Thứ Tư, 8 tháng 7, 2020
TRUNG QUỐC HẾT TIỀN ĐỂ XÂY MỘNG SIÊU CƯỜNG?
Theo Foreign Policy
Thoạt nhìn, sự hung hăng gần đây trên tất cả mặt trận của Trung Quốc khiến người ta liên tưởng về một cường quốc nổi lên. Trung Quốc xung đột với Ấn Độ ở biên giới, quân sự hóa ở Biển Đông, thông qua luật an ninh cho Hong Kong, gây sức ép với Đài Loan, xung đột với Nhật Bản liên quan đến các quần đảo tranh chấp. Cùng lúc đó, Bắc Kinh đầu tư hàng tỷ USD để nỗ lực bá chủ các công nghệ mới nổi như trí tuệ nhân tạo, máy tính lượng tử và chất bán dẫn tiên tiến. Vào vẫn còn chương trình Vành đai và Con đường (BRI) trị giá 1.000 tỷ USD, nhằm xây dựng cơ sở hạ tầng vận tải cho một thế giới mà Trung Quốc là trung tâm.
Là một siêu cường toàn cầu là một hoạt động kinh doanh tốn kém. Mỹ nổi tiếng chi tiêu cho quốc phòng nhiều hơn 10 nước phía sau cộng lại. Dù vậy, vẫn có giả thuyết khăng khăng là quân đội nước này vẫn chưa được trang bị đầy đủ cho vai trò siêu cường toàn cầu. Và nếu giả thuyết đó là thật, Mỹ sẽ mất tính cạnh tranh, nếu không đầu tư nhiều hơn cho nghiên cứu đại học, công nghệ tiên tiến, viện trợ nước ngoài và ngoại giao, Liên hợp quốc, năng lượng sạch, và dĩ nhiên là chuẩn bị cho các đại dịch. Đó chỉ là một số ít các ưu tiên siêu cường của Mỹ. Còn cả một danh sách dài đằng sau.
Nhưng nếu Mỹ - một nền kinh tê lớn gấp rưỡi Trung Quốc và GDP đầu người gấp 6 lần Trung Quốc, không thể xoay xở để duy trì vị thế siêu cường toàn cầu, vậy thì Trung Quốc làm sao có thể trở thành điều đó? Gạt qua các thực tế là các đồng minh ngoại giao của Trung Quốc là Triều Tiên, Campuchia và Ethiopia. Bắc Kinh bị bao quanh bởi các nước có hạt nhân có tiềm năng trở thành địch thủ như Ấn Độ, và các công ty công nghệ được nhà nước tài trợ đang gây mất lòng tin rất lớn bên ngoài Trung Quốc. Bắc Kinh cũng bị chỉ trích rộng rãi vì cáo buộc để virus SARS-CoV-2 lan rộng ra khắp thế giới. Vậy làm sao một quốc gia tự nhận là đang phát triển như Trung Quốc có thể tài trợ cho một cuộc cạnh tranh siêu cường với nước Mỹ?
Câu trả lời đơn giản là không thể. Ngay cả trước khi bị virus corona chủng mới tấn công, tăng trưởng của nền kinh tế Trung Quốc đã giảm tốc từ mức 2 con số đầu những năm 2000, xuống còn 6,1% trong năm 2019. Con số này rất đáng ngờ, không chỉ bởi vì người đề ra mục tiêu tăng trưởng GDP hàng năm của Trung Quốc, Phó Chủ tịch Ủy ban Cải cách và Phát triển Quốc gia (NDRC) Ninh Cát Triết (Ning Jizhe), cũng chính là người đảm nhận chức vụ Cục trưởng Cục Thống kê Quốc gia, chịu trách nhiệm về tính toán GDP. Mô hình độc lập do Viện nghiên cứu Brookings của Mỹ cho thấy Trung Quốc có lịch sử công bố tỷ lệ tăng trưởng GDP cao hơn trung bình khoảng 1,7% mỗi năm.
Con số tiền thuế chính thức cũng xác nhận bức tranh này, khi chỉ tăng 3,8% trong năm 2019, so với 6,2% trong năm 2018 và 7,4% trong năm 2017. Dù các biện pháp tài chính của Trung Quốc lại trở nên siết chặt hơn, chi tiêu của nước này tiếp tục theo con đường hoang phí trước đây, khi tăng 8,1% trong năm 2019. Kết quả là khoảng cách giữa ngân sách chính phủ ngày càng gia tăng, khi cón ố thâm hụt ngân sách chính thức đạt 4,9% GDP trong năm 2019. Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) đã đưa ra con số thật về việc thiếu tiền của chính phủ, nhiều hơn 12% GDP Trung QUốc. Và đấy là con số trước khi dịch bệnh diễn ra, trong giai đoạn nền kinh tế Trung Quốc được cho là tăng trưởng khỏe mạnh.
Rất khó để tính toán con số chính xác của Trung Quốc, nhưng dường như Chính phủ Trung Quốc đang giảm các cam kết chi tiêu, ngay cả trước khi dịch Covid-19 tấn công. Bạn khó có thể nhận biết điều đó từ các thông báo dự án vẫn đang rất sôi động, nhưng các cam kết tài trợ BRI của Trung Quốc đã thực sự giảm kể từ năm 2017. Và ngay cả khi các con số giảm này chỉ là hứa hạn, có một thực tế là chi tiêu BRI của Trung Quốc thậm chí giảm mạnh hơn. Các ngân hàng biến mất khỏi việc tài trợ cho BRI, dẫn tới chính phủ “cân” gánh nặng chi tiêu này một mình. Trong khi đó, các dự án đã bị đình trệ, giảm quy mô, hoặc hoãn trên toàn châu Á.
Những người Phương Tây chỉ trích BRI có xu hướng giải thích vấn đề này theo khía cạnh nỗi sợ hãi mắc nợ mà một số dự án đã gây ra ở những quốc gia tiếp nhận. Họ hiếm khi đề cập nỗi sợ mắc nợ bao gồm cả chính Trung Quốc. Bởi vậy khi truyền thông Phương Tây hồi tháng 12 năm ngoái đưa tin rằng Trung Quốc đang gây sức ép lên một Pakistan vốn đã muốn từ chối phải tiếp tục công việc của Hành lang Kinh tế Trung Quốc – Pakistan, họ đã không đề cập đến việc Trung Quốc không sẵn sàng tự bỏ tiền xây dựng. Tương tự, Bắc Kinh muốn xây dựng một cảng mới ở Myanmar, nhưng nước này từ chối chi trả cho dự án anfy. Trung Quốc đã ký một thỏa thuận xây dựng và vận chuyển với Nepal vào năm 2015, nhưng vẫn chưa xây dựng một dặm đường hoặc đường sắt nào ở quốc gia bị dãy Himalaya bao bọc này. Câu chuyện tương tự ở châu Phi và Đông Âu, Bắc Kinh tiếp tục công bố các dự án lớn, nhưng không sẵn sàng cung cấp đủ số tiền để những dự án này động thổ trên thực tế.
Các vấn đề tài chính của Trung Quốc trở nên rõ ràng hơn, và ít được thừa nhận hơn so với ngân sách quân sự của nước này. Các nhà phân tích của Trung tâm Nghiên cứu và chiến lược quốc tế cho rằng chi tiêu quốc phòng của Trung Quốc thực tế đã giảm trên thực tế trong năm 2020. Với việc Trung Quốc tăng tốc các hoạt động quân sự trên một vài khu vực biên giới, việc hạn chế chi tiêu có thể gây áp lực nghiêm trọng đối với ngân sách mua sắm. Dù sẽ là bất khả thi khi một người nước ngoài đánh giá chi tiêu quốc phòng Trung Quốc để hiểu chính xác điều gì đang diễn ra, nhưng các bằng chứng đã cho thấy nhiều chương trình vũ khí tân tiến của Trung Quốc đã bị chậm lại.
Ví dụ, Trung Quốc được cho là chỉ sản xuất khoảng 50 chiếc máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ thứ năm J-20. Chương trình J-20 dường như đang gặp phải các vấn đề nghiêm trọng, hạn chế sản xuất trong tương lai gần. Điều này so sánh với kho vũ khí của Mỹ bao gồm 195 máy bay chiến đấu F-22 và 134 máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm F-35, và hàng năm tiếp tục sản xuất khoảng hơn 100 máy bay F-35, thậm chí ngay cả sau khi bị trì hoãn bởi đại dịch COVID-19.
Tương tự, Trung Quốc từng có kế hoạch triển khai 6 nhóm tác chiến tàu sân bay theo mô hình của Mỹ vào năm 2035. Ngoài tàu sân bay Liêu Ninh có từ thời Liên Xô, Trung Quốc hiện chỉ mới có một tàu sân bay chạy bằng động lực thông thường, và chiếc thứ hai đang được chế tạo. Kế hoạch xây dựng 4 tàu sân bay chạy bằng năng lượng hạt nhân đã bị trì hoãn vô thời hạn do “các thách thức kỹ thuật và chi phí cao”. Trung Quốc nói rằng, nước này sẽ phát triển các máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm để triển khai trên các tàu sân bay. Trong khi đó, các chiến đấu cơ tàng hình được tối ưu hóa F-35 của Mỹ đã được đưa vào huấn luyện để triển khai trong năm nay.
Xung đột với Ấn Độ bằng gậy gộc và đá trên cao nguyên Ladakh có thể diễn ra với giá rẻ, nhưng chuẩn bị đương đầu với Mỹ trên biển Tây Thái Bình Dương sẽ rất đắt đỏ. Nó dường như là một sự xa xỉ mà một Trung Quốc tăng trưởng chậm thời kỳ hậu đại dịch COVID-19 sẽ không có đủ khả năng. Giống như một "kẻ giang hồ" vung vẩy khoe tập tiền 100 USD, Trung Quốc đã khoe khoang sự giàu có và sẵn sàng chi tiêu của mình. Nhưng trên thực tế, Bắc Kinh không có nhiều tiền mặt như vậy.
https://www.facebook.com/LittleBirdsNews/photos/a.152428566280326/171874261002423
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét