Thứ Bảy, 13 tháng 9, 2014

Bí mật 6 'bảo bối' Nhật Bản tặng Việt Nam

Nhật Bản quyết định tặng Việt Nam 6 tàu tuần duyên nhằm giúp ta tăng cường khả năng tự vệ và bảo chủ quyền biển đảo. Tuy nhiên, cụ thể Nhật Bản sẽ tặng 'bảo bối' nào vẫn chưa rõ.
Thông tin Nhật Bản cung cấp 6 tàu tuần tra biển cho Việt Nam là một tin vui đã được biết từ trước. Bên lề diễn đàn Đối thoại Shangri-La, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam - Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh đã manh nha về vấn đề này.
Tàu tuần tra lớn nhất thế giới trong biên chế của Cảnh sát biển Nhật Bản
Tàu tuần tra lớn nhất thế giới trong biên chế của Cảnh sát biển Nhật Bản.
Theo đó, Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh cho biết, Nhật Bản, đất nước vốn có tranh cãi lãnh thổ gay gắt với Trung Quốc, đã hứa giúp Việt Nam đào tạo và chia sẻ thông tin với lực lượng tuần duyên, cũng như hỗ trợ một số tàu cho Việt Nam.
"Mọi việc đang phát triển rất tốt và chúng tôi có kế hoạch tiếp nhận các tàu vào đầu năm tới", Tướng Vịnh hồi đó chia sẻ thêm.
Theo nguồn tin mới nhất, Chính phủ Nhật Bản đã quyết định cung cấp cho Việt Nam 6 tàu như một phần trong gói viện trợ không hoàn lại, trong đó 2 tàu là tàu kiểm ngư của Cơ quan Ngư nghiệp Nhật Bản và 4 tàu còn lại là tàu đánh cá thương mại. Đồng thời, phía Nhật Bản cũng hy vọng những tàu này sẽ được Hà Nội cải tiến để sử dụng cho mục đích tuần tra an ninh trên biển.
Hiện lực lượng Cảnh sát biển Nhật Bản hay còn gọi là Lực lượng tuần duyên Nhật Bản (Japan Coast Guard) sử dụng 455 tàu hộ tống, tuần tra biển. Một số lớp tàu tuần tra cỡ lớn được xem như "nắm đấm thép" của Lực lượng Tuần duyên Nhật Bản. Rất có thể, Nhật Bản sẽ trao cho Việt Nam 2 trong số những “bảo bối” dưới đây:
1. Tàu tuần tra cỡ lớn (Patrol Vessel Large With Helicopter – PLH) mang 2 trực thăng lớp Shikishima
Tàu tuần tra cỡ lớn mang 2 trực thăng lớp Shikishima của Lực lượng Tuần duyên Nhật Bản là tàu tuần tra lớn nhất thế giới. Hiện có 2 chiếc được hoàn thành tại nhà máy đóng tàu của tập đoàn công nghiệp nặng Ishikawajima-Harima.
Tàu tuần tra PLH-31 Shikishima
Tàu tuần tra PLH-31 Shikishima.
Chiếc tàu đầu tiên của lớp PLH-31 mặc dù được đưa vào phục vụ từ năm 1992 nhưng đến tận năm 2013 Nhật mới đóng tiếp chiếc thứ 2 mang tên Akitsushima. Chiếc PLH-32 Akitsushima mới hoàn thành sẽ cùng với Shikishima đóng vai trò tăng cường đáng kể sức mạnh cho Lực lượng Tuần duyên Nhật Bản.
Thông số cơ bản: Lượng giãn nước 6.500 tấn; dài 150m; rộng 16,5m; mớn nước 9m; vận tốc tối đa 25 hải lý/h; tầm hoạt động 20.000 hải lý. Vũ khí trang bị gồm có 2 pháo tự động nòng đôi Oerlikon 35 mm, 2 pháo JM-61 20mm và 2 trực thăng Eurocopter AS-332.
2. Tàu tuần tra cỡ lớn mang 2 trực thăng lớp Mizuho
Tàu tuần tra cỡ lớn mang 2 trực thăng lớp Mizuho là loại tàu tuần tra lớn thứ 2 của Tuần duyên Nhật Bản với lượng giãn nước 5.300 tấn. PLH-21 Mizuho, chiếc đầu tiên thuộc lớp này, chính thức được đưa vào biên chế ngày 19/3/1986 và chiếc thứ hai PLH-22 Yashima được biên chế ngày 1/12/1988.
Tàu tuần tra PLH-21 Mizuho
Tàu tuần tra PLH-21 Mizuho.
Hiện tại, có rất ít thông số kỹ thuật và vũ khí trang bị của lớp tàu Mizuho được công bố, tuy nhiên có thể dự đoán là vũ khí trang bị của PLH-21 Mizuho tương tự như PLH-31 Shikishima.
3. Tàu tuần tra cỡ lớn mang 1 trực thăng lớp Tsugaru
Tàu tuần tra cỡ lớn mang 1 trực thăng lớp Tsugaru gồm tất cả 9 chiếc được đóng trong giai đoạn từ 1979 đến 2001, đánh số thứ tự từ PLH-02 đến PLH-10. Chiếc mới nhất PLH-10 mang tên Daisen được hạ thủy ngày 1/10/2001.
Tàu tuần tra PLH-09 Ryukyu lớp Tsugaru
Tàu tuần tra PLH-09 Ryukyu lớp Tsugaru.
Thông số cơ bản: Lượng giãn nước 3.221 tấn; dài 105,4m; rộng 14,6m; mớn nước 4,8m; vận tốc tối đa 23 hải lý/h; tầm hoạt động 6.000 hải lý, thủy thủ đoàn 71 người. Vũ khí trang bị gồm 1 pháo Bofors 40mm hoặc Oerlikon 35 mm, 1 pháo 20 mm Oerlikon hoặc JM-61MB Gatling. Tàu thường mang theo 1 trực thăng cứu nạn hạng nhẹ Bell-212 khi hoạt động.
4. Tàu tuần tra cỡ lớn mang 1 trực thăng lớp Sonya
Tàu tuần tra PLH-01 Sonya
Tàu tuần tra PLH-01 Sonya.
Tàu tuần tra PLH-01 Sonya là mẫu thiết kế đầu tiên của lớp tàu tuần tra Tsugaru, được đưa vào biên chế của Lực lượng Tuần duyên Nhật Bản ngày 22/11/1978. Chiếc PLH-09 Ryukyu sau này chính là biến thể tinh chỉnh lại của Sonya.
Thông số cơ bản: Lượng giãn nước 3.200 tấn; dài 98,6m; rộng 15,6m; mớn nước 5,2m; vận tốc tối đa 21 hải lý/h; tầm hoạt động 5.700 hải lý, thủy thủ đoàn 71 người. Vũ khí trang bị tương tự như Tsugaru gồm 1 pháo Bofors 40mm hoặc Oerlikon 35 mm, 1 pháo 20 mm Oerlikon hoặc JM-61MB Gatling và 1 trực thăng cứu nạn hạng nhẹ Bell-212.
5. Tàu tuần tra cỡ lớn (Patrol Vessel Large – PL) loại 3.500 tấn lớp Izu
Tàu tuần tra PL-31 Izu
Tàu tuần tra PL-31 Izu.
Tàu tuần tra cỡ lớn PL-31 Izu được đưa vào biên chế của Tuần duyên Nhật Bản ngày 25/09/1997. Tàu được thiết kế với nhiệm vụ tuần tra bảo vệ bờ biển, ứng phó thiên tai, tìm kiếm cứu nạn. PL-31 Izu hiện là con tàu duy nhất thuộc lớp này được đóng.
Thông số cơ bản: Lượng giãn nước 3.500 tấn; dài 95m; rộng 13m; mớn nước 6m; vận tốc tối đa 20 hải lý/h. Vũ khí trang bị gồm 1 pháo 20 mm JM-61MB Gatling, tàu không có nhà chứa để mang trực thăng khi tuần tra dài ngày nhưng sàn đáp đủ khả năng tiếp nhận trực thăng hạng trung AS-332L1 Super Puma.
6. Tàu tuần tra cỡ lớn loại 2.000 tấn lớp Hida
Tàu tuần tra PL-51 Hida
Tàu tuần tra PL-51 Hida.
Tàu tuần tra cỡ lớn lớp Hida được thiết kế với nhiệm vụ chính là ngăn chặn các xuồng cao tốc chở điệp viên của Bắc Triều Tiên thâm nhập lãnh hải Nhật Bản. PL-51 Hida được gọi là “Tàu tuần tra cao tốc tính năng cao” nhờ được trang bị rất hiện đại cùng 4 động cơ phản lực nước bên cạnh 4 động cơ diesel truyền thống.
Hai chiếc đầu tiên của lớp vào biên chế Lực lượng Tuần duyên Nhật Bản ngày 18/4/2006 gồm PL-51 Hida và PL-52 Akaishi, chiếc thứ ba PL-53 Kiso vào biên chế ngày 11/3/2008.
Thông số cơ bản: Lượng giãn nước 1.800 tấn; dài 95m; rộng 12,6m; mớn nước 9m; vận tốc tối đa trên 30 hải lý/h. Vũ khí trang bị gồm 1 pháo Bofors 40mm L/70, 1 pháo JM-61MB Gatling 20mm, sàn đáp của tàu đủ khả năng tiếp nhận trực thăng hạng trung Super Puma.
7. Tàu tuần tra cỡ lớn loại 1.000 tấn lớp Hateruma
Tàu tuần tra PL-62 Ishigaki lớp Hateruma
Tàu tuần tra PL-62 Ishigaki lớp Hateruma.
Tàu tuần tra lớp Hateruma của Tuần duyên Nhật Bản được đặt tên theo một hòn đảo có người ở phía cực Nam đất nước. Tàu được thiết kế để hoạt động quanh khu vực quần đảo Senkaku nên có lượng giãn nước nhỏ hơn khá nhiều các tàu tuần tra cỡ lớn mang trực thăng khác.
Có tất cả 9 tàu lớp này vào biên chế Tuần duyên Nhật Bản từ thời điểm 2008 đến 2010 gồm PL-61 Hateruma, PL-62 Ishigaki, PL-63 Yonakuni, PL-64 Shimokita, PL-65 Shiretoko, PL-66 Shikine, PL-67 Amagi, PL-68 Suzuka và PL-69 Koshiki.
Thông số cơ bản: Lượng giãn nước 1.300 tấn; dài 89m; rộng 11m; vận tốc tối đa trên 30 hải lý/h; thủy thủ đoàn 30 người. Vũ khí trang bị gồm 1 pháo Mk-44 Bushmaster II 30 mm với hệ thống ngắm quang học.
8. Tàu tuần tra cỡ lớn loại 1.000 tấn lớp Aso
Tàu tuần tra PL-42 Dewa lớp Aso
Tàu tuần tra PL-42 Dewa lớp Aso.
Tàu tuần tra cỡ lớn loại 1.000 tấn lớp Aso cũng được thiết kế để làm nhiệm vụ chống xuồng gián điệp Bắc Triều Tiên xâm nhập lãnh hải tương tự như các tàu tuần tra cỡ lớn loại 2.000 tấn lớp Hida, PL-42 Aso cũng được gọi là “Tàu tuần tra cao tốc tính năng cao”.
Có tất cả 3 chiếc lớp này đã được đóng, chiếc đầu tiên vào biên chế JCG năm 2005 là PL-41 Aso, 2 chiếc sau vào biên chế năm 2006 gồm PL-42 Dewa và PL-43 Hakusan.
Thông số cơ bản: Lượng giãn nước 770 tấn; dài 79m; rộng 10m; mớn nước 6m; vận tốc tối đa trên 30 hải lý/h; thủy thủ đoàn 30 người. Vũ khí trang bị gồm 1 pháo Bofors 40 mm L/70 với hệ thống ngắm quang học.

P.V (Tổng hợp
http://www.tamguong.vn/giao-duc-quoc-phong/678076/Bi-mat-6-bao-boi-Nhat-Ban-tang-Viet-Nam-tpot.html

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét