" Trỗi dậy hòa bình" và "giấc mơ Trung Quốc" đang được hiện thực hóa mạnh mẽ trên đất nước Trung hoa. Ảnh hưởng của những tư tưởng chính trị này đang trở thành áp lực nặng nề lên các vùng nước vốn được coi là vùng phát triển kinh tế năng động nhất trên thế giới. Bản chất của tư duy chiến lược này thể hiện rất rõ qua những hành động của Bắc Kinh.
Giai đoạn gần đây, tính từ năm 2009 đến nay, các nhà lãnh đạo Bắc Kinh mạnh mẽ tuyên truyền khẩu hiệu “trỗi dậy hòa bình” của Trung Quốc, khẳng định sự phát triển của Trung Quốc hoàn toàn không nhằm vào ai, nhưmột “con sư tử văn minh, hòa bình” hoặc “không có gene xâm lược..” Nhưng qua những sự kiện liên tiếp gần đây cho thấy, đó hoàn toàn chỉ là tuyên truyền. Ngân sách quốc phòng của Trung Quốc hiện đứng hàng thứ 2 sau Mỹ, và PLA đang duy trì một lực lượng quân sự khổng lồ, vượt trội hơn hẳn tất cả các nước châu Á cộng lại.
Những xung đột và căng thẳng liên tiếp diễn ra trong những năm qua, từ những sự kiện nhưxung đột Senkaky, va chạm với các chiến hạm của Mỹ trên biển Đông, xâm lược bãn cạn Scarborough lập vùng phòng không ADIZ, các cuộc tập trận liên tiếp trên biển Đông, biến đảo Phú Lâm thành thủ phủ Tam Sa, xây dựng các đảo nhân tạo và hạ đặt giàn khoan Haiyang Shiyou 981 trên thềm lục địa Việt Nam. Thế giới đồng loạt lên án, nhưng Bắc Kinh lờ đi mọi phản ứng quốc tế.
Truyền thông thế giới nhiều lần dậy sóng các nguy cơ xung đột quân sự, rất nhiều bài bình luận dồn dập về các cuộc đối đầu quân sự giữa Mỹ - Trung, Trung – Nhật, Trung – Philiphine và Trung – Việt. So sánh tương quan lực lượng, kha năng thắng bại các bên, khả năng hình thành các liên minh quân sự. Nhưng mọi xung đột dù cẳng thẳng đến mức các chiến hạm PLA tháo dỡ bạt che súng và tên lửa, hướng radar dẫn bắn về tàu đối phương, các máy bay quân sự sẵn sàng phóng tên lửa. Nhưng xung đột quân sự không xảy ra. Câu hỏi đặt ra là: Tại sao ở thời điểm cực đại của xung đột, mâu thuẫn – Trung Quốc đột ngột hạ màn?
Hậu nhân của chiến lược gia tài danh Tôn Tử, các lãnh đạo Bắc Kinh đã xác định rất rõ: “chiến tranh là hạ sách cuối cùng” nhưng không phải là không thể. Để đạt mục tiêu khống chế biển Đông biển Hoa Đông, phục vụ mục địch chiến lược, Trung Quốc sẵn sàng cho tất cả, nhưng trung thành với các lãnh đạo tiền bối, rút kinh nghiệm từ các cuộc chiến tranh mà Mỹ và Trung Quốc đã từng tiến hành. Các lãnh đạo Bắc Kinh vạch ra học thuyết Chiến thắng không cần chiến tranh” và chiến lược “Phát triển hòa bình” một phiên bản khá thú vị của “Diễn biến hòa bình”mà các chiến lược gia Mỹ phát triển thành công ở Đông Âu và Trung Đông kết hợp với những thủ đoạn của Binh pháp Tôn tử, những kinh nghiệm trị quốc trong xuốt chiều dài lịch sửtính từ khi thành lập nước.
Để hiện thực hóa chiến lược “Phát triển hòa bình” hay nói đúng bản chất của nó là “bành trướng hòa bình” Bắc Kinh chủ trương tấn công trên tất cả các mặt trận, kinh tế đối ngoại, chính trị đối ngoại, văn hóa và tinh thần dân tộc Đại Hán, quân sự, trong đó kinh tế đối ngoại cứng rắn và tinh thần dân tộc Đại Hán là then chốt, lực lượng quân sự là chủ lực. Trên bình diện nghệ thuật quân sự, có thể nhận xét sơ đồ chiến thuật: lực lượng kinh tế đối ngoại cứng rắn – thực dân kiểu mới là thê đội một, lực lượng quân sự là thê đội 2, văn hóa – chính trị đối ngoại là lực lượng dự bị trực tiếp tác chiến trong lĩnh vực ngụy trang, nghi binh đánh lừa và phá hoại hậu phương của đối phương. Phương thức tác chiến cũng có thay đổi so với binh pháp Tôn Tử: Đối đầu xung đột dân sự, căng thăng nguy cơ quân sự. Mục đích chiến thuật là lấn chiếm trên tất cả mọi không gian (trên thực địa, trên không gian truyền thông thông tin, trên không gian kinh tế - chính trị đối ngoại, trên không gian văn hóa – lịch sử, nhằm từng bước hiện thực hóa những xâm lấn chủ quyền của mình khi thời cơ chính muồi, buộc các nước láng giềng và thế giới phải công nhận sự hiển diện của Trung Quốc như một sự thực hiển nhiên.
Đến thời điểm này, Bắc Kinh không hề che dấu chiến lược bành trướng mà họ gọi là “Trỗi dậy hòa bình”.
Chiến thuật sử dụng các lực lượng kinh tế làm lực lượng tiên phong (thê đội 1) lấn chiếm, gây xung đột nhằm giải quyết bài toán chủ quyền đã được thể hiện rất rõ nét trong việc sử dụng lực lượng Ngư dân – Tàu cá, Ngư trình, Hải giám có sự yểm trợ mạnh mẽ của Hải quân Trung Quốc, sẵn sàng chạm súng “không chủ ý” nhằm cưỡng chế đối phương được thể hiện rõ nét trong mọi hành động.
Chiến thuật “Hồng kỳ rực biển Đông” hay “biển tàu trên biển”
Một ví dụ tiêu biểu của chiến thuật này mà giới quân sự Trung Quốc đã thể hiện trong sự kiện Mỹ đưa chiến hạm hiện đại nhất Zumwalt DDG – 1000 vào biên chế. Như đã biết: DDG-1000 và các tàu khu trục tàng hình lớp Zumwalt siêu hiện đại khác có thân tàu xuyên sóng giúp nó hầu như không để lại vệt nước, động cơ đẩy bằng điện và hệ thống định vị siêu âm cùng các tên lửa tối tân.Tàu có khả năng tàng hình siêu cấp. Hình ảnh tàu sẽ xuất hiện chỉ to hơn một chút so với một chiếc tàu đánh cá nhỏ trên radar của đối phương. Tàu cũng sẽ được trang bị một khẩu pháo điện từ sử dụng từ trường và dòng điện tạo lực phóng gấp vài lần vận tốc âm thanh. Chiến hạm siêu hiện đại này được Trung Quốc giải quyết khá đơn giản. Phó đô đốc Trương Triệu Trung, nhà bình luận quân sự tại Đại học Quốc phòng Trung Quốc, đã chế nhạo sự phóng đại về con tàu và nói rằng dù có thiết kế công nghệ cao, nhưng con tàu có thể dễ dàng bị nhấn chìm bởi một đám các thuyền cá chất đầy thuốc nổ. Ông nói, nếu huy động đủ tàu, một số có thể vượt qua và gây nổ tạo một lỗ thủng trên thân tàu của Mỹ.
Một sự kiện khác xảy ra vào ngày 8/3/2009, tàu nghiên cứu hải dương của Hải quân Mỹ USNS Impeccable đang hoạt động trên vùng nước cách đảo Hải Nam khoảng 75 dặm, đã bị 5 tàu cá ngăn chặn, sẵn sàng đâm húc và nỗ lực đẩy USNS Impeccable ra khỏi khu vực đang hoạt động.Không trang bị vũ khí, thuyền trưởng Impeccable ra lệnh sử dụng vòi rồng cứu hỏa nhằm hạ nhiệt các ngư dân đang bị kích động. Nhưng vòi phun nước cứu hỏa không hiệu quả, các ngư dân Trung Quốc cởi trần, mặc quần đùi và tiếp tục lao về phía на Impeccable. Từ phía ngoài, có thể thấy rằng, hạm tàu Mỹ đã xâm phạm vùng ngư trường truyền thống thuộc chủquyền Trung Quốc, các ngư dân bị kích động vì phẫn nộ đã tiến hành những hành động cực đoan chống lại hạm tàu “Sao và Vạch”. Bắc Kinh muốn thế giới và đặc biệt là người dân Trung Quốc thấy được hình ảnh này. Và đó chính là “Tiền xung hậu kích”.
Theo Agence France-Presse, 04.2012, chiến hạm BRP Gregorio del Pilar khi đang nỗ lực bắt giữ 8 tàu cá của Trung Quốc xâm nhập vùng nước bãi cạn Scarborough/Hoàng Nham mà Philiphine tuyên bố chủ quyền, cuộc truy đuổi đã bị hai tàu hải giám của Trung Quốc ngăn chặn, tình huống dẫn đến đối đầu căng thẳng, Đại sứ Trung Quốc ở Manila tuyên bố đây là vùng chủquyền của Trung Quốc và yêu cầu Philiphine ngay lập tức phải rút khỏi vùng tranh chấp.
Tháng 9.2012 Theo thông tin từ phía Trung Quốc hàng nghìn tàu cá dưới sự hỗ trợ của 6 tàu hải giám, vệ tinh kiểm soát hàng hải sẽ đổ vào khu vực quần đảo Senkaky. Sau đó truyền thông Trung Quốc đã bác bỏ tin này, trên thực tế theo hãng Tân Văn xã của Trung Quốc hôm 19.9, hiện chỉ có hơn 700 tàu cá Trung Quốc đang hoạt động tại vùng biển cách Senkaku/Điếu Ngư khoảng 230 km và có 23 tàu ở cách quần đảo tranh chấp 110 km, các tàu hải giám hộ tống vẫn xuất hiện trong vùng nước tranh chấp.
Tờ Nhật báo Hải Nam đưa tin vào lúc 12h trưa, 01.08 lệnh cấm đánh bắt cá trên Biển Đông của Bắc Kinh hết hiệu lực, 8.996 chiếc tàu cá Trung Quốc sẽ đổ ra ngư trường trên Biển Đông, nơi phía Trung Quốc gọi là “ngư trường Tam Sa”.
Tờ Nhật báo Hải Nam đưa tin vào lúc 12h trưa, 01.08 lệnh cấm đánh bắt cá trên Biển Đông của Bắc Kinh hết hiệu lực, 8.996 chiếc tàu cá Trung Quốc sẽ đổ ra ngư trường trên Biển Đông, nơi phía Trung Quốc gọi là “ngư trường Tam Sa”.
Đại diện Sở Ngư nghiệp và hải dương Hải Nam, Trung Quốc, cho biết tỉnh này sẽ đẩy mạnh khai thác nghề cá trên Biển Đông, ở cái gọi là “ngư trường thành phố Tam Sa”, hướng dẫn ngưdân Trung Quốc đóng tàu lớn, tổ chức đánh bắt sa bờ ở khu vực quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa của Việt Nam và bãi đá ngầm Macclesfield mà Bắc Kinh gọi là “quần đảo Trung Sa”.
Ngay từ ngày hôm qua 31.07.2012, rất nhiều tàu cá Hải Nam, Trung Quốc đã tụ tập về các cảng cá ở đảo Hải Nam, chuẩn bị xăng dầu, tích trữ lương thảo. Tổng cộng sẽ có 8.994 tàu cá Hải Nam, Trung Quốc đổ ra biển Đông đánh bắt trái phép sau 12h trưa.
Một quan chức thuộc Sở Ngư nghiệp và hải dương Hải Nam cho biết, tất cả các cơ quan trực thuộc đơn vị này đã và đang dốc toàn lực làm công tác chuẩn bị để hỗ trợ cho ngư dân của họđổ ra Biển Đông đánh bắt vào trưa 01.08.2012.
Ngay từ ngày hôm qua 31.07.2012, rất nhiều tàu cá Hải Nam, Trung Quốc đã tụ tập về các cảng cá ở đảo Hải Nam, chuẩn bị xăng dầu, tích trữ lương thảo. Tổng cộng sẽ có 8.994 tàu cá Hải Nam, Trung Quốc đổ ra biển Đông đánh bắt trái phép sau 12h trưa.
Một quan chức thuộc Sở Ngư nghiệp và hải dương Hải Nam cho biết, tất cả các cơ quan trực thuộc đơn vị này đã và đang dốc toàn lực làm công tác chuẩn bị để hỗ trợ cho ngư dân của họđổ ra Biển Đông đánh bắt vào trưa 01.08.2012.
6.5.2013 Hàng chục tàu cá của Trung Quốc đã rời cảng ở Hải Nam tiến về khu vực quần đảo Trường Sa của Việt Nam để đánh bắt hải sản. Chuyến đi được đánh giá là có quy mô lớn nhất kể từ đầu năm.
Tàu cung cấp mang tên Quỳnh Tam Á F8138 và lực lượng chức năng của Cục Ngư chính Nam Hải cũng tham gia hỗ trợ cho các tàu nói trên, Chinanews cho hay. Đây là chuyến đi với đông đảo tàu thuyền cỡ lớn nhất kể từ sau khi 30 tàu cá của tỉnh Hải Nam tới đánh cá ở Trường Sa hồi tháng 7 năm ngoái.
Chiến thuật “Hồng kỳ rực biển Đông” luôn là một chiến thuật mang mầu sắc quân sự với cả 3 lực lượng: chấp pháp, ngư dân và hỗ trợ hậu cần kỹ thuật” Các thủ đoạn chiến thuật diễn ra nhịp nhàng, với phương pháp: trinh sát khí hậu, thủy văn môi trường, dòng cá, sự hiển diện của lực lượng đối phương; đưa lực lượng tàu cá vào khu vực ngư trường cần đánh bắt và tuyên bố chủ quyền với sự yểm trợ của các loại lực lượng “chấp pháp”; cung cấp hậu cần kỹthuật bao gồm cả thu mua và chế biến trên các tàu kỹ thuật có trọng tải lớn;
Ví dụ: để chuẩn bị cho đợt tàu cá tràn xuống Tam Sa, trước đó, Trung Quốc cử một số tàu hải tuần xuống Biển Đông, trong đó có khu vực hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam. Các tàu Hải tuần 21, Hải tuần 31 và Hải tuần 166 28.02 xuất phát từ cảng Tam Á, tỉnh Hải Nam, phía nam Trung Quốc, để ra Biển Đông thực hiện cái gọi là "nhiệm vụ tuần tra định kỳ".
Lực lượng tiên phong giành giật chủ quyền này không dừng ở biển Đông, biển Hỏa Đông, các đội tàu Trung Quốc có mặt ở khắp mọi nơi, thể hiện uy thế của Thiên triều.
Một báo cáo của Ủy ban châu Âu mới đây cho biết, Trung Quốc thông tin chỉ đánh bắt được 368.000 tấn giai đoạn 2010-2011 ở các vùng biển nước ngoài so với thực tế ước tính khoảng 4,6 triệu tấn, trị giá khoảng 11,5 tỷ USD. Tàu cá Trung Quốc hoành hành khắp các đại dương. Tại châu Phi, nơi chính quyền địa phương có ít nguồn lực giám sát việc thực thi thỏa thuận đánh bắt song phương - chiếm hơn 2/3 sản lượng thu hoạch xa bờ của Trung Quốc. Sản lượng cá đánh bắt của Trung Quốc ở các vùng biển châu Á sụt giảm mạnh trong mấy năm qua khi mà các vùng biển lân cận như xung quanh Triều Tiên, Indonesia và Myanmar… đã bị cạn kiệt. Nhưng không vì thế mà sự hiện diện của các tàu cá Trung Quốc tại các vùng biển châu Á giảm đi, bởi dường như hoạt động của các đội tàu này không chỉ đơn thuần là đánh bắt hải sản, mà nó còn được gắn liền với những tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc trên các vùng biển tranh chấp với các nước láng giềng.
Biển Đông chiếm khoảng 1/10 lượng đánh bắt ngư nghiệp thế giới, đóng vai trò chủ chốt trong ngành ngư nghiệp trị giá nhiều tỉ USD.
Trung Quốc - nước tiêu dùng hải sản lớn nhất thế giới - đang hướng tới mục tiêu sản xuất hơn 60 triệu tấn hải sản tới năm 2015, tăng từ mức 53,7 triệu tấn hai năm trước đây. Một số quan chức nước ngoài nghi ngờ về số liệu của Trung Quốc và tin rằng, tổng sản lượng có thể còn cao hơn. Nhu cầu quá lớn trong khi các nguồn thủy hải sản gần bờ ngày càng cạn kiệt. Do đó, những hạm đội tàu cá Trung Quốc sẵn sàng lao vào các cuộc chiến xâm phạm chủ quyền của bất cứ vùng nước nào mà họ thấy rằng có thể có nguồn lợi hải sản, bao gồm cả Argentina, Hàn quốc, Nhật Bản, Nga.
Giới truyền thông đã ghi nhận nhiều vụ tàu cá Trung Quốc xâm nhập lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế các nước khác, từ Bắc Triều Tiên, Hàn Quốc, Nhật Bản trên biển Hoa Đông, Hoàng Hải cho tới khu vực Biển Đông, bãi cạn Scarborough.
Trung Quốc xâm chiếm bãi Mischief nằm trong phạm vi 200 hải lý vùng đặc quyền kinh tếPhilippines. Mặc dù năm 2005, dự án xây dựng được coi làm nơi trú ẩn cho ngư dân đi biển, nhưng tới năm 1997, nó đã biến thành khu đồn trú quân sự.
Hoạt động đánh bắt trái phép của các tàu cá Trung Quốc đang "góp phần" làm xấu đi mối quan hệ giữa Bắc Kinh với các nước láng giềng.
"Trung Quốc sử dụng nguồn lực của năm cơ quan an ninh hàng hải để thực thi tuyên bố chủquyền của họ tại các vùng biển tranh chấp bằng cách hộ tống các tàu cá, thực thi lệnh cấm đánh bắt theo mùa đối với các tàu nước ngoài”, nghị sĩ Mỹ Daniel Slane nói trong một phiên điều trần hồi tháng 1. "Các đội tàu dân sự cho phép Bắc Kinh duy trì sự hiện diện tại các vùng biển tranh chấp mà không cần đến sự hiện diện hải quân”.
Tính đến năm 2012, trên vùng nước có 23.000 tàu cá này (gồm 14.000 tàu của Quảng Đông và 9.000 tàu của Hải Nam. Đây là lực lượng rất mạnh của Trung Quốc sẽ tham gia xâm lấn vùng tranh chấp.
Gắn liên khai thác triệt để tài nguyên thiên nhiên với tinh thần nước lớn và đòi hỏi chủ quyền phi pháp. Trung Quốc phát triển một lực lượng hùng hậu các nhóm tàu các loại và lao vào các cuộc tranh chấp với sự hung hăng cực độ. Điều gì là bản chất?
Tăng cường lực lượng
Bắc Kinh có những kế hoạch lớn để mở rộng hạm đội tàu cá nhằm thỏa cơn khát hải sản và những tuyên bố chủ quyền. Họ dự kiến tăng cường đội tàu đánh bắt xa bờ lên khoảng 2.300 chiếc vào cuối năm 2015, tăng 16% so với năm 2010
Về số lượng tàu công vụ, các trang báo Trung Quốc đưa ra nhiều con số khác nhau. Hoàn cầu thời báo đưa tin, Trung Quốc hiện có 300 tàu hải giám, trong đó có 30 chiếc tải trọng hơn 1.000 tấn. Ngoài ra, 10 chiếc trực thăng tuần tra, giám sát cũng được trang bị trên 30 chiếc tàu kểtrên.
Trong năm sau, Trung Quốc được cho là sẽ có thêm 36 tàu hải giám: 7 chiếc có tải trọng hơn 1.500 tấn; 15 chiếc tải trọng 1.000 tấn; 14 chiếc tải trọng 600 tấn, kèm theo đó là 54 cano cao tốc được trang bị trên tàu.
Bên cạnh hải giám, Trung Quốc cũng đang có 200 tàu ngư chính, đa phần thuộc dạng nhỏ. Chiếc hiện đại nhất là Ngư chính 310 có tải trọng 2.500 tấn, mang vũ khí và có 1 trực thăng trên tàu.
Trong năm sau, Trung Quốc được cho là sẽ có thêm 36 tàu hải giám: 7 chiếc có tải trọng hơn 1.500 tấn; 15 chiếc tải trọng 1.000 tấn; 14 chiếc tải trọng 600 tấn, kèm theo đó là 54 cano cao tốc được trang bị trên tàu.
Bên cạnh hải giám, Trung Quốc cũng đang có 200 tàu ngư chính, đa phần thuộc dạng nhỏ. Chiếc hiện đại nhất là Ngư chính 310 có tải trọng 2.500 tấn, mang vũ khí và có 1 trực thăng trên tàu.
Trung Quốc tuyên bố sẽ hiện đại hóa cho 500 tàu cảnh sát biển nước này. Trong đó có 30 tàu tải trọng hơn 1.000 tấn và hai tàu biên chế hải quân chuyển sang.
Hiện đại nhất là chiếc Hải tuần 01 với tải trọng 5.400 tấn được đưa vào phục vụ trong tháng 7.2013. Cảnh sát biển Trung Quốc cũng đang có 200 tàu tuần tiễu hạng nhẹ, một phần trong sốđó trang bị vũ khí.
Hiện đại nhất là chiếc Hải tuần 01 với tải trọng 5.400 tấn được đưa vào phục vụ trong tháng 7.2013. Cảnh sát biển Trung Quốc cũng đang có 200 tàu tuần tiễu hạng nhẹ, một phần trong sốđó trang bị vũ khí.
06.05.2013 Nhân dân nhật báo Trung Quốc đưa tin, chuyến đi của đội tàu cá gồm 30 chiếc ra Trường Sa khai thác hải sản lần này sẽ kéo dài trong 40 ngày.
Đội tàu gồm 30 chiếc, mỗi chiếc có trọng tải hơn 100 tấn đã xuất phát từ đảo Hải Nam về phía quần đảo Trường Sa của Việt Nam để khai thác hải sản vào thứ hai, ngày 6.05 vừa qua. Theo những gì Nhân dân nhật báo nói, hoạt động kéo dài 40 ngày này được hiệp hội nghề cá tỉnh Hải Nam lên kế hoạch sau khi họ thành lập cái gọi là thành phố Tam Sa trên quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.
Li Nianyou, phó Giám đốc Sở thủy sản của tỉnh Hải Nam nói sẽ cố gắng để đảm bảo an toàn cho đội tàu cá trong chuyến đi lần này.Tờ báo cũng nói sau khi rời khỏi cảng Đam Châu trên đảo Hải Nam, đội tàu sẽ đến ngư trường đầu tiên sau 4 ngày di chuyển, tuy nhiên địa điểm chính xác không được công bố.
Li Nianyou, phó Giám đốc Sở thủy sản của tỉnh Hải Nam nói sẽ cố gắng để đảm bảo an toàn cho đội tàu cá trong chuyến đi lần này.Tờ báo cũng nói sau khi rời khỏi cảng Đam Châu trên đảo Hải Nam, đội tàu sẽ đến ngư trường đầu tiên sau 4 ngày di chuyển, tuy nhiên địa điểm chính xác không được công bố.
Tàu cá Trung Quốc chuẩn bị ra Trường Sa đánh bắt hải sản - Ảnh: China Daily
Chen Rishen, một giám đốc công ty có tàu tham gia chuyến đi cho biết, trong đoàn có 1 tàu cung cấp 4.000 tấn và tàu vận tải 1.500 tấn để phục vụ các tàu cá nhỏ hơn. Từ đó sẽ kéo dài thời gian đánh bắt hải sản của chuyến đi lần này.
Tàu cung cấp 4.000 tấn dài 108 m, rộng 15.2 m và cao 13.8 m sẽ đảm nhận nhiệm vụ cấp dầu, nước ngọt và thực phẩm cho cả đoàn, thu mua, đông lạnh hải sản đánh bắt được. Mỗi năm, các ngư dân Hải Nam đều có tổ chức các hoạt động đánh bắt trên biển kéo dài hàng tháng. Huang Zhengye, ngư dân 46 tuổi tham gia đội tàu cá phi pháp nói, ông hi vọng sẽ kiếm được cá trong chuyến đi lần này.
Huang Wenhui, Giám đốc sở Thủy hải sản Hải Nam cho biết, mùa đánh cá kéo dài từ tháng 3 đến tháng 7 hàng năm, khi đó thời tiết Biển Đông có gió và sóng nhẹ. Tuy nhiên, do khoảng cách rất xa nên số tàu đánh cá ở vùng biển gần Trường Sa của Việt Nam vẫn rất hạn chế.
Tàu cung cấp 4.000 tấn dài 108 m, rộng 15.2 m và cao 13.8 m sẽ đảm nhận nhiệm vụ cấp dầu, nước ngọt và thực phẩm cho cả đoàn, thu mua, đông lạnh hải sản đánh bắt được. Mỗi năm, các ngư dân Hải Nam đều có tổ chức các hoạt động đánh bắt trên biển kéo dài hàng tháng. Huang Zhengye, ngư dân 46 tuổi tham gia đội tàu cá phi pháp nói, ông hi vọng sẽ kiếm được cá trong chuyến đi lần này.
Huang Wenhui, Giám đốc sở Thủy hải sản Hải Nam cho biết, mùa đánh cá kéo dài từ tháng 3 đến tháng 7 hàng năm, khi đó thời tiết Biển Đông có gió và sóng nhẹ. Tuy nhiên, do khoảng cách rất xa nên số tàu đánh cá ở vùng biển gần Trường Sa của Việt Nam vẫn rất hạn chế.
Cuộc diễn tập tổng lực trên biển Việt Nam
Cần chú ý một điểm nhấn, ngày 3.05.2014, trên trang web của Cục Hải sự Trung Quốc đưa cảnh báo hàng hải số 14033 về việc giàn khoan Hải Dương 981 (Haiyang Shinyou 981) "tác nghiệp tại Nam Hải" trên vùng nước thuộc Lãnh hải Việt Nam. Kiểu tuyên bố này tương tự nhưtuyên chiến của Đức quốc xã khi tấn công Liên xô.
Cảnh báo này cho biết, từ ngày 2.05 đến 15.08, giàn khoan Hải Dương 981 sẽ hoạt động tại tọa độ 150 29'N/1110 12'E. Cấm tất cả các loại phương tiện không được xâm nhập vào khu vực Hải Dương 981 hoạt động trong phạm vi bán kính 1 hải lý. Cũng đúng vào ngày 02.05, một hạm đội hợp thành ổ ạt đổ bộ vào lãnh hải Việt Nam.
14.05.2014, số lượng các tàu quân sự của Trung Quốc tại thực địa gồm có 2 hộ vệ tên lửa, 2 tàu vận tải đổ bộ có lượng giãn nước 17.000 tấn, được trang bị: 1 bệ gồm có 8 ống phóng tên lửa đối không, 1 bệ pháo 76 mm, 2 bệ với 4 khẩu pháo 30 mm. Số lượng tàu cá vỏ sắt Trung Quốc có lượng giãn nước 100 - 150 tấn cũng được tăng gần gấp 3 lần so với ngày 13.05, từ 15 lên 40 chiếc.
25.05.2014, Trung Quốc vẫn duy trì số lượng hơn 120 tàu, bao gồm tàu hải cảnh, tàu vận tải, tàu kéo, tàu cá và một tàu chiến nhằm bảo vệ giàn khoan.
Ngày 22.06.2014, Trung Quốc đã tăng thêm 16-19 tàu so với ngày 21-6, nâng số tàu có mặt ởkhu vực giàn khoan Hải Dương 981 hạ đặt trái phép trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam lên 133-137 tàu các loại. Trong đó gồm khoảng 42-44 tàu hải cảnh, hơn 14 -15 tàu vận tải, 18-19 tàu kéo, 54 tàu cá và 5 tàu quân sự.
Ngày 26.06.2014, ngoài việc duy trì 121 tàu các loại, Trung Quốc đã huy động thêm 2 máy bay chiến đấu và 1 máy bay trinh sát ra hoạt động ở khu vực giàn khoan Hải Dương 981.
Ngày 13.07.2014, Cục Kiểm ngư (Tổng cục Thủy sản, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cho biết, Trung Quốc duy trì khoảng 110-115 tàu các loại, trong đó có 43-44 tàu hải cảnh, 15-16 tàu vận tải, 16-17 tàu kéo, 31-33 tàu cá vỏ sắt và 5 tàu quân sự hoạt động quanh khu vực giàn khoan Hải Dương 981 hạ đặt trái phép trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam.
Cùng với dàn khoan dàu 981và hạm đội tàu hùng hậu, Trung Quốc đã tiến hành một cuộc diễn tập thực binh đầu tiên quy mô lớn trên biển Đông với một đối thủ thực sự cứng rắn Việt Nam. Mục đích của cuộc diễn tập thực binh:
Đối ngoại: nhằm kiểm tra khả năng thực hiện các hoạt động khiêu khích lấn chiếm, phản ứng của cộng đồng quốc tế, đặc biệt là Mỹ và liên minh EU trong tình huống phức tạp của xung đột chủ quyền trên biển, diễn biến địa chính trị trong nội bộ đối phương và trong toàn bộ khu vực Đông Nam Á, châu Á Thái Bình Dương; Khả năng ứng phó của lực lượng tuyên truyền, truyền thông đại chúng và trong nước và tư tưởng chính trị tinh thần đại Hán của người dân.
Quân sự: thử nghiệm khả năng phản ứng tác chiến của những đội tàu tham gia diễn tập thực binh, khả năng tác chiến của các tàu bán vũ trang và vũ trang, khả năng va chạm xung đột của lực lượng tàu dân sự, trinh sát những hoạt động phản kích và phòng ngự của lực lượng chấp pháp và quân sự của đối phương. Tính toán khả năng dành thắng lợi trong “xung đột không chủý” tiềm năng; khả năng can thiệp “nhân đạo” trong diễn biến phức tạp của tình hình địa chính trị. Khả năng đảm bảo hậu cần kỹ thuật của các loại tàu khác.
Lấn chiếm chủ quyền: Bằng lực lượng bán quân sự, ngư nghiệp, vận tải hùng hậu trên một khu vực không xa đảo Phú Lâm, những ác điểu Bắc Kinh muốn thử nghiệm khả năng hợp đồng tác chiến, vừa khai thác hải sản, tài nguyên khoáng sản, vừa đối đầu xung đột phi quân sự cường độ cao với các nước láng giềng, khả năng dành thắng lợi trong cuộc đối đầu có va chạm và năng lực duy trì lực lượng hỗn hợp trên biển, từ đó xác định cơ hội biến Không thể thành Có thể “Phản khách vi chủ” chuyển hóa khu vực có chủ quyền thành tranh chấp, từ tranh chấp thành cướp đoạt chủ quyền.
Có nhiều kết luận và bài học kinh nghiệm mà Bắc Kinh rút ra được trong lần diễn tập thực binh quy mô lớn này. Trên phương diện kỹ chiến thuật, có thể nhận định như sau:
1- Lực lượng tàu dân sự ( tàu cá, tàu kéo, tàu vận tải) đã thể hiện rõ được vai trò chủ đạo trong hình thái chiến thuật “hồng kỳ rực biển Đông”, với số lượng đông đảo và tính hiếu chiến, cực đoan cao độ, sẽ là lực lượng tiên phong hùng hậu để thực hiện mục tiêu “thống trị biển Đông” hiện thực hóa “đường 9 đoạn”.
2- Lực lượng tàu công vụ hoạt động mạnh mẽ, rất cứng rắn, phối hợp chặt chẽ với tàu cá và tàu vận tải, tàu kéo dân sự. Tạo thành thế lấn át quyết liệt về số lượng và tính cực đoan, liều lĩnh trong hành động.
3- Các tàu quân sự và các phương tiện vũ trang lần đầu tiên tham gia diễn tập thực binh “phi quân sự” đã sẵn sàng trong giải pháp tác chiến “xung đột phi chủ ý” mà điển hình là các tàu tên lửa tấn công nhanh, tàu đổ bộ, tàu quét mìn và tàu chống ngầm, diễn tập thực binh khả năng ngăn chặn lực lượng đặc nhiệm mặt nước bảo vệ mục tiêu.
Đợt diễn tập thực binh cho thấy: Mặc dù phải rút ngắn thời gian hiển diện trên biển Đông, nhưng cụm lực lượng hải quân hỗn hợp đã cho thấy tính khả thi trong việc thực hiện tranh chấp chủquyền bằng giải pháp khiêu khích “xung đột phi quân sự - đe dọa – cưỡng chế bằng số lượng vượt trội”.
Trong tình huống chính trị thế giới phức tạp, khi có các điểm nóng xung đột quân sự - chính trịtrên thế giới, truyền thông và dự luận toàn cầu phản ứng yếu ớt và thụ động, một phần vì ràng buộc kinh tế. Các nước trong khu vực chưa phát hiện được bản chất thực của hình thái chiến thuật “Hồng kỳ rực biển Đông”.
Định hướng phát triển chiến lược và tư duy chiến thuật
Trong gian đoạn năm 2011 – đến nay, từ phía Trung Quốc có thể nhận thấy, lực lượng hậu cần kỹ thuật đảm bảo chiến dịch chưa đáp ứng được số lượng các phương tiện tham gia tác chiến. Thực tế cho thấy, căn cứ trên đảo Phú Lâm (chiếm đoạt của Việt Nam) và các đảo khác mà Bắc Kinh có được chưa đáp ứng yêu cầu đảm bảo hậu cần kỹ thuật. Từ kinh nghiệm hậu cần kỹ thuật của Mỹ trong chiến tranh Việt Nam và kinh nghiệm tiến hành các hoạt động xâm lấn chủ quyền. Bắc Kinh nhận thấy, cần phải có những căn cứ hậu cần kỹ thuật tại chỗ trên biển, có khả năng cung ứng tại chỗ, thực hiện các nhiệm vụ kinh tế, có thể là chỗ trú ẩn an toàn cho các tàu dân sự trong điều kiện thời tiết, khí hậu không thuận lợi.
Bàn đồ tham vọng khống chế biển Đông và Hoa Đông, đẩy lùi quân đội Mỹ
Trung Quốc xác định: với chiến thuật hiện nay và tiềm lực kinh tế tập trung hùng mạnh, dân sốđông, điểm yếu duy nhất chính là Hậu cần tại chỗ. Để thực hiện thành công chiến lược “bành trướng hòa bình” chiến thuật “Hồng kỳ rực biển Đông”, giải pháp hiện tại sẽ là:
- Phát triển các đảo hiện có (chiếm được) và xây dựng các đảo nhân tạo thành các trung tâm hậu cần kỹ thuật tại chỗ và là trung tâm kinh tế, có hệ thống kho tàng bến bãi, sân bay và bến cảng, khu trú ẩn an toàn, khu y tế - cứu hộ. Có thể phục vụ từ vài chục đến vài trăm tàu các loại (chú trọng tàu cá và tàu dân sự) nhăm tăng cường năng lực hoạt động dài ngày của lực lượng tàu cá trên biển. Các đảo nhân tạo có thể vừa làm nhiệm vụ kinh tế tại chỗ, vừa là căn cứ lưỡng dụng và là điểm chốt để thực hiện các hoạt động xâm chiếm chủ quyền. Đây cũng là chiến lược cấp thiết hiện nay phải thực hiên.
- Đóng các tàu ngư nghiệp hậu cần kỹ thuật đa dụng có lượng giãn nước lớn, có khả năng phục vụ nhu cầu hậu cần kỹ thuật, bảo quản và chế biến hải sản. Các tàu có thể có mô hình và sức chứa tương tự như các tàu đổ bộ hạng nặng, có các xuồng cứu hộ tốc độ cao nhằm hỗ trợcho lực lượng dân sự hoạt động trên biển dài ngày.
- Hình thành các phương án vận tải đường không, đường biển nhằm mục đích trong thời gian ngắn có thể đáp ứng nhu cầu rất lớn về hậu cần, kỹ thuật, cứu hộ của hàng trăm tàu thuyền các loại, các giàn khoan dầu hạng nặng và siêu nặng.
Từ những chiến dịch sử dụng tàu cá tấn công vùng nước quần đảo Senkaky, tấn công lấn chiếm bãi cạn Scarborough Philiphine và hạ đặt giàn khoan HD981, các diều hâu Trung Quốc đã hình thành tư duy chiến lược thống nhất, các kế hoạch và phương thức độc chiếm biển Đông, tạo bàn đạp vươn ra Ấn Độ Dương và hiển diện trên các vùng nước quan trọng toàn cầu. Những phương án được đặt ra bao gồm:
1- Phát triển các phương tiện lấn chiếm chủ quyền song song cùng với việc phát triển hạ tầng hậu cần kỹ thuật. Các phương tiện lấn chiếm chủ quyền có thể là các loại dàn khoan dầu hoặc các trang thiết bị khí tài hoạt động kinh tế. Hạ tầng kinh tế kỹ thuật trước mắt là các đảo nhân tạo, tiếp theo có thể là căn cứ (công trình nổi nổi hoặc chìm được ngụy trang dưới hình thức nghiên cứu khai thác tài nguyên theo một sơ đồ nhất định
2- Phát triển lực lượng hải quân (cụm không quân hải quân tác chiến tầm xa CVBG) cùng với việc phát triển các lực lượng công vụ, tàu dịch vụ hậu cần kỹ thuật và tàu cá tải trọng lớn. Đây chính là lực lượng tiên phong trong lấn chiếm chủ quyền, có nhiệm vụ tác chiến trọng tâm trọng điểm trong từng khu vực ngư trường. Sự hiển diện đồng thời của lực lượng quân sự, công vụvà dân sự sẽ tạo sức ép mạnh mẽ lên đối phương, thời gian tiến hành chiến dịch lấn chiếm chủquyền sẽ kéo dài hơn, có thể nhiều tháng, khu vực ngăn cản sẽ rộng hơn có thể lên đến hàng trăm dặm vuông.
3- Triển khai vùng nhận dạng phòng không ADIZ trên biển Đông, mục đích chủ yếu là tạo cơ sởpháp lý phi pháp để gây xung đột trên bầu trời, đe dọa an ninh hàng không, khống chế không gian trên biển Đông, từng bước tăng cường mật độ bay của các phương tiện bay đường không hỗ trợ lực lượng xung kích trong lấn chiếm chủ quyền và gây căng thẳng cho các phương tiện bay biển của các nước láng giềng, từng bước giới hạn hoạt động của không quân Mỹ.
4- Đẩy mạnh tuyên truyền về chủ quyền lịch sử của Trung Quốc trong nước và trên thế giới, trong đó lấy mục tiêu trong nước là chủ yếu. Từ những bài học về chủ nghĩa dân tộc của các cuộc xung đột trên toàn cầu, dựa trên cơ sở có dân số bằng 1/6 thế giới, bỏ qua Luật pháp quốc tế, Bắc Kinh tiến hành liên tiếp các chiến dịch tuyên truyền về chủ quyền “lịch sử” Trung Quốc và tính cực đoan của nó (từ lịch sử ảo về Con đường Tơ lụa, những vùng đất có chủquyền hàng nghìn năm, đại quốc và phiên thuộc, chiến tranh Nha phiến, chiến tranh Trung Nhật, đại chiến thế giới lần thứ II...) từng người dân Trung Quốc tự cho mình là một dân tộc Thiên triều, các doanh nghiệp Trung Quốc đều sử dụng nguồn gốc xuất xứ là “mainland”. Kết quả là các ngư dân Trung Quốc cho rằng mình có quyền trên hầu hết các vùng nước Tây Thái Bình dương (tấn công tàu Hải cảnh và sĩ quan Hải cảnh Hàn Quốc, đâm húc tàu Hải tuần Nhật Bản, tấn công tàu Mỹ, tấn công tàu Philiphine, sẵn sàng tấn công tàu cá Việt Nam, thậm chí đâm chìm...
Bản chất thật sự
Nhận định tổng quan về chiến lược “bành chướng hòa bình” cho thấy: Trung Quốc không hy vọng, không quá quan tâm đến việc Tòa án quốc tế hay Truyền thông thế giới có công nhận đường “lưỡi bò” hay không, mà chú trọng là người Trung Quốc có thừa nhận hay không? Những xung đột với láng giềng không nhằm mục đích nào khác ngoài việc chứng minh cho các nước châu Á biết sự hiển diện của một thế lực hùng mạnh, sẵn sàng chiến tranh như các tướng lĩnh, học giả vẫn thường tuyên bố trên thời báo Hoàn Cầu và các trang báo khác như: … “thế năng chiến tranh trên Biển Đông là rất lớn nên đánh một trận nhỏ để không có trận lớn” hay "Trỗi dậy hòa bình không mâu thuẫn với sử dụng vũ lực, bảo vệ chủ quyền có thể nổ súng", tương tự như vậy, Tờ South China Morning post ngày 15/1 đã đưa tin: các quan chức Quân giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) vừa tuyên bố rằng quân đội nước này đã chuẩn bị sẵn sàng cho chiến tranh trong bối cảnh căng thẳng với Nhật Bản. Ngày 31/10, Dương Vũ Quân, Thượng tá - người phát ngôn Bộ Quốc phòng Trung Quốc đa nói, "Bắc Kinh không sợ chiến tranh và Nhật Bản hãy tự lượng sức mình".
Tàu cá vỏ sắt Trung Quốc và các tàu hộ vệ
Sử dụng lực lượng ngư dân, các phương tiện dân sự như “giàn khoan, đảo nhân tạo...” tàu vận tải, công vụ và hải quân, Bắc Kinh gây xung đột với tất cả các nước láng giềng theo nguyên tắc “Al Capone” đồng thời với những gói tài chính hấp dẫn nhằm từng bước cưỡng chế các nước phải đàm phán “song phương” để thỏa thuận những hợp tác kinh tế trên biển Đông theo ranh giới của đường 9 đoạn mà từ đó, Trung Quốc sẽ chứng minh quyền lực của mình trong vùng nước họ tự vẽ ra. Chính vì vậy, đường 9 đoạn hoàn toàn không có một địa danh, 1 tọa độcụ thể nào, nhưng theo từng bước, nó sẽ được hiện thực hóa bằng các vùng ngư trường “truyền thống lịch sử”, "khảo cổ học Hoàng Sa", “dấu vết của Con đường tơ lụa”, những đảo nhân tạo, hoặc những dàn khoan dầu....nếu các nước không đồng thuận, chiến thuật sẽ là các chiến dịch ồ ạt đưa hạm đội tàu cá, tàu dịch vụ đa dụng, hải giám, ngư trình....với một lực lượng chiến hạm vượt trội gấp nhiều lần, sẵn sàng xung đột va chạm đẩy lùi đối phương, và cũng sẵn sàng cho “xung đột không chủ ý” "chiến tranh giới hạn”.
Haiyang Shinyou 981 trở về Hải Nam, những báo cáo tổng kết của nhóm diều hâu sẽ cho thấy kết quả tốt đẹp: lực lượng tàu cá, tàu vận tải – công vụ, tàu hải giám đã đảm bảo vùng an toàn trong phạm vi bán kính 10 – 12 hải lý, đã khoan thăm do đáy biển. Trong tương lai gần, nếu đảm bảo tốt hậu cần kỹ thuật, Trung Quốc có thể sẽ thực hiện các mô hình chiến thuật tương tự với thời gian kéo dài hơn, khu vực tác nghiệp sẽ rộng hơn, buộc các nước láng giềng phải đàm phán chia xẻ tài nguyên hay chiến tranh, trừng phạt kinh tế. Truyền thông thế giới không quan tâm nhiều, các siêu cường phản ứng nhạt nhòa và thời gian đang ủng hộ Bắc Kinh.
Một điều rất rõ nét là: tư tưởng chiến lược, tư duy chiến thuật đã hoàn toàn rõ ràng. Đồng thời những điểm mạnh, điểm yếu của chiến lược “bành trướng hòa bình” và chiến thuật “hồng kỳ rực biển Đông” cũng như sức mạnh thực tế của PLA đã bộc lộ đầy đủ. Đạt được mục đích hay không trong nhiều năm tới, hoàn toàn không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của Mainland.
Tham vọng độc chiếm biển Đông đã lên một vòng xoáy mới, Trung Quốc ngày càng hành động cực đoan, liều lĩnh hơn và liên tục đe dọa chiến tranh. Siêu cường thứ 2 thế giới muốn thử nghiệm cuồng vọng của mình lên các nước láng giềng. Họ đã sẵn sàng cho một cuộc chiến hay vẫn "dương Đông kích Tây"?
Cuộc chiến "hòa bình".
Đến thời điểm hiện nay, Trung Quốc được coi là 1 trong 4 thế lực kinh tế chính trị có ảnh hưởng lớn nhất trên trường thế giới (Mỹ, Trung Quốc, EU và Nga), đứng hàng thứ 2 trên thếgiới về kinh tế và đứng thứ nhất trên thế giới về thương mại xuất nhập khẩu. Về quân sự, nếu nói về số lượng và ngân sách quốc phòng, Trung Quốc đứng hàng thứ 2 trên thế giới. Rõ ràng, những yếu tố đó cộng với thời gian phát triển không dài đã cho Trung Quốc một vị thế đáng kểcũng như một tự tin thái quá. Trung Quốc cũng rất tin tưởng đã dung hòa được các mối quan hệ siêu cường trên cơ sở những sự kiện địa chính trị, dựa vào tình hình nóng bỏng Ukraina,
21.05. 2014 Hãng dầu Gazprom của Nga và Công ty Dầu khí Quốc gia Trung Quốc ký hợp đồng khí đốt có trị giá 400 tỷ đôla trong vòng 30 năm. Báo chí thế giới, Trung Quốc cho rằng một liên minh địa chính trị mới được hình thành.
Ngày 09.07.2014 Thứ 4 bắt đầu vòng 6 cuộc đối thoại chiến lược và kinh tế Mỹ - Trung cũng là lần thứ5 vòng tham vấn thượng định song phương. Mở đầu cuộc đối thoại, ông Tập Cận Bình đã phát biểu với nội dung: “..cuộc đối đầu Trung Mỹ có thể sẽ là thảm họa và “ cả hai nước cần phải tôn trọng chủquyền của nhau” "Hiện nay, cả hai nước cần phải đánh giá chính xác hơn tình hình hiện tại và suy nghĩ sáng tạo, để mở những chân trời mới trong hợp tác song phương", - Tập Cận Bình kết luận. Tổng thống Mỹ Barack Obama tuyên bố ghi nhận rằng Hoa Kỳ sẵn sàng xây dựng "mô hình mới" trong quan hệ với Trung Quốc, dựa trên sự hợp tác và đưa ra những giải pháp mang tính xây dựng cho tất cả các tranh chấp phát sinh. Cần nhớ là tổng kim nghạch thương mại Mỹ Trung là 520 tỷ đô la và Mỹkhông muốn mất đi những dự án đầu tư lớn ở Trung Quốc. Điều đó cho thấy, Bắc Kinh có thể hoàn toàn yên tâm trong những hành động của mình về việc đòi hỏi chủ quyền theo kiểu “gangxto” mà không sợ có những phản ứng cứng rắn từ phía 2 siêu cường còn lại.
Trong tình hình đó, những nước trong khối Đông Nam Á có tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc, bắt buộc phải có những động thái mạnh mẽ nhằm ngăn chăn hiểm họa “bãi cạn Scarborough”, ADIZ, hạm đội tàu cá hoặc HD 981 mà nếu xảy ra, sẽ chỉ có những phản đối chỉtrích trên công luận, những tuyên bố hùng hồn và không thể có một biện pháp trừng phạt nào của “Big Boss”. Đáp trả hành động của Bắc Kinh, thủ tướng Abe quyết liệt thay đổi chính sách hòa bình thụ động theo khuôn khổ của Hiến pháp Nhật Bản bằng chính sách phòng thủ tập thểvà khả năng sử dụng lực lượng phòng vệ ngoài Nhật Bản như một phương thức nhằm ngăn chặn từ xa xung đột biển Hoa Đông và biển Đông. Chính sách này góp một phần lớn vào việc giảm thiểu nguy cơ chiến tranh cục bộ nhưng không thể thay đổi Chiến lược “bành trướng hòa bình” và tư tưởng “Xung đột không chủ ý”. Mối quan hệ giữa các nước ASEAN vẫn chưa đủchặt chẽ và mạnh mẽ để phủ quyết các vu cáo chính trị và những tuyên bố “bảo kê” theo kiểu cấm “khai thác”, “cấm đánh bắt”. Những gói vay ưu đãi, đầu tư phát triển hạ tầng vẫn có sức lôi cuốn đáng kể để những tuyên bố tại các hội nghị thượng đỉnh hoàn toàn mang tính lên án và chỉtrích mạnh mẽ, một điều mà Bắc Kinh quá quen thuộc.
Sau động thái hạ đặt giàn khoan, Trung Quốc đã có những kinh nghiệm nhất định trong “bành trướng hòa bình”, không dừng lại ở đe dọa sử dụng vũ lực, Bắc Kinh sẽ tiếp tục những hành động cứng rắn đòi hỏi phi pháp chủ quyền. Một động thái mới có thể được đưa ra trong khi đại lục tiếp tục hoàn thiện hạ tầng cho các chiến dịch thực tế hơn. Khả năng nhiều nhất là thiết lập vùng ADIZ trên biển Đông, khác hơn so với ADIZ trên biển Nhật Bản, do nhận xét lực lượng không quân của Việt Nam và Philipine yếu hơn so với PLA, các hành động cực đoan theo kiểu đe dọa, cưỡng chế hoặc va chạm đều có thể diễn ra. Khi điều kiện cho phép, Trung Quốc sẽtiếp tục những chiến dịch gây hấn quy mô lớn, lấy tàu cá và các lực lượng dân sự làm chủ lực, tiếp tục tràn ngập các vùng nước thuộc chủ quyền của Việt Nam, Philipine, hạ đặt các giàn khoan với vùng ngăn chặn rộng hơn (từ 12 hải lý có thể lên đến 20, 30 hải lý bán kính), thời gian xâm hại chủ quyền cũng có thể sẽ kéo dài hơn, cho đến khi nào Trung Quốc có đủ điều kiện cắm chốt lâu dài trên một khu vực và các chỉ trích chính trị quốc tế cũng không thể làmảnh hưởng đến việc Trung Quốc vét cạn kiệt nguồn hải sản, trắng trợn khai thác tài nguyên và khẳng định tọa độ chính thức của đường “lưỡi bò”.
Cho đến thời điểm này, Bắc Kinh hoàn toàn tin rằng các nước Đông Nam Á không có chủtrương trấn áp mạnh mẽ lực lượng ngư dân xung kích xâm phạm chủ quyền, cũng không có khả năng như Nga sẵn sàng nổ súng trừng phạt các hành động vi phạm và đe dọa chiến tranh (việc PLA đưa tàu chiến xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế của nước khác rõ ràng là hành động đe dọa chiến tranh). Bắc Kinh cũng tự tin cho rằng: nếu xung đột xảy ra, với lực lượng không quân hải quân rất lớn của mình, họ có thể tiến hành một cuộc chiến trừng phạt chớp nhoáng, xâm chiếm mở rộng thêm các đảo khác trên Trường Sa, đánh thiệt hại nặng nề nền kinh tế của láng giềng, gây bất ổn chính trị cho đất nước đó và thoát ra bằng các cuộc đàm phán, đối thoại kéo dài không thời hạn. Đối với Bắc Kinh, đó đã là thắng lợi.
Chiến tranh vẫn là chiến tranh.
Rò ràng, khi Trung Quốc thực hiện “phát triển hòa bình” đó thực sự là một cuộc chiến phi hỏa lực nhưng có mục đích, mục tiêu, tư duy chiến dịch và hình thái chiến thuật rõ ràng. Đánh thắng cuộc chiến “bành trướng hòa binh” nhằm bảo vệ lợi ích, chủ quyền của quốc gia, dân tộc cần có sức mạnh tổng hợp của toàn dân, toàn quân, của cả hệ thống chính trị, hình thành các mặt trận đấu tranh quyết liệt mà lực lượng ngư dân, cảnh sát biển và kiểm ngư là lực lượng chủ chốt.
Thế trận phòng ngự toàn dân trên biển lớn là thế trận toàn dân giữ biển, đòi hỏi phải có được một góc nhìn tổng quan, toàn diện trên tất cả mọi lĩnh vực, từ công nghiệp hàng hải đến ngành thủy hải sản, từ lực lượng cảnh sát biển, chấp pháp trên biến đến các hệ thống thông tin, trinh sát, cảnh báo sơm, hậu cần, kỹ thuật và lực lượng quân đội (trong đó lực lượng phòng thủ bờbiển, hải quân, KQHQ và không quân là lực lượng chủ đạo). Hình thành hệ thống tổ chức, chỉhuy, trinh sát và điều hành chặt chẽ mọi hoạt động lúc bình yên hoặc xảy ra xung đột của tất cảcác ngành hoạt động trên biển bao gồm cả kinh tế và quốc phòng – an ninh.
Nhìn từ góc độ quân sự, lực lượng hạm đội tàu cá và yểm trợ công vụ, hậu cần kỹ thuật của Trung Quốc vượt trội hơn hẳn so với số lượng cũng như chất lượng các hải đoàn tàu cá Việt Nam, các tàu hải giám, ngư trình cũng có số lượng lớn hơn nhiều, hơn thế nữa. Trung Quốc cũng có những tàu dịch vụ có lượng giãn nước lớn. Ngư dân và công nhân Trung Quốc, bị thúc đẩy về nhu cầu kinh tế cũng như tư tưởng đại hán, khi hành nghề trên biển có tính manh động rất cao. Các tàu cá Trung Quốc sẵn sàng ngăn chặn, gây va chạm, chống lực lượng thi hành công vụ, tấn công các ngư dân bản địa. Không ngoại trừ các trường hợp quá khích, manh động nhằm gây những sự cố châm ngòi cho xung đột vũ trang.
Trong cuộc đấu tranh không cân sức, hàng hải Việt Nam buộc phải trở thành cường quốc biển khơi. Trước mắt, các hải đoàn ngư nghiệp cần có được hệ thống tổ chức theo đội hình tự vệBiển, có hệ thống chỉ huy chặt chẽ đồng bộ thống nhất, hình thành đội hình chiến đấu với sựyểm trợ nhanh chóng kịp thời của lực lượng tàu chấp pháp, cảnh sát biển và các lực lượng hỗtrợ khác.
Yếu tố then chốt trong hoạt động bảo vệ biển là hệ thống trinh sát cảnh báo sớm, hệ thống dựbáo khí tượng, thủy văn môi trường, trinh sát theo dõi tình hình hải sản trên các vùng nước, hệthống thông tin liên lạc mạnh, ổn định, liên tục thông suốt kết hợp với hệ thống radar cảnh giới vùng biển.
Điều kiện cơ bản là các tàu cá Việt Nam phải được hiện đại hóa, có sức mạnh và tính cơ động để có thể đương đầu với những tàu cá Trung Quốc có lượng giãn nước lớn và có thể nhanh chóng hình thành thế trận chống lại các đòn tấn công trực diện của các tàu đối phương. Một trong những ví dụ điển hình trong vụ HD981, do tính cơ động không cao, tàu cá ngư dân đã bịtàu vận tải của Trung Quốc đâm chìm. Những tình huống như vậy trong tương lai hoàn toàn có thể xảy ra.
Tàu Trung Quốc tấn công tàu cá Việt Nam.
Khi đối phương tổ chức các hải đoàn lớn thực hiện hành động khiêu khích trên biển Đông, đều có sự chuẩn bị cẩn trọng, thăm dò kỹ lưỡng thời tiết, khí hậu thủy văn môi trường, luồng cá, tình hình hoạt động của lực lượng chấp pháp đối phương, lực lượng tàu cá và các loại tàu khác, công tác tổ chức rất chu đáo và hệ thống chỉ huy, điều hành tác chiến trên biển cũng rất chuyên nghiệp. Song hành cùng với việc triển khai lực lượng, công tác tuyên truyền quảng bá đánh bóng hình ảnh và củng cố pháp lý (tự xưng) chủ quyền nhằm biện minh cho các hành động xung đột sau này cũng được đẩy mạnh, đặc biệt là công tác tuyên truyền cho ngư dân Trung Quốc (hội họp động viên, họp báo, băng cờ khẩu hiệu rất nhiều nhằm kích thích cao độtinh thần….).
Trên biển, gặp các hải đoàn láng giềng và các tàu chấp pháp, ngư dân Trung Quốc với sự yểm trợ của các tàu bán quân sự và quân sự, sẽ hành động theo phương châm lấy số lượng đểchèn ép lấn át, hoặc yêu cầu các tàu công vụ Trung Quốc tiến hành các hoạt động cưỡng bức, trong tình huống đặc biệt, có thể sẽ dẫn đến xung đột trên biển. Đây thực sự rất nguy hiểm (vụtấn công gây lên cái chết của một sĩ quan hàng hải Hàn Quốc, vụ đâm chìm tàu cá Việt Nam). Trong sự cố trên biển Senkaku và HD 981 súng phun nước và các phương tiện phi sát thương trực tiếp đã được sử dụng triệt để nhằm vô hiệu hóa lực lượng chấp pháp, hành vi này có thểdẫn đến việc sử dụng súng nước và các vũ khi phi sát thương công suất lớn với cả ngư dân và tàu cá thông thường, hơn thế nữa, Trung Quốc có thể sử dụng máy bay trực thăng gây áp lực dìm tàu cá ngư dân.
Trong mọi tình huống, kinh nghiệm của Senkaky và HD981 cho thấy, Trung Quốc thường sửdụng phương án bao vây tập trung, hành động cực đoan và liều lĩnh nhằm đe dọa trực tiếp những tàu nhỏ lẻ, gây tổn thất nghiêm trọng nhằm đe dọa, trấn áp tinh thân ngư dân và lực lượng chấp pháp các nước chủ quyền, ngăn chặn mọi nỗ lực tiếp cận mục tiêu với mục đích khiêu khích gây ra ra các hành động cực đoan. Nếu mục đích này không đạt được, sắp tới các thế lực diều hâu có thể mạnh tay hơn nữa trong hành động khiêu khích và vu cáo.
Trước một đối thủ có tiềm lực lớn hơn nhiều lần thì điểm yếu quan trọng nhất vẫn là vấn đề tiêu hao cơ sở vật chất và mục đích đạt được. Thông thường sẽ có mục đích trước mắt và mục đích lâu dài. Ví dụ: Nếu Trung Quốc đưa một cụm tàu đánh cá hàng trăm chiếc xâm nhập vùng nước Trường Sa, họ phải đặt mục tiêu trước mắt là: trụ vững trong khoảng thời gian nhất định và đánh bắt thành công ở mức độ nhất định, phương án tiếp theo sẽ là kéo dài thời gian đánh bắt và tăng cường lượng tàu thuyền có mặt trên vùng nước tranh chấp. Dĩ nhiên nếu mục đich trước mắt không thành công thì kế hoach tiếp theo sẽ loại trừ. Điều đó cho thấy, để ngăn chặn các hành động xâm phạm vùng nước chủ quyền, vấn đề đầu tiên là xác định rõ ý đồ chiến thuật của đối phương, duy trì lực lượng chấp pháp đủ mạnh để ngăn chặn khi đối phương tiếp cận khu vực chủ quyền, cơ động tập trung đủ lực lượng ngư dân đánh bắt trên vùng nước trước khi đối phương kịp tiếp cận ngư trường tranh chấp (do khoảng cách xa hơn). Dễ dàng nhận thấy, cụm tàu cá đối phương khi đã biết rõ lượng tàu chấp pháp đối phương đủ mạnh để can thiệp, lực lượng ngư dân lớn và có tổ chức, sẵn sàng đẩy lùi mọi âm mưu khiêu khích, cụm tàu cá Trung Quốc sẽ chỉ có 2 giải pháp: Một là tiếp tục đi vào vùng tranh chấp, tiêu hao xăng dầu do phải cơ động tránh tầu chấp pháp, nếu gây xung đột với ngư dân Việt Nam, họ sẽ phải đối đầu với lực lượng tương đương và không có hiệu quả kinh tế. Hai là vòng tránh và rút lui. Cả hai giải pháp đều gây tổn thất nặng nề về kinh tế, suy giảm nhiệt tình và lòng tin đại Hán.
Trong tất cả các hành động xâm hại chủ quyền, hình thái chiến thuật mới, sử dụng giàn khoan Haiyang Shinyou 981 với một hạm đội hỗn hợp là hành động liều lĩnh và manh động nhất của Bắc Kinh, với mục tiêu rõ ràng là sẵn sàng sử dụng vũ lực để tranh chấp chủ quyền. Lực lượng tàu cá tham gia cũng lớn nhất, có lúc vượt con số 50. Bằng việc tuyên bố khoan thăm dò, nếu điều kiện thuận lợi, chắc chắn HD981 sẽ cắm chốt lâu dài. Trong cuộc đối đầu với lực lượng chấp pháp và ngư dân Việt Nam, mọi thủ đoạn vô nhân tính đã được các tàu Trung Quốc sửdụng với mục đích khiêu khích và kích động xung đột. Theo quan điểm của các diều hâu, từchiến dịch HD 981 có thể sẽ rút ra các bài học kinh nghiệm và sẵn sàng cho một lần hạ đặt khác với quy mô lớn hơn, khu vực hoạt động cũng sẽ rộng hơn và số lượng tàu cũng sẽ lớn hơn. Điểm yếu cơ bản trong hành động lần này chính là sự tổn thất nặng nề về cở sở vật chất, hậu cần kỹ thuật, suy giảm đáng kể vị thế chính trị trên trường quốc tế dù đã lựa chọn thời điểm thế giới đang bận rộn với Ukraina. Sự hiển diện của một lực lượng hỗn hợp lớn đòi hỏi một hình thái chiến thuật, một phương pháp tiếp cận mới dựa trên cơ sở sức mạnh ngăn chặn ngay từ khi phát hiện ý đồ của đối phương.
Ngăn chặn những hành động kiểu 981, cần phát triển lực lượng chấp pháp đầy đủ sức mạnh, bao hàm cả sức mạnh va chạm và hỏa lực, lực lượng tàu cá hùng hậu, mạnh mẽ, có tổ chức chặt chẽ. Khi đối phương bắt đầu triển khai lực lương, các cơ quan chức năng cần phải bám sát, phát hiện được ý đồ của đối phương. Trong quá trình đội tàu hỗn hợp cơ động trên vùng biển quốc tế, mọi hành vi phải được theo dõi đánh giá kỹ lượng, đồng thời hình thành một cụm lực lượng hợp thành gồm nhóm tàu chấp pháp, tàu dịch vụ và lực lượng tàu cá sức mạnh. Lực lượng hợp thành này phải ngăn chặn ngay từ phút đầu tiên đối phương xâm nhập vùng đặc quyền kinh tế, kiên quyết bám sát tấn công địch ngày đêm, buộc đối phương phải đối phó liên tục trong thời gian dài, từ nhiều hướng khác nhau. Các tàu có trọng tải lớn như tàu vận tải, tàu dịch vụ tàu chấp pháp phải đủ mạnh đề buộc đối phương triệt để sử dụng lực lương ngăn chặn, tiêu hao nhiên liệu, cơ sở vật chất và sức người. Từ quan điểm tư duy chiến thuật của Trung Quốc, khi triển khai lực lượng, nếu gặp sự chuẩn bị sẵn sàng với tiềm lực tương đương và lớn hơn, thấy được nguy cơ thất bại, các diều hâu Bắc Kinh sẽ buộc phải có những giải pháp an toàn như thay đổi kế hoạch hoặc rút lui.
Nguy cơ xung đột vũ trang “không chủ ý”.
Trong những năm vừa qua, nhiều diều hâu hiếu chiến đưa ra những tuyên bố sặc mùi chiến tranh, một số học giả quốc tế cũng đưa ra các so sánh lực lượng và cho rằng, nếu xảy ra xung đột, hải quân PLA có thể dành được thắng lợi trong một cuộc chiến chớp nhoáng. Những có lẽhọ quá vội vàng, Trung Quốc có thể gây chiến với Mỹ, Philiphine....nhưng không thể thắng được Việt Nam, dù chỉ là tấn công chớp nhoáng.
Dành thắng lợi trong một cuộc chiến, dù là chớp nhoáng, phải hội tụ đầy đủ các yếu tố thắng lơi: đó là binh lực vượt trội, tình hình thế giới thuận lợi, địa chính trị thuận lợi cho tiến hành cuộc chiến và yếu tố tư tưởng chính trị tinh thần của cả hai bên. Trong hàng nghìn năm lịch sử, Trung Quốc ngay cả trong điều kiện thuận lợi nhất năm 1979 cũng chưa dành được thắng lợi. Từ năm 1974 đến nay, Trung Quốc đã hơn 4 lần lợi dụng tình hình khó khăn cực độ để tiến hành các cuộc chiến ngắn ngủi xâm lược Việt Nam, người Việt không một ai quên điều này.
Binh lực: So sánh tổng quan, PLA vượt trội hơn Việt Nam về vũ khí và phương tiện chiến tranh, trong một cuộc chiến quy ước, có thể thành công. Nhưng trong một cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, mọi yếu tố đều thay đổi. Vũ khí, phương tiện chiến tranh của Trung Quốc chưa đủđể giáng đòn tập kích tổng lực theo kiểu NATO ở Kosovo và còn rất lâu nữa PLA mới có đủkhả năng tiến hành một chiến dịch tương tự như Linebacker II, với thế trận phòng thủ bờ biển và hải đảo của Việt Nam trên biển Đông, tất cả các hạm tàu của Trung Quốc đều nằm trong tầm hỏa lực của tên lửa bờ biển các loại, đảo Hải Nam, đảo Phú Lâm mà Trung Quốc xâm chiếm nằm trong tầm tấn công của tên lửa đạn đạo và máy báy ném bom Tu 22. Phòng không – Không quân Việt Nam có năng lực tác chiến rất cao, hơn thế nữa, PLA không có những kinh nghiệm chiến đấu tiến công như quân đội Mỹ.
Địa chính trị: Để có được cơ hội sử dụng vũ lực, Trung Quốc cần một điều kiện tối ưu nhưtình huống đối với Việt Nam vào năm 1979 – 1991. Vị thế của Việt Nam hiện nay đã khác rất nhiều, sự ổn định về chính trị đã được củng cố vững chắc, đó là điều mà Trung Quốc không dám manh động.
Chiến lược – chiến thuật. Từ góc độ cao hứng, một số Hảo hán Lương sơn trên tờ Hoàn Cầu có để xuất những ý đồ chiến dịch theo kiểu tốc chiến tốc thắng, “dạy một bài học đau đớn" với tư tưởng sử dụng triệt để vũ khí chính xác, quân số đông và sức cơ động cao, tấn công trên cả hai hướng từ đất liền và trên biển trong một chiến dịch tổng lực ngắn ngày (chiến tranh hạn chế). Một số tỉnh táo hơn đề xuất giải pháp sử dụng hỏa lực chính xác phá hủy tiềm lực quân sự và kinh tế, đánh chiếm một số đảo (có người cho rằng có thể chiếm tất cả) sau đó tiến hành đàm phán song phương buộc Việt Nam chấp nhận chủ quyền. Nhóm diều hâu thứ ba hòa bình hơn, dự kiến sẽ xảy ra xung đột “không chủ ý” nhự vụ tàu Cheonan Hàn Quốc, các chiến hạm Trung Quốc sử dụng hỏa lực mạnh tấn công khiêu khích,(đánh chìm một vài tầu công vụ) buộc Việt Nam phải chấp nhận từng bước yêu sách của mình. Thực tế, cả 3 phương án đều có hậu quả rất xấu, nhưng không có nghĩa là Bắc Kinh không liều.
Phương án 1. Xung đột trên biển, Trung Quốc tiến hành cuộc chiến chớp nhoáng tổng lực trên đất liền và trên biển. Điều này có nghĩa là sẽ tổn thất một số lượng binh lực rất lớn, hậu quả sẽlà thảm họa cho đất nước Trung hoa do bị cô lập trên trường quốc tế và trở thành kẻ xâm lược.
Phương án 2. Cuộc chiến dồn nén thời gian. Để thực hiện được điều này, do không có nhiều tàu sân bay, Trung Quốc phải tập trung binh lực ở khu vực Hoàng Sa, ý đồ chiến dịch hoàn toàn phơi bày. Khi Trung Quốc bắt đầu tập kích là lúc hỏa lực Việt Nam sẽ bịt kín cửa ra của đảo Hải Nam và dội lửa vào vài km2 của đảo Phú Lâm, Hải quân Trung Quốc phải cơ động chiến đấu ra ngoài biển lớn trong không gian rộng hơn và chịu sự tấn công từ nhiều hướng trên toàn bộ tuyến phòng thủ bờ biển dài hơn 3000 km, lực lượng tên lửa cơ động đa chủng loại và không quân hải quân sẽ gây khó khăn nghiêm trọng cho hạm đội của PLA, Hải quân Việt Nam đổ bộ chiếm lại Hoàng Sa do khoảng cách gần Trung Quốc cũng không có nhiều hy vọng chiếm thêm đảo ở Trường Sa, quân dân Việt Nam đã chuẩn bị kỹ lưỡng chống đổ bộ từ năm 1988. Cuộc chiến kéo dài hơn dự kiến, Nhật Bản, Philiphine sẽ đóng 2 cánh cửa ra biển lớn, cắt đường ống dẫn dầu và nền kinh tế Trung Quốc thành quân bài lật ngửa để đàm phán đa phương.
Phương án 3. Xung đột không chủ ý (khả thi hơn cả). Nếu xung đột xảy ra khi tàu Trung Quốc đâm nát tàu Việt Nam và mở bạt che súng đe dọa, tình huống sẽ xảy ra theo kiểu “sự kiện Vịnh Bắc Bộ”. 5 tàu Trung Quốc có thể hy vọng sẽ vô tình dìm được vài tàu công vụ Việt Nam. Nhưng sự kiện HD 981 đã làm thay đổi tất cả, mọi chiến hạm dù lớn hay nhỏ của Trung Quốc khi cơ động trên biển Đông đều nằm trong tầm ngắm của lực lượng tên lửa bờ biển các loại. Nếu Trung Quốc vô tình khai hỏa, thì chỉ trong thời gian tính bằng phút, một số lượng không nhỏ hạm tàu PLA sẽ thành bảo tàng lịch sử. Và tất nhiên ông Tập không còn con bài nào ngang cơ với Nhật Bản, chưa thể nói về Mỹ.
Như vậy, thực tế đến thời điểm này, nếu những cái đầu nóng ở Thiên An Môn không quá mất tỉnh táo, phương án duy nhất của Trung Quốc nhằm lấn chiếm chủ quyền không có gì khác hơn là khiêu khích, gây hấn và đe dọa sử dụng vũ lực. Cuộc đấu tranh gìn giữ chủ quyền chống lại chiến lược “bành trướng hòa bình” còn kéo dài với nhiều thủ đoạn và âm mưu. Nhưng Bắc Kinh không bao giờ từ bỏ mục đích thống trị biển Đông, khi điều kiện thuận lợi Trung Quốc sẽ tiến hành các biện pháp cực đoan hơn nữa (không loại trừ việc sử dụng vũ lực) để đạt được sựhình thành một đế chế đại dương mới, nguy hiểm hơn cho hòa bình ổn định khu vực. Những âm mưu, thủ đoạn và biện pháp thực hiện, thể hiện trong giai đoạn vừa qua buộc các láng giềng của Trung Quốc phải phát triển công nghiệp quốc phòng hải dương, xây dựng lực lượng vũ tranh hùng mạnh, đủ sức bảo vệ toàn vẹn chủ quyền lãnh thổ và lợi ích của quốc gia dân tộc.
Trịnh Thái Bằng
http://www.quocphonganninh.edu.vn/Trangchủ/tabid/195/catid/539/item/2901/chien-luoc-banh-truong-hoa-binh---de-doa-chien-tranh-va-xung-dot-khong-chu-y-phan-iii.aspx
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét