hiện đang được khái niệm hóa và cơ cấu lại – đã làm giảm giá trị của những cách tư duy đó và tạo ra những rào cản đối với việc tích lũy kinh nghiệm cần thiết. Mặc dù đã có một số biện pháp ngập ngừng được thực hiện để cải thiện tình hình, nhưng liệu chúng đã đủ chuẩn bị cho những thách thức trong tương lai hay chưa vẫn là một câu hỏi còn bỏ ngỏ, và hiện vẫn còn có sự kháng cự trong nước mạnh đến mức tôi nghi ngờ là vấn đề này còn chưa được nhận thức đúng mức.
Tầm quan trọng của sự hội nhập và vai trò trung tâm của ASEAN
Điều kiện thứ ba mà chúng ta phải đạt được nếu muốn xác định được hướng đi cho môi trường quốc tế ngày càng thách thức đang nằm trước mắt là điều kiện khu vực. ASEAN đã là một công cụ vô cùng hữu ích – và quả thực là không thể thiếu được – cho Singapore, cũng như cho toàn bộ các thành viên của nó. Bên cạnh những việc khác, ASEAN đã đảm bảo được một mức độ gắn kết ít ỏi trong một khu vực mà sự gắn kết là rất khó đạt được, đã hoạt động như một công cụ gia tăng ảnh hưởng, và đã có chức năng như một vùng đệm trước những sự thăng trầm biến động của chính trị giữa các cường quốc lớn. ASEAN không phải là một tổ chức hoàn hảo. Nhưng những hạn chế của nó xuất phát từ thực trạng của khu vực Đông Nam Á mà chúng ta không thể né tránh và buộc phải chấp nhận thực trạng này trong khi cố gắng thay đổi nó. Chỉ trích ASEAN quá mức sẽ giống như là quát mắng một con dê vì nó không phải là ngựa hoặc như trông chờ loài lợn biết bay – đều là hết sức lãng phí thời gian.
Lợi ích của Hoa Kỳ, Trung Quốc và các cường quốc lớn khác đều giao nhau ở Đông Nam Á. ASEAN đã lấy cảm hứng từ đây để đưa ra khái niệm “vai trò trung tâm” (“centrality”). Các cường quốc lớn đã rất tử tế để không tỏ ra ngần ngại công khai và đôi lúc đã coi những nền tảng do ASEAN lập nên là những phương tiện thứ cấp hữu ích để sắp đặt quan hệ với nhau hoặc với các nước khác trong khu vực. Khả năng tiếp tục đóng vai trò dù là nhỏ bé như vậy của ASEAN phụ thuộc vào khả năng hội nhập của chúng ta. Đông Nam Á là vùng đất nằm giữa hai người khổng lồ: Ấn Độ và Trung Quốc. Khi hai nền kinh tế khổng lồ này tăng trưởng, nếu ASEAN không hội nhập thì vùng đất nhỏ bé ở giữa đó hoặc là sẽ bị xâu xé bởi lực hấp dẫn từ hai người khổng lồ hoặc là sẽ bị nghiền nát thành hư vô khi hai người khổng lồ đó tiếp tục mở rộng và chiếm hữu toàn bộ không gian chính trị và kinh tế.
Trọng tâm của sự hội nhập phải là kinh tế. Đến cuối năm nay, chúng ta sẽ hoàn thành được một giai đoạn của quá trình hội nhập kinh tế. Những mục tiêu của chúng ta trong giai đoạn này là vừa phải và mặc dù chúng ta sẽ không hoàn thành được tất cả các mục tiêu đó, song chúng ta sẽ hoàn thành được đủ mục tiêu để tuyên bố một cách thỏa đáng là đã thành công trong giai đoạn này. Nhưng chúng ta không thể dừng lại, bởi vì tình thế địa chính trị của chúng ta sẽ không thay đổi. Sau đó, chúng ta sẽ phải đưa ra những quyết định khó khăn hơn trong bối cảnh môi trường khu vực phức tạp hơn và quan trọng hơn là tại một thời điểm mà ở một số nước thành viên chủ chốt của ASEAN đang diễn ra quá trình chuyển đổi chính trị nội bộ mà trong một số trường hợp có bản chất hệ thống. Liệu chúng ta có đạt được đồng thuận về một nghị trình hội nhập hậu 2015 thỏa đáng hay không vẫn là điều cần phải có thời gian mới thấy được rõ.
Bilahari Kausikan là Đại sứ Lưu động, Cố vấn Chính sách và cựu Thư ký Thường trực của Bộ Ngoại giao Singapore. Bài viết là nội dung cuộc thảo luận chuyên đề “Địa Chính trị: Chuẩn bị cho Trật tự Đa cực” diễn ra cùng với hội thảo “Singapore sau 50 Năm: Những gì đang ở trước mắt” do Viện Nghiên cứu Chính sách Singapore tổ chức.
http://nghiencuuquocte.org/2015/08/10/dia-chinh-tri-phuc-tap-va-mo-ho-cua-khu-vuc/#more-9654

Thứ Bảy, 27 tháng 2, 2016

Xung đột ở Biển Đông đang dần đạt tới đỉnh điểm

Một tàu tấn công đổ bộ của Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ đang di chuyển trên bờ biển San Antonio, ở tỉnh Zambales, Philippines vào ngày 21 tháng 4 năm 2015, trong một cuộc huấn luyện quân sự với Philippines. Vị trí này cách bãi cạn tranh chấp Hoàng Nham ở Biển Đông khoảng 220 km về phía đông. Những sự căng thẳng trên Biển Đông đang dần đạt đến một cấp độ mới (Ted Aljibe / AFP / Getty Images)
Mặc dù suốt tuần qua, báo chí đăng những tin tức cho biết Trung Quốc đã triển khai nhiều tên lửa phòng không ở Biển Đông, nhưng thật ra, các tên lửa này chỉ là một phần của một sự thay đổi với quy mô rộng lớn hơn, chúng có khả năng sẽ tạo ra cuộc xung đột với một cấp độ mới.
Những sự thay đổi này được bắt đầu vào ngày 30 tháng 1 năm 2016, khi tàu khu trục tên lửa dẫn đường USS Curtis Wilbur của Hải quân Hoa Kỳ đã tiến vào phạm vi 12 hải lý quanh đảo Tri Tôn ở quần đảo Hoàng Sa thuộc Biển Đông.
Đây là một phần của sứ mệnh “bảo vệ tự do hàng hải” của Mỹ, được Đài Loan và Việt Nam ủng hộ nhiệt tình. Vì cả 2 quốc gia này đều đều tuyên bố đảo Tri Tôn thuộc chủ quyền của mình. Mặt khác, Trung Quốc cũng đang kiểm soát hòn đảo này, và rất khó chịu vì Mỹ đã xâm nhập lãnh hải mà không xin phép trước.
Các phương tiện truyền thông của Trung Quốc bắt đầu loan tin về “sự xâm lược” của Mỹ, và tuyên bố rằng Mỹ đã cố gắng thiết lập “quyền bá chủ” ở Biển Đông.
Trong một bài viết trước đây, tôi đã giải thích sự trớ trêu trong cách nói hàm hồ của Trung Quốc – cần lưu ý rằng tình hình đã cho thấy điều ngược lại. Xét theo đúng nghĩa đen, Trung Quốc chính là đang cố gắng để thiết lập quyền bá chủ ở khu vực này, trong khi Mỹ đang cố gắng duy trì các tiêu chuẩn tự do hàng hải thông qua các vùng biển rất quan trọng đối với thương mại quốc tế.
Tuy nhiên, không cần quan tâm đến ý định xấu hay tốt của Mỹ, chính quyền Trung Quốc đã kêu gọi cần có một phản ứng về mặt quân sự ở mức độ cao nhằm chống lại Hoa Kỳ và các đồng minh của nước này, và điều này có thể khiến cho những căng thẳng ở Biển Đông đạt đến đỉnh điểm.
Hình ảnh vệ tinh chụp vào ngày 14 tháng 2 năm 2016 cho thấy Trung Quốc đã triển khai hệ thống tên lửa phòng không tầm xa (khẩu đội tên lửa đất đối không, hay còn gọi là đơn vị tên lửa SAM) trên đảo Phú Lâm trong chuỗi quần đảo Hoàng Sa.
Chính quyền Trung Quốc tuyên bố rằng những tên lửa này đã có mặt ở đó trong nhiều năm. Nhưng nếu điều này là sự thật, thì quân đội Trung Quốc đã che giấu rất nhiều tên lửa ở đó. Hình ảnh vệ tinh cho thấy rất nhiều tên lửa đã được điều ra đảo Phú Lâm từ ngày 3 tháng 2 đến ngày 14 tháng 2 năm 2016. Nhiều báo cáo trước đây cho biết rằng, khoảng tháng 5 năm 2015, Trung Quốc đã bắt đầu trang bị vũ khí quân sự trên hòn đảo nhân tạo này.
Mặc dù đề tài tên lửa chiếm hết trọng tâm mục tin tức của các hãng truyền thông trên toàn cầu, thế nhưng, cũng đã xuất hiện một số tiến triển khác nữa đáng quan tâm không thua kém.
Trang thông tin USNI News của Học viện Hải quân Mỹ cho biết rằng, Trung Quốc có thể xây dựng căn cứ trực thăng mới được trang bị hệ thống chống ngầm ASW. Và các nhà phân tích quốc phòng đã đưa ra lời cảnh báo trước đó rằng, tàu ngầm sẽ là một thứ có yếu tố “thay đổi cuộc chơi” dành cho Mỹ, nếu như quốc gia này xảy ra một cuộc chiến tranh với Trung Quốc.
Một bài viết được đăng trên thời báo The Diplomat của chuyên gia Victor Robert Lee nhận định rằng, căn cứ trực thăng mới được trang bị hệ thống chống ngầm “có thể là dấu hiệu cho thấy sự gia tăng trong khả năng tác chiến chống tàu ngầm của Trung Quốc trên biển Đông”.
“Nếu Trung Quốc thiết lập mạng lưới căn cứ trực thăng và các điểm dừng tiếp nhiên liệu rải rác trên biển Đông, thì máy bay của họ có thể liên tục giám sát vùng biển và có khả năng phản ứng nhanh”, chuyên gia Victor Robert Lee cho biết.
Tiếp theo đó, tờ Nhân dân Nhật báo – một trong những cơ quan ngôn luận của chính quyền Trung Quốc, tung ra những lời đe dọa cứng rắn nhằm khẳng định rằng, Trung Quốc phải “dạy cho Mỹ một bài học” nếu như Mỹ vẫn tiếp tục tự do hoạt động hàng hải của mình ở Biển Đông.
Lời đe dọa còn cho rằng, các lực lượng quân sự Trung Quốc sẽ sẵn sàng bắn súng cảnh cáo, thậm chí đâm vào chiến hạm Mỹ nếu dám tiến lại gần Hoàng Sa.
Hiện nay, các phương tiện truyền thông Trung Quốc đã đăng tin rằng chính quyền Trung Quốc có thể sẽ triển khai nhiều tên lửa chống hạm cũng như các loại vũ khí khác ở Biển Đông.
Li Jie – nhà nghiên cứu cấp cao thuộc Viện Nghiên cứu Hải quânTrung Quốc nói với tờ South China Morning Post rằng, Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc sẽ triển khai các loại vũ khí tiên tiến hơn nếu Mỹ “ngày càng làm quá”.
Đối phó với những sự xung đột ngày càng gia tăng với Trung Quốc, hiện giờ Mỹ đang tìm cách mở rộng nội dung của một văn bản quan trọng nhằm vạch ra các phương thức giao tiếp an toàn trên biển, được gọi là Quy chuẩn Giao tiếp Trên biển (Code for Unplanned Encounters at Sea).
Đã có nhiều thay đổi được đề xuất nhằm điều chỉnh nội dung của Quy chuẩn Giao tiếp Trên biển nhằm đối phó với những cuộc đụng độ mà có sự tham gia của các tàu phi quân sự. Những thay đổi này đã được vạch ra bởi Phó Đô đốc Joseph Aucoin – Chỉ huy Hạm đội 7 của Mỹ đóng tại căn cứ Yokosuka, Nhật Bản, thời báo The Diplomat cho biết.
Thời báo The Diplomat nhận định rằng, một trong những lý do chính để cân nhắc cho những sự thay đổi này là do chính quyền Trung Quốc đang triển khai các tàu cảnh sát biển rất mới và rất lớn, “chúng được sơn màu trắng chứ không phải màu xám như tàu Hải quân”. Trung Quốc đã sử dụng nhiều tàu cảnh sát biển và tàu cá như là một phần trong chiến lược quân sự của mình tại khu vực Biển Đông.
Các quốc gia khác cũng đang tăng cường tiềm lực của họ để thách thức với những tuyên bố của Trung Quốc. Mỹ đang thúc giục Úc nên bắt đầu tiến hành việc tuần tra tự do hàng hải của quốc gia này ở Biển Đông. Việt Nam đang xây dựng thêm lực lượng quân sự của riêng mình. Quân đội Philippines đang chuẩn bị cho “trường hợp xấu nhất” nếu xảy ra kịch bản là một cuộc xung đột vũ trang với Trung Quốc. Và Nhật Bản thì đang xem xét khả năng tuần tra không quân trên Biển Đông.
Câu hỏi đặt ra là sẽ có biện pháp mạnh mẽ nào để Trung Quốc sẵn lòng nhượng bộ, và các quốc gia khác sẽ làm như thế nào để đẩy lùi hành động khiêu khích của Trung Quốc trong việc xây dựng những công trình quân sự với mục đích là kiểm soát các tuyến hàng hải qua lại Biển Đông.
http://vietdaikynguyen.com/v3/92933-xung-dot-o-bien-dong-dang-dan-dat-toi-dinh-diem/