Thứ Bảy, 13 tháng 9, 2014

Vũ khí Ấn Độ khiến Trung Quốc 'run sợ' có sang Việt Nam?

Gần đây báo chí toàn cầu đăng tải 5 loại vũ khí của Ấn Độ, Mỹ mà Trung Quốc 'run sợ' và ngược lại. Hiện Việt Nam đang xem xét vũ khí của Ấn Độ trên cơ sở hợp tác quốc phòng hai nước.
Sáng 9/7, Hội thảo Công nghiệp Quốc phòng Việt Nam-Ấn Độ diễn ra tại Hà Nội lần thứ nhất nhằm tăng cường hợp tác QP giữa hai nước. Thông tin này cũng là một quan tâm lớn của báo giới Trung Quốc.
Tên lửa chống hạm BrahMos phóng từ tàu chiến Ấn Độ
Tên lửa chống hạm BrahMos phóng từ tàu chiến Ấn Độ.
Đến dự Hội thảo có Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, bà Pri-ti Xa-ran, Đại sứ Ấn Độ tại Việt Nam, đại diện các cơ quan Bộ Quốc phòng cùng nhiều doanh nghiệp, cơ sở công nghiệp quốc phòng của hai nước.
Phát biểu khai mạc, Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh nhấn mạnh, Hội thảo diễn ra trong bối cảnh quan hệ đối tác chiến lược Việt Nam-Ấn Độ, trong đó có lĩnh vực hợp tác quốc phòng, đang phát triển tốt đẹp. Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh đề nghị thông qua Hội thảo lần này, các doanh nghiệp hai nước chủ động cung cấp thông tin giới thiệu về năng lực, các lĩnh vực mỗi doanh nghiệp có thế mạnh nhằm tăng cường hiểu biết lẫn nhau, tạo điều kiện cho việc tìm kiếm các cơ hội hợp tác trong tương lai.

Máy bay chiến đấu tàng hình Sukhoi T-50 của Nga có nhiều điểm tương đồng với máy bay FGFA của Ấn Độ. Đây là 1 trong 5 loại vũ khí được cho là có thể khiến trung Quốc run sợ
Máy bay chiến đấu tàng hình Sukhoi T-50 của Nga có nhiều điểm tương đồng với máy bay FGFA của Ấn Độ. Đây là 1 trong 5 loại vũ khí được cho là có thể khiến trung Quốc run sợ.
Hội thảo được coi là cơ hội kết nối cho các cơ sở, doanh nghiệp công nghiệp quốc phòng của Việt Nam và Ấn Độ gặp gỡ, tìm hiểu nhu cầu và giới thiệu các thế mạnh của mỗi bên, cùng đi sâu trao đổi các biện pháp phát triển hợp tác, đem lại lợi ích thiết thực cho các doanh nghiệp, tạo nhiều cơ hội việc làm cho người lao động hai nước, đưa nền công nghiệp quốc phòng Việt Nam và Ấn Độ ngày càng phát triển, vì hòa bình, phát triển phồn vinh của mỗi nước cũng như của khu vực và trên thế giới.
Tàu ngầm hạt nhân lớp Arihant của Ấn Độ - một trong 5 lại vũ khí có thể khiến Trung Quốc run sợ
Tàu ngầm hạt nhân lớp Arihant của Ấn Độ - một trong 5 lại vũ khí có thể khiến Trung Quốc run sợ.
Báo Trung Quốc 'nhòm ngó' hợp tác quốc phòng Việt, Ấn
Truyền thông Trung Quốc mới đây đã đăng tải những thông tin bày tỏ sự quan tâm lớn tới hợp tác quốc phòng Việt Nam, Ấn Độ.
Mạng Thông tin Công nghệ Quốc phòng Trung Quốc viết: “Ấn Độ sẽ cung cấp một khoản vay trị giá 100 triệu USD cho Việt Nam dùng để mua vũ khí trang bị quốc phòng của Ấn Độ”.
Ấn Độ đã cung cấp linh kiện, phụ tùng để Việt Nam duy trì các tàu hộ vệ săn ngầm Petya
Ấn Độ đã cung cấp linh kiện, phụ tùng để Việt Nam duy trì các tàu hộ vệ săn ngầm Petya.
Thủ tướng Ấn Độ cho biết, khoản vay này phản ánh mối quan hệ hợp tác chiến lược ngày càng được tăng cường giữa hai nước Ấn Độ và Việt Nam.
Mặc dù chưa có công bố chi tiết, nhưng theo báo chí Ấn Độ, Việt Nam có kế hoạch mua 4 tàu tuần tra của Ấn Độ. Trong khoản mua sắm quốc phòng trị giá 100 triệu USD, còn bao gồm việc Ấn Độ tiếp tục hỗ trợ huấn luyện và hiện đại hóa lực lượng quốc phòng và an ninh của Việt Nam.
Trước đó, hợp tác quốc phòng giữa Ấn Độ và Việt Nam chủ yếu tập trung vào phương diện mua sắm linh kiện và phụ tùng thay thế của trang thiết bị quân sự Liên Xô cho các tàu hộ vệ lớp Petya và tàu cao tốc tên lửa Osa-II.
Ngoài ra, Ấn Độ còn tham gia cung ứng nhiều linh kiện phụ tùng máy bay (có thể là MiG-21), tên lửa tầm ngắn do Nga chế tạo có trong biên chế Việt Nam.
Tàu khu trục tàng hình lớp Kolkata của Ấn Độ - một trong 5 loại vũ khí có thể khiến Trung Quốc run sợ
Tàu khu trục tàng hình lớp Kolkata của Ấn Độ - một trong 5 loại vũ khí có thể khiến Trung Quốc run sợ.
“Đặc biệt, Ấn Độ sẽ đảm bảo huấn luyện việc tiếp nhận và bảo dưỡng 6 tàu ngầm lớp Kilo mà Nga bán cho Việt Nam”, báo chí Trung Quốc cho biết.
Mạng Thông tin Công nghệ Quốc phòng Trung Quốc nhận định, Ấn Độ sẽ tiếp tục những hành động này, tăng cường quan hệ hợp tác với các nước Đông Nam Á và kìm hãm tầm ảnh hưởng của Trung Quốc tại khu vực này.
Soi vũ khí Ấn Độ có thể phù hợp với Việt Nam
Việt-Ấn ngày càng có nhiều sự hợp tác về quốc phòng, không loại trừ khả năng trong tương lai chúng ta sẽ mua vũ khí do Ấn Độ sản xuất.
Trong nhiều năm qua, Ấn Độ luôn giữ danh hiệu là quốc gia nhập khẩu nhiều vũ khí nhất thế giới. Tuy nhiên, ít ai biết rằng nền công nghiệp quốc phòng Ấn Độ đang ngày một mạnh mẽ hơn với tham vọng vươn ra thế giới
Trong nhiều năm qua, Ấn Độ luôn giữ danh hiệu là quốc gia nhập khẩu nhiều vũ khí nhất thế giới. Tuy nhiên, ít ai biết rằng nền công nghiệp quốc phòng Ấn Độ đang ngày một mạnh mẽ hơn với tham vọng vươn ra thế giới.
Thực tế, hiện nay Ấn Độ đã sở hữu một danh sách dài các loại vũ khí nội địa do nước này tự sản xuất có tiềm năng lớn dành cho xuất khẩu gồm: máy bay chiến đấu hạng nhẹ Tejas; hệ thống tên lửa phòng không Akash; tên lửa đạn đạo chiến thuật tầm ngắn Prahaar và tên lửa hành trình chống tàu tốc độ siêu thanh BrahMos. Và những vũ khí này rất có thể phù hợp với Việt Nam.
Trong đó, Tejas là mẫu tiêm kích đa năng hạng nhẹ do Cục Phát triển Hàng không không gian (ADA) thiết kế và Tập đoàn Hindustan Aeronautics Limited (HAL) sản xuất với mục tiêu thay thế tiêm kích đánh chặn huyền thoại MiG-21. Đáng lưu ý là Việt Nam đang trong quá trình loại biên chế dần tiêm kích MiG-21 đã hết hạn sử dụng và Tejas có thể là ứng viên sáng giá để đảm nhiệm vai trò của MiG-21 trong Không quân Việt Nam.
Trong lực lượng tên lửa đối đất, Việt Nam đang sở hữu bệ phóng và các tên lửa đạn đạo chiến thuật tầm ngắn Scud do Liên Xô sản xuất. Tuy nhiên, sau nhiều năm sử dụng thì Scud đã khá lạc hậu về nhiều điểm và Prahaar của Ấn Độ có thể là lựa chọn phù hợp để thay thế. Prahaar là hệ thống tên lửa đạn đạo chiến thuật tầm ngắn được đánh giá là có giá cả phải chăng, phản ứng nhanh, độ chính xác cao.
Đạn tên lửa của hệ thống Akash nặng 720kg, dài 5,78m, tốc độ Mach 2,5, tầm bắn khoảng 30km, đánh chặn mục tiêu ở độ cao 18km. Hiện nay, Việt Nam đang trong quá trình hiện đại hóa hệ thống tên lửa phòng không (thay thế tên lửa S-75, S-125) và Akash trong tương lai gần có thể là ứng viên phù hợp.
BrahMos đã được phát triển thành công các biến thể phóng từ tàu chiến, trên đất liền và đang chuẩn bị thử nghiệm phóng từ Su-30MKI. Đáng lưu ý, các máy bay Su-30MK2 của Việt Nam có cùng khung thân với Su-30MKI, do đó nó hoàn toàn có thể tích hợp BrahMos.

Rõ ràng, BrahMos là thứ vũ khí mà có khả năng cao nhất có thể xuất khẩu trong trang bị của Quân đội Việt Nam. Thực tế, từ cuối năm 2013 đã có thông tin Việt Nam bày tỏ việc muốn sở hữu tên lửa siêu thanh BrahMos, tuy nhiên sau đó phía Ấn Độ đã bác bỏ thông tin này.
P.V (Tổng hợp)
http://www.tamguong.vn/phang/675992/Vu-khi-An-Do-khien-Trung-Quoc-run-so-co-sang-Viet-Nam-tpot.html

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét