Tên lửa S-300, SAM có thể bảo vệ tốt quân cảng nước sâu Cam Ranh cũng như các căn cứ hải quân bố trí dọc bờ biển hình chữ S.
Tiếp mạch bài viết có tiêu đề "Chuyên gia nói gì về khả năng làm chủ tàu ngầm của người Việt Nam?" chuyển dịch từ bài phân tích khá sâu của Giáo sư Carl Thayer từ Học viện Quốc phòng Australlia với nhan đề “Liệu chiến lược biển của Việt Nam có thể ứng phó được (tham vọng) của Trung Quốc”.
Hải quân Việt Nam (ảnh minh họa) |
Giáo sư Carl Thayer, khi nói về chủ đề năng lực quân sự của Việt Nam Lyle Goldstein – một giáo sư đang công tác Đại học Chiến tranh Hải quân Mỹ kết luận rằng quân đội Việt Nam hiện nay khiến cho các nhà hoạch định quân sự của Trung Quốc không hề an lòng và họ muốn giám sát tất cả các chương trình hiện đại hóa quân sự của Hà Nội.
Theo GS Lyle Goldstein, giới cầm quyền quân đội Trung Quốc không chỉ quan tâm đến Hải quân của Việt Nam mà trên thực tế đánh giá rất cao lực lượng không quân của Hà Nội.
Vị giáo sư chuyên ngành hải quân của Mỹ này cho rằng các tàu ngầm lớp Kilo của Việt Nam mua từ Nga có thể phát động các cuộc tập kích đáng sợ nhằm vào đối thủ tiềm tàng trong đó sử dụng hai loại vũ khí chính là ngư lôi và tên lửa chống hạm.
Zhang Bahui – một chuyên gia an ninh tại Đại học Linguan ở Hồng Kông cũng đồng tình với đánh giá của GS Lyle Goldstein. Zhang Bahui cho rằng giới hoạch định quân sự của Trung Quốc thực sự quan ngại với việc Việt Nam trang bị các tàu ngầm lớp Varshavyanka.
“Về lý thuyết, Việt Nam có thể sử dụng chúng để chiến đấu trong trường hợp cần thiết” - Zhang Bahui cho hay.
Tuy nhiên, trở lại với các đánh giá tiếp theo của GS Lyle Goldstein. Ông cho rằng Trung Quốc cũng đã xác định được các điểm yếu trong chiến lược của Việt Nam.
Các nhược điểm mà Việt Nam đang tồn tại theo nhận định của GS Lyle Goldstein cũng như giới hoạch định quân sự TQ nhận thấy đó là: Thiếu kinh nghiệm khi vận hành các hệ thống vũ khí phúc tạp; Năng lực quản lý chiến trường, trinh sát, phát hiện mục tiêu của Việt Nam đối với các hệ thống vũ khí mới gần như chưa có.
GS Lyle Goldstein đưa ra nhận định rằng “Chiến lược nhiều hy vọng nhất của Việt Nam là tạo được các lực lượng răn đe cần thiết trước tham vọng của Trung Quốc song song với việc duy trì đường lối lấy ngoại giao giải quyết tranh chấp như đã từng áp dụng”.
Một số nhà phân tích khác như Gary Li, Brian Benedictus, Robert Farley, Collin Koh và Siemon Wezeman cũng có các đánh giá lạc quan một cách thận trọng về chiến lược chống can dự của Việt Nam.
Gary Li, cựu phân tích gia cao cấp tại London và hiện đang là chuyên gia an ninh biển của IHS Maritime ở Bắc Kinh cho rằng: Một năm trước nhờ vào điều kiện vị trí địa lý thuận lợi cũng như ngân sách đầu tư đảm bảo quân đội Việt Nam đã xây đựng được các trận địa và căn cứ tên lửa duyên hải có khả năng kiểm soát tình hình một khi có xung đột và những đơn vị này đều được đặt dưới sự kiểm soát của Hải quân Việt Nam.
Tàu đổ bộ của Hải quân Việt Nam |
Gary Li cũng đánh giá cao lợi thế địa lý của Việt Nam trước Trung Quốc. Gary Li một lần nữa nhấn mạnh rằng Việt Nam có lợi thế hơn TQ bởi kiểm soát được số lượng đảo nhiều nhất ở quần đảo Trường Sa (đây là sự thật hiển nhiên vì quần đảo này thuộc chủ quyền ngàn đời của Việt Nam-PV)
Gary Li nhận định rằng Trung Quốc sẽ phải di chuyển một khoảng cách rất xa mới tới được phần cuối cùng của ranh giới mà Trung Quốc (tự nhận vơ-PV) tuyên bố là của mình.
“Việt Nam thì ngược lại, họ có thể tham chiến ngay tại khu vực cửa ngõ của mình. Các hạm đội tài chiến hạng nhẹ cũng như tàu ngầm có thể phát động các chiến dịch tấn công đánh trả và lui về căn cứ một cách nhanh chóng trong khi đó đối thủ sẽ mất mạng khi còn đang lênh đênh trên biển” – Ý kiến của Gary Li.
Chuyên gia Brian Benedictus sau khi xem xong nhận xét về năng lực của các khinh hạm lớp Gepard, tàu tên lửa Molniya và tàu ngầm Kilo cải tiến thì kết luận rằng, trong vấn đề Biển Đông, với những vũ khí này Việt Nam có thêm nhiều lựa chọn để bảo vệ tuyên bố chủ quyền của mình ở khu vực.
“Với năng lực tấn công nhanh hiện nay của Việt Nam, chắc chắc Bắc Kinh sẽ phải cân nhắc rất kỹ trước khi phát động kịch bản xung đột tại khu vực Biển Đông bởi năng lực của Hải quân Việt Nam hiện nay không thể xem thường”. - Brian Benedictus.
Khinh hạm tàng hình Geapard 3.9 mua từ Nga |
“Với các tàu ngầm Kilo, Hải quân Việt Nam hoàn toàn có thể vô hiệu hóa các tàu chiến của kẻ địch, đáng chú ý là bằng nhiều cách khác nhau. Trong khi đó, Hải quân Trung Quốc có năng lực chống ngầm còn hạn chế”. - Brian Benedictus.
Cũng giống như chuyên gia an ninh biển Gary Li ở Bắc Kinh, Brian Benedictus cũng đánh giá rất cao tầm quan trọng và lợi thế địa lý mà Việt Nam đang sở hữu.
“Việt Nam nằm ngay gần tỉnh đảo Hải Nam của Trung Quốc. Đây là khu vực quân cảng của Hạm đội Nam Hải, Hải quân Trung Quốc. Đây cũng là một trong những lý do mà giới hoạch định quân sự TQ phải cân nhắc. Nếu kịch bản xung đột xảy ra, không ai có thể nói trước năng lực tấn công hải đối đất từ tàu ngầm của Việt Nam có được sử dụng hay không”. - Brian Benedictus nêu tình huống.
Brian Benedictus cho rằng gần đây Việt Nam cũng bày tỏ mong muốn sở hữu tên lửa hành trình độc nhất vô nhị BrahMos do Ấn Độ và Nga hợp tác sản xuất nhưng một số nguồn tin từ ngành công nghiệp quốc phòng Ấn Độ nói rằng Ấn ĐOọ chưa sẵn sàng bán tên lửa loại này cho Việt Nam.
Cũng theo phân tích của Brian Benedictus, có thể Nga cũng chưa đồng ý bán tên lửa hành trình hải đối đất cho các tàu ngầm của quân đội Việt Nam.
Chuyên gia Robert Farley trong một bài viết gần đây cũng đã củng cố thêm các lập luận của Li và Benedictus khi liệt kê một loạt các loại vũ khí của Việt Nam mà Trung Quốc phải dè chừng, trong số này có: máy bay tiêm kích Sukhoi, tàu ngầm Kilo, tên lửa hành trình P-800 Onyx, tên lửa phòng không S-300…
Tên lửa hành trình P-800 Onyx có thể phóng từ máy bay quân sự, tàu chiến mặt nước, tàu ngầm và các căn cứ trên bờ biển. Đây là loại vũ khí lợi hại có thể tấn công tàu địch từ nhiều hướng khác nhau - Robert Farley nói.
Tên lửa chống hạm P-800 Onyx |
Trong khi đó, tên lửa phòng không S-300 là một trong những hệ thống vũ khí chống tên lửa, máy bay phức tạp, hiện đại nhất thế giới. S-300 có thể được nhất thể hóa với các vũ khí phòng không khác.
Robert Farley cho biết S-300 sẽ được phát huy hết tác dụng khi nó phối hợp với các máy bay chiến đấu của Không quân Việt Nam cũng như mạng lưới các trận địa tên lửa đất đối không SAM mà Việt Nam đã có kinh nghiệm sử dụng còn tốt hơn cả nhà chế tạo.
Tên lửa S-300, SAM có thể bảo vệ tốt quân cảng nước sâu Cam Ranh cũng như các căn cứ hải quân bố trí dọc bờ biển hình chữ S của Việt Nam.
Về tổng thể, Robert Farley cho rằng Việt Nam có lợi thế rất lớn về không gian, sở hữu một lãnh thổ có địa thế, địa hình không hề dễ dàng cho đối phương tiềm tàng có thể phát động các chiến dịch xâm chiếm đổ bộ.
Cuối cùng cả ba chuyên gia Farley, Li và Benedictus đều cho rằng:
“Việt Nam không muốn để xảy ra một cuộc chiến tranh quy mô toàn diện với Trung Quốc…đặc biệt là trong thực tế là Việt Nam không thể so sánh với quy mô tài chính, công nghệ của láng giềng TQ. Một cuộc chiến như vậy sẽ làm hao mòn, tốn của.. Tuy nhiên, một khi phải đánh trả thì đối phương sẽ phải nếm mùi đau đớn. Với cấu hình hiện nay, Việt Nam đủ sức, đủ lực để răn đe đối với đối phương muốn thực hiện tham vọng lãnh thổ và xâm phạm chủ quyền của mình…”
http://giaoduc.net.vn/Giao-duc-Quoc-phong/Chuyen-gia-quan-su-danh-gia-gi-ve-nang-luc-cua-Hai-quan-Viet-Nam-post150796.g
d
d
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét