Lục quân quân đội Trung Quốc là quân chủng đông quân nhất trong quân đội với quân số hiện nay lên tới 1.600.000 quân. Ngoài ra, còn có lực lượng dự bị hiện dụng gồm hơn 800.000 người.
Xét về các thông số này, lục quân Trung Quốc đứng đầu thế giới, vượt xa các lực lượng tương tự của Mỹ và Nga, chứ chưa nói đến các cường quốc quân sự lớn khác.
Lực lượng cơ động và lực lượng địa phương
Lục quân Trung Quốc bao gồm lực lượng cơ động (chủ lực) với hơn 800.000 quân và lực lượng địa phương với quân số cũng gần 800.000 quân.
Lực lượng cơ động về mặt tác chiến trực thuộc Bộ tổng tham mưu quân đội Trung Quốc thông qua các bộ tư lệnh đại quân khu. Nhiệm vụ của lực lượng này là tiến hành tác chiến ở bất kỳ khu vực nào bên trong và bên ngoài lãnh thổ đại lục. Bộ đội địa phương trực thuộc các bộ chỉ huy quân sự tỉnh.
Bộ đội địa phương cùng với dân binh chủ yếu làm các nhiệm vụ bảo vệ và phòng thủ. Một trong các chức năng được giao cho bộ đội địa phương là bảo vệ các tuyến đường giao thông quan trọng trong thời bình, còn trong thời chiến, sẽ bảo vệ các tuyến đường này chống quân địch xâm nhập sâu vào lãnh thổ quốc gia hay chống các toán biệt kích phá hoại của địch.
Bộ đội địa phương được triển khai trên các hướng có nguy cơ nhất bị quân địch xâm lấn và dựa vào các trận địa phòng ngự đã được chuẩn bị sẵn về mặt công trình. Một số trận địa đó lập thành khu vực phòng ngự (khu vực bảo vệ). Bộ đội địa phương, về bản chất, là di sản của thời kỳ các khái niệm quân sự chiến lược của Trung Quốc được xây dựng có tính toán đến khả năng bị xâm lược quy mô lớn từ hướng Bắc và giả định khả năng địch tiến sâu vào lãnh thổ Trung Quốc. Các khái niệm đó trù định việc tiến hành các hoạt động chiến đấu cơ bản là có tính phòng ngự. Ngoài ra, trên cơ sở các khái niệm này, đã trù tính cả việc thành lập các đơn vị du kích.
Mặc dù hiện nay, vị trí chi phối trong học thuyết quân sự Trung Quốc được dành cho khái niệm phòng ngự tích cực vốn trù tính tiến hành cả các hành động chiến đấu phòng ngự lẫn tiến công với sự phối hợp, hiệp đồng của cả quân, binh chủng khác nhau, nhưng những nguyên tắc lỗi thời này vẫn có ảnh hưởng nhất định đối với tư duy quân sự chiến lược của ban lãnh đạo chính trị và quân sự Trung Quốc.
Vào thời bình, trong các chức năng của bộ đội địa phương có chức năng tiến hành các chiến dịch cứu hộ trong địa bàn trách nhiệm của mình khi xảy ra thiên tai và thảm họa công nghiệp. Trong thời chiến, ngoài việc thực hiện các chức năng quân sự thuần túy, bộ đội địa phương được giao nhiệm vụ khắc phục hậu quả gây ra bởi vũ khí hủy diệt lớn và các vũ khí hiện đại khác của đối phương dẫn đến thương vong lớn cho binh lính và dân thường, cũng như tàn phá nghiêm trọng nhà cửa, hạ tầng và các cơ sở công nghiệp, trong đó có các cơ sở sản xuất nguy hiểm tiềm tàng, nhà máy điện nguyên tử và nhà máy thủy điện.
Bộ đội địa phương còn được giao nhiệm vụ cùng với Cảnh sát nhân dân vũ trang thực hiện kiểm soát các vùng ven biên, ven biển, cũng như các mục tiêu quân sự quan trọng và hạ tầng quân sự. Cùng với Cảnh sát nhân dân vũ trang, lực lượng này có thể được huy động duy trì trật tự trị an. Trong vấn đề này, các lực lượng này ở mức độ nào đó bổ sung cho nhau khi thực hiện các nhiệm vụ cụ thể.
Lực lượng cơ động và lực lượng địa phương
Lục quân Trung Quốc bao gồm lực lượng cơ động (chủ lực) với hơn 800.000 quân và lực lượng địa phương với quân số cũng gần 800.000 quân.
Lực lượng cơ động về mặt tác chiến trực thuộc Bộ tổng tham mưu quân đội Trung Quốc thông qua các bộ tư lệnh đại quân khu. Nhiệm vụ của lực lượng này là tiến hành tác chiến ở bất kỳ khu vực nào bên trong và bên ngoài lãnh thổ đại lục. Bộ đội địa phương trực thuộc các bộ chỉ huy quân sự tỉnh.
Bộ đội địa phương cùng với dân binh chủ yếu làm các nhiệm vụ bảo vệ và phòng thủ. Một trong các chức năng được giao cho bộ đội địa phương là bảo vệ các tuyến đường giao thông quan trọng trong thời bình, còn trong thời chiến, sẽ bảo vệ các tuyến đường này chống quân địch xâm nhập sâu vào lãnh thổ quốc gia hay chống các toán biệt kích phá hoại của địch.
Bộ đội địa phương được triển khai trên các hướng có nguy cơ nhất bị quân địch xâm lấn và dựa vào các trận địa phòng ngự đã được chuẩn bị sẵn về mặt công trình. Một số trận địa đó lập thành khu vực phòng ngự (khu vực bảo vệ). Bộ đội địa phương, về bản chất, là di sản của thời kỳ các khái niệm quân sự chiến lược của Trung Quốc được xây dựng có tính toán đến khả năng bị xâm lược quy mô lớn từ hướng Bắc và giả định khả năng địch tiến sâu vào lãnh thổ Trung Quốc. Các khái niệm đó trù định việc tiến hành các hoạt động chiến đấu cơ bản là có tính phòng ngự. Ngoài ra, trên cơ sở các khái niệm này, đã trù tính cả việc thành lập các đơn vị du kích.
Mặc dù hiện nay, vị trí chi phối trong học thuyết quân sự Trung Quốc được dành cho khái niệm phòng ngự tích cực vốn trù tính tiến hành cả các hành động chiến đấu phòng ngự lẫn tiến công với sự phối hợp, hiệp đồng của cả quân, binh chủng khác nhau, nhưng những nguyên tắc lỗi thời này vẫn có ảnh hưởng nhất định đối với tư duy quân sự chiến lược của ban lãnh đạo chính trị và quân sự Trung Quốc.
Vào thời bình, trong các chức năng của bộ đội địa phương có chức năng tiến hành các chiến dịch cứu hộ trong địa bàn trách nhiệm của mình khi xảy ra thiên tai và thảm họa công nghiệp. Trong thời chiến, ngoài việc thực hiện các chức năng quân sự thuần túy, bộ đội địa phương được giao nhiệm vụ khắc phục hậu quả gây ra bởi vũ khí hủy diệt lớn và các vũ khí hiện đại khác của đối phương dẫn đến thương vong lớn cho binh lính và dân thường, cũng như tàn phá nghiêm trọng nhà cửa, hạ tầng và các cơ sở công nghiệp, trong đó có các cơ sở sản xuất nguy hiểm tiềm tàng, nhà máy điện nguyên tử và nhà máy thủy điện.
Bộ đội địa phương còn được giao nhiệm vụ cùng với Cảnh sát nhân dân vũ trang thực hiện kiểm soát các vùng ven biên, ven biển, cũng như các mục tiêu quân sự quan trọng và hạ tầng quân sự. Cùng với Cảnh sát nhân dân vũ trang, lực lượng này có thể được huy động duy trì trật tự trị an. Trong vấn đề này, các lực lượng này ở mức độ nào đó bổ sung cho nhau khi thực hiện các nhiệm vụ cụ thể.
Bộ binh Trung Quốc được huấn luyện tốt có khả năng hành động hiệu quả trong nhiều điều kiện (Reuters) |
Hành động bên trong và bên ngoài đại lục
Theo các văn kiện của Trung Quốc được đăng tải trên các nguồn công khai, lục quân Trung Quốc nhìn chung dùng để tiến hành tác chiến tại đại lục. Ngoài quân số, khác biệt căn bản của quân chủng này với các quân chủng khác của quân đội Trung Quốc là sự đa dạng cả về vũ khí trang bị, lẫn về các phương pháp tác chiến. Khả năng chiến đấu của lục quân bảo đảm lực lượng này có khả năng tác chiến độc lập hoặc phối hợp với các quân chủng khác trong thành phần các cụm lực lượng hỗn hợp tiến hành các chiến dịch tiến công hiệu quả nhằm đánh tan đối phương và chiếm lĩnh lãnh thổ do đối phương chiếm giữ, tấn công hỏa lực hiệu quả trên suốt chiều sâu đội hình chiến đấu của các lực lượng đối phương. Trong phòng ngự, lục quân phải giữ vững các khu vực (tuyến) chiếm giữ, đồng thời gây tổn thất tối đa cho lực lượng đối phương, qua đó chuẩn bị các điều kiện thuận lợi để tiến hành chiến dịch phản công của quân mình.
Sự vươn lên của Trung Quốc với tư cách một siêu cường mới có các khu vực ảnh hưởng và lợi ích của mình ở các khu vực trên thế giới được phản ánh ở việc mở rộng phạm vi nhiệm vụ đặt ra cho quân đội nước này, trong đó có lục quân. Các đơn vị quân đội Trung Quốc đã bắt đầu tham gia các chiến dịch quốc tế dưới sự bảo trợ của LHQ và các tổ chức khác nhằm bảo đảm hòa bình, an ninh và ổn định ở quy mô toàn cầu, lẫn quy mô khu vực, trong đó có các chiến dịch nhân đạo quốc tế, cf ác hoạt động chống cướp biển, cũng như thực hiện thực tế các thỏa thuận quốc tế. Ví dụ mới nhất của hoạt động đó là sự tham gia của các tàu chiến Trung Quốc và Nga vào việc bảo vệ tàu chở vũ khí hóa học của Syria khỏi nước này.
Lục quân Trung Quốc có các binh chủng bộ binh (bộ binh, lực lượng bộ binh mô tô hóa và bộ binh cơ giới), tăng-thiết giáp, pháo binh, công binh, không quân lục quân, thông tin, phòng hóa, lực lượng đặc nhiệm, cũng như các đơn vị bảo đảm chiến đấu và hậu cần khác như trinh sát, tác chiến điện tử, kỹ thuật-vật tư, quân y, các cơ quan nghiên cứu, nhà trường quân sự...
Lục quân Trung Quốc không có cơ quan chỉ huy độc lập mà công tác lãnh đạo lục quân được thực hiện bởi 4 cơ quan cấp tổng cục là Bộ tổng tham mưu, Tổng cục chính trị, Tổng cục hậu cần và Tổng cục trang bị. Bảy đại quân khu chỉ huy trực tiếp các đơn vị lục quân thuộc quyền. Lục quân bao gồm các đơn vị tác chiến cơ động, đồn trú, biên phòng và bảo vệ bờ biển; và lực lượng dự bị. Cấp độ tổ chức của các đơn vị này là quân đoàn hỗn hợp, sư đoàn (lữ đoàn), trung đoàn, tiểu đoàn, đại đội, trung đội và tiểu đội.
Nằm dưới quyền chỉ huy trực tiếp của đại quân khu, một quân đoàn hỗn hợp gồm các sư đoàn hay lữ đoàn, và đóng vai trò là đơn vị cơ bản cấp chiến dịch.
Nằm dưới quyền chỉ huy trực tiếp của quân đoàn hỗn hợp, một sư đoàn gồm các trung đoàn và đóng vai trò là đơn vị cơ bản cấp chiến thuật.
Nằm dưới quyền chỉ huy trực tiếp của quân đoàn hỗn hợp, một lữ đoàn gồm các tiểu đoàn và đóng vai trò là một đơn vị cấp chiến thuật.
Thường nằm dưới sư đoàn, một trung đoàn gồm các tiểu đoàn và đóng vai trò là đơn vị chiến thuật cơ bản.
Thường nằm dưới trung đoàn hay lữ đoàn, một tiểu đoàn gồm các đại đội và đóng vai trò là phân đội chiến thuật ở cấp cao hơn. Mội đại đội gồm các trung đội và đóng vai trò là phân đội chiến thuật cơ bản.
Về cơ cấu, lục quân Trung Quốc gồm các đơn vị tác chiến cơ động là 18 quân đoàn hỗn hợp (Trung Quốc gọi là tập đoàn quân) và một số sư đoàn (lữ đoàn) tác chiến hỗn hợp độc lập. Các quân đoàn hỗn hợp được bố trí ở 7 đại quân khu. Bảy đại quân khu lại chia thành 28 quân khu. Các quân đoàn có cơ cấu tổ chức và quân số khác nhau tùy thuộc vào vị trí bố trí, kẻ thù tiềm tàng và các nhiệm vụ được giao, và có cấp độ sẵn sàng khác nhau. Quân số của một quân đoàn điển hình dao động từ 30.000-50.000 quân. Xét về thông số này, ở mức độ nào đó, quân đoàn Trung Quốc tương đương với tập đoàn quân dã chiến của NATO, nhưng thua kém một liên binh đoàn tương tự của Mỹ.
Ở cơ cấu tổ chức điển hình, một quân đoàn (tức tập đoàn quân) lục quân Trung Quốc có đến 3 sư đoàn (lữ đoàn) cơ giới hóa (mô tô hóa, bộ binh), 1 lữ đoàn pháo binh, 1 lữ đoàn phòng không, 1 tiểu đoàn trinh sát, 1 trung đoàn thông tin, 1 trung đoàn công binh, 1 trung đoàn phòng hóa, các đơn vị hậu cần và tác chiến điện tử.
Một sư đoàn cơ giới hóa của quân đội Trung Quốc ở cơ cấu biên chế điển hình có quân số đến 10.000 quân và gồm 3 trung đoàn cơ giới hóa (mỗi trung đoàn biên chế 3 tiểu đoàn) trang bị xe bọc thép chở quân và xe chiến đấu bộ binh, và 1 trung đoàn xe tăng.
Một sư đoàn tăng gồm 3 trung đoàn tăng và 1 trung đoàn cơ giới hóa.
Mỗi sư đoàn cơ giới hóa và sư đoàn tăng đều được biên chế 1 trung đoàn pháo, 1 trung đoàn (tiểu đoàn) phòng không, 1 tiểu đoàn thông tin, 1 tiểu đoàn công binh, 1 đại đội phòng hóa-sinh-phóng xạ, các đơn vị kỹ thuật-vật tư và quân y.
Một lữ đoàn cơ giới hóa của quân đội Trung Quốc gồm có 4 tiểu đoàn cơ giới hóa, mỗi tiểu đoàn được biên chế 40 xe bọc thép chở quân hay xe chiến đấu bộ binh, và 1 tiểu đoàn tăng được trang bị 41 xe tăng chủ lực, trong đó có 1 xe tăng chỉ huy.
Một lữ đoàn tăng gồm có 4 tiểu đoàn tăng, mỗi tiểu đoàn có 3 đại đội (124 xe tăng chủ lực) và 1 tiểu đoàn cơ giới hóa (40 xe bọc thép chở quân hay xe chiến đấu bộ binh).
Trong biên chế mỗi lữ đoàn cơ giới hóa và lữ đoàn tăng có 1 tiểu đoàn pháo 3 đại đội (mỗi đại đội trang bị 18 lựu pháo và 6 pháo nòng dài), 1 tiểu đoàn phòng không, 1 đại đội công binh, 1 đại đội thông tin và 1 đại đội trinh sát, các đơn vị phòng hóa-sinh-phóng xạ, bảo đảm kỹ thuật và quân y.
Một lữ đoàn pháo có trong biên chế 4 tiểu đoàn (mỗi tiểu đoàn có 3 đại đội, 48 khẩu pháo kéo) và 1 tiểu đoàn pháo tự hành được biên chế 18 pháo tự hành.
Ưu tiên tính cơ động và chỉ huy linh hoạt
Hiện nay, Trung Quốc đang tiếp tục cải tổ tích cực lục quân nhằm bảo đảm cơ động hơn, chỉ huy linh hoạt hơn trong quá trình tác chiến trong đội hình các cụm hỗn hợp quân-binh chủng. Một trong các hướng cải tổ là chuyển sang cái gọi là cơ cấu module mà nền tảng là lữ đoàn. Theo giới lãnh đạo quân đội Trung Quốc, chính cơ cấu lữ đoàn cho phép thành lập các cụm hỗn hợp quân-binh chủng với cơ cấu khác nhau tùy thuộc vào nhiệm vụ chiến đấu cụ thể. Trên cơ sở nghiên cứu kinh nghiệm của Mỹ và các nước NATO khác, các chuyên gia quân sự Trung Quốc đã đi đến kết luận rằng, các đơn vị chiến đấu cấp lữ đoàn có cơ cấu tối ưu và khả năng cần thiết về triển khai chiến lược và cơ động. Ngoài ra, các chuyên gia quân sự Trung Quốc cho rằng, các đơn vị cấp lữ đoàn có đủ số lượng phương tiện hỏa lực tất cả các loại bảo đảm khả năng tiến hành thắng lợi tất cả các loại hình tác chiến trong các cuộc xung đột quân sự có cường độ khác nhau.
Cơ cấu lữ đoàn cho phép thay đổi thành phần lực lượng và phương tiện không chỉ tùy theo loại hình tác chiến mà cả theo cường độ xung đột quân sự, cũng như các điều kiện thiên nhiên-khí hậu và bề mặt địa hình. Người ta cho rằng, để tác chiến trong các cuộc xung đột cường độ thấp (tác chiến chống du kich), thì tốt nhất là sử dụng các lữ đoàn nhẹ phù hợp tác chiến trong rừng rậm hay địa hình rừng núi. Trong các cuộc xung đột cường độ trung bình và cao, nên sử dụng các lữ đoàn nặng biên chế kiểu tấn công hay phòng ngự.
Khi quyết định chuyển sang xây dựng các cụm lực lượng hỗn hợp quân-binh chủng theo kiểu module trên cơ sở lữ đoàn, người ta đặc biệt chú trọng nâng cao sức cơ động và khả năng chỉ huy. Hơn nữa, sức cơ động không chỉ được hiểu như khả năng thay đổi nhanh vị trí trên chiến trường và tiến hành cơ động lực lượng và phương tiện nhằm thay đổi thành phần các cụm lực lượng trên một chiến trường mà còn như khả năng tiến hành các hoạt động điều động binh lực đường dài giữa các chiến trường.
Đồng thời với việc nâng cao trình độ cơ động của quân đội, lãnh đạo quân đội Trung Quốc còn đặt ra nhiệm vụ tăng mạnh số lượng các đơn vị có khả năng sẵn sàng tác chiến cao và có sức chiến đấu cao trong lục quân Trung Quốc. Theo các chuyên gia quân sự Trung Quốc, điều đó sẽ cho phép tăng mạnh hiệu quả hoạt động của lục quân Trung Quốc trong quá trình tiến hành các chiến dịch của các cụm hỗn hợp quân binh-chủng.
Hiện nay, trong lục quân Trung Quốc đã thành lập các lực lượng cơ động cao hùng mạnh dùng để tiến hành tác chiến hiệu quả ở bất kỳ địa bàn trong nước và ngoài nước nào, trước hết tại các khu vực dọc theo đường biên giới Trung Quốc. Trong tình huống khẩn cấp, các lực lượng này trong thời gian ngắn có thể được tung đến bất kỳ hướng chiến lược nào nhằm tạo ra các cụm lực lượng đủ để giải quyết hiệu quả các nhiệm vụ cụ thể. Do các yêu cầu xây dựng hệ thống các cụm lực lượng hỗn hợp quân-binh chủng kiểu module, số lượng các sư đoàn bị giảm đi và tương ứng và số lượng các lữ đoàn tăng lên. Tuy nhiên, trên các hướng riêng lẻ có điều kiện địa hình thuận lợi để sử dụng hiệu quả các sư đoàn và đối phương tập trung được các cụm quân mạnh, người ta thừa nhận là nên duy trì một phần lực lượng có cơ cấu sư đoàn.
Cùng với việc nâng cao sức cơ động của lục quân, giới lãnh đạo quân đội Trung Quốc cũng rất chú ý phát triển và ứng dụng các phương tiện chỉ huy chiến đấu, thông tin, trinh sát, quan sát (chỉ thị mục tiêu) và máy tính hiện đại được tích hợp thành một tổ hợp mạng thống nhất với các thiết bị bảo vệ không gian mạng. Đồng thời, các hệ thống tác chiến điện tử mới cũng được đưa vào trang bị. Người ta đặc biệt chú trọng sử dụng các hệ thống chỉ huy bộ đội tự động hóa các cấp.
Hiện nay, Trung Quốc đã chế tạo và sử dụng các hệ thống chỉ huy bộ đội tự động hóa cả cấp chiến lược (toàn quốc) lẫn các cấp khu vực, chiến dịch và chiến dịch-chiến thuật. Năng lực của hệ thống chỉ huy bộ đội tự động hóa chiến trường Quidian bảo đảm các luồng thông tin giữa Bộ tổng tham mưu quân đội Trung Quốc, các bộ tư lệnh quân chủng, binh chủng và quân khu được mở rộng đáng kể.
Các hệ thống chỉ huy bộ đội tự động hóa cấp “quân khu - tập đoàn quân - sư đoàn - lữ đoàn” cũng cho thấy hiệu quả khá tốt.
Lục quân Trung Quốc cũng bắt đầu tích cực đưa vào sử dụng hệ thống cấp “tiểu đoàn - đại đội - tiểu đội (kíp xe, khẩu đội)”, một trong các thành tố của nó là các máy tính bảng vốn đã bắt đầu được trang bị cho các chỉ huy phân đội. Việc chuyển từ sử dụng thử nghiệm sang sử dụng rộng rãi hơn các hệ thống chỉ huy bộ đội tự động hóa không chỉ nâng cao cơ bản khả năng chỉ huy bộ đội, rút ngắn thời gian để các chỉ huy ra quyết định tác chiến, đơn giản hóa công tác lập kế hoạch của người chỉ huy, nâng cao trình độ phối hợp giữa các đơn vị thuộc các quân chủng khác nhau trong thành phần các cụm lực lượng hỗn hợp, nâng cao hiệu quả sử dụng vũ khí trang bị, mà còn hỗ trợ nghiên cứu phát triển các phương pháp, hình thức, biện pháp tác chiến mới.
Giới lãnh đạo chính trị và quân sự Trung Quốc đang từng bước rời bỏ việc ưu tiên đầu tư lục quân, tuy vẫn coi lục quân ít nhất vẫn là quân chủng hàng đầu so với các quân chủng khác.
Tái trang bị nhanh chóng
Trong 10 năm gần đây, trong lục quân Trung Quốc diễn ra quá trình đổi mới mạnh mẽ vũ khí trang bị, với tốc độ cao hơn nhiều so với dự đoán của các chuyên gia quân sự nước ngoài, kể cả các chuyên gia Nga. Họ dự định đưa tỷ trọng các hệ thống mới và tối tân lên đến 70% vũ khí trang bị vào năm 2017-2018. Đồng thời, cũng đặt ra nhiệm vụ giảm mạnh số lượng chủng loại, giữ lại trong trang bị các mẫu vũ khí trang bị đa năng, có tiềm năng hiện đại hóa.
Cách đây chưa lâu, trong trang bị của lục quân Trung Quốc có một số lượng lớn các mẫu vũ khí trang bị. Vấn đề này đến nay vẫn chưa giải quyết được triệt để. Trong kho vũ khí trang bị của lục quân Trung Quốc vẫn còn số lượng quá nhiều các loại vũ khí khác nhau, hơn nữa chiếm một phần đáng kể là vũ khí thế hệ 1 và 1+.
Bộ đội xe tăng. Xét về số lượng xe tăng, quân đội Trung Quốc chiếm vị trí số 1 trong số quân đội các đại cường. Tính đến đầu năm 2015, trong trang bị của lục quân Trung Quốc có gần 5.900 xe tăng hạng trung, 640 xe tăng chủ lực, 750 xe tăng hạng nhẹ, 200 xe tăng trinh sát.
Bộ binh. Các đơn vị bộ binh (các binh đoàn, đơn vị) bao gồm: các đơn vị bộ binh, mô tô hóa, cơ giới hóa, xe tăng, pháo binh, pháo phòng không, các đơn vị bảo đảm chiến đấu và bảo đảm hậu cần. Các lực lượng cơ động của lục quân Trung Quốc hiện chủ yếu bao gồm các đơn vị cơ giới hóa.
Ngoài các xe tăng, trong trang bị của lực lượng bộ binh Trung Quốc có một số lượng lớn xe chiến đấu bọc thép các loại và các chức năng như: xe chiến đấu bộ binh - 3.850 chiếc, xe bọc thép chở quân - 5.020 chiếc (4.150 xe bánh xích và 870 xe bánh lốp).
Bộ đội tên lửa và pháo binh lục quân Trung Quốc bao gồm các đơn vị được trang bị các hệ thống tên lửa chiến thuật, các hệ thống rocket phóng loạt các cỡ, các loại pháo (pháo nòng dài, lựu pháo, cối), pháo chống tăng và các hệ thống tên lửa chống tăng, cũng như các đơn vị trinh sát pháo binh.
Tính đến đầu năm 2015, trong trang bị bộ đội tên lửa và pháo binh lục quân Trung Quốc có hơn 13.000 hệ thống pháo, trong đó có 2.280 pháo tự hành, 6.140 khẩu pháo kéo, 300 khẩu pháo hỗn hợp nòng dài/ngắn 120 mm; 1.872 hệ thống rocket phóng loạt, trong đó có 1.818 hệ thống tự hành (1.643 hệ thống cỡ 122 mm, 175 hệ thống cỡ 300 mm), 2.586 khẩu cối (82 và 100 mm). Ngoài ra, còn có 924 hệ thống tên lửa chống tăng tự hành, 3.966 pháo không giật (75, 82, 105 và 120 mm), 1.788 pháo chống tăng (480 pháo tự hành, 1.308 pháo kéo).
Phòng không lục quân gồm các lực lượng và phương tiện trinh sát mục tiêu bay, thông báo mục tiêu địch bay tiếp cận cho các lực lượng được bảo vệ, các binh đoàn và đơn vị pháo phòng không, pháo-tên lửa phòng phòng không, các đơn vị tác chiến điện tử. Các lực lượng và phương tiện phòng không lục quân dùng để tiêu diệt máy bay, trực thăng, tên lửa hành trình và tên lửa đường đạn chiến dịch-chiến thuật, máy bay không người lái và các phương tiện tiến công đường không khác. Các phương tiện hiện đại nhất của phòng không lục quân có thể giải quyết ở quy mô hạn chế các nhiệm vụ phòng không chiến trường.
Trong 10-15 năm qua, Trung Quốc đã đạt được những thành tựu lớn trong việc mở rộng khả năng tác chiến phòng không, kể cả phòng không lục quân. Họ đã phát triển và đưa vào trang bị các phương tiện chiến đấu hiện đại, hiệu quả cao, có khả năng tiêu diệt mục tiêu bay cơ động ở độ cao trung bình, nhỏ và cực nhỏ. Hiện nay, trong trang bị của phòng không lục quân Trung Quốc, ngoài pháo phòng không có nòng gồm 7.376 hệ thống pháo và hệ thống tên lửa phòng không mang vác, còn có các hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn, trung và xa (tổng cộng 296 hệ thống).
Không quân lục quân là một binh chủng của lục quân Trung Quốc, bao gồm không quân của các đại quân khu, các tập đoàn quân. Đơn vị tổ chức biên chế cơ bản là lữ đoàn (trung đoàn) trực thăng hỗn hợp. Các lữ đoàn này được biên chế các trực thăng chiến đấu (chống tăng, chi viện hỏa lực), trực thăng đa năng, vận tải-chiến đấu, vận tải-đổ bộ và đặc dụng (trinh sát, cứu nạn, quân y, chỉ huy, tác chiến điện tử). Tính đến đầu năm 2015, không quân lục quân Trung Quốc có 150 trực thăng chiến đấu (Z-10-90, Z-19-60), 351 trực thăng đa năng (đa nhiệm), hơn 338 trực thăng vận tải (61 hạng nặng và 209 hạng trung).
Trong biên chế của lục quân Trung Quốc còn có lực lượng đặc nhiệm được thành lập vào năm 1988. Các đơn vị đặc nhiệm tăng cường (mỗi đơn vị có thể biên chế đến 1.000 quân) có ở tất cả các đại quân khu và trực thuộc các tư lệnh đại quân khu. Việc lên kế hoạch và tiến hành các chiến dịch có sự tham gia của lực lượng đặc nhiệm lục quân Trung Quốc do các bộ tham mưu đại quân khu mà trong cơ cấu có sẵn các cơ quan chỉ huy chuyên trách đảm nhiệm.
Biên chế quân số thời chiến
Xét về mặt trang bị kỹ thuật, lục quân Trung Quốc đã tiếp cận sát trình độ quân đội của các cường quốc quân sự tiên tiến về đa số các thông số. Sức cơ động của lục quân đã được nâng cao cơ bản, sức mạnh đột kích và khả năng của không quân lục quân, phòng không lục quân tăng lên. Mặc dù các xe tăng thế hệ 1 và 1+ vẫn chiếm số lượng áp đảo trong lực lượng xe tăng của quân đội Trung Quốc, nhưng chúng đang được thay thế với tốc độ khá nhanh bởi các xe tăng chủ lực thế hệ 2 và 2+. Việc nghiên cứu chế tạo xe tăng thế hệ 3 đang ở giai đoạn cuối. Các xe bọc thép chở quân và xe chiến đấu bộ binh hiện đại đang được đưa vào trang bị ồ ạt. Sự thua kém về tỷ lệ pháo tự hành hiện đại trong trang bị đã giảm đáng kể.
Chiếm vị trí quan trọng trong các hệ thống pháo của lục quân Trung Quốc là các hệ thống rocket phóng loạt các loại và các chức năng khác nhau. Xét về trình độ phát triển và mức độ trang bị pháo phản lực, lục quân Trung Quốc vượt trội quân đội các nước tiên tiến, kể cả Mỹ và Nga.
Một trong những mặt mạnh của lục quân Trung Quốc là trong biên chế quân chủng này cómột số lượng lớn các đơn vị sẵn sàng chiến đấu, được biên chế theo quân số gần với thời chiến. Trung Quốc vượt xa bất kỳ nước lớn nào của thế giới hiện đại về cơ sở động viên mà hơn một nửa là lực lượng dự bị đã được huấn luyện quân sự. Một thành tựu lớn của Trung Quốc là sức cơ động tác chiến của lục quân Trung Quốc đã tăng mạnh. Các lực lượng cơ động thực tế được biên chế toàn bộ bởi các đơn vị cơ giới hóa sẵn sàng cao.
Cũng cần lưu ý đến sự hiện diện của đội ngũ hạ sĩ quan được huấn luyện tốt, có vai trò duy trì kỷ luật kiểu mẫu, cũng như trình độ huấn luyện cá nhân cao của binh sĩ và huấn luyện chiến thuật của các đơn vị.
Trong số các mặt mạnh của lục quân Trung Quốc, cần nói đến sự hiện diện của lực lượng đặc nhiệm khá đông, được huấn luyện tốt, có vũ khí trang bị đặc nhiệm hiện đại. Đặc nhiệm lục quân Trung Quốc có thể thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ đặc thù của mình ở mọi vùng địa lý, bất kể mùa nào trong năm, kể cả khi ở cách xa lực lượng chủ lực.
Không thể bỏ qua yếu tố lục quân Trung Quốc còn có khá nhiều cơ sở đào tạo/huấn luyện quân sự và nghiên cứu đang thực hiện công tác đào tạo cán bộ quân sự các cấp có chất lượng và tiến hành công tác nghiên cứu tích cực trong lĩnh vực nghệ thuật chiến dịch, chiến lược và chiến thuật, tiến hành phân tích kinh nghiệm tác chiến của quân đội Trung Quốc và nước ngoài, nghiên cứu ra những phương pháp, hình thức tác chiến mới trong điều kiện hiện đại.
Trong số các mặt yếu của lục quân Trung Quốc có không quân lục quân còn kém phát triển và quân số ít. Mặc dù có những nỗ lực lớn củng cố không quân luc quân, Trung Quốc xét về thông số này vẫn thua kém rất xa quân đội các nước tiên tiến trên thế giới.
Hiện tại, họ cũng chưa khắc phục được sự lạc hậu về phương tiện kỹ thuật thông tin, tình báo, dẫn đường, chỉ thị mục tiêu. Khả năng chiến đấu của lực lượng phòng không/phòng thủ tên lửa lục quân, cũng như của các đơn vị tác chiến điện tử cũng không đáp ứng đầy đủ các yêu cầu hiện đại.
Cần quy vào các mặt yếu của lục quân Trung Quốc cả việc có quá nhiều mẫu vũ khí trang bị cùng loại, có cùng chức năng và tính năng kỹ-chiến thuật giống nhau. Các mẫu vũ khí trang bị này do các công ty khác nhau sản xuất, sử dụng các bộ phận, tổng thành riêng, nên mức độ chuẩn hóa linh kiện vũ khí trang bị là cực thấp và gây khó khăn lớn cho công tác bảo dưỡng và sửa chữa, nhất là trong tình huống chiến đấu.
Một trong những nhược điểm nghiêm trọng của lục quân Trung Quốc là không có ít kinh nghiệm tiến hành các chiến dịch binh chủng hợp thành quy mô lớn trong điều kiện tác chiến lấy mạng làm trung tâm.
Cũng cần nói đến mức độ phụ thuộc cao của chỉ huy lục quân Trung Quốc vào các cơ quan chính trị trong quân đội của đảng cộng sản Trung Quốc vốn đang thực thi quyền kiểm soát gắt gao đối với hoạt động của quân đội, bó buộc sức sáng tạo của chỉ huy các cấp và vô hiệu hóa nguyên tắc một thủ trưởng.
Mặc dù có những nhược điểm này vốn cũng đang được khắc phục khá nhanh, với ưu thế khổng lồ về quân số lục quân, cho phép tạo ưu thế hơn 10 lần về sinh lực và vũ khí trang bị trước bất kỳ địch thủ tiềm tàng nào, quân đội Trung Quốc có thể tiến hành các chiến dịch thành công trên bất kỳ hướng chiến lược nào dọc theo đường biên giới quốc gia của họ.
Ngoài ra, nhờ ưu thế áp đảo về quân số, cũng như trình độ trang bị và huấn luyện binh sĩ khá cao, quân đội Trung Quốc có khả năng tiến hành các hoạt động tác chiến cường độ cao và giành thắng lợi thậm chí trên hai chiến trường hoặc nhiều hơn.
Theo các văn kiện của Trung Quốc được đăng tải trên các nguồn công khai, lục quân Trung Quốc nhìn chung dùng để tiến hành tác chiến tại đại lục. Ngoài quân số, khác biệt căn bản của quân chủng này với các quân chủng khác của quân đội Trung Quốc là sự đa dạng cả về vũ khí trang bị, lẫn về các phương pháp tác chiến. Khả năng chiến đấu của lục quân bảo đảm lực lượng này có khả năng tác chiến độc lập hoặc phối hợp với các quân chủng khác trong thành phần các cụm lực lượng hỗn hợp tiến hành các chiến dịch tiến công hiệu quả nhằm đánh tan đối phương và chiếm lĩnh lãnh thổ do đối phương chiếm giữ, tấn công hỏa lực hiệu quả trên suốt chiều sâu đội hình chiến đấu của các lực lượng đối phương. Trong phòng ngự, lục quân phải giữ vững các khu vực (tuyến) chiếm giữ, đồng thời gây tổn thất tối đa cho lực lượng đối phương, qua đó chuẩn bị các điều kiện thuận lợi để tiến hành chiến dịch phản công của quân mình.
Sự vươn lên của Trung Quốc với tư cách một siêu cường mới có các khu vực ảnh hưởng và lợi ích của mình ở các khu vực trên thế giới được phản ánh ở việc mở rộng phạm vi nhiệm vụ đặt ra cho quân đội nước này, trong đó có lục quân. Các đơn vị quân đội Trung Quốc đã bắt đầu tham gia các chiến dịch quốc tế dưới sự bảo trợ của LHQ và các tổ chức khác nhằm bảo đảm hòa bình, an ninh và ổn định ở quy mô toàn cầu, lẫn quy mô khu vực, trong đó có các chiến dịch nhân đạo quốc tế, cf ác hoạt động chống cướp biển, cũng như thực hiện thực tế các thỏa thuận quốc tế. Ví dụ mới nhất của hoạt động đó là sự tham gia của các tàu chiến Trung Quốc và Nga vào việc bảo vệ tàu chở vũ khí hóa học của Syria khỏi nước này.
Lục quân Trung Quốc có các binh chủng bộ binh (bộ binh, lực lượng bộ binh mô tô hóa và bộ binh cơ giới), tăng-thiết giáp, pháo binh, công binh, không quân lục quân, thông tin, phòng hóa, lực lượng đặc nhiệm, cũng như các đơn vị bảo đảm chiến đấu và hậu cần khác như trinh sát, tác chiến điện tử, kỹ thuật-vật tư, quân y, các cơ quan nghiên cứu, nhà trường quân sự...
Lục quân Trung Quốc không có cơ quan chỉ huy độc lập mà công tác lãnh đạo lục quân được thực hiện bởi 4 cơ quan cấp tổng cục là Bộ tổng tham mưu, Tổng cục chính trị, Tổng cục hậu cần và Tổng cục trang bị. Bảy đại quân khu chỉ huy trực tiếp các đơn vị lục quân thuộc quyền. Lục quân bao gồm các đơn vị tác chiến cơ động, đồn trú, biên phòng và bảo vệ bờ biển; và lực lượng dự bị. Cấp độ tổ chức của các đơn vị này là quân đoàn hỗn hợp, sư đoàn (lữ đoàn), trung đoàn, tiểu đoàn, đại đội, trung đội và tiểu đội.
Nằm dưới quyền chỉ huy trực tiếp của đại quân khu, một quân đoàn hỗn hợp gồm các sư đoàn hay lữ đoàn, và đóng vai trò là đơn vị cơ bản cấp chiến dịch.
Nằm dưới quyền chỉ huy trực tiếp của quân đoàn hỗn hợp, một sư đoàn gồm các trung đoàn và đóng vai trò là đơn vị cơ bản cấp chiến thuật.
Nằm dưới quyền chỉ huy trực tiếp của quân đoàn hỗn hợp, một lữ đoàn gồm các tiểu đoàn và đóng vai trò là một đơn vị cấp chiến thuật.
Thường nằm dưới sư đoàn, một trung đoàn gồm các tiểu đoàn và đóng vai trò là đơn vị chiến thuật cơ bản.
Thường nằm dưới trung đoàn hay lữ đoàn, một tiểu đoàn gồm các đại đội và đóng vai trò là phân đội chiến thuật ở cấp cao hơn. Mội đại đội gồm các trung đội và đóng vai trò là phân đội chiến thuật cơ bản.
Về cơ cấu, lục quân Trung Quốc gồm các đơn vị tác chiến cơ động là 18 quân đoàn hỗn hợp (Trung Quốc gọi là tập đoàn quân) và một số sư đoàn (lữ đoàn) tác chiến hỗn hợp độc lập. Các quân đoàn hỗn hợp được bố trí ở 7 đại quân khu. Bảy đại quân khu lại chia thành 28 quân khu. Các quân đoàn có cơ cấu tổ chức và quân số khác nhau tùy thuộc vào vị trí bố trí, kẻ thù tiềm tàng và các nhiệm vụ được giao, và có cấp độ sẵn sàng khác nhau. Quân số của một quân đoàn điển hình dao động từ 30.000-50.000 quân. Xét về thông số này, ở mức độ nào đó, quân đoàn Trung Quốc tương đương với tập đoàn quân dã chiến của NATO, nhưng thua kém một liên binh đoàn tương tự của Mỹ.
Ở cơ cấu tổ chức điển hình, một quân đoàn (tức tập đoàn quân) lục quân Trung Quốc có đến 3 sư đoàn (lữ đoàn) cơ giới hóa (mô tô hóa, bộ binh), 1 lữ đoàn pháo binh, 1 lữ đoàn phòng không, 1 tiểu đoàn trinh sát, 1 trung đoàn thông tin, 1 trung đoàn công binh, 1 trung đoàn phòng hóa, các đơn vị hậu cần và tác chiến điện tử.
Một sư đoàn cơ giới hóa của quân đội Trung Quốc ở cơ cấu biên chế điển hình có quân số đến 10.000 quân và gồm 3 trung đoàn cơ giới hóa (mỗi trung đoàn biên chế 3 tiểu đoàn) trang bị xe bọc thép chở quân và xe chiến đấu bộ binh, và 1 trung đoàn xe tăng.
Một sư đoàn tăng gồm 3 trung đoàn tăng và 1 trung đoàn cơ giới hóa.
Mỗi sư đoàn cơ giới hóa và sư đoàn tăng đều được biên chế 1 trung đoàn pháo, 1 trung đoàn (tiểu đoàn) phòng không, 1 tiểu đoàn thông tin, 1 tiểu đoàn công binh, 1 đại đội phòng hóa-sinh-phóng xạ, các đơn vị kỹ thuật-vật tư và quân y.
Một lữ đoàn cơ giới hóa của quân đội Trung Quốc gồm có 4 tiểu đoàn cơ giới hóa, mỗi tiểu đoàn được biên chế 40 xe bọc thép chở quân hay xe chiến đấu bộ binh, và 1 tiểu đoàn tăng được trang bị 41 xe tăng chủ lực, trong đó có 1 xe tăng chỉ huy.
Một lữ đoàn tăng gồm có 4 tiểu đoàn tăng, mỗi tiểu đoàn có 3 đại đội (124 xe tăng chủ lực) và 1 tiểu đoàn cơ giới hóa (40 xe bọc thép chở quân hay xe chiến đấu bộ binh).
Trong biên chế mỗi lữ đoàn cơ giới hóa và lữ đoàn tăng có 1 tiểu đoàn pháo 3 đại đội (mỗi đại đội trang bị 18 lựu pháo và 6 pháo nòng dài), 1 tiểu đoàn phòng không, 1 đại đội công binh, 1 đại đội thông tin và 1 đại đội trinh sát, các đơn vị phòng hóa-sinh-phóng xạ, bảo đảm kỹ thuật và quân y.
Một lữ đoàn pháo có trong biên chế 4 tiểu đoàn (mỗi tiểu đoàn có 3 đại đội, 48 khẩu pháo kéo) và 1 tiểu đoàn pháo tự hành được biên chế 18 pháo tự hành.
Ưu tiên tính cơ động và chỉ huy linh hoạt
Hiện nay, Trung Quốc đang tiếp tục cải tổ tích cực lục quân nhằm bảo đảm cơ động hơn, chỉ huy linh hoạt hơn trong quá trình tác chiến trong đội hình các cụm hỗn hợp quân-binh chủng. Một trong các hướng cải tổ là chuyển sang cái gọi là cơ cấu module mà nền tảng là lữ đoàn. Theo giới lãnh đạo quân đội Trung Quốc, chính cơ cấu lữ đoàn cho phép thành lập các cụm hỗn hợp quân-binh chủng với cơ cấu khác nhau tùy thuộc vào nhiệm vụ chiến đấu cụ thể. Trên cơ sở nghiên cứu kinh nghiệm của Mỹ và các nước NATO khác, các chuyên gia quân sự Trung Quốc đã đi đến kết luận rằng, các đơn vị chiến đấu cấp lữ đoàn có cơ cấu tối ưu và khả năng cần thiết về triển khai chiến lược và cơ động. Ngoài ra, các chuyên gia quân sự Trung Quốc cho rằng, các đơn vị cấp lữ đoàn có đủ số lượng phương tiện hỏa lực tất cả các loại bảo đảm khả năng tiến hành thắng lợi tất cả các loại hình tác chiến trong các cuộc xung đột quân sự có cường độ khác nhau.
Cơ cấu lữ đoàn cho phép thay đổi thành phần lực lượng và phương tiện không chỉ tùy theo loại hình tác chiến mà cả theo cường độ xung đột quân sự, cũng như các điều kiện thiên nhiên-khí hậu và bề mặt địa hình. Người ta cho rằng, để tác chiến trong các cuộc xung đột cường độ thấp (tác chiến chống du kich), thì tốt nhất là sử dụng các lữ đoàn nhẹ phù hợp tác chiến trong rừng rậm hay địa hình rừng núi. Trong các cuộc xung đột cường độ trung bình và cao, nên sử dụng các lữ đoàn nặng biên chế kiểu tấn công hay phòng ngự.
Khi quyết định chuyển sang xây dựng các cụm lực lượng hỗn hợp quân-binh chủng theo kiểu module trên cơ sở lữ đoàn, người ta đặc biệt chú trọng nâng cao sức cơ động và khả năng chỉ huy. Hơn nữa, sức cơ động không chỉ được hiểu như khả năng thay đổi nhanh vị trí trên chiến trường và tiến hành cơ động lực lượng và phương tiện nhằm thay đổi thành phần các cụm lực lượng trên một chiến trường mà còn như khả năng tiến hành các hoạt động điều động binh lực đường dài giữa các chiến trường.
Đồng thời với việc nâng cao trình độ cơ động của quân đội, lãnh đạo quân đội Trung Quốc còn đặt ra nhiệm vụ tăng mạnh số lượng các đơn vị có khả năng sẵn sàng tác chiến cao và có sức chiến đấu cao trong lục quân Trung Quốc. Theo các chuyên gia quân sự Trung Quốc, điều đó sẽ cho phép tăng mạnh hiệu quả hoạt động của lục quân Trung Quốc trong quá trình tiến hành các chiến dịch của các cụm hỗn hợp quân binh-chủng.
Hiện nay, trong lục quân Trung Quốc đã thành lập các lực lượng cơ động cao hùng mạnh dùng để tiến hành tác chiến hiệu quả ở bất kỳ địa bàn trong nước và ngoài nước nào, trước hết tại các khu vực dọc theo đường biên giới Trung Quốc. Trong tình huống khẩn cấp, các lực lượng này trong thời gian ngắn có thể được tung đến bất kỳ hướng chiến lược nào nhằm tạo ra các cụm lực lượng đủ để giải quyết hiệu quả các nhiệm vụ cụ thể. Do các yêu cầu xây dựng hệ thống các cụm lực lượng hỗn hợp quân-binh chủng kiểu module, số lượng các sư đoàn bị giảm đi và tương ứng và số lượng các lữ đoàn tăng lên. Tuy nhiên, trên các hướng riêng lẻ có điều kiện địa hình thuận lợi để sử dụng hiệu quả các sư đoàn và đối phương tập trung được các cụm quân mạnh, người ta thừa nhận là nên duy trì một phần lực lượng có cơ cấu sư đoàn.
Cùng với việc nâng cao sức cơ động của lục quân, giới lãnh đạo quân đội Trung Quốc cũng rất chú ý phát triển và ứng dụng các phương tiện chỉ huy chiến đấu, thông tin, trinh sát, quan sát (chỉ thị mục tiêu) và máy tính hiện đại được tích hợp thành một tổ hợp mạng thống nhất với các thiết bị bảo vệ không gian mạng. Đồng thời, các hệ thống tác chiến điện tử mới cũng được đưa vào trang bị. Người ta đặc biệt chú trọng sử dụng các hệ thống chỉ huy bộ đội tự động hóa các cấp.
Hiện nay, Trung Quốc đã chế tạo và sử dụng các hệ thống chỉ huy bộ đội tự động hóa cả cấp chiến lược (toàn quốc) lẫn các cấp khu vực, chiến dịch và chiến dịch-chiến thuật. Năng lực của hệ thống chỉ huy bộ đội tự động hóa chiến trường Quidian bảo đảm các luồng thông tin giữa Bộ tổng tham mưu quân đội Trung Quốc, các bộ tư lệnh quân chủng, binh chủng và quân khu được mở rộng đáng kể.
Các hệ thống chỉ huy bộ đội tự động hóa cấp “quân khu - tập đoàn quân - sư đoàn - lữ đoàn” cũng cho thấy hiệu quả khá tốt.
Lục quân Trung Quốc cũng bắt đầu tích cực đưa vào sử dụng hệ thống cấp “tiểu đoàn - đại đội - tiểu đội (kíp xe, khẩu đội)”, một trong các thành tố của nó là các máy tính bảng vốn đã bắt đầu được trang bị cho các chỉ huy phân đội. Việc chuyển từ sử dụng thử nghiệm sang sử dụng rộng rãi hơn các hệ thống chỉ huy bộ đội tự động hóa không chỉ nâng cao cơ bản khả năng chỉ huy bộ đội, rút ngắn thời gian để các chỉ huy ra quyết định tác chiến, đơn giản hóa công tác lập kế hoạch của người chỉ huy, nâng cao trình độ phối hợp giữa các đơn vị thuộc các quân chủng khác nhau trong thành phần các cụm lực lượng hỗn hợp, nâng cao hiệu quả sử dụng vũ khí trang bị, mà còn hỗ trợ nghiên cứu phát triển các phương pháp, hình thức, biện pháp tác chiến mới.
Giới lãnh đạo chính trị và quân sự Trung Quốc đang từng bước rời bỏ việc ưu tiên đầu tư lục quân, tuy vẫn coi lục quân ít nhất vẫn là quân chủng hàng đầu so với các quân chủng khác.
Tái trang bị nhanh chóng
Trong 10 năm gần đây, trong lục quân Trung Quốc diễn ra quá trình đổi mới mạnh mẽ vũ khí trang bị, với tốc độ cao hơn nhiều so với dự đoán của các chuyên gia quân sự nước ngoài, kể cả các chuyên gia Nga. Họ dự định đưa tỷ trọng các hệ thống mới và tối tân lên đến 70% vũ khí trang bị vào năm 2017-2018. Đồng thời, cũng đặt ra nhiệm vụ giảm mạnh số lượng chủng loại, giữ lại trong trang bị các mẫu vũ khí trang bị đa năng, có tiềm năng hiện đại hóa.
Cách đây chưa lâu, trong trang bị của lục quân Trung Quốc có một số lượng lớn các mẫu vũ khí trang bị. Vấn đề này đến nay vẫn chưa giải quyết được triệt để. Trong kho vũ khí trang bị của lục quân Trung Quốc vẫn còn số lượng quá nhiều các loại vũ khí khác nhau, hơn nữa chiếm một phần đáng kể là vũ khí thế hệ 1 và 1+.
Bộ đội xe tăng. Xét về số lượng xe tăng, quân đội Trung Quốc chiếm vị trí số 1 trong số quân đội các đại cường. Tính đến đầu năm 2015, trong trang bị của lục quân Trung Quốc có gần 5.900 xe tăng hạng trung, 640 xe tăng chủ lực, 750 xe tăng hạng nhẹ, 200 xe tăng trinh sát.
Bộ binh. Các đơn vị bộ binh (các binh đoàn, đơn vị) bao gồm: các đơn vị bộ binh, mô tô hóa, cơ giới hóa, xe tăng, pháo binh, pháo phòng không, các đơn vị bảo đảm chiến đấu và bảo đảm hậu cần. Các lực lượng cơ động của lục quân Trung Quốc hiện chủ yếu bao gồm các đơn vị cơ giới hóa.
Ngoài các xe tăng, trong trang bị của lực lượng bộ binh Trung Quốc có một số lượng lớn xe chiến đấu bọc thép các loại và các chức năng như: xe chiến đấu bộ binh - 3.850 chiếc, xe bọc thép chở quân - 5.020 chiếc (4.150 xe bánh xích và 870 xe bánh lốp).
Bộ đội tên lửa và pháo binh lục quân Trung Quốc bao gồm các đơn vị được trang bị các hệ thống tên lửa chiến thuật, các hệ thống rocket phóng loạt các cỡ, các loại pháo (pháo nòng dài, lựu pháo, cối), pháo chống tăng và các hệ thống tên lửa chống tăng, cũng như các đơn vị trinh sát pháo binh.
Tính đến đầu năm 2015, trong trang bị bộ đội tên lửa và pháo binh lục quân Trung Quốc có hơn 13.000 hệ thống pháo, trong đó có 2.280 pháo tự hành, 6.140 khẩu pháo kéo, 300 khẩu pháo hỗn hợp nòng dài/ngắn 120 mm; 1.872 hệ thống rocket phóng loạt, trong đó có 1.818 hệ thống tự hành (1.643 hệ thống cỡ 122 mm, 175 hệ thống cỡ 300 mm), 2.586 khẩu cối (82 và 100 mm). Ngoài ra, còn có 924 hệ thống tên lửa chống tăng tự hành, 3.966 pháo không giật (75, 82, 105 và 120 mm), 1.788 pháo chống tăng (480 pháo tự hành, 1.308 pháo kéo).
Phòng không lục quân gồm các lực lượng và phương tiện trinh sát mục tiêu bay, thông báo mục tiêu địch bay tiếp cận cho các lực lượng được bảo vệ, các binh đoàn và đơn vị pháo phòng không, pháo-tên lửa phòng phòng không, các đơn vị tác chiến điện tử. Các lực lượng và phương tiện phòng không lục quân dùng để tiêu diệt máy bay, trực thăng, tên lửa hành trình và tên lửa đường đạn chiến dịch-chiến thuật, máy bay không người lái và các phương tiện tiến công đường không khác. Các phương tiện hiện đại nhất của phòng không lục quân có thể giải quyết ở quy mô hạn chế các nhiệm vụ phòng không chiến trường.
Trong 10-15 năm qua, Trung Quốc đã đạt được những thành tựu lớn trong việc mở rộng khả năng tác chiến phòng không, kể cả phòng không lục quân. Họ đã phát triển và đưa vào trang bị các phương tiện chiến đấu hiện đại, hiệu quả cao, có khả năng tiêu diệt mục tiêu bay cơ động ở độ cao trung bình, nhỏ và cực nhỏ. Hiện nay, trong trang bị của phòng không lục quân Trung Quốc, ngoài pháo phòng không có nòng gồm 7.376 hệ thống pháo và hệ thống tên lửa phòng không mang vác, còn có các hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn, trung và xa (tổng cộng 296 hệ thống).
Không quân lục quân là một binh chủng của lục quân Trung Quốc, bao gồm không quân của các đại quân khu, các tập đoàn quân. Đơn vị tổ chức biên chế cơ bản là lữ đoàn (trung đoàn) trực thăng hỗn hợp. Các lữ đoàn này được biên chế các trực thăng chiến đấu (chống tăng, chi viện hỏa lực), trực thăng đa năng, vận tải-chiến đấu, vận tải-đổ bộ và đặc dụng (trinh sát, cứu nạn, quân y, chỉ huy, tác chiến điện tử). Tính đến đầu năm 2015, không quân lục quân Trung Quốc có 150 trực thăng chiến đấu (Z-10-90, Z-19-60), 351 trực thăng đa năng (đa nhiệm), hơn 338 trực thăng vận tải (61 hạng nặng và 209 hạng trung).
Trong biên chế của lục quân Trung Quốc còn có lực lượng đặc nhiệm được thành lập vào năm 1988. Các đơn vị đặc nhiệm tăng cường (mỗi đơn vị có thể biên chế đến 1.000 quân) có ở tất cả các đại quân khu và trực thuộc các tư lệnh đại quân khu. Việc lên kế hoạch và tiến hành các chiến dịch có sự tham gia của lực lượng đặc nhiệm lục quân Trung Quốc do các bộ tham mưu đại quân khu mà trong cơ cấu có sẵn các cơ quan chỉ huy chuyên trách đảm nhiệm.
Biên chế quân số thời chiến
Xét về mặt trang bị kỹ thuật, lục quân Trung Quốc đã tiếp cận sát trình độ quân đội của các cường quốc quân sự tiên tiến về đa số các thông số. Sức cơ động của lục quân đã được nâng cao cơ bản, sức mạnh đột kích và khả năng của không quân lục quân, phòng không lục quân tăng lên. Mặc dù các xe tăng thế hệ 1 và 1+ vẫn chiếm số lượng áp đảo trong lực lượng xe tăng của quân đội Trung Quốc, nhưng chúng đang được thay thế với tốc độ khá nhanh bởi các xe tăng chủ lực thế hệ 2 và 2+. Việc nghiên cứu chế tạo xe tăng thế hệ 3 đang ở giai đoạn cuối. Các xe bọc thép chở quân và xe chiến đấu bộ binh hiện đại đang được đưa vào trang bị ồ ạt. Sự thua kém về tỷ lệ pháo tự hành hiện đại trong trang bị đã giảm đáng kể.
Chiếm vị trí quan trọng trong các hệ thống pháo của lục quân Trung Quốc là các hệ thống rocket phóng loạt các loại và các chức năng khác nhau. Xét về trình độ phát triển và mức độ trang bị pháo phản lực, lục quân Trung Quốc vượt trội quân đội các nước tiên tiến, kể cả Mỹ và Nga.
Một trong những mặt mạnh của lục quân Trung Quốc là trong biên chế quân chủng này cómột số lượng lớn các đơn vị sẵn sàng chiến đấu, được biên chế theo quân số gần với thời chiến. Trung Quốc vượt xa bất kỳ nước lớn nào của thế giới hiện đại về cơ sở động viên mà hơn một nửa là lực lượng dự bị đã được huấn luyện quân sự. Một thành tựu lớn của Trung Quốc là sức cơ động tác chiến của lục quân Trung Quốc đã tăng mạnh. Các lực lượng cơ động thực tế được biên chế toàn bộ bởi các đơn vị cơ giới hóa sẵn sàng cao.
Cũng cần lưu ý đến sự hiện diện của đội ngũ hạ sĩ quan được huấn luyện tốt, có vai trò duy trì kỷ luật kiểu mẫu, cũng như trình độ huấn luyện cá nhân cao của binh sĩ và huấn luyện chiến thuật của các đơn vị.
Trong số các mặt mạnh của lục quân Trung Quốc, cần nói đến sự hiện diện của lực lượng đặc nhiệm khá đông, được huấn luyện tốt, có vũ khí trang bị đặc nhiệm hiện đại. Đặc nhiệm lục quân Trung Quốc có thể thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ đặc thù của mình ở mọi vùng địa lý, bất kể mùa nào trong năm, kể cả khi ở cách xa lực lượng chủ lực.
Không thể bỏ qua yếu tố lục quân Trung Quốc còn có khá nhiều cơ sở đào tạo/huấn luyện quân sự và nghiên cứu đang thực hiện công tác đào tạo cán bộ quân sự các cấp có chất lượng và tiến hành công tác nghiên cứu tích cực trong lĩnh vực nghệ thuật chiến dịch, chiến lược và chiến thuật, tiến hành phân tích kinh nghiệm tác chiến của quân đội Trung Quốc và nước ngoài, nghiên cứu ra những phương pháp, hình thức tác chiến mới trong điều kiện hiện đại.
Trong số các mặt yếu của lục quân Trung Quốc có không quân lục quân còn kém phát triển và quân số ít. Mặc dù có những nỗ lực lớn củng cố không quân luc quân, Trung Quốc xét về thông số này vẫn thua kém rất xa quân đội các nước tiên tiến trên thế giới.
Hiện tại, họ cũng chưa khắc phục được sự lạc hậu về phương tiện kỹ thuật thông tin, tình báo, dẫn đường, chỉ thị mục tiêu. Khả năng chiến đấu của lực lượng phòng không/phòng thủ tên lửa lục quân, cũng như của các đơn vị tác chiến điện tử cũng không đáp ứng đầy đủ các yêu cầu hiện đại.
Cần quy vào các mặt yếu của lục quân Trung Quốc cả việc có quá nhiều mẫu vũ khí trang bị cùng loại, có cùng chức năng và tính năng kỹ-chiến thuật giống nhau. Các mẫu vũ khí trang bị này do các công ty khác nhau sản xuất, sử dụng các bộ phận, tổng thành riêng, nên mức độ chuẩn hóa linh kiện vũ khí trang bị là cực thấp và gây khó khăn lớn cho công tác bảo dưỡng và sửa chữa, nhất là trong tình huống chiến đấu.
Một trong những nhược điểm nghiêm trọng của lục quân Trung Quốc là không có ít kinh nghiệm tiến hành các chiến dịch binh chủng hợp thành quy mô lớn trong điều kiện tác chiến lấy mạng làm trung tâm.
Cũng cần nói đến mức độ phụ thuộc cao của chỉ huy lục quân Trung Quốc vào các cơ quan chính trị trong quân đội của đảng cộng sản Trung Quốc vốn đang thực thi quyền kiểm soát gắt gao đối với hoạt động của quân đội, bó buộc sức sáng tạo của chỉ huy các cấp và vô hiệu hóa nguyên tắc một thủ trưởng.
Mặc dù có những nhược điểm này vốn cũng đang được khắc phục khá nhanh, với ưu thế khổng lồ về quân số lục quân, cho phép tạo ưu thế hơn 10 lần về sinh lực và vũ khí trang bị trước bất kỳ địch thủ tiềm tàng nào, quân đội Trung Quốc có thể tiến hành các chiến dịch thành công trên bất kỳ hướng chiến lược nào dọc theo đường biên giới quốc gia của họ.
Ngoài ra, nhờ ưu thế áp đảo về quân số, cũng như trình độ trang bị và huấn luyện binh sĩ khá cao, quân đội Trung Quốc có khả năng tiến hành các hoạt động tác chiến cường độ cao và giành thắng lợi thậm chí trên hai chiến trường hoặc nhiều hơn.
http://viettimes.vn/quoc-phong/thuc-luc-luc-quan-trung-quoc-co-dang-so-28228.html
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét