Thứ Sáu, 30 tháng 12, 2016

Trong năm 2017 Việt Nam sẽ nhận những vũ khí tối tân nào?

Dựa trên các thông tin đã công bố, trong năm 2017, Quân đội Nhân dân Việt Nam chắc chắn và có thể sẽ tiếp nhận những chủng loại vũ khí, khí tài quân sự tối tân sau đây.



Hải quân
Hiện nay tàu vận tải siêu trọng Rolldock Storm vẫn đang tiếp tục hải trình đưa chiếc tàu ngầm Kilo 636 cuối cùng được Nga đóng cho Hải quân Việt Nam mang tên Bà Rịa - Vũng Tàu về nước, dự kiến con tàu sẽ cập cảng Cam Ranh vào dịp Tết nguyên đán Đinh Dậu, đây sẽ là vũ khí đầu tiên "xông đất", chuẩn bị cho các khí tài tiếp theo "đổ bộ".
Ngoài Kilo 636, chắc chắn sang năm 2017, 2 chiếc Gepard 3.9 tiếp theo cũng sẽ được vận chuyển về nước. Gần đây trên các trang mạng của Nga đã xuất hiện rất nhiều bức ảnh chụp những chiến hạm này trong giai đoạn thử nghiệm, có thể thấy chúng đã hoàn thiện gần như 100%, có thể bàn giao bất cứ lúc nào.
Trong năm 2017 Việt Nam sẽ nhận những vũ khí tối tân nào? - Ảnh 1.
Tàu Gepard 3.9 của Việt Nam hiện đang mang số hiệu tạm thời 486
Phòng không - Không quân
Mặc dù đã có nhiều thông tin dự đoán Việt Nam sẽ ký hợp đồng mua Su-30SM, Su-35S, Eurofighter Typhoon hay thậm chí F-16 đã qua sử dụng... nhưng hiện tại chưa có bất cứ diễn biến mới nào đáng quan tâm.
Tuy vậy khả năng cực cao là sang năm Không quân Nhân dân Việt Nam sẽ vẫn có "hàng mới", đó là máy bay vận tải C-295W cùng máy bay vận tải/tuần thám biển NC-212i.
Đầu năm nay, trong phóng sự "Lữ đoàn Không quân vận tải 918 huấn luyện sát thực tế nhiệm vụ" phát trên Kênh Truyền hình Quốc phòng, cố Đại tá Lê Kiêm Toàn, Lữ đoàn trưởng Lữ đoàn Không quân Vận tải 918 cho biết, trong năm 2016 đơn vị sẽ tiếp tục nhận máy bay C-295 và NC-212i mới.
Mốc thời gian trên đã cận kề, tuy nhiên chưa thấy nhà sản xuất thông báo bàn giao, do vậy chắc phải sang năm 2017 chúng mới về nước.
Bên cạnh đó, không loại trừ việc lực lượng phòng không sẽ tiếp tục nhận thêm các tổ hợp SPYDER-SR/MR sau đợt chuyển giao đầu tiên vào giữa năm 2016.
Trong năm 2017 Việt Nam sẽ nhận những vũ khí tối tân nào? - Ảnh 2.
Máy bay vận tải hạng nhẹ C-295W
Lục quân
Vào dịp 22/12 năm ngoái, Đài tiếng nói Việt Nam (VOV) dẫn lời Thượng tướng Võ Văn Tuấn - Phó Tổng Tham mưu trưởng khi trả lời phỏng vấn nhiều tờ báo trong nước đã nói rằng, Lục quân sẽ được ưu tiên hiện đại hóa trong nhiệm kỳ này, bằng chứng rõ ràng nhất thời gian qua là việc báo chí nước ngoài liên tục đưa tin Việt Nam sẽ mua số lượng lớn xe tăng T-90MS.
Hiện chưa có thông báo hợp đồng đã ký nhưng chúng ta vẫn có quyền hy vọng sẽ sớm được thấy "đàn voi sắt" này lăn bánh trên Dải đất hình chữ S.
Ngoài xe tăng T-90MS thì pháo tự hành bánh lốp CAESAR 155 mm cũng được coi là một trong những ứng viên tiềm năng, khả năng xuất hiện tại Việt Nam ngay trong năm 2017 là có mặc dù không lớn.
Trong năm 2017 Việt Nam sẽ nhận những vũ khí tối tân nào? - Ảnh 3.
Xe tăng chiến đấu chủ lực T-90MS
Trên đây chỉ là các thông tin đã được công bố, không loại trừ còn một vài "hợp đồng ẩn" chưa lộ diện. Nhưng chỉ cần tiếp nhận đủ những vũ khí, khí tài, trang thiết bị tối tân trên, sức mạnh của Quân đội Nhân dân Việt Nam sẽ được củng cố vững chắc, bảo đảm đáp ứng tốt hơn yêu cầu của chiến tranh công nghệ cao, giữ vững chủ quyền đất nước trong thời kỳ mới.
http://soha.vn/trong-nam-2017-viet-nam-se-nhan-nhung-vu-khi-toi-tan-nao-20161229102749509.htm

Trung Quốc lo sốt vó vì sự xuất hiện của "người kéo quan hệ Nga-Mỹ từ đáy vực"

Cựu Ngoại trưởng Mỹ Henry Kissinger được đánh giá là người sẽ đóng vai trò quan trọng này.




Kissinger - "người kéo quan hệ Nga-Mỹ từ đáy vực"
"Cựu Ngoại trưởng Henry Kissinger sẽ là ứng viên tốt nhất để kéo quan hệ Nga - Mỹ lên từ đáy vực. Ông ấy đảm nhiệm vai trò này dường như là một sự hoàn hảo", tờ báo Nga Vzglyad ngày 27/12 bình luận.
Trước đó, Dmitry Peskov - người phát ngôn của Tổng thống Nga Vladimir Putin phát biểu, Moscow "hoan nghênh ông Kissinger, người có kiến thức sâu rộng về quan hệ Nga - Mỹ, tham gia vào tiến trình khôi phục quan hệ song phương".
Theo chuyên gia phân tích Vladimir Vasilev thuộc Viện nghiên cứu Mỹ&Canada,Viện Hàn lâm Khoa học Nga, Kissinger là người có uy tín rất lớn ở Nga và Mỹ nên ông có thể góp phần đưa quan hệ hai nước thoát khỏi bế tắc.
Trang Politico (Mỹ) ngày 24/12 tiết lộ, những năm 1990 của thế kỷ trước, Kissinger từng nói với ông Putin rằng: "Tất cả những nhân vật giỏi giang đều xuất thân từ cơ quan tình báo, tôi cũng thế".
Tờ này dẫn lời một cựu đại sứ Mỹ cho hay, ngoài Ngoại trưởng tương lai của Mỹ Rex Tillerson thì Kissinger là một trong số ít người Mỹ thường xuyên gặp mặt Tổng thổng Nga.
Song song với việc Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump luôn bày tỏ hy vọng phát triển hợp tác quan hệ với Nga thì Kissinger đóng vai trò là người trung gian tiềm năng.
Kênh truyền hình Hispan TV (Iran) ngày 28/12 dẫn thông tin từ cơ quan tình báo châu Âu cho hay, ông Trump đang dựa trên kiến nghị của cựu Ngoại trưởng Mỹ để tiến hành bãi bỏ lệnh trừng phạt Nga.
Kênh này bình luận, không rõ chính quyền Trump có dỡ bỏ cấm vận Moscow hay không nhưng từ việc Tổng thống đắc cử đưa những người có khuynh hướng "thân Nga" vào nội các thì đã đủ hiểu.
Trung Quốc lo sốt vó vì sự xuất hiện của người kéo quan hệ Nga-Mỹ từ đáy vực - Ảnh 1.
Hồi đầu tháng này, ông Kissinger (trái) cũng đã nhận được sự đón tiếp trọng thể của ban lãnh đạo Trung Quốc. (Ảnh: Tân Hoa Xã)
Trung Quốc lo sốt vó
Trả lời cho câu hỏi Trung Quốc liệu có ảnh hưởng gì nếu quan hệ Nga - Mỹ thay đổi, ông Diêm Học Thông - Viện trưởng Viện nghiên cứu quan hệ quốc tế, Đại học Thanh Hoa lo lắng cho biết, sự cải thiện này có thể sẽ khiến cơ hội tăng cường quan hệ Trung - Nga bị vuột mất.
Theo Diêm, mục đích Moscow hợp tác với Bắc Kinh là để giảm áp lực chiến lược của Washington đối với Nga. Do đó, nếu Mỹ nới lỏng chính sách thì Nga không quá cần Trung Quốc như hiện tại.
Đồng thời, Moscow sẽ rất khó bỏ đi cơ hội bắt tay với Washington chỉ vì để hợp tác với Bắc Kinh.
"Hy vọng quan hệ Trung - Nga sẽ không bị thụt lùi", Diêm Học Thông lo ngại.
Tuy nhiên, trái ngược với Diêm, ông Phùng Ngọc Quân - Giáo sư Viện Nghiên cứu vấn đề quốc tế, Đại học Phúc Đán (Thượng Hải) lại tỏ ra lạc quan hơn trước sự thay đổi trong quan hệ Nga - Mỹ.
Theo Phùng, "dù đúng như ông Putin nói, quan hệ Nga - Mỹ hiện nay đã tồi tệ đến mức không thể tồi tệ hơn được nữa" nhưng sự cải thiện quan hệ song phương này chỉ được biểu hiện ở vẻ bề ngoài chứ khó có sự hợp tác thực chất.
Phùng nhận định, với người coi trọng kinh tế như Trump thì số vốn nhỏ nhoi 30 tỷ USD trong giao dịch thương mại Mỹ - Nga không có tác dụng gì với Washington. Đặc biệt, hai nước còn có nhiều mâu thuẫn khó hòa giải về an ninh như hệ thống phòng thủ tên lửa hay cuộc chiến không gian mạng.
Trong khi đó, quan hệ Trung - Nga lại có tính logic và giá trị riêng của nó nên Moscow không thể từ bỏ, càng không thể bắt tay Washington để đối phó Bắc Kinh.
Nếu Trung Quốc và Nga lại đi đến cục diện đối đầu như quan hệ thời kỳ Chiến tranh Lạnh thì đây sẽ là thảm họa lớn đối với cả hai bên, Phùng Ngọc Quân bình luận.
Ông Andrei Ostrovsky, chuyên gia về Trung Quốc và là Phó Giám đốc Viện Nghiên cứu Viễn Đông trực thuộc Viện Khoa học hàn lâm Liên bang Nga cũng nhận định, hiện nay Nga - Trung là đối tác chiến lược quan trọng của nhau nên dù trong tương lai quan hệ Trung - Mỹ có ấm lên thì cũng sẽ không ảnh hưởng đến quan hệ Bắc Kinh - Moscow.
http://soha.vn/trung-quoc-lo-sot-vo-vi-su-xuat-hien-cua-nguoi-keo-quan-he-nga-my-tu-day-vuc-20161229115919878.htm

Báo Mỹ: Bàn cờ thế giới, Mỹ bị gạt sang một bên

The Washington post ngày 26/12 có bài bình luận về những thất bại của Mỹ trên trường quốc tế, nhất là trong ván cờ Syria.


Tờ báo Mỹ cho rằng Tổng thống Barak Obama là một người đàn ông của thế kỷ 21, nhưng trong suốt nhiệm kỳ của mình ông chưa bao giờ được đánh giá cao về việc ghi nhớ và vận dụng những bài học của nước Mỹ trong thế kỷ 20.

Bao My: Ban co the gioi, My bi gat sang mot ben
Cả Tổng thống Barak Obama và Ngoại trưởng Hillary Clinton đều làm cho nước Mỹ mất đi nhiều đất diễn trên sân khấu chính trị thế giới và điều đó khiến cho cử tri Mỹ quyết định phải đổi thay.

Tại sao người Mỹ lại nhìn nhận thiếu tích cực về Tổng thống Obama như vậy?
Thiếu quyết đoán...

“Ngày 07/12/1941 được cố Tổng thống Franklin D. Roosevelt gọi là ngày ô nhục của nước Mỹ và ngày 20/12/2016 cũng là một ngày như thế. Cho dù ngày này không có người Mỹ chết như ngày diễn ra trận Trân Châu Cảng năm xưa, song - như nhà sáng lập Tạp chí Time Henry Luce đã nói - đó là sự kết thúc một vai trò của Mỹ trên thế giới.

Thổ Nhĩ Kỳ, Iran và Nga đã gặp nhau tại Moscow để giải quyết các vấn đề ở Trung Đông, gạt hẳn Mỹ sang một bên”, the Washington post phân tích.

Theo tờ báo Mỹ thì người Nga đi từ con số không trong việc chống đỡ cho chế độ Assad, song người Mỹ thì không thể làm được như vậy cho quân nổi dậy. Những gì Mỹ đã làm tại Syria là “hầu như không có gì”.

“Có lẽ ông Obama cho rằng ông đã đúng. Điều đó một phần do ông dự đoán rằng Bashar al-Assad sẽ bị lật đổ nên không cần trợ giúp nhiều cho lực lượng nổi dậy, một phần do ông không muốn Hoa Kỳ một lần nữa rơi vào vũng lầy tại Trung Đông vì bài học qua hai lần thực hiện cuộc chiến tranh ở Iraq. Song thực ra đó chỉ là cái cớ để biện hộ cho thất bại mà thôi”.

The Washington post nhận định rằng, thời Đệ nhị Thế chiến, cố Thủ tướng Anh Churchill đã làm được điều kỳ diệu là đưa nước Anh đóng vai trò quyết định với cuộc chiến.

Điều đó giúp cho ông Churchill trở thành một trong những nhà chính trị vĩ đại nhất trong thế kỷ 20, cho dù trước đó sự nghiệp của ông chẳng có gì đáng tự hào. Nhưng với Tổng thống Obama thì ngược lại.

Theo tờ báo Mỹ thì thời gian sẽ có câu trả lời, nhưng nhiều người luôn nghĩ Hoa Kỳ đã có thể làm thay đổi tính chất, giảm mức độ thảm khốc cho cuộc chiến tại Syria. Hoa Kỳ có thể thiết lập vùng cấm bay hay thiết lập vành đai an toàn cho người tị nạn. Tại sao người Mỹ không làm được điều đó mà để cho người Nga đạo diễn ván cờ Syria theo ý muốn của họ?

“Câu trả lời luôn luôn rõ ràng là Tổng thống Obama đã không quan tâm đúng mức sự ảnh hưởng của ván cờ Syria tới vai trò của nước Mỹ. Ông Obama đã không chuẩn xác khi nhận định Nga và Iran sẽ đứng ngoài cuộc chiến tại Syria. Đằng sau những lý do đó là gì? Đó là sự sai lầm và lạnh lùng về cảm xúc: Đây không phải là cuộc chiến của Obama”.

Ông James Woolsey, cựu Giám đốc CIA đã từng cho rằng chính quyền Obama mắc sai lầm chiến lược khi để nước Mỹ đứng ngoài Ngân hàng đầu tư cơ sở hạ tầng châu Á (AIIB).

Nguyên nhân chính được cho là xuất phát cả từ sự chủ quan của người đứng đầu nhà nước Mỹ lẫn sự thiếu chính xác trong nhận định của Washington đối với ý đổ của Bắc Kinh.

Điều đó đã đưa Tổng thống Obama vào thế bị động trước Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, khiến cho việc xoay trục của Washington có thể bị thất bại.

Còn với ván cờ Syria thì người viết luôn cho rằng, việc người Mỹ để mất vai trò đạo diễn vào tay người Nga là do Tổng thống Obama đã việt vị trước Tổng thống Putin trong nước đi “xử lý vũ khi hoá học của Assad”.

Bởi qua nước đi đó thì Mỹ mất luôn cơ hội xuất hiện một cách hợp pháp tại Syria và hậu quả là Washington gần như luôn phải “lấp ló bên cánh gà” khi sắp xếp lại ván cờ chính trị tại Syria.

“Tân Tổng thống Donald Trump rất rõ ràng, trái ngược với sự mơ hồ, bí ẩn của Tổng thống Obama. Khi Trung Quốc bắt giữ một tàu ngầm không người lái của Hải quân Mỹ tại Thái Bình Dương, Nhà Trắng đã phản ứng rất lạnh lùng, dường như không có vấn đề gì nghiêm trọng. Tuy nhiên, ông Trump đã thể hiện sự phẫn nộ và cuối cùng Bắc Kinh phải xuống nước” the Washington post nêu vấn đề.

Tờ báo Mỹ cho rằng ứng viên Hillary Clinton thất cử là do bà thiếu một loạt các điều kiện cần phải có của một ứng cử viên tổng thống Mỹ, trong đó có lập trường chính trị của mình.

Do vậy, việc bà Hillary quyết tâm bảo vệ chính quyền Obama trong nhiều vấn đề là lý do quan trọng nhất khiến bà thất bại, chứ không phải là hậu quả từ vụ rò rỉ email.

Theo the Wasington post thì Tổng thống Obama phải tìm kiếm nguyên nhân thích hợp nhất cho việc Hoa Kỳ can thiệp một cách hợp pháp vào cuộc nội chiến Syria, để từ đó có tìm cách tránh để xày ra cuộc khủng hoảng người tị nạn mà vốn được xem là nguy cơ khiến cho liên minh cấm vận Nga có thể trở nên lỏng lẻo, rạn nứt vì nó gây bất ổn cho châu Âu.

Người dân Mỹ chờ đợi và hy vọng ở Tổng thống doanh nhân Donald Trump.

Tuy nhiên, ông đã không làm điều đó. Ông luôn nêu ra việc tránh sa lầy cho nước Mỹ để biện minh cho hành động của mình. Có thể có người đồng ý với cách lập luận đó của ông Obama, song niềm kiêu hãnh của nước Mỹ thì ông đã ném xuống đất và kèm theo đó là nhiều hệ luỵ cho nước Mỹ của ông.

“Kể từ khi Thế chiến II kết thúc, các thế hệ lãnh đạo của nước Mỹ đã hiểu được điều cần thiết phải làm để duy trì vị thế và vai trò của nước Mỹ với phần còn lại của thế giới. Cho dù chúng ta có thích hay không thì chúng ta vẫn luôn là cảnh sát của thế giới. Bây giờ thì vai trò đó của nước Mỹ đã biến mất. Có lẽ thế giới đã hoà bình?”.

The Washngton post cho rằng tỷ phú Donald Trump chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ vừa qua do nhiều nguyên nhân, trong đó không thể phủ nhận tài năng chính trị của ông.

Tài năng của ông Trump khi bước lên vũ đài chính trị đó chính là việc kinh tế hoá chính trị thành công, vì qua đó người dân Mỹ nhận ra ông có thể làm đổi thay nước Mỹ, lấy lại vị thế cho nước Mỹ trên trường quốc tế.

Việc ông Trump đề cao Tổng thống Nga Putin hay tạo căng thẳng với giới lãnh đạo Trung Quốc, việc ông Trump nắn gân đồng minh, hiệu chỉnh đối tác ngay từ khi chưa nắm quyền lực đều được xem là những nước đi xuất sắc và qua đó cho thấy dường như cử tri Mỹ đã đúng khi gửi niềm tin, trao quyền lực cho một “tổng thống doanh nhân”.

http://baodatviet.vn/the-gioi/quan-he-quoc-te/bao-my-ban-co-the-gioi-my-bi-gat-sang-mot-ben-3325978/?paged=2

Vũ khí không người lái Trung Quốc làm gì ở Biển Đông?

Quân đội Mỹ và Trung Quốc đang sử dụng ngày càng nhiều hệ thống không người lái ở Biển Đông, cũng như ở Hoa Đông.


Vũ khí không người lái Trung Quốc làm gì ở Biển Đông?
Theo tạp chí Diplomat ngày 29/12, vụ hải quân Trung Quốc thu giữ một tàu lặn không người lái của hải quân Mỹ ở Biển Đông trong tháng này là vụ việc chưa từng có và nó báo hiệu những vụ tương tự trong tương lai, bởi cả Washington lẫn Bắc Kinh đang sử dụng ngày càng nhiều các hệ thống không người lái ở vùng biển này.
Mặc dù hải quân Trung Quốc sau đó đã trao trả lại tàu lặn không người lái (UUV) cho phía Mỹ, nhưng vụ này vẫn tiếp tục gây tranh cãi.
Với hành động bị xem là vi phạm Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển (UNCLOS), Bắc Kinh muốn áp đặt những giới hạn lên các hoạt động giám sát của Mỹ ở Biển Đông - khu vực mà Trung Quốc đơn phương khẳng định chủ quyền gần như toàn bộ.
Nhân vụ thu giữ tàu lặn không người lái, phát ngôn viên bộ Quốc phòng Trung Quốc đã yêu cầu Mỹ ngưng các hoạt động do thám ở vùng Biển Đông, mặc dù UNCLOS cho phép những hoạt động này. 
Ngoài biện minh cho việc thu giữ tàu lặn không người lái của Mỹ, báo chí chính thức của Trung Quốc đã nêu lên nguy cơ các tàu lặn này không chỉ thu thập tin tình báo về các tàu ngầm Trung Quốc, mà cả những thông tin đáng giá hơn, bởi vì các tàu lặn không người lái của Mỹ rất tối tân.
Vụ nói trên xảy ra vào lúc cả quân đội Mỹ lẫn quân đội Trung Quốc đang sử dụng ngày càng nhiều hệ thống không người lái ở Biển Đông cũng như ở Hoa Đông.
Theo Diplomat, quân đội Mỹ vẫn thường sử dụng các tàu lặn không người lái để thu thập các dữ liệu về đại dương.
Trong bối cảnh căng thẳng Biển Đông gia tăng, Mỹ tiến hành ngày càng nhiều chuyến bay do thám với các máy bay không người lái (UAV), như Global Hawk, trên vùng biển này. Đã có thông tin là Trung Quốc nhiều lần tìm cách gây nhiễu sóng điện tử các chiếc Global Hawk.
Về phần mình, quân đội Trung Quốc cũng đã mở rộng việc sử dụng các hệ thống không người lái, không chỉ nhằm do thám mà còn nhằm thiết lập một sự hiện diện thường trực ở các vùng biển tranh chấp.
Ngoài đưa máy bay không người lái vào cơ cấu của lực lượng, quân đội Trung Quốc còn triển khai một số tàu lặn không người lái và đang nỗ lực phát triển tàu mặt nước không người lái (USV)
Hạm đội Nam Hải và Hạm đội Đông Hải của hải quân Trung Quốc nay có nhiều đơn vị với máy bay không người lái, dường như chúng đã nhiều lần tham gia tuần tra ở Biển Đông và Hoa Đông. 
Cũng theo Diplomat, gần đây Trung Quốc đã có nhiều bước tiến đáng kể trong việc phát triển các máy bay không người lái tối tân hơn, kể cả với khả năng "tàng hình", tức là khó bị radar phát hiện.
Theo nhận định của Diplomat, việc sử dụng ngày càng nhiều hệ thống không người lái, những phương tiện mà không có hạn chế về nhân lực, cũng như không có rủi ro về tính mạng, sẽ giúp Bắc Kinh củng cố những đòi hỏi chủ quyền phi lý và nâng cao khả năng kiểm soát các vùng biển tranh chấp.
http://soha.vn/vu-khi-khong-nguoi-lai-trung-quoc-lam-gi-o-bien-dong-20161230011527484.htm

"Con ngáo ộp" thường xuyên được Hải quân Trung Quốc mang ra đe dọa láng giềng

Type 052D là thế hệ khu trục hạm phòng không tốt nhất hiện nay của Hải quân Trung Quốc, nó được đánh giá tương đương với lớp Arleigh Burke của Hải quân Mỹ. 



Mặc dù chức năng chính là phòng không hạm đội nhưng Type 052D thực chất là một khu trục hạm đa năng, nó đảm nhiệm tốt cả nhiệm vụ chống hạm, chống ngầm, lẫn tấn công mặt đất.
Cùng với tàu sân bay Liêu Ninh, tàu đổ bộ cỡ lớn Type 071... khu trục hạm Type 052D rất hay được Hải quân Trung Quốc mang ra đe dọa các nước láng giềng, giống như một "con ngáo ộp" đáng sợ.
Con ngáo ộp thường xuyên được Hải quân Trung Quốc mang ra đe dọa láng giềng - Ảnh 1.

Cựu phó Đại sứ Triều Tiên đào tẩu tiết lộ lý do TQ không dám trừng phạt nặng Bình Nhưỡng

Đồng thời, ông cũng hé lộ về lỗ hổng của hệ thống giám sát các cán bộ ngoại giao Triều Tiên tại nước ngoài.

Cựu phó Đại sứ Triều Tiên đào tẩu tiết lộ lý do TQ không dám trừng phạt nặng Bình Nhưỡng  

Chương trình hạt nhân Triều Tiên
Theo The New York Times (Mỹ), trong buổi họp báo mới đây ở Hàn Quốc, Thae Yong Ho - cựu phó đại sứ Triều Tiên tại Anh tiết lộ rằng: Nhân Mỹ và Hàn Quốc bước vào giai đoạn chuyển giao quyền lực nên Bình Nhưỡng sẽ coi năm 2017 là cơ hội tốt nhất để tiếp tục phát triển chương trình hạt nhân.
Thae cho biết, dù là một nhà ngoại giao nhưng ông lại không biết rõ về tình hình của chương trình hạt nhân Triều Tiên.
Tuy nhiên theo ông, Bình Nhưỡng luôn tin rằng, chương trình hạt nhân của họ sẽ không gặp phải sự trừng phạt nghiêm khắc từ Trung Quốc bởi Bắc Kinh lo ngại, nếu có ngày Triều Tiên sụp đổ thì bên cạnh chính quyền Trung Nam Hải sẽ xuất hiện một bán đảo Triều Tiên thống nhất và thân Mỹ.
"Triều Tiên biết rõ điểm yếu này của Trung Quốc" - Thae Yong Ho nói - "Chỉ cần đương quyền vẫn là Kim Jong Un thì Triều Tiên sẽ tuyệt đối không từ bỏ vũ khí hạt nhân dù cho thế lực bên ngoài có bù đắp cho họ 1.000 tỷ hay 10.000 tỷ USD".
Thae cũng cho hay, Kim Jong Un sẽ không coi chương trình vũ khí hạt nhân là con bài để mặc cả, nhưng nhà lãnh đạo này muốn dùng vị thế của một quốc gia hạt nhân để "nói chuyện" với Mỹ.
Cựu phó Đại sứ Triều Tiên đào tẩu tiết lộ lý do TQ không dám trừng phạt nặng Bình Nhưỡng - Ảnh 1.
Theo Thae Yong Ho, nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un không bao giờ coi chương trình vũ khí hạt nhân là con bài để mặc cả. (Ảnh: Internet)
Cuộc sống tập thể của quan chức ngoại giao
Thae Yong Ho cho biết, Đại sứ Triều Tiên mỗi tháng chỉ được nhận 900 đến 1.000 USD nên các quan chức ngoại giao nước này luôn mong muốn tìm kiếm công việc bán thời gian bên ngoài để kiếm thêm thu nhập.
Đồng thời, để tiết kiệm chi phí, họ phải sống tập thể trong đại sứ quán.
Tuy nhiên, họ được hưởng một sự đãi ngộ hậu hĩnh mà giới tinh hoa trong nước không thể có được: Được truy cập internet và được tìm hiểu thông tin về Hàn Quốc, bao gồm cả những tin tức mới nhất về cuộc sống của những người Triều Tiên đào tẩu.
Thae cho biết, chính quyền Bình Nhưỡng thường lo lắng người dân trong nước bị tin tức bên ngoài "đầu độc" nên những cán bộ ngoại giao về nước đều bị giám sát.
Nhưng những DVD được nhập lậu từ Trung Quốc đã khiến phim truyền hình, điện ảnh Hàn Quốc ngày càng xuất hiện phổ biến tại Triều Tiên.
Thae Yong Ho tiết lộ, theo yêu cầu chính quyền Bình Nhưỡng, các cán bộ ngoại giao tại nước ngoài phải chịu trách nhiệm giám sát lẫn nhau để tránh ý định làm phản tuy nhiên hiện nay mạng lưới giám sát này đang tồn tại lỗ hổng.
Tuy nhiên, Thae từ chối tiết lộ chi tiết về cuộc tẩu thoát khỏi Anh sang Hàn Quốc của mình.
Vào tháng 8/2016, ông Thae Yong Ho là một trong những nhà ngoại giao cấp cao của Triều Tiên đào tẩu. Ông bỏ trốn sang Hàn Quốc cùng vợ và hai con trai.
Triều Tiên sau đó đã tuyên bố Thae là "tội phạm" và bỏ trốn để thoát các cáo buộc tham ô và cưỡng hiếp trẻ em.
Ông Thae đã thẳng thừng bác bỏ những cáo buộc này đồng thời cho hay có sổ sách và hình ảnh chứng thực tài chính ở đại sứ quán Triều Tiên tại Anh.

Thứ Tư, 28 tháng 12, 2016

‘Phát súng’ của ông Tập Cận Bình và tham vọng của TQ

Trong khi hiện đại hoá trang thiết bị vũ khí khí tài là điều mà Trung Quốc đã và đang thực hiện từ khoảng một thập niên trở lại đây, thì cải cách cấu trúc mới chỉ chính thức được thực hiện từ cuối năm 2015.
Sự trỗi dậy mạnh mẽ của Trung Quốc trong khoảng hơn hai thập kỷ trở lại đây đã làm dấy lên câu hỏi quá trình này sẽ diễn ra êm đềm, hay sẽ khiến căng thẳng và xung đột gia tăng khi Trung Quốc sẽ phải cạnh tranh với Mỹ cho vị trí dẫn đầu. Một trong những yếu tố quan trọng thu hút sự quan tâm của giới phân tích chính là quá trình hiện đại hoá nhanh chóng của các lực lượng vũ trang Trung Quốc.
Chiến lược quốc phòng hướng ra đại dương
Quân đội Trung Quốc cho tới trước năm 2000 luôn bị đánh giá là có chất lượng kém cả về vũ khí trang bị lẫn kinh nghiệm thực chiến. Trong suốt khoảng thời gian năm thập kỷ kể từ khi nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa được thành lập, “đất thống trị biển” vẫn là tư duy chủ đạo của các chiến lược gia quân sự Trung Quốc.  
Tư duy này đến từ cả thực tế chủ quan và khách quan, tới từ môi trường an ninh và điều kiện phát triển của Trung Quốc đương thời. Các nhà lãnh đạo Trung Quốc khi đó xem mối đe doạ từ Liên Xô và các căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên là chủ đạo, do đó tập trung tăng cường tiềm lực quốc phòng trên bộ, kết hợp với các lý thuyết và phương thức tổ chức chỉ huy quân sự kiểu Xô-viết. 
Kể từ khi tiến hành mở cửa nền kinh tế năm 1978, tăng trưởng bùng nổ khiến vị thế quốc gia của Trung Quốc lên cao chưa từng thấy. Không khó hiểu khi lãnh đạo nước này nuôi tham vọng lấy lại vị thế cường quốc dẫn đầu khu vực. Để có thể chạm được tới “giấc mơ Trung Hoa”, đồng thời với việc tìm cách giữ vững tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, phát triển, thì hiện đại hoá quân đội là sự lựa chọn đậm chất hiện thực của TQ. 
Có thể thấy, phát triển hải quân và không quân đã trở thành bước đi tiên phong trong nỗ lực hiện đại hoá quân đội của Trung Quốc. Sự phát triển của kinh tế biển, của thương mại toàn cầu và không gian phát triển hạn hẹp trên đất liền là lực đẩy khiến Trung Quốc “hướng biển”. Môi trường an ninh quốc tế hiện đại với toàn cầu hoá, hoà bình và hợp tác là chủ đạo đã khiến Trung Quốc chuyển dịch từ tư duy “đất thống trị biển” sang tìm cách khai thác và kiểm soát vùng biển cả rộng lớn ở phía đông và phía nam của đất nước. 
Cạnh tranh Mỹ - Trung ở cả hiện tại và tương lai xuất phát từ bối cảnh như thế. Trong tư duy của một bộ phận lãnh đạo và chiến lược gia Trung Quốc, Mỹ nên “nhường” quyền lãnh đạo ở khu vực Tây Thái Bình Dương, vốn được họ xem là vùng ảnh hưởng truyền thống, cho Trung Quốc. Các vùng biển mà Trung Quốc xem là “biển gần” như Biển Đông hay biển Hoa Đông là những vùng đệm mà nước này cho rằng nếu không thể bảo vệ hay kiểm soát, sẽ khiến lợi ích chiến lược của quốc gia bị đe doạ một khi có xung đột xảy ra trước một đối thủ có năng lực quân sự vượt trội hơn. 
Tư duy địa chính trị hiện thực này chính là một trong những nguyên nhân khiến quân đội Trung Quốc đang ngày càng được đầu tư hiện đại hoá mạnh mẽ. Trang thiết bị kỹ thuật, trình độ chỉ huy - kiểm soát và cả cấu trúc của toàn bộ lực lượng vũ trang Trung Quốc cần phải thay đổi để thích nghi với quan điểm chiến lược mới và cả những mối đe doạ mới.
‘Phát súng’ của ông Tập Cận Bình và tham vọng của TQ
Ông Tập Cận Bình trong một chuyến thị sát hồi tháng 4/2016. Ảnh: Xinhua
Cải cách cấu trúc quân đội là ưu tiên
Trong khi hiện đại hoá trang thiết bị vũ khí khí tài là điều mà Trung Quốc đã và đang thực hiện từ khoảng một thập niên trở lại đây, thì vấn đề cải cách cấu trúc mới chỉ chính thức được thực hiện từ cuối năm 2015. Đây được đánh giá là đợt cải cách cấu trúc mạnh mẽ nhất từ trước tới nay của quân đội Trung Quốc, với mục tiêu tăng cường khả năng chiến đấu và chiến thắng trong tình hình mới. Quá trình cải cách này bao gồm nhiều mục tiêu và sẽ là trọng tâm hiện đại hoá của quân đội Trung Quốc từ nay tới 2020. 
Học thuyết chiến tranh mới nhất của Trung Quốc với mục tiêu “chiến thắng một cuộc chiến tranh ở khu vực trong điều kiện thông tin hoá” phản ánh rõ hướng đi mà quân đội phải nhắm tới. Với cấu trúc chỉ huy và kiểm soát cũ theo mô hình Xô-viết, Trung Quốc sẽ khó có thể đạt được mục tiêu trên. Đích đến của quá trình tái cấu trúc sẽ là xây dựng hoàn thiện một cấu trúc chỉ huy theo mô hình phương Tây: mệnh lệnh được đưa ra nhanh chóng, hệ thống chỉ huy tinh gọn, hiệu quả và mang tính tích hợp, kết hợp với các tiến bộ về khoa học công nghệ vào toàn bộ hệ thống.
“Phát súng” cải cách đầu tiên được đưa ra khi Tổng bí thư Tập Cận Bình tuyên bố cắt giảm 300.000 quân từ nay cho tới 2017. Quân số của lục quân và các lực lượng phi tác chiến và hành chính sẽ được cắt giảm nhằm tiết kiệm chi phí và sắp xếp lại bộ máy. Lục quân Trung Quốc sẽ dần dần hoạt động theo mô hình lấy lữ đoàn làm hạt nhân (thay vì hạt nhân là cấp quân đoàn như trước đây). 
Quân đội Trung Quốc cũng đã cắt giảm số quân khu từ bảy xuống còn năm, và biến các quân khu trở thành các “vùng chiến thuật” với tư lệnh của mỗi vùng có toàn quyền trong việc “điều binh khiển tướng” mà không cần phải mất thời gian hỏi xin ý kiến điều động quân lực từ các tư lệnh quân chủng.  
Trung Quốc cũng tiến hành thành lập Bộ tư lệnh Lục quân riêng, thành lập mới Bộ Tư lệnh Tên lửa, tiền thân là Binh đoàn Pháo binh số hai, có nhiệm vụ kiểm soát kho vũ khí tên lửa hạt nhân và Bộ Tư lệnh Hỗ trợ Chiến lược có nhiệm vụ kiểm soát các hoạt động của quân đội trên các môi trường tác chiến mới như trên vũ trụ hay trên không gian mạng. Ngoài ra, để tăng cường vai trò lãnh đạo “tập trung và thống nhất” của Đảng Cộng sản Trung Quốc đối với quân đội, bốn Tổng cục cũ trực thuộc Quân uỷ Trung ương được thay thế bằng 15 cục và phòng ban khác nhau. 
Có thể thấy, cải cách cấu trúc giúp quân đội Trung Quốc thiết lập một hệ thống chỉ huy hỗn hợp gọn nhẹ và hiệu quả. Cùng với đó là một lực lượng lục quân chuyên nghiệp hơn và tác chiến dựa trên công nghệ, kỹ năng hơn là bằng ưu thế về quân số.  
Cùng với hải quân và không quân cũng đang được hiện đại hoá cấp tập, TQ hi vọng cải cách được cấu trúc chỉ huy và kiểm soát sẽ giúp nước này có khả năng giành chiến thắng trong một cuộc chiến tranh mà ở đó đối thủ chiếm ưu thế hơn về công nghệ. 
http://vietnamnet.vn/vn/tuanvietnam/suyngam/phat-sung-cua-ong-tap-can-binh-va-tham-vong-cua-tq-347816.html

Vũ khí tấn công siêu thanh – vũ khí răn đe chiến lược mới của Nga

Trong cuộc họp với Bộ Quốc phòng tại Điện Kremlin mới đây, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã khẳng định tiến độ hiện đại hóa các quân binh chủng của Quân đội Nga đang diễn ra đúng kế hoạch và tiềm lực quốc phòng của Nga hiện đảm bảo cho Nga có thể chiến thắng bất kỳ đối thủ tiềm năng nào.


Kết quả hình ảnh cho vu khi sieu thanh

Điều đó có được là nhờ những tiến bộ mang tính cách mạng của Nga trong lĩnh vực phương tiện tiến công siêu thanh mới.
Có thể thấy rõ, hàng loạt chương trình phát triển vũ khí siêu thanh mới của Nga đã đạt tới gần cấp độ trang bị đại trà, trong khi không có đối thủ tương đương trên thế giới. Hồi tháng 3-2016, Nga thử thành công tên lửa siêu thanh 3M22 Zircon để trang bị trên các chiến hạm và tàu ngầm tương lai. Tới tháng 10 cùng năm, Nga thử thành công thiết bị lượn siêu thanh “Sản phẩm 4202” để lắp trên tên lửa đạn đạo liên lục địa thế hệ mới Sarmat.
Thiết bị lượn siêu thanh mới được đánh giá có khả năng xuyên thủng mọi lá chắn tên lửa hiện có và sắp xuất hiện trên thế giới trong tương lai gần…
Định nghĩa về dòng vũ khí chiến lược mới
Một vật thể để được coi là bay ở tốc độ siêu thanh (hypersonic) khi có thể chạm mốc hoặc vượt qua tốc độ 4.500km/giờ. Để làm được điều này cần sự kết hợp của một loạt các yếu tố phức tạp từ hình dáng khí động, vật liệu chế tạo, động cơ phản lực được thiết kế đặc biệt…
Nga với những lợi thế của mình trong lĩnh vực tên lửa siêu thanh kế thừa từ thời Liên Xô đã có những bước tiến nhảy vọt. Thiết bị bay siêu thanh mới cần thiết phải được trang bị động cơ phản lực dòng thẳng (Ramjet) để cung cấp đủ lực đẩy cần thiết. Sức mạnh này càng được nhân lên với nhiên liệu tên lửa đặc chủng Detsilin-M do các nhà khoa học Nga phát kiến.
Một điểm mấu chốt khác là người Nga đã giải quyết được vấn đề khi vật thể bay ở tốc độ siêu thanh, nó sẽ tạo ra “kén plasma” đốt cháy mọi cảm biến và hệ thống điều khiển trên đạn. Thông tin về vấn đề này hiện vẫn được giữ bí mật, nhưng rõ ràng tên lửa siêu thanh mới của Nga vẫn có khả năng tự dẫn như các dòng đạn tên lửa bình thường khác.
Điểm tiếp đến của vũ khí siêu thanh là khả năng bay với vận tốc cực cao. Trong quá trình bay, có những giai đoạn tốc độ có thể đạt Mach 15 (7km/giây). Khả năng cơ động quỹ đạo ở ngoài khí quyển (độ cao trên 100km) trước khi tiếp cận tầng khí quyển đậm đặc gần mặt đất đã biến vũ khí siêu thanh trở thành mục tiêu không thể ngăn chặn. Điều này sẽ giúp duy trì ưu thế của Nga trong ít nhất vài thập niên tới.
Giới chuyên gia đánh giá, nếu mọi việc diễn ra đúng kế hoạch, từ năm 2017, Nga sẽ sở hữu ICBM Sarmat và đầu đạn tấn công siêu thanh mới có khả năng tấn công hạt nhân hoặc phi hạt nhân chính xác mọi nơi trên Trái đất. Đây là yếu tố mang tính răn đe mạnh mẽ và cũng dễ hiểu khi Tổng thống Mỹ tương lai Donald Trump tuyên bố sẽ nâng cấp lực lượng hạt nhân chiến lược Mỹ.
Sức mạnh răn đe
Đã từ lâu, giới chức quân sự Mỹ chú ý tới các dự án phát triển phương tiện vũ khí siêu thanh mới của Nga. Tạp chí Washington Free Beacon trong số phát hành mới đây khẳng định, Không quân Mỹ đã có hẳn một dự án bí mật chuyên nghiên cứu và thu thập thông tin liên quan tới các chương trình vũ khí siêu thanh mới đang thực hiện tại Nga.
Trong khi đó, ở góc nhìn khác, nhật báo Đan Mạch Jyllands-Posten nhận định, vũ khí siêu thanh sẽ là ưu thế của Nga kể từ năm 2020: “Đầu đạn hạt nhân có khả năng cơ động siêu thanh sẽ là dạng vũ khí mới không thể ngăn chặn, kể cả hệ thống phòng thủ tên lửa tối tân Mỹ đang sở hữu….”
Còn tạp chí Mỹ The National Interest nhận định, Sarmat với đầu đạn siêu thanh mới có khả năng tấn công Mỹ từ bất kỳ hướng nào, chứ không phải đường bay đạn đạo ngắn nhất. Với tốc độ cơ động tới 7.000km/giờ, nó có thể tấn công chính xác bất kỳ mục tiêu nào trong lãnh thổ nước Mỹ.
Theo đó, đạn tên lửa Sarmat nặng 100 tấn, có thể chở theo 10 tấn đầu đạn. Điều này có nghĩa mỗi tên lửa Sarmat sẽ chở theo đầu đạn đơn với tổng sức công phá tới 50 Megaton (triệu tấn thuốc nổ TNT) hoặc 10-14 đầu đạn cơ động siêu thanh để tấn công mục tiêu.
“Nếu “người tiền nhiệm” ICBM Satan đã mang lại sự sợ hãi, thì Sarmat sẽ là sự khủng hoảng”, The National Interest đăng tải. Vũ khí siêu thanh mới đang được sử dụng như một phương tiện răn đe mới.
Cuộc đua phát triển vũ khí siêu thanh giữa các cường quốc sẽ còn tiếp tục, đó là nhận định của nhiều chuyên gia quân sự danh tiếng. Cục diện chiến tranh trong thế kỷ 21 sẽ được quyết định bằng vũ khí tấn công siêu thanh. Điều này cũng giúp chúng ta hiểu ra việc tại sao vào đầu những năm 2000, Lầu Năm góc thay đổi chiến lược phát triển vũ khí với khái niệm tấn công nhanh trên toàn cầu bằng tên lửa đạn đạo và tên lửa hành trình siêu thanh.
Cuộc chiến hiện chưa tới hồi kết, nhưng người Nga đang dẫn đầu.
http://dantri.com.vn/su-kien/vu-khi-tan-cong-sieu-thanh-vu-khi-ran-de-chien-luoc-moi-cua-nga-20161226115747892.htm

Trung Quốc tập kết 500 tên lửa phòng không ở đảo Hải Nam?


Trung Quốc có thể chuẩn bị điều động hàng trăm tên lửa đất đối không hiện 
đang tập kết ở đảo Hải Nam ra bố trí tại đảo nhân tạo (bất hợp pháp) ở Biển Đông.


News.com.au, Australia ngày 27/12 đưa tin, Trung Quốc có thể chuẩn bị điều động hàng trăm tên lửa đất đối không hiện đang tập kết ở đảo Hải Nam ra bố trí tại đảo nhân tạo (bất hợp pháp) ở Biển Đông.
Các quan chức quân sự Mỹ nói với Fox News, những quả tên lửa đất đối không đang nằm chờ ở Hải Nam, rất có thể sẽ được vận chuyển xuống các đảo nhân tạo "gây tranh cãi" trong những tháng tới.

Tên lửa phòng không HQ-9 Trung Quốc, ảnh minh họa: Business Insider.
Lực lượng tên lửa phòng không tập kết ở Hải Nam và các căn cứ quân sự trên đảo này sẽ là nơi diễn ra các hoạt động huấn luyện, trước khi đưa ra bố trí (bất hợp pháp) ở Trường Sa (Khánh Hòa, Việt Nam) hoặc Phú Lâm, Hoàng Sa (Đà Nẵng, Việt Nam).
Tổ hợp hỏa lực phòng không này bao gồm các loại tên lửa tầm ngắn, tầm trung và tầm xa. Đáng chú ý nhất là hệ thống tên lửa SA-21, có khả năng tấn công các máy bay ở tầm xa 400 km.
Tổng số tên lửa đất đối không đang tập kết ở đảo Hải Nam khoảng 500 quả, các quan chức quân sự Hoa Kỳ cho biết.
News.com.au cho rằng, nếu những thông tin trên là đúng, thì các hành động của Trung Quốc ở Biển Đông đi ngược lại hoàn toàn cam kết của ông Tập Cận Bình, rằng sẽ không quân sự hóa khu vực tranh chấp.
Nhắc lại lời Trung tướng David Deptula, cựu lãnh đạo tình báo không quân Mỹ nói với Fox News, tờ báo của Australia cho hay, đây là một ví dụ nữa về sự liều lĩnh và gây hấn của Trung Quốc, vì những chính sách yếu ớt của Hoa Kỳ trong 8 năm qua.
Trước đó, tổ chức Sáng kiến Minh bạch hàng hải châu Á thuộc Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và quốc tế Hoa Kỳ tiết lộ, ảnh chụp vệ tinh gần đây cho thấy đã xuất hiện nhiều tháp pháo phòng không trên các đảo nhân tạo Trung Quốc bồi lấp (trái phép) ở Trường Sa.
http://giaoduc.net.vn/Quoc-te/Trung-Quoc-tap-ket-500-ten-lua-phong-khong-o-dao-Hai-Nam-post173444.g
d