Âm mưu của Trung Quốc là biến thương cảng hợp tác xây dựng trên đất Nga thành quân cảng để tấn công tập hậu Nhật Bản.
Hạm đội Thái Bình Dương của Nga (vladtime.ru) |
Hải cảng trên bờ biển Nhật Bản mà Nga và Trung Quốc định cùng nhau xây dựng chắc chắn là có lợi cho Nga, cụ thể là để xuất khẩu dầu mỏ và khí đốt từ Siberia. Còn những giải thích của Trung Quốc về việc “đa dạng hóa nhà cung cấp” lại không thyết phục được tác giả trên trang Japan Business Press. Theo quan điểm của tác giả này, Trung Quốc cuối cùng sẽ biến hải cảng này thành căn cứ quân sự để tấn công tập hậu Nhật Bản.
Báo chí Nga và Trung Quốc, hai nước này đã khởi động dự án xây dựng thương cảng lớn nhất Đông Bắc Á trên phần bờ biển Nhật Bản ở Nga. Cảng sẽ có thể thông quan 60 triệu tấn hàng một năm và có thể sánh với các cảng lớn nhất của châu Âu như Immingham của Anh và Le Havre của Pháp, nhà xã hội học chuyên ngành quân sự Jun Kitamura viết trên trang Japan Business Press.
Về mặt chính thức, mục tiêu của Nga là xây dựng các điểm xuất khẩu dầu khí từ Siberia sang các nước châu Á, còn Trung Quốc thì dự định bằng cách đó đa dạng hóa các nguồn cung nhiên liệu. Vị trí chính xác của cảng chưa được thông báo, nhưng nó sẽ cách biên giới Nga-Trung 18 km và không xa CHDCND Triều Tiên. Theo dự đoán của Kitamura, cảng này có lẽ nằm đâu đó trong vịnh Posyet.
Jun Kitamura cho biết, vịnh Posyet từng là một phần của vương quốc Bột Hải (thế kỷ VII-X). Hồi đó, nước này đã cử các sứ thần sang Nhật Bản, họ đã đi bằng thuyền xuất phát từ chính vịnh này. Thời Thanh, khu vực này có tên là Ngoại Mãn Châu Lý, nhưng trong các cuộc chiến tranh thuộc địa thế kỷ XIX, nó đã lọt vào tay Nga và sau này là một phần của Liên Xô, sau đó là Liên bang Nga. Ngày nay, ở vịnh Posyet có 2 thương cảng.
Báo chí có nói đến việc “tăng cường quan hệ hợp tác trong lĩnh vực năng lượng và phát triển hạ tầng”. Với Nga, cái này còn có lý. Trong số các cảng không bị đóng băng của vùng Viễn Đông, Nga có thể sử dụng các cảng Vladivostok và Nakhodka (cho dầu mỏ) và cảng Vostochny (cho than). Nhưng chúng quá nhỏ trong viễn cảnh gia tăng khai thác dầu và khí ở Siberia, do đó, dự án chung với Trung Quốc ở Viễn Đông là cơ hội hiếm có.
Còn về tuyên bố đa dạng hóa nguồn cung của Trung Quốc, thì Kitamura cho rằng, điều đó “gần như không có ý nghĩa”. Đối với Trung Quốc, quốc gia đang nhập khẩu nhiên liệu bằng đường biển từ châu Phi và Cận Đông, chắc chắn có nguy cơ là trong trường hợp chiến tranh, quân Mỹ sẽ cắt đứt con đường này. Bởi vậy, họ đang đa dạng hóa các nguồn cung khi nhập khẩu dầu khí qua các tuyến đường ống từ Trung Á, Iran, Pakistan, Myanmar và các nước khác. Trung Quốc đã ký với Nga các hợp đồng dài hạn cung cấp trực tiếp dầu khí từ Nga qua các đường ống.
Rõ ràng là nhận dầu hay than ở cảng hiện có Đại Liên là tốt hơn nhận ở vịnh Posyet, sau đó vận chuyển qua biên giới Nga-Trung. Hơn nữa, để đặt tuyến đường ống từ vịnh Posyet qua biên giới chung sang Trung Quốc, sẽ còn phải phát triển hạ tầng đường sá-giao thông, đòi hỏi Trung Quốc phải đầu tư lớn. Từ đó, Kitamua đánh giá “đa dạng hóa nguồn cung” là cách lý giải đáng ngờ và nghĩ đến các nguyên nhân có tính quân sự.
Trong thế kỷ XIX, Trung Quốc đã mất đi một phần khu vực Primorie (thuộc Nga hiện nay) nhìn ra biển Nhật Bản. Nếu như hạm đội Trung Quốc hoạt động tại vùng biển này thì nó sẽ buộc phải tiến đến đó hoặc qua eo biển Triều Tiên, hoặc qua eo biển Tsugaru, hoặc qua eo biển La Pérouse. Trong tất cả các trường hợp, hạm đội Trung Quốc sẽ lọt vào tầm mắt của Lực lượng Phòng vệ Nhật, và trong tình huống chiến tranh, tên lửa Nhật từ mặt đất, mặt biển hay trên không sẽ dễ dàng đánh chìm các tàu Trung Quốc.
Từ góc độ Nhật Bản, nếu như không để các tàu Trung Quốc xâm nhập biển Nhật Bản thì biển này cơ bản là an toàn cho tất cả các quân binh chủng Nhật di chuyển. Đồng thời, quân Nhật cũng sẽ có thể từ các tàu của mình bắn tên lửa vào các mục tiêu quan trọng chiến lược trên lãnh thổ Trung Quốc. “Vì thế từ góc độ quân đội Trung Quốc, để ngăn cản đòn đánh trả của Nhật thì tuyệt đối không được để biển Nhật Bản vẫn là “biển mà Nhật có thể dễ dàng kiểm soát bằng quân sự”.
Dĩ nhiên là Lực lượng Phòng vệ Nhật hiện hoàn toàn không có khả năng đánh trả vào lãnh thổ Trung Quốc, nhưng quân đội nước nào cũng phải tính đến các khả năng tương lai. Bởi vậy, âm mưu của giới quân sự Trung Quốc một điểm tựa trên bờ biển Nhật Bản - ở vịnh Posyet - là hoàn toàn tự nhiên.
Hiện tại, chỉ có Hạm đội Thái Bình Dương của Nga và hải quân CHDCND Triều Tiên có các quân cảng trên biển Nhật Bản, nhưng họ không phải là mối đe dọa nghiêm trọng đối với Nhật. Nguy cơ chủ yếu hiện nay đối với hạm đội Nhật là các tàu ngầm hạt nhân của hạm đội Nga, nhưng chúng đóng ở Petropavlovsk-Kamchatky trên bán đảo Kamchatka. Ở Vladivostok, cũng chỉ có các tàu nổi. Bởi vậy, các tàu chiến Nhật và Mỹ có thể trong điều kiện tương đối an toàn tuần tra biển Nhật bản và theo dõi Trung Quốc, cũng như các vụ phóng tên lửa từ CHDCND Triều Tiên.
Nhưng nếu như hạm đội Trung Quốc biến được vịnh Posyet thành cứ điểm của mình, thì mọi thứ sẽ dễ dàng đối với họ, kể cả khi Nhật Bản bất thần phong tỏa 3 eo biển và biến Nhật Bản thành “ao”. Còn dễ tưởng tượng hơn nữa việc trong hoàn cảnh đó sẽ phải soạn thảo các kế hoạch đối kháng hải quân với Trung Quố không chỉ ở biển Hoa Đông, mà cả ở biển Nhật Bản, mà những chi phí để làm việc đó thì hải quân Nhật và Mỹ không thể gánh nổi.
Nguồn: RT, Japan Business Press, MI, 19.9.2014.
http://vietnamdefence.com/Home/phantich/Trung-Quoc-xay-quan-cang-o-Nga-de-danh-tap-hau-Nhat-Ban/20149/53987.vnd
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét