Trung Quốc sẽ nhanh chóng, ồ ạt tấn công đối phương trên mọi hướng và cũng nhanh chóng rút lui bảo toàn lực lượng. Đó là nhận định của Tomohide Murai - GS học viện quốc phòng Nhật Bản.
‘Muốn hòa bình hãy chuẩn bị chiến tranh’
Sau chiến tranh thế giới lần thứ II trên sóng nước Thái Bình Dương, người Nhật hoàn toàn không nghĩ về chiến tranh. 70 năm về trước, người Nhật hừng hực khí thế khi nói về chiến tranh, nhưng ngày nay họ không còn muốn nhận biết, điều gì đang xảy ra trước mắt họ.
Điều đó bắt đầu từ một sự hoang tưởng, rằng các hành động gây chiến bao giờ cũng bắt đầu từ Nhật Bản, chiến tranh không thể tự nó sinh ra mà không có bàn tay người Nhật, chiến tranh không tự đến từ biển khơi. Câu thành ngữ La Mã cổ đại "Nếu muốn hòa bình - hãy chuẩn bị cho chiến tranh" đã trở thành không được chấp nhận ở đất nước Mặt trời mọc.
Quân đội Trung Quốc thường xuyên diễn tập đổ bộ chiếm đảo thời gian gần đây gây căng thẳng trong khu vực. |
Sau đại chiến thế giới lần thứ II, Các nước Đồng minh thắng trận đã cấm Nhật Bản de dọa hoặc dùng sức mạnh quân sự đối với các nước khác. Sử dụng lực lượng có vũ trang theo Hiến chương của Liên Hợp Quốc chỉ được phép theo nghị quyết trong trường hợp bị bắt buộc có những hành động đáp trả (điều 42), theo sự đồng thuận của khu vực và các tổ chức quốc tế trong điều kiện bắt buộc cần những hành động kiên quyết (điều 53) và để tự vệ khi bị xâm lược bằng quân sự (điều 51). Tư tưởng này đã nằm trong Hiến pháp Nhật Bản và cũng nằm trong hệ tư tưởng của người Nhật.
Từ một góc nhìn phía bên kia biển, đối với Trung Quốc, chiến tranh có một ý nghĩa hoàn toàn khác và cũng được định nghĩa theo một quan điểm khác. Những quan niệm hiện đại của Trung Quốc về một cuộc chiến tranh có thể sẽ là: “Sau đại chiến thế giới lần thứ II, khả năng tiến hành một cuộc chiến tranh tổng lực trên diện rộng cấp châu lục và thế giới chỉ có Mỹ và Liên Xô.
Nhưng đến thời điểm này Mỹ càng ngày càng trở lên yếu hơn nếu so sánh với thời gian trước đây. Sau chiến tranh lạnh, Liên xô đã tan rã, và Liên bang Nga, chủ thể kế thừa chính thức của Liên Xô, không còn đủ sức mạnh để đối đầu với Mỹ.
Tàu tên lửa cao tốc Hubei của Trung Quốc chuyên dùng để tấn công nhanh, bất ngờ. |
Do đó, trong giai đoạn hiện nay, chiến tranh sẽ chỉ hình thành ở mức độ khu vực” .Các cuộc chiến tranh khu vực thông thường có thời gian rất ngắn, có giới hạn biên giới rõ ràng và có mục đích cụ thể, chiến tranh khu vực cần phải đạt được mục tiêu đã định trước bằng những hành động quân sự mạnh mẽ, quyết liệt và thần tốc.
Đồng thời, cuộc chiến tranh cần phải kết thúc trước khi đối phương kịp triển khai toàn bộ tiềm lực quốc phòng của họ và có sự tham gia của các lực lượng ủng hộ khác trên toàn thế giới.
Chiến tranh quy mô nhỏ, chớp nhoáng
Trong quan điểm chiến lược quân sự hiện đại của Trung Quốc hiện đại để đạt được các mục tiêu chiến tranh càng nhanh càng tốt trong điều kiện có những hạn chế của công nghệ nhưng quá mạnh về số lượng, yêu cầu đặt ra với một cuộc chiến tranh quy mô nhỏ là: 1) Chiến lược tiến hành một cuộc chiến tranh tổng lực chớp nhoáng, không có những hoạt động chiến dịch, chiến thuật làm kéo dài thời gian, 2) Giai đoạn tiến hành các hoạt động quân sự phải rất ngắn và giới hạn trong một vài ngày.
Tàu đổ bộ đệm khí cỡ lớn Zubr 'bò rừng' Trung Quốc mua của Ukraina là vũ khí mới trang bị cho lực lượng lính thủy đánh bộ.. |
Tàu ngầm hạt nhân của quân đội Trung Quốc.. |
"Ngoáo ộp' DF-21 để doạ tàu sân bay Mỹ tiếp cận bờ biển Trung Quốc trong trường hợp Mỹ can thiệp.. |
Trong chiến tranh hiện đại của Trung Quốc, cần phải nhanh chóng, ồ ạt tấn công đối phương trên mọi hướng và cũng nhanh chóng rút lui bảo toàn lực lượng. Chiến lược chiến tranh hiện đại của Trung Quốc được gói gọn trong quan điểm tiến hành các hoạt động chiến đấu tấn công mạnh mẽ , nhanh chóng trên không, trên biển, trên bộ đồng thời với cường độ cao và tốc độ tác chiến nhanh chóng, tiến hành các cuộc đánh chiếm hải đảo, quần đảo nhằm bảo vệ lợi ích của mình trên biển và đại dương.
Trong điều kiện công nghệ thông tin lan tỏa nhanh chóng như hiện nay, tất cả đều được giải quyết trong một cuộc xung đột giữa hai lực lượng vũ trang với một lượng thời gian vô cùng ngắn ngủi, có thể được tính bằng phút, khi mà chiến thắng dành được bằng những đòn tấn công bất ngờ, hiệu quả của vũ khí chính xác có uy lực mạnh nhằm tiêu diệt đối phương và đạt mục đích đề ra – để cộng đồng khi thức dậy trong một bình minh yên ả, họ sẽ biết trên các phương tiện thông tin đại chúng về một cuộc chiến tranh đã xảy ra và thành công hay thất bại của mỗi bên tham chiến.
Những xung đột vũ trang có sự tham gia của quân đội có thể chia ra nhiều loại và nhiều cấp. Ví dụ: Xung đột không vượt quá giới hạn những đe dọa bằng ngôn ngữ và biểu dương sức mạnh quân sự, xung đột vũ trang trên diện hẹp có sự tham gia của lực lượng vũ trang thường trực, chiến tranh mở rộng cùng với sự kiện đất nước chuyển từ trạng thái thời bình sang thời chiến.
Ngoài ra, có thể có cuộc chiến tranh lớn nhưng giới hạn quy mô trong tình huống có sự tham gia tác động của các nước có liên quan, từ nhiều hướng cố gắng hạn chế các xung đột vũ trang bắng những sáng kiến chính trị của họ
Trong một khái niệm đơn giản đầu tiên, phân định chiến tranh hay hòa bình không thể dựa trên những quan hệ đối ngoại quốc tế đầy phức tạp. Ở Trung Quốc, một cuộc chiến tranh nhỏ được coi là một hình thức ngoại giao quân sự trong điều kiện thời bình.
Ngay cả trong trường hợp không có khả năng cho một cuộc chiến tranh lớn, cũng không thể loại trừ khả năng có một cuộc xung đột hạn chế nhằm đạt mục đích chính trị. Chính từ quan điểm chiến tranh của Bắc Kinh, chiến tranh là một trong những phương thức tiến hành những hoạt động đối ngoại chính trị và hoàn toàn không được coi là giải pháp cuối cùng. Ngay cả trong điều kiện thời bình cũng không loại trừ một cuộc chiến tranh nhỏ.
Trong thời gian gần đây, các tàu Trung Quốc nhiều lần vi phạm biên giới trên biển của Nhật Bản tại quần đảo Senkaku (tỉnh Okinawa, thành phố Ishigaki). Theo luật biển của Liên Hợp Quốc, các tuyến đường đi qua vùng lãnh hải của một nước khác, bắt buộc không được làm phương hại đến lợi ích của quốc gia ven biển.
Khái niệm phương hại được hiểu là vi phạm đến hòa bình, trật tự và an ninh của quốc gia ven biển, đồng thời các tàu cũng cần phải đi qua vùng lãnh hải đó nhanh nhất có thể. Các tàu nước ngoài không thể dừng lại, di chuyển tự do trong vùng lãnh hải và hoạt động một thời gian dài trong vùng biển của một quốc gia nước ngoài, hành động của các tàu Trung Quốc hoàn toàn không đúng với các điều khoản của Luật hàng hải quốc tế. Những chấp nhận của Nhật Bản là một điều xa lạ với phần còn lại của thế giới.
Ngoài ra, Tổng Tham mưu trưởng lực lượng Hải quân Trung Quốc, khi ra lệnh đưa tàu quan sát đến khu vực thuộc quần đảo Senkaku, tuyên bố: "Lần sau chúng ta sẽ phải đánh đuổi tàu của lực lượng phòng vệ biển Nhật Bản ra khỏi các vùng nước ven biển của Trung Quốc. Chúng tôi không sợ các cuộc xung đột quy mô nhỏ".
Tướng diều hâu La Viện luôn kêu gào dùng vũ lực để giải quyết tranh chấp lãnh thổ với các nước xung quanh. Mới đây viên tướng hiếu chiến này còn lớn tiếng đòi cả chủ quyền đảo Okinawa của Nhật.. |
Ngay từ ban đầu, Trung Quốc đã không công nhận chủ quyền các quốc gia theo các điều kiện quốc tế “trên một tàu của quốc gia này, không áp dụng các điều luật của quốc gia khác” khăng khăng đòi khám xét và giới hạn số lượng các tàu nước ngoài đi vào vùng nước xung quanh quần đảo Senkaku.
Cần phải nói thêm, cũng trên vùng nước Thái Bình Dương, theo luật pháp của Nga, trong trường hợp các tàu quân sự nước ngoài xâm phạm lãnh hải của nước Nga, lực lượng biên phòng biển của Nga phải kiên quyết yêu cầu các tàu nước ngoài nhanh chóng ra khỏi hải phận.
Nếu như tàu quân sự đó sử dụng vũ lực, trong trường hợp đó chiến hạm biên phòng của nước Nga phải đáp trả cuộc tấn công bằng đòn phản kích tương xứng và sử dụng vũ khí để tự vệ. Đồng thời, pháp luật của nước Nga cho phép sử dụng vũ khí không cảnh báo trước trong trường hợp bị tấn công “bất ngờ”.
Ở các nước khác, những điều kiện để được phép sử dụng vũ khí ít nghiêm ngặt hơn nhiều so với Nhật Bản. Trong quan niệm nhận thức chung hiện nay của người Nhật Bản - đã quen với hòa bình và hữu nghị - bỏ qua những hành vi của các nước lớn khác, đã trải qua những cuộc chiến tranh khốc liệt, có thế rất nguy hiểm.
Trong vấn đề này không được phép quên, những gì đang được nhìn nhận chung ở Nhật, là một điều xa lạ đối với phần còn lại của thế giới.
http://www.tamguong.vn/phang/675539/Trung-Quoc-se-danh-nhanh-rut-got-de-giai-quyet-tranh-chap.html
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét