Ảnh: một máy bay không người lái (UAV) HS-6L do Việt Nam tự nghiên cứu chế tạo trong cuộc triển lãm hàng không vào năm 2016. UAV trên được dự tính sẽ là UAV tầm xa chủ lực của Việt Nam trong nỗ lực bảo vệ chủ quyền tại biển Đông trong những năm tới. Theo nguồn tin của The Diplomat Magazine (tạp chí quốc tế số một về tin tức khu vực châu Á - Thái Bình Dương), UAV được trang bị động cơ Rotax 914 và có sải cánh 22 m. Cánh của UAV có thể được tháo lắp nhanh chóng trên thực địa, giúp việc triển khai HS-6L và thu hồi máy bay có hiệu quả cao hơn khi sử dụng cho nhiệm vụ thực tế. Sải cánh đến 22 m của HS-6L là một minh chứng rõ nét về khả năng bay tầm xa của nó. HS-6L được Việt Nam giới thiệu có thể đạt tầm hoạt động tới 4000 km và hoạt động liên tục trong 35 tiếng đồng hồ, đây là tầm hoạt động đáng nể với một UAV, chứng minh rõ về nhiệm vụ và chất lượng của nó. Hải quân Việt Nam dự tính sẽ sử dụng UAV HS-6L cho nhiệm vụ tuần thám biển tại khu vực biển Đông nhằm đẩy mạnh khả năng phòng thủ của mình. Với tầm bay và khả năng hoạt động liên tục lâu dài của mình, HS-6L có thể được sử dụng để trinh sát - theo dõi các đội tàu chiến của Trung Quốc và các đối thủ tiềm tàng tại biển Đông, đồng thời tiến hành trinh sát các đảo nhân tạo của Trung Quốc tại hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa một cách hiệu quả. Nếu được triển khai tại khu vực vinh Bắc Bộ, HS-6L sẽ là một vũ khí rất lợi hại trong chiến lược chống tiếp cận và tác chiến phi đối xứng của Việt Nam. Tại đây, UAV trên có thể tiến hành trinh sát và thu thập thông tin chi tiết của các căn cứ quân sự - căn cứ radar chiến lược của quân đội Trung Quốc tại đảo Hải Nam. Hệ thống camera và tác chiến điện tử tinh vi được trang bị cho HS-6L có thể giúp nó thực hiện những nhiệm vụ của máy bay trinh sát và tác chiến điện tử truyền thống vốn chưa bao giờ có trong trang bị của quân đội Việt Nam. Những thông tin trên có thể được sử dụng cho những đòn tấn công phòng vệ chính đáng của Việt Nam nếu chiến tranh xảy ra. Trong trường hợp chiến tranh, chúng có thể được sử dụng để dẫn bắn và chỉ thị mục tiêu cho các loại tên lửa hành trình, rocket tầm xa có điều khiển*, tên lửa đạn đạo Scud - D hay các loại tên lửa tấn công tầm xa phóng từ Su-30MK2 của Việt Nam.
Sự xuất hiện của HS-6L có thể xem là một bước tiến lớn khi nó sẽ trực tiếp tăng cường độ chính xác và khả năng xuyên phá hệ thống phòng thủ đường không của kẻ thù cho các vũ khí tên lửa chính xác cao của Việt Nam. Cần lưu ý rằng trước khi HS-6L xuất hiện, Việt Nam chưa từng có loại máy bay nào có thể thực hiện nhiệm vụ trinh sát - dẫn bắn chính xác cao cho vũ khí tên lửa như nó. Nếu được sử dụng cho nhiệm vụ chống hạm, HS-6L có thể theo dõi sát sao và cung cấp vị trí - hình ảnh, thông tin trinh sát điện tử chính xác của hạm tàu Trung Quốc cũng như thực hiện trinh sát cùng lúc nhiều đội tàu, tăng tối đa khả năng sát thương của tên lửa bờ và đội tàu tên lửa tấn công của Việt Nam trong thực tế chiến tranh. Cần lưu ý rằng nếu sử dụng HS-6L để dẫn bắn, trinh sát, các tên lửa chống hạm của Việt Nam sẽ không còn bị bó buộc bởi tàm hoạt động của hệ thống radar phòng vệ bờ biển truyền thống.
Trong những năm sau 2010, Việt Nam đã tiến hành một loạt các hoạt động hợp tác nghiên cứu UAV chung với Thuỵ Điển*, Israel và Belarus nhằm tự phát triển và sản xuất được UAV nội địa. Nhiều mẫu UAV nội địa của Việt Nam sau đó đã ra đời từ kết quả của sự hợp tác trên. HS-6L có thể là một sản phẩm trực tiếp từ nỗ lực này, đồng thời cũng là UAV trinh sát tầm xa đầu tiên mà Việt Nam sở hữu. Trên chiến trường hiện đại, đây là loại máy bay trinh sát - tác chiến điện tử hiện đại nhất mà Việt Nam đang có trong tay.
*: Acura hay Extra (Israel), trong khi Extra là tên lửa chống hạm, Acura là rocket tấn công chính xác cao với tầm bắn lên đến 110 km và có thể được sử dụng để tấn công mặt đất. Cả hai loại vũ khí trên đều có thể được triển khai và bắn từ tàu chiến, đặc biệt là các tàu tên lửa Việt Nam hiện đang có trong biên chế.
**: dự án Magic Eye hợp tác giữa Thuỵ Điển và Việt Nam.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét