Thứ Năm, 22 tháng 12, 2016

Phóng loạt vệ tinh quân sự và tham vọng của Nga

Với kế hoạch sở hữu 10 vệ tinh và thêm 5 đài radar cảnh báo sớm, tới năm 2020, Nga có thể giám sát mọi vụ phóng tên lửa trên toàn cầu. 

Kế hoạch phóng vệ tinh và xây dựng thêm hệ thống radar của Nga được đích thân Phó tư lệnh Lực lượng Hàng không vũ trụ Nga, ông Pavel Kurachenko cho biết: "Theo kế hoạch nâng cấp hệ thống cảnh báo tên lửa, 5 trạm radar Voronezh đang được xây dựng và 10 vệ tinh quân sự chuẩn bị được phóng lên quỹ đạo".
Với chương trình hiện đại hóa quân đội, đặc biệt là lực lượng phòng thủ vũ trụ đến năm 2020, cơ bản hệ thống cảnh báo tên lửa sẽ được nâng cấp với trang bị mới. Những hệ thống radar thế hệ cũ sẽ được thay thế hoàn toàn bằng loại Voronezh-DM hiện đại hơn nhiều.
 Phóng loạt vệ tinh quân sự và tham vọng của Nga  - Ảnh 1.
Hệ thống radar Voronezh-DM
Hệ thống phòng thủ tên lửa Nga mà nòng cốt là các trạm radar thế hệ mới Voronezh-DM của Nga không chỉ bao quát bảo vệ các con đường dẫn tới không phận Nga và kiểm soát khoảng không vũ trụ phân nửa thế giới, mà khi cần còn có khả năng ngăn chặn cuộc tận diệt hạt nhân.
Hệ thống Voronezh-DM là loại trạm radar cảnh báo sớm tên lửa thế hệ mới nhất của Nga, có thể phát hiện ra mục tiêu từ cự li xa tới 6.500 km và có thể đồng thời theo dõi đến 500 mục tiêu khác nhau.
Hệ thống cảnh báo sớm của Nga nhận được tín hiệu từ radar mặt đất thế hệ mới đa băng tần Voronezh-DM và cả vệ tinh trực nhật trên quỹ đạo. Nhờ đó, hệ thống sẽ phát hiện ngay điểm phóng tên lửa từ bất cứ nơi nào trên thế giới và chỉ sau vài phút tên lửa rời khỏi bệ phóng.
Hiện tại, hệ thống radar cảnh báo sớm các cuộc tấn công tên lửa của Nga bao gồm 4 trạm radar Voronezh-DM thế hệ mới: một trạm ở khu vực Leningrad, một trạm đặt tại vùng lãnh thổ Krasnodar, một trạm khác tại Kaliningrad đã được đưa vào trực chiến, cùng với trạm mới đã thử nghiệm xong ở Irkutsk.
Theo ông Nestechuk, Phó tư lệnh Lực lượng phòng thủ vũ trụ Nga, nước này đã triển khai xây dựng thêm trạm radar lớp Voronezh-DM mới tại vùng lãnh thổ Krasnoyarsk ở đông Siberia, tại nước nước cộng hòa Altai ở nam Siberia và tại khu vực Orenburg ở nam Ural.
Ngoài ra, Nga còn có nhiều loại radar siêu việt khác. Hệ thống radar Dnepr có thể phát hiện tên lửa đạn đạo từ các bệ phóng khác nhau (mặt đất, trên biển, trên không, từ tàu ngầm) ở cự ly 2.500 - 3.500 km.
Radar Container được thiết kế để phát hiện sớm các mục tiêu trên không cơ động cao, bao gồm cả tên lửa hành trình và máy bay không người lái, với tầm hoạt động lên tới 3.000 km, có thể bao phủ gần hết châu Âu.
Radar đa chức năng Don-2N (Pill Box) được thiết kế là một mô hình kim tự tháp cụt bốn mặt độc nhất vô nhị trên thế giới, trên đó lắp đặt vô số các radar mảng pha điện tử con. Don-2N có phạm vi bao quát 2.000 km, phát hiện tên lửa đạn đạo trước khi nó tiếp cận mục tiêu 15 phút.
Với loạt trang bị trên, Nga tự tin khẳng định năng lực cảnh báo sơm tên lửa của mình có thể giám sát mọi vụ phóng tên lửa trên toàn cầu. Và trên thực tế, lực lượng phòng thủ tên lửa Nga chưa hề bỏ sót bất cứ vụ phóng tên lửa nào, ông Nestechuk cho biết.
http://soha.vn/phong-loat-ve-tinh-quan-su-va-tham-vong-cua-nga-20161222001908295.htm

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét