Thứ Sáu, 30 tháng 12, 2016

Báo Mỹ: Bàn cờ thế giới, Mỹ bị gạt sang một bên

The Washington post ngày 26/12 có bài bình luận về những thất bại của Mỹ trên trường quốc tế, nhất là trong ván cờ Syria.


Tờ báo Mỹ cho rằng Tổng thống Barak Obama là một người đàn ông của thế kỷ 21, nhưng trong suốt nhiệm kỳ của mình ông chưa bao giờ được đánh giá cao về việc ghi nhớ và vận dụng những bài học của nước Mỹ trong thế kỷ 20.

Bao My: Ban co the gioi, My bi gat sang mot ben
Cả Tổng thống Barak Obama và Ngoại trưởng Hillary Clinton đều làm cho nước Mỹ mất đi nhiều đất diễn trên sân khấu chính trị thế giới và điều đó khiến cho cử tri Mỹ quyết định phải đổi thay.

Tại sao người Mỹ lại nhìn nhận thiếu tích cực về Tổng thống Obama như vậy?
Thiếu quyết đoán...

“Ngày 07/12/1941 được cố Tổng thống Franklin D. Roosevelt gọi là ngày ô nhục của nước Mỹ và ngày 20/12/2016 cũng là một ngày như thế. Cho dù ngày này không có người Mỹ chết như ngày diễn ra trận Trân Châu Cảng năm xưa, song - như nhà sáng lập Tạp chí Time Henry Luce đã nói - đó là sự kết thúc một vai trò của Mỹ trên thế giới.

Thổ Nhĩ Kỳ, Iran và Nga đã gặp nhau tại Moscow để giải quyết các vấn đề ở Trung Đông, gạt hẳn Mỹ sang một bên”, the Washington post phân tích.

Theo tờ báo Mỹ thì người Nga đi từ con số không trong việc chống đỡ cho chế độ Assad, song người Mỹ thì không thể làm được như vậy cho quân nổi dậy. Những gì Mỹ đã làm tại Syria là “hầu như không có gì”.

“Có lẽ ông Obama cho rằng ông đã đúng. Điều đó một phần do ông dự đoán rằng Bashar al-Assad sẽ bị lật đổ nên không cần trợ giúp nhiều cho lực lượng nổi dậy, một phần do ông không muốn Hoa Kỳ một lần nữa rơi vào vũng lầy tại Trung Đông vì bài học qua hai lần thực hiện cuộc chiến tranh ở Iraq. Song thực ra đó chỉ là cái cớ để biện hộ cho thất bại mà thôi”.

The Washington post nhận định rằng, thời Đệ nhị Thế chiến, cố Thủ tướng Anh Churchill đã làm được điều kỳ diệu là đưa nước Anh đóng vai trò quyết định với cuộc chiến.

Điều đó giúp cho ông Churchill trở thành một trong những nhà chính trị vĩ đại nhất trong thế kỷ 20, cho dù trước đó sự nghiệp của ông chẳng có gì đáng tự hào. Nhưng với Tổng thống Obama thì ngược lại.

Theo tờ báo Mỹ thì thời gian sẽ có câu trả lời, nhưng nhiều người luôn nghĩ Hoa Kỳ đã có thể làm thay đổi tính chất, giảm mức độ thảm khốc cho cuộc chiến tại Syria. Hoa Kỳ có thể thiết lập vùng cấm bay hay thiết lập vành đai an toàn cho người tị nạn. Tại sao người Mỹ không làm được điều đó mà để cho người Nga đạo diễn ván cờ Syria theo ý muốn của họ?

“Câu trả lời luôn luôn rõ ràng là Tổng thống Obama đã không quan tâm đúng mức sự ảnh hưởng của ván cờ Syria tới vai trò của nước Mỹ. Ông Obama đã không chuẩn xác khi nhận định Nga và Iran sẽ đứng ngoài cuộc chiến tại Syria. Đằng sau những lý do đó là gì? Đó là sự sai lầm và lạnh lùng về cảm xúc: Đây không phải là cuộc chiến của Obama”.

Ông James Woolsey, cựu Giám đốc CIA đã từng cho rằng chính quyền Obama mắc sai lầm chiến lược khi để nước Mỹ đứng ngoài Ngân hàng đầu tư cơ sở hạ tầng châu Á (AIIB).

Nguyên nhân chính được cho là xuất phát cả từ sự chủ quan của người đứng đầu nhà nước Mỹ lẫn sự thiếu chính xác trong nhận định của Washington đối với ý đổ của Bắc Kinh.

Điều đó đã đưa Tổng thống Obama vào thế bị động trước Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, khiến cho việc xoay trục của Washington có thể bị thất bại.

Còn với ván cờ Syria thì người viết luôn cho rằng, việc người Mỹ để mất vai trò đạo diễn vào tay người Nga là do Tổng thống Obama đã việt vị trước Tổng thống Putin trong nước đi “xử lý vũ khi hoá học của Assad”.

Bởi qua nước đi đó thì Mỹ mất luôn cơ hội xuất hiện một cách hợp pháp tại Syria và hậu quả là Washington gần như luôn phải “lấp ló bên cánh gà” khi sắp xếp lại ván cờ chính trị tại Syria.

“Tân Tổng thống Donald Trump rất rõ ràng, trái ngược với sự mơ hồ, bí ẩn của Tổng thống Obama. Khi Trung Quốc bắt giữ một tàu ngầm không người lái của Hải quân Mỹ tại Thái Bình Dương, Nhà Trắng đã phản ứng rất lạnh lùng, dường như không có vấn đề gì nghiêm trọng. Tuy nhiên, ông Trump đã thể hiện sự phẫn nộ và cuối cùng Bắc Kinh phải xuống nước” the Washington post nêu vấn đề.

Tờ báo Mỹ cho rằng ứng viên Hillary Clinton thất cử là do bà thiếu một loạt các điều kiện cần phải có của một ứng cử viên tổng thống Mỹ, trong đó có lập trường chính trị của mình.

Do vậy, việc bà Hillary quyết tâm bảo vệ chính quyền Obama trong nhiều vấn đề là lý do quan trọng nhất khiến bà thất bại, chứ không phải là hậu quả từ vụ rò rỉ email.

Theo the Wasington post thì Tổng thống Obama phải tìm kiếm nguyên nhân thích hợp nhất cho việc Hoa Kỳ can thiệp một cách hợp pháp vào cuộc nội chiến Syria, để từ đó có tìm cách tránh để xày ra cuộc khủng hoảng người tị nạn mà vốn được xem là nguy cơ khiến cho liên minh cấm vận Nga có thể trở nên lỏng lẻo, rạn nứt vì nó gây bất ổn cho châu Âu.

Người dân Mỹ chờ đợi và hy vọng ở Tổng thống doanh nhân Donald Trump.

Tuy nhiên, ông đã không làm điều đó. Ông luôn nêu ra việc tránh sa lầy cho nước Mỹ để biện minh cho hành động của mình. Có thể có người đồng ý với cách lập luận đó của ông Obama, song niềm kiêu hãnh của nước Mỹ thì ông đã ném xuống đất và kèm theo đó là nhiều hệ luỵ cho nước Mỹ của ông.

“Kể từ khi Thế chiến II kết thúc, các thế hệ lãnh đạo của nước Mỹ đã hiểu được điều cần thiết phải làm để duy trì vị thế và vai trò của nước Mỹ với phần còn lại của thế giới. Cho dù chúng ta có thích hay không thì chúng ta vẫn luôn là cảnh sát của thế giới. Bây giờ thì vai trò đó của nước Mỹ đã biến mất. Có lẽ thế giới đã hoà bình?”.

The Washngton post cho rằng tỷ phú Donald Trump chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ vừa qua do nhiều nguyên nhân, trong đó không thể phủ nhận tài năng chính trị của ông.

Tài năng của ông Trump khi bước lên vũ đài chính trị đó chính là việc kinh tế hoá chính trị thành công, vì qua đó người dân Mỹ nhận ra ông có thể làm đổi thay nước Mỹ, lấy lại vị thế cho nước Mỹ trên trường quốc tế.

Việc ông Trump đề cao Tổng thống Nga Putin hay tạo căng thẳng với giới lãnh đạo Trung Quốc, việc ông Trump nắn gân đồng minh, hiệu chỉnh đối tác ngay từ khi chưa nắm quyền lực đều được xem là những nước đi xuất sắc và qua đó cho thấy dường như cử tri Mỹ đã đúng khi gửi niềm tin, trao quyền lực cho một “tổng thống doanh nhân”.

http://baodatviet.vn/the-gioi/quan-he-quoc-te/bao-my-ban-co-the-gioi-my-bi-gat-sang-mot-ben-3325978/?paged=2

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét