Thứ Tư, 8 tháng 7, 2020

TRUNG MỸ ĐANG MẮC BẪY THUCYDIDES TRONG BIỂN ĐÔNG?

Trong hình ảnh có thể có: 3 người, mọi người đang đứng


Thucydides là nhà sử học Hi Lạp cỗ đại, quan sát cuộc chiến tranh Peloponnese giữa quyền lực mới trỗi dậy Athens và quyền lực cũ Sparta phá tan nền văn minh Hi Lạp cỗ đại, ông đưa ra nhận xét : "Chính sự trỗi dậy của Athens và nỗi sợ hãi mà nó gây ra cho Sparta đã khiến chiến tranh trở thành điều tất yếu".
Nghĩa là bẫy Thucydides hàm nghĩa chiến tranh là xu thế tất yếu khi một trung tâm quyền lực mới nổi lên đe dọa thay thế trung tâm quyền lực cũ.
Khi Hillary Clinton làm ngoại trưởng thời tổng thống Mỹ Barack Obama, chính phủ Mỹ có tầm nhìn chiến lượt khá tốt là xoay trục qua Á Châu Thái Bình Dương để kềm chế sự trỗi dậy không thân thiện của TC (Trung Cộng).
Do hai đời tổng thống Bill Clinton và Busch con (16 năm), duy trì một chính sách tin cậy và hợp tác chặt chẽ với TC, không cảnh giác trước sự trỗi dậy mạnh mẽ của TC theo quỷ kế "giấu mình chờ thời". Bill Clinton còn tiếp thêm vây cánh và cơ hội trổi dậy không gì ngon hơn cho TC khi kết nạp TC vào WTO. Bush con thì lôi cả nước Mỹ vào vòng xoáy hai cuộc chiến Afghanistan và Iraq hao tài, tốn của, chết người... sau biến cố tòa tháp đôi ở Manhattan bị Binladen đánh sập, bỏ mặc Á Châu Thái Bình Dương cho TC thao túng như chốn không người.
Nên khi Hillary và Obama định hình lại chiến lược xoay trục qua Á Châu Thái Bình Dương để kềm chế TC thì có vẻ như đã quá trễ do một TC không còn giả nai giấu mình chờ thời. TC đã thật sự lớn mạnh, vươn vai Phù Đổng, áp đặt được sức mạnh kinh tế, quân sự, ngoại giao...đặc biệt là sức mạnh mềm viện trợ bẫy nợ lên rất nhiều nước trong khu vực, xuống tận châu lục đen, Châu Mỹ la tinh, một số nước trong vùng Ấn Độ Dương, thả chân rết vào Bắc Phi Trung Đông, và cả một số nước Châu Âu.
Tiếc là khi ấy Obama bị hào quang giải Nobel hòa bình chưa làm gì mà có, vì mới chân ước chân ráo vào tòa Bạch Ốc đã nhận giải thưởng. Đúng là ban Tổ chức giải Nobel quá tùy tiện, quá ẩu khi trao giải cho một người chưa có thành tích gì khả dĩ. Giải Nobel hòa bình danh giá ấy đã làm Obama lúng túng giữa hai giải pháp, hòa bình vô điều kiện trong lãnh vực tôn giáo hay hòa bình có điều kiện trong lãnh vực chính trị.
Ông đã vội vàng chuyển hết quân từ Iraq qua Afghanistan, bỏ trống quyền lực cho nhà nước Hồi giáo tự xưng IS hình thành và lớn mạnh quá nhanh tại Iraq, không chỉ gây tang thương cho Iraq mà còn mở rộng qua lân bang Syria gây khủng bố chết chóc, đe dọa an ninh Châu Âu và thế giới, khiến Mỹ phải hao quân, tốn của, mất quá nhiều thời gian mà vẫn không đánh dẹp triệt để được.
Obama cũng chập chờn không xử lý dứt khoát việc tổng thống Syria dùng vũ khí hóa học tấn công thường dân Syria vi phạm làn ranh đỏ của Mỹ, để Nga nhảy vào nẫng tay trên đá đít Mỹ, thả quân làm chủ chiến trường Syria, làm Mỹ càng thêm khó khăn trong việc ổn định tình hình Bắc Phi Trung Đông, quân Mỹ kẹt cứng không thể xoay trục về Á Châu kềm chế TC.
Việc Putin nuốt chửng Crimea của Ukraine khiến Nato bị lôi cuốn vào việc tăng cường quân sự đối phó với tham vọng địa chính trị của Nga, buộc quân đội Mỹ phải gia tăng bảo vệ Châu Âu, biến mục tiêu ban đầu TC là mối đe dọa trực tiếp, chuyển thành Nga là mối đe dọa trực tiếp, TC là mối đe dọa tiềm tàng. Quan điểm chưa hợp lý đó khiến TC thành mục tiêu không đáng ngại trong tương lai gần, nên Obama giảm kinh phí quốc phòng nhằm đối phó với kinh tế Mỹ đang suy thoái, giúp giảm gánh nặng ngân sách đang bị bội chi quá lớn, càng làm cho quân đội Mỹ trở nên yếu thế hơn trước sự lớn mạnh từng ngày của PLA, do TC chi tiêu ngân sách quá nhiều cho quốc phòng để nâng cao sức mạnh cho quân đội (PLA).
Đó cũng chính là thời điểm chín muồi để Tập Cận Bình không còn giấu mình chờ thời, công khai giấc mơ Trung Hoa tranh bá với Mỹ bằng sáng kiến vành đai con đường (BRI) đầy tham vọng ; bằng kế hoạch ngàn người và kế hoạch Made in China 2025 ; bằng việc gia tăng sức mạnh cơ bắp tranh chấp Senkaku của Nhật, áp lực quân sự lên Đài Loan, chiếm bãi Scarborough của Philippines, tôn tạo 7 bãi đá trong quần đảo Trường Sa cướp của Việt Nam thành bảy đảo nhân tạo và quân sự hóa 7 đảo đó ; bằng việc hạ đặt giàn khoan HD 981 trong vùng EEZ của Việt Nam ; bằng việc bậc đèn xanh cho Kim Jong Un thử phi đạn liên lục địa, thu nhỏ bom hạt nhân thành đầu đạn để gắn vào phi đạn đe dọa Hàn, Nhật, Mỹ... Phá rối trật tự thế giới do Mỹ lãnh đạo, làm suy yếu Mỹ để TC dần dần thay thế vai trò lãnh đạo thế giới của Mỹ.
Tổng thống Qbama điều chiến hạm Mỹ tuần tra định kỳ vài tháng một lần qua Biển Đông để bảo đảm tự do hàng hải, thách thức yêu sách chủ quyền dường lưỡi bò chiếm gần 90% diện tích Biển Đông của TC, nhưng chẳng gây được khó khăn gì cho TC khi TC đã đặt mọi chuyện vào sự đã rồi. Obama còn thiết lập hiệp định TPP nhằm cô lập kinh tế TC, song nếu Mỹ thành công cũng chưa chắc gây được khó khăn gì cho kính tế TC khi TC nắm trong tay chuỗi cung ứng toàn cầu, các doanh nghiệp TC sẽ linh hoạt chuyển qua các nước thành viên TPP, như Việt Nam chẳng hạn, để hưởng ưu đãi mậu dịch TPP, thì có khi kinh tế TC còn lớn mạnh hơn lúc chưa có TPP, vì TPP giúp TC lấy củi đậu nấu đậu.
Có vẻ như giải Nobel hòa bình khi không mà có đã làm chệch hướng đúng đắn ban đầu của Hillary Clinton và Obama là xoay trục qua Á Châu Thái Bình Dương để kềm chế sự trỗi dậy mang tính cơ bắp của TC, bị Putin xỏ lá bỏ chân chèo gây khó khăn, chẳng khác gì tung hỏa mù khiến Obama rơi vào ma trận của Tập Cận Bình, để kết thúc sự nghiệp một cách ê chề trước nụ cười mãn nguyện mang tính kẻ cả của Tập Cận Bình, phủi tay quay lưng không thèm nghênh tiếp Obama khi Obama đến dự hội nghị G20 tại TC, để Obama lủi thủi chui ra cửa hậu phi cơ không ai đón đưa, ngậm ngùi ngao ngán cho cuộc đời đen bạc. Đúng là :
"Còn duyên kẻ đón người đưa
Hết duyên đi sớm về trưa một mình".
( hết phần một. Phần hai sẽ đề cập Donald Trump và cái bẫy Thucydides trên Biển Đông).

Trong hình ảnh có thể có: 1 người


Bẫy Thucydides có nội hàm chiến tranh là xu thế đương nhiên khi một quyền lực mới nổi lên muốn thay thế quyền lực cũ, tức trước khi nổ ra chiến tranh, có một sự đối đầu sống mái về mọi phương diện để cài bẫy lẫn nhau, và khi hai thế lực đối chọi kẹt trong những cái bẫy do mình tạo ra, thì... Tất yếu chiến tranh phải xảy ra.
Cho nên chiến lượt xoay trục qua Á Châu Thái Bình Dương của Hillary Clinton và Obama chưa được xem là chạm vào bẫy Thucydides, vì nó chỉ kềm chế sự trỗi dậy của TC, gần giống như chủ trương vừa hợp tác vừa đấu tranh với TC của Việt Nam, tức vẫn xem TC là đối tác để hợp tác đôi bên cùng có lợi, vừa là đối thủ để cạnh tranh hoặc để đấu tranh chứ chưa đến mức coi nhau như địch thủ để loại bỏ lẫn nhau.
Nhưng thời tổng thống Donald Trump hoàn toàn khác, Donald Trump đã công khai đối đầu toàn diện với TC về chính trị, kinh tế, văn hóa, an ninh, quốc phòng... Cụ thể :
- Về chính trị : Công khai lên án CNXH, kêu gọi cộng đồng quốc tế cùng chống lại chủ nghĩa này ngay trong diễn đàn Đại Hội đồng liên hiệp quốc và một số nơi đông người khác, trong khi Tập Cận Bình đang hô hào xây dựng CNXH mang màu sắc TC, khoe mẽ sẽ hoàn thiện XHCN làm mẫu cho các nước noi theo... Lên án TC giấu dịch cúm Tàu gây tan thương cho thế giới, mở đường tương lai cho dân Mỹ và nhiều nước khởi kiện đòi TC bồi thường hàng ngàn tỷ USD v.v...
- Về văn hóa : xóa bỏ các viện Khổng Tử do TC đài thọ tài chính thành lập tại Mỹ...thu hẹp hoạt động báo chí tuyên truyền của TC tại Mỹ...
- Về an ninh : cấm cửa Huawei và có thể nhiều doanh nghiệp công nghệ TC khác bị cho là phục vụ cho chính quyền TC, siết chặt visa để hạn chế lưu học sinh, nhất là những sinh viên sau đại học của TC, trục xuất lưu học sinh và những nhà nghiên cứu TC có dính líu nhà nước TC, truy bắt gián điệp và đặc tình TC, nhất là gián điệp mạng v.v...
- Về kinh tế : gây thương chiến với danh nghĩa cân bằng cán cân thương mại với TC, chủ đích rút chuỗi cung ứng ra khỏi TC, huy động ngân quỷ khổng lồ tài trợ cho chương trình viện trợ xanh cạnh tranh với con đường tơ lụa, thành lập khối thịnh vượng chung gốm tứ trụ kim cương (Mỹ, Nhật, Ấn, Úc) và ba nước Hàn Quốc, Việt Nam, New Jaland để đón các doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng tại TC chuyển qua v.v...
- Về ngoại giao:
* Công khai ủng hộ Đài Loan dù TC liên tục phản đối và yêu cầu Mỹ tôn trọng cam kết một nước Trung Hoa.
Nhận điện đàm của tổng thống Đài Loan chúc mừng tân tổng thống Mỹ rất sớm, đến cuối mới tiếp Tập Cận Bình.
Lập viện Mỹ tại Đài Bắc, cho thủy quân lục chiến bảo vệ chẳng khác gì một sứ quán.
Ban hành luật du lịch cho phép quan chức Mỹ Đài, kể cả cấp cao nhất được viếng thăm nhau.
Ban hành luật ủy quyền quốc phòng NDAA 2020 có nội dung bảo vệ Đài Loan.
Trong văn kiện chính thức xây dựng chiến lược Ấn Độ Thái Bình Dương tự do và rộng mở của tứ giác kim cương Mỹ Nhật Ấn Úc, không biết vô tình hay cố ý văn kiện nêu chính danh quốc gia Đài Loan thay vì Đài Loan thuộc TC như lệ thường.
Liên tục bán vũ khí hiện đại cho Đài Loan.
Cho chiến hạm ngang qua eo biển Đài Loan, cho phi cơ bay qua không phận Đài Loan dù lâu nay đây là việc cấm kỵ.
Khi TC gia tăng quân sự bên kia eo biển để uy hiếp Đài Loan thì Mỹ điều chiến hạm đến gần hỗ trợ v.v...
Và dự luật ngăn cản TC đặt Đài Loan vào sự đã rồi mà QH Mỹ đang soạn thảo, nếu được thông qua và ban hành, có nội hàm là Mỹ bảo vệ Đài Loan, không để TC chiếm Đài Loan như chuyện đã rồi, nếu cần quân đội Mỹ có thể sử dụng bom nguyên tử để bảo vệ... Thì chẳng khác gì ủng hộ Đài Loan độc lập, là điều chạm vào làn ranh đỏ của TC, tức chạm vào miệng hố chiến tranh.
* Về Hongkong : Mỹ thông qua và ban hành hai đạo luật bom tấn khi nhà nước TC chuẩn bị tạo Thiên An Môn thứ hai tại Hongkong năm ngoái. Và hiện tại TC có thể lãnh trọn bom tấn này khi hành pháp Mỹ công bố đưa Hongkong ra khỏi quy chế đặc biệt vì TC vừa thông qua luật an ninh Đài Loan vi phạm thỏa thuận Trung Anh về một quốc gia hai chế độ. Sắp tới đây là đòn trừng phạt kinh tế, tài chính, thương mại, tiền tệ của Mỹ liên quan đến Hongkong và các quan chức TC được xác định là phải chịu trách nhiệm về Hongkong.
* Về Tân Cương: Mỹ cũng ban hành luật lên án TC vi phạm nhân quyền ở Tân Cương, trừng phạt các quan chức TC phải chịu trách nhiệm về sự đàn áp người Duy Ngô Nhĩ...
- Về quốc phòng :
* Rút Mỹ khỏi hiệp ước hạn chế phi đạn tầm trung với Nga, vì cho rằng Nga Mỹ tự trói tay để TC tự do phát triển phi đạn tầm trung vượt trội Mỹ Nga, bộ trưởng quốc phòng Mỹ tuyên bố sẽ bố trí phi đạn tầm trung ở Châu Á làm TC tá hỏa phản đối, đe dọa Nhật Bản và các nước để Mỹ bố trí những phi đạn này.
* Thành lập NATO Châu Á gồm tứ giác kim cương Mỹ Nhật Ấn Úc.
* Thành lập Bộ Tư lệnh Ấn Độ Thái Bình Dương gồm một số lượng lớn hải quân, không quân và thủy quân lục chiến, Tập trung một lực lượng tàu chiến, phi cơ, phi đạn, khí tài... hiện đại và hùng hậu cho Bộ Tư lệnh này.
* Biển Hoa Đông, đặc biệt là Biển Đông, là nơi hoạt động thường xuyên và dày đặc tàu chiến và phi cơ chiến đấu của Mỹ.
* Thường xuyên tập trận trong Biển Đông để răng đe TC v.v...
Với kiểu giàn trận này thì TC bị bao vây, hải quân và không quân TC không thể mở rộng hoạt động ra Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương nếu TC không nổ súng phá bĩnh.
Tình hình mới nhất, lợi dụng dịch cúm Tàu, TC xua hải quân không quân ra quậy phá Senkaku Nhật, đe dọa Đài Loan, nắn gân Hongkong, đụng độ với Ấn, tranh chấp biên giới với Bhutan, ồ ạt kéo lực lượng tàu chiến đông đảo, đủ các loại, gồm cả tàu thăm dò địa chất và tàu dân quân biển, vào Biển Đông với ý đồ áp đặt chủ quyền gần 90% diện tích Biển Đông theo bản đồ hình lưỡi bò tự phịa. Song có vẻ như Mỹ đã bắt bài nên tập trung tàu chiến và phi cơ dày đặc trong vùng để nghênh chiến.
Với việc Mỹ tăng quân bất ngờ, gồm cả tàu ngầm và ba tàu sân bay, phi cơ hạng nặng... vào Biển Đông, cùng với cuộc chiến công hàm rất họa hoằn và khẩu chiến dữ dội lên án và đe dọa TC của Mỹ liên quan đến Biển Đông, cho thấy Mỹ đã đoán chắc TC gây hấn Senkaku, Đài Loan, Hongkong, Ấn Độ, Bhutan... Chỉ là hư chiêu.
Chính chiêu là Biển Đông, TC xem Biển Đông là khu vực chiến lược trọng yếu nhất giống như chiến lược chiếm vịnh Mexico của tổng thống Mỹ Monroe. Nghĩa là ngày nào TC chưa chiếm được Biển Đông để phát triển hải quân, để tàu ngầm ẩn mình kín đáo... Thì ngày đó TC vẫn là cái bóng của Mỹ. Và ngược lại, nếu ngày nào Mỹ để TC độc chiếm Biển Đông, là ngày Mỹ phải nhường vai trò bá chủ thế giới cho TC.
Đó là lý do cái bẫy Thucydides tất yếu phải nổ ra trên Biển Đông, và hiện tại nó đang dàn thế trận trên vùng biển này. Nếu hàng không mẫu hạm US Nimitz và US Ronald Reagan đang tập trận ở biển Tây Philippines, tức bờ Đông Biển Đông, thì hải quân TC đang tập trận vùng biển quần đảo Hoàng Sa cướp của Việt Nam, thuộc phía Tây Bắc Biển Đông. Hai nước vừa tập trận răn đe lẫn nhau vừa gia tăng khẩu chiến.
Quan sát thấy chiến tuyến Biển Đông đã được hình thành. Bờ Đông Biển Đông, tức biển Tây Philippines là vùng hoạt động của hải quân Mỹ, tuy hiệp ước an ninh Mỹ Phi nhiều lần trắc trở, song vẫn là nền tảng pháp lý quan trọng để hải quân và không quân Mỹ hiện diện thường xuyên, bảo vệ Philippines và tự do hàng hải trên Biển Đông nhằm răn đe TC. Tuy có lúc quan hệ Philippines và TC ấm hơn quan hệ Philippines và Mỹ, song hiệp ước hỗ tương quân sự Philippines và Mỹ vẫn còn đó nên TC chưa dám tấn công Philippines và thường né tránh Mỹ trong khu vực này.
Ngược lại, phía Tây Biển Đông, tức Biển Đông của Việt Nam là khu vực hoạt động thường xuyên của hải quân TC. TC ngang ngược căn cứ vào công hàm 1958 của thủ tướng Phạm Văn Đồng để tuyên bố có chủ quyền Hoàng Trường Sa, căn cứ vào lý lẽ mơ hồ ấy để thành lập thành phố Tam Sa, ngang nhiên vào thăm dò địa chất trong vùng bãi Tư Chính thuộc EEZ của Việt Nam, cho tàu chiến vào quậy phá mỏ dầu Nam Côn Sơn ép doanh nghiệp khoan dầu của Nga hợp tác với Việt Nam phải ngưng hoạt động, vì cho rằng đó là vùng EEZ của TC.
Căn cứ vào chiến tuyến đó, thì mục tiêu cụ thể TC muốn chiếm là quần đảo Trường Sa và bãi Tư Chính của Việt Nam. Nếu chiếm được vùng biển chiến lượt này, thì TC dễ dàng chiếm vùng mỏ dầu Nam Trường Sa mà Malaysia đang khai thác, qua đó kiểm soát được vùng lưỡi bò ăn sâu vào EEZ của Malaysia và Indonesia, làm chủ cửa ngỏ eo biển Malacca nối với Ấn Độ Dương, thắt chặt hải lộ ngang qua Biển Đông, thiết lập vùng nhận dạng phòng không ADIZ trong Biển Đông, khi ấy gây sức ép lên bờ Đông Biển Đông và Philippines dễ dàng, khiến Mỹ phải dần dần rời khỏi Biển Đông và Á Châu Thái Bình Dương.
Những thông tin mới nhất ghi nhận lần đầu tiên tàu cận chiến ven bờ của Mỹ vào bãi Tư Chính, cùng với tàu hải cảnh Việt Nam, theo sát và ép tàu thăm dò địa chất HD-04 phải rời bãi Tư Chính về Hải Nam, cho thấy hải quân Mỹ bắt đầu lấn chiến tuyến TC. Bởi TC rất an tâm với chủ trương quốc phòng 4-0 của Việt Nam, và những văn kiện hợp tác giữa lãnh đạo cấp cao hai nước quy định về cách xử lý những bất đồng trên biển, qua đó không có quy định nào cho phép nước thứ ba can dự vào bất đồng trên biển giữa hai nước Việt Trung.
Như vậy, nếu nguồn tin nói trên đúng, thì rõ ràng Việt Nam đã có sự thay đổi quan điểm ngầm trên biển, và điều đó chỉ xảy ra khi phía Việt Nam đã nhận ra dã tâm chiếm biển đảo Việt Nam của TC đang cận kề. Như vậy sự phối hợp không tuyên bố giữa Mỹ và Việt Nam trên Biển Đông cho thấy bóng ma chiến tranh đang hiện hình, và bóng ma này không còn là tranh chấp song phương Việt Trung mà đã trở thành địa chính trị cho cái bẫy Thucydides giữa hai siêu cường Mỹ Trung so găng.
Việc cái bẫy Thucydides luôn có kết quả thuận lợi cho quyền lực mới nổi, song không phải là không có ngoại lệ, và cái bẫy Thucydides chỉ nói lên chiến tranh là tất yếu giữa thế lực mới nỗi và thế lực cũ. Qua đó, trong quá khứ các thế lực tân hưng rất mạnh nên dễ dàng chiến thắng các thế lực cũ đang sa sút, rệu rã.
Nhưng trong tình hình hiện tại, thế lực TC mới nổi chưa đủ mạnh, có nhiều dấu hiệu rệu rã trước lúc lâm chiến, lại không được cộng đồng quốc tế ủng hộ, nếu không muốn nói là đang bị nhiều nước xa lánh... Nên có thể nói TC đang mắc kẹt trong tham vọng vượt qua Mỹ quá sớm của chính mình, để giờ này không gây chiến với Mỹ cũng bị vây chết mà gây chiến cũng khó giành được phần thắng. Chủ đề này sẽ được phân tích ở một tút khác

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét