Thứ Hai, 18 tháng 8, 2014

Giới thiệu toàn cảnh cơ cấu tổ chức của Bộ Quốc phòng Việt Nam

Tiếp tục trong Chuyên mục “Cùng viết về chặng đường 3 năm của Chính phủ nhiệm kỳ 2011–2016″. Ban biên tập xin gửi đến bạn đọc bài viết “Giới thiệu toàn cảnh cơ cấu tổ chức của Bộ Quốc phòng Việt Nam” của tác giả Nguyễn Anh.

Bộ Quốc phòng Việt Nam là một cơ quan trực thuộc Chính phủ, quản lý và điều hành Quân đội Nhân dân Việt Nam, thực hiện nhiệm vụ chiến đấu chống giặc ngoại xâm, bảo vệ Tổ quốc và Nhân dân, phòng thủ quốc gia. Bộ Quốc phòng đặt dưới sự thống lĩnh của Chủ tịch nước, sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và sự quản lý hành chính chung của Chính phủ.
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng chỉ huy, điều hành quân đội đồng thời là Ủy viên Hội đồng Quốc phòng và An ninh quốc gia do Chủ tịch nước làm chủ tịch, Phó Bí thư Đảng ủy Quân sự Trung ương (Việt Nam). Giúp việc cho Bộ trưởng có các Thứ trưởng, Bộ Tổng Tham mưu, 5 Tổng cục, Bộ Tư lệnh Thủ đô và 7 Quân khu, 3 quân chủng, 6 binh chủng, 4 quân đoàn và một số cơ quan chức năng trực thuộc.
Bộ Quốc phòng Việt Nam
CÁC TỔNG CỤC CỦA BỘ QUỐC PHÒNG VIỆT NAM
BỘ TỔNG THAM MƯU
Bộ Tổng Tham mưu Quân đội Nhân dân Việt Nam là cơ quan đầu ngành tham mưu của Bộ Quốc Phòng, đứng đầu là Tổng Tham mưu trưởng. Kể từ năm 1978, Tổng Tham mưu trưởng kiêm nhiệm luôn chức Thứ trưởng Quốc phòng.
Cơ cấu tổ chức
- Văn phòng Bộ Tổng Tham mưu
- Cục Chính trị
- Cục Tác chiến
- Cục Quân lực
- Cục Tác chiến điện tử.
- Cục Quân huấn
- Cục Bản đồ
- Cục Cơ yếu
- Cục Công nghệ Thông tin
- Cục Hậu cần.
- Cục Nhà trường.
- Cục Dân quân tự vệ.
- Cục Tiêu chuẩn – Đo lường – Chất lượng
- Đoàn nghi lễ quân đội.
- Kiểm soát quân sự: Lữ đoàn 144
- Viện Thiết kế
- Cao đẳng Nghề: số 3, số 8
- Ngoài ra còn một số cơ quan, đơn vị khác: Trường trung cấp nghề số 1, 2, 4, 5, 7, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23.
- Tổng công ty xuất nhập khẩu tổng hợp Vạn Xuân (VAXUCO)
- Tổng công ty 789
TỔNG CỤC CHÍNH TRỊ
Tổng cục Chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam trực thuộc Bộ Quốc phòng Việt Nam, là Cơ quan đảm nhiệm công tác đảng, công tác chính trị trong quân đội dưới sự lãnh đạo của Ban Bí thư và Quân uỷ Trung ương. Các Ban tổ chức, tuyên giáo, Uỷ ban Kiểm tra Trung ương giúp Trung ương hướng dẫn và kiểm tra công tác chính trị và công tác xây dựng Đảng trong quân đội. Tổng cục được thành lập ngày 11 tháng 7 năm 1950 từ Cục Chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam.
Các đơn vị trực thuộc Tổng cục Chính trị
- Văn phòng Tổng cục Chính trị
- Cục Chính trị
- Cục hậu cần kỹ thuật
- Cục Tổ chức
- Cục Cán bộ
- Cục Tuyên huấn
- Cục Bảo vệ an ninh quân đội
- Cục Dân vận
- Cục Chính sách
- Ban Công đoàn quốc phòng.
- Ban Thanh niên quân đội.
- Ban Phụ nữ quân đội.
- Trường Đại học Văn hóa – Nghệ thuật quân đội
- Nhà xuất bản Quân đội nhân dân.
- Bảo tàng lịch sử quân sự Việt Nam
- Tạp chí Quốc phòng toàn dân
- Báo điện tử: http://www.tapchiqptd.vn
- Ban Chỉ đạo Trung ương 6
- Trung tâm Quản lý Học viên và Bồi dưỡng Cán bộ.
- Báo Quân đội nhân dân
Hệ thống chính trị trong Quân đội
Hiện nay hệ thống chính trị trong Quân đội Nhân dân Việt Nam có các cấp và tên gọi như sau: Tổng cục Chính trị ở cấp cao nhất. Cục Chính trị ở Bộ Tổng Tham mưu, ở cấp Quân khu, Quân chủng, Tổng cục, Quân đoàn, Binh chủng và tương đương. Phòng Chính trị ở cấp sư đoàn, cơ quan quân sự địa phương tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, cơ quan Bộ đội Biên phòng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và tương đương. Ban Chính trị ở cấp trung đoàn, cơ quan quân sự địa phương huyện, thị xã và tương đương.
TỔNG CỤC KỸ THUẬT
Tổng cục Kỹ thuật, Bộ Quốc phòng Việt Nam, thành lập ngày 10 tháng 9 năm 1974 là cơ quản lý kỹ thuật đầu ngành của Bộ Quốc phòng có chức năng tổ chức, quản lý, nghiên cứu đảm bảo vũ khí và phương tiện, trang bị kỹ thuật chiến đấu cho các quân, binh chủng của Quân đội Nhân dân Việt Nam.
Cơ cấu tổ chức
- Bộ Tham mưu
- Cục Chính trị
- Cục Hậu cần
- Cục Quân khí
- Cục Xe-máy
- Cục Kỹ thuật Binh chủng
- Văn phòng Tổng cục
Đơn vị trực thuộc
- Viện Kỹ thuật Cơ giới quân sự
- Trường Sĩ quan Kỹ thuật Quân sự
- Trường Cao đẳng Công nghệ và Kỹ thuật Ô tô
- Trường Trung cấp Kỹ thuật Quân khí
- Trường Trung cấp Kỹ thuật miền Trung
- Trường Trung cấp nghề số 17
- Các Tổng kho quân khí: Tây Nguyên, Tây Bắc, Đông Bắc bộ, Bắc Trung bộ, Nam Trung Bộ, Đông Nam Bộ, Tây Nam Bộ
- Bảo tàng vũ khí-đạn
- XNLH Z751 (Nay là công ty TNHH một thành viên 751)
- Công ty TNHH một thành viên 153 Chiến Thắng
- Nhà máy Sửa chữa Súng pháo Z133.
- Nhà máy sửa chữa ô-tô Z157
- Nhà máy Z151
- Công ty Ứng dụng công nghệ cao HITACO (Xí nghiệp Z45)
- Các công ty, nhà máy, xí nghiệp, xưởng sửa chữa bảo dưỡng khác.
TỔNG CỤC TÌNH BÁO (TỔNG CỤC 2)
Tổng cục 2, Bộ Quốc phòng Việt Nam tức Tổng cục Tình báo quốc phòng được thành lập trên cơ sở Cục Tình/Quân báo (Cục 2), Bộ Quốc phòng năm 1995 và hoạt động theo Pháp lệnh tình báo do Chủ tịch Quốc hội Nông Đức Mạnh ký ngày 14 tháng 12 năm 1996 và nghị định 96/CP do Thủ tướng Võ Văn Kiệt kí ngày 11 tháng 9 năm 1997.
Nhiệm vụ
“Lực lượng tình báo thuộc Bộ Quốc phòng là lực lượng chuyên trách về công tác tình báo chiến lược hoạt động trên các lĩnh vực tình báo chính trị, quốc phòng, an ninh, đối ngoại, kinh tế, khoa học kĩ thuật, công nghệ môi trường, văn hoá xã hội, thu thập và xử lí tin liên quan đến lợi ích quan trọng, sống còn của Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, góp phần tham mưu cho Đảng và Nhà nước hoạch định đường lối, sách lược đối nội, đối ngoại và các chủ trương, kế hoạch, biện pháp, quyết sách để thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược…” (Điều 1 chương 1 của nghị định 96/CP).
“Đối tượng và mục tiêu của lực lượng tình báo thuộc Bộ Quốc phòng là những nơi có tin tức, tài liệu liên quan đến nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Trong đó đặc biệt chú ý đến các quốc gia, tổ chức và các cá nhân ở trong nước và ngoài nước có âm mưu hoạt động, đe dọa chống lại Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.” (Điều 11, chương 2 của nghị định 96/CP).
Cơ quan, đơn vị trực thuộc
- Văn phòng Tổng cục
- Bộ Tham mưu
- Cục Chính trị
- Cục Hậu cần
- Cục Kỹ thuật
- Cục 11
- Cục 12
- Cục 16
- Cục 25
- Cục 71: Trinh sát kỹ thuật
- Viện Cơ cấu chiến lược
- Viện nghiên cứu chiến lược kỹ thuật thông tin viễn chinh (V34)
- Viện B26
- Viện 70
- Viện 78
- Viện 501
- Trung tâm 75
- Trung tâm 701
- Đoàn Trinh sát – Đặc nhiệm: K3
- Đoàn 74
- Đoàn 94
- Tạp chí Kiến thức Quốc phòng hiện đại
- Trung tâm 72
- Học viện Khoa học Quân sự
- Trường Trung cấp Trinh sát
- Công ty Newtaco
- Công ty ứng dụng kĩ thuật công nghệ cao (HITABA-COM)
- Tổng công ty Hatuco – Ngọc Vinh
- Tổng công ty SECOTEX-PAdes1.1.8
- Liên hợp Điện lực Bộ Quốc phòng
- Bảo tàng Tổng cục II – Bộ Quốc phòng
Những điệp viên nổi tiếng
- Trần Hiệu (Vũ Văn Địch)
- Vũ Ngọc Nhạ (Hai Long)
- Phạm Xuân Ẩn (Hai Trung, X6)
- Phạm Ngọc Thảo (Chín Thảo)
- Lê Hữu Thúy (Năm Thúy)
- Đặng Trần Đức (Ba Quốc)
- Đinh Thị Vân (Đinh Thị Mậu)
- Nguyễn Văn Minh (Ba Minh, H3)
- Nguyễn Trọng Lượng (Lê Minh)
- Trần Đình Hiếu (Trần Minh, X9)
TỔNG CỤC HẬU CẦN
Tổng cục Hậu cần trực thuộc Bộ Quốc phòng Việt Nam, là Cơ quan đầu ngành Hậu cần quân đội có chức năng đảm bảo hậu cần cho Quân đội Nhân dân Việt Nam.
Các cơ quan trực thuộc
Bộ Tham mưu
- Văn phòng Tổng cục
- Cục Quân nhu
- Cục Xăng dầu
- Cục Doanh trại
- Cục Chính trị
- Cục Vận tải
- Cục Hậu cần
- Binh đoàn 11 – Tổng Công ty Thành An
Các bệnh viện: Bệnh viện 354, 105 (10/2011 trực thuộc TCHC), 87(10/2011 trực thuộc BQP)
Các công ty:
- Tổng Công Ty 28
- Công ty cổ phần X20
- Công ty cổ phần x26
- Công ty cổ phần 22
- Công ty cổ phần 32
- Công ty Cổ phần Dược và Trang thiết bị y tế Quân đội (Cty CP Armephaco)
TỔNG CỤC CÔNG NGHIỆP QUỐC PHÒNG
Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng là cơ quan trực thuộc Bộ Quốc phòng Việt Nam, có chức năng tổ chức, quản lý các cơ sở CNQP nòng cốt, bao gồm các viện nghiên cứu thiết kế, công nghệ vũ khí, các nhà máy, các liên hiệp xí nghiệp chế tạo vũ khí, trang bị và các phương tiện kỹ thuật quân sự, đảm bảo cho Quân đội Nhân dân Việt Nam chiến đấu bảo vệ Tổ quốc.
Các cơ quan Tổng cục
- Bộ Tham mưu
- Cục Chính trị
- Cục Quản lý công nghệ
- Cục Hậu cần
- Văn phòng Tổng cục
- Phòng Quản lý dự án đầu tư
- Phòng Vật tư
- Phòng Tài chính
- Phòng Thông tin khoa học quân sự
- Phòng Điều tra hình sự
- Thanh tra Tổng cục
- Tạp chí Công nghiệp quốc phòng và kinh tế
Các tàu chiến Molniya đang được đóng mới tại Nhà máy đóng tàu Ba Son
Các đơn vị trực thuộc
- Viện Thiết kế tàu quân sự
- Viện Thiết kế Vũ khí
- Viện Thuốc phóng – Thuốc nổ
- Viện Công nghệ
- Trường Cao đẳng Công nghiệp Quốc phòng
- Tổng công ty đóng tàu Ba Son
- Tổng công ty đóng tàu Sông Thu (Xí nghiệp Liên hiệp Sông Thu)
- Công ty Đóng tàu Hồng Hà (Z173)
- Công ty Đóng tàu 189 (Z189)
- Công ty TNHH MTV đóng và sửa chữa Hải Minh X51)
- Công ty TNHH MTV đóng và sửa chữa Hải Sơn (X50)
- Tổng Công ty Kinh tế và Kỹ thuật Công nghiệp Quốc phòng (Gaet)
- Công ty Cơ khí chính xác 11 (Z111)
- Công ty Cơ khí – Hóa chất 13 (Z113)
- Công ty Cơ khí – Hóa chất 14 (Z114)
- Công ty Cơ điện – Hóa chất 15 (Z115)
- Công ty Cơ khí chính xác 17 (Z117)
- Công ty Hóa chất 21 (Z121)
- Công ty Cơ khí chính xác 25 (Z125)
- Công ty Cơ khí 27 (Z127)
- Nhà máy Cơ khí chính xác 29 (Z129)
- Công ty Cơ điện và Vật liệu nổ 31 (Z131)
- Nhà máy Dụng cụ điện 43 (Z143)
- Nhà máy Cao su 75 (Z175)
- Công ty 76 (Z176)
- Công ty Điện tử Sao Mai (Z181)
- Công ty Cơ khí chính xác 83 (Z183)
- Công ty Hóa chất 95 (Z195)
- Công ty Quang điện – Điện tử 99 (Z199)
- Công ty CP đầu tư và xây lắp Tây Hồ
- Công ty cổ phần Vật tư tổng hợp và Phân bón hóa sinh:
- Công ty CP Xi măng X18
- Công ty CP Thanh Bình
- Các kho vật tư K602, K612, K752
QUÂN CHỦNG LỤC QUÂN
Trong Quân đội Nhân dân Việt Nam, không tổ chức Quân chủng Lục quân thành Bộ tư lệnh riêng mà các quân đoàn lục quân, các binh chủng chuyên môn trực thuộc Bộ Quốc phòng Việt Nam do Bộ Tổng tham mưu trực tiếp chỉ huy, lãnh đạo.
Binh chủng Pháo binh
Binh chủng Pháo binh của Quân đội Nhân dân Việt Nam là binh chủng hỏa lực chủ yếu của Quân chủng Lục quân và đặt dưới sự chỉ đạo của Bộ Tổng Tham mưu Quân đội Nhân dân Việt Nam,Bộ Quốc phòng. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tặng binh chủng Pháo binh 8 chữ “Chân đồng, vai sắt, đánh giỏi, bắn trúng” ngày 13 tháng 4 năm 1967.
Binh chủng Hóa học
Binh chủng Hóa học- trực thuộc Bộ Quốc phòng Việt Nam là một binh chủng chuyên môn kỹ thuật của Quân đội Nhân dân Việt Nam, có chức năng bảo đảm hóa học cho tác chiến, làm nòng cốt trong việc phòng chống vũ khí hủy diệt lớn, ngụy trang bảo vệ các mục tiêu quan trọng của Quân đội, nghi binh đánh lừa địch bằng màn khói. Bộ đội Hóa học còn có thể trực tiếp chiến đấu bằng vũ khí bộ binh và súng phun lửa.
Binh chủng Công binh
Binh chủng Công binh là một binh chủng chuyên môn kỹ thuật của Quân đội Nhân dân Việt Nam, thuộc Quân chủng Lục quân Bộ Quốc phòng Việt Nam, có chức năng bảo đảm các công trình trong tác chiến, xây dựng các công trình quốc phòng và đảm bảo cầu đường cho bộ đội vận động tác chiến.
Các Cơ quan và Đơn vị
- Bộ Tham mưu
- Cục Chính trị
- Cục Công trình QP
- Cục Hậu cần
- Cục Kỹ thuật
- Viện Kỹ thuật Công binh
- Ban quản lý dự án các công trình DKI (Nhà giàn trên biển)
- Ban quản lý dự án 756
- Công ty 756, Công ty 49.
- Trung tâm Công nghệ Xử lý Bom mìn (BOMICEN)
- Trường Sĩ quan Công binh
- Trường Trung cấp kỹ thuật Công binh
Các Lữ đoàn:
- Lữ đoàn CBCT 229
- Lữ đoàn CBVS 239
- Lữ đoàn CBVS 249
- Lữ đoàn CBCĐ 279
- Lữ đoàn CBCT 72
- Lữ đoàn CB 293
- Bảo tàng Công binh
Binh chủng Tăng-Thiết giáp
Binh chủng Tăng – Thiết giáp Quân đội Nhân dân Việt Nam là một binh chủng trong tổ chức Quân đội Nhân dân Việt Nam, chịu trách nhiệm tác chiến đột kích trên bộ và đổ bộ (hải quân), được trang bị các loại xe tăng, xe thiết giáp, với hỏa lực mạnh, sức cơ động cao.
Lực lượng Tăng-Thiết giáp
Các Cơ quan và Đơn vị trực thuộc
- Bộ Tham mưu
- Cục Chính trị
- Cục Hậu cần
- Cục Kỹ thuật
- Trường Sĩ quan Tăng-Thiết giáp
- Trường Hạ sĩ quan xe tăng 1
- Trường Hạ sĩ quan xe tăng 2
- Trường Kỹ thuật Tăng Thiết giáp
- Lữ đoàn xe tăng 201
- Lữ đoàn xe tăng 215
- Bảo tàng Tăng-Thiết giáp
Binh chủng Thông tin liên lạc
Binh chủng Thông tin liên lạc, Quân đội Nhân dân Việt Nam là một binh chủng chuyên môn kỹ thuật của Quân đội Nhân dân Việt Nam, thuộc Quân chủng Lục quân, có chức năng bảo đảm thông tin liên lạc cho hệ thống chỉ huy trong toàn quân.
Huấn luyện triển khai xe Trunking.
Xe thông tin liên lạc hiện đại của Việt Nam
Tổ chức
- Bộ Tham mưu
- Cục Chính trị
- Cục Hậu cần
- Cục Kỹ thuật
- Văn phòng Bộ Tư Lệnh
- Trung tâm Kỹ thuật Thông tin công nghệ cao
- Các Lữ đoàn trực thuộc
- Trường Sĩ quan Chỉ huy – Kỹ thuật Thông tin Liên lạc
- Trường trung cấp Kỹ thuật Thông Tin
- Nhà máy Z755
Binh chủng Đặc công
Binh chủng Đặc công là binh chủng chiến đấu đặc biệt tinh nhuệ của Lục quân Quân đội Nhân dân Việt Nam, do Bộ Tổng Tham mưu trực tiếp quản lý, chỉ đạo.Binh chủng Đặc công đã tập trung nghiên cứu, tham mưu cho Bộ Quốc phòng xây dựng và phát triển các lực lượng Đặc công theo hướng tinh, gọn, chất lượng cao.
Đây là một lực lượng đặc biệt tinh nhuệ được tổ chức, trang bị và huấn luyện đặc biệt, có phương pháp tác chiến linh hoạt, táo bạo, bất ngờ, thường dùng để đánh các mục tiêu hiểm yếu nằm sâu trong đội hình chiến đấu, bố trí chiến dịch và hậu phương của địch.
Sự lớn mạnh của Binh chủng Đặc công thể hiện sức mạnh của quân đội ta
Đoàn đặc công M1.
Tổ chức hiện nay
- Bộ Tham mưu
- Cục Chính trị
- Cục Hậu cần
- Cục Kỹ thuật
- Trường Sĩ quan Đặc công
- Đoàn M1 Đặc công Biệt động
- Đoàn Đặc công 5
- Đoàn Đặc công 113
- Đoàn Đặc công 198
- Đoàn Đặc công 429
- Các tiểu đoàn đặc công
Quân đoàn 1 (Binh đoàn Quyết thắng)
Quân đoàn 1 trực thuộc Bộ Quốc phòng Việt Nam là quân đoàn đầu tiên của Quân đội Nhân dân Việt Nam, được thành lập ngày 24/10/1973 tại Ninh Bình[1]. Trong chiến dịch Hồ Chí Minh (26 – 30.4.1975), Quân đoàn 1 đã đánh chiếm Bộ Tổng tham mưu Quân lực Việt Nam Cộng hòa (30.4.1975). Trụ sở Bộ tư lệnh: Thị xã Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình.
Binh đoàn Quyết thắng
Tổ chức, biên chế
- Bộ Tham mưu và các Cục: Chính trị, Hậu cần, Kỹ thuật. tại thị xã Tam Điệp
- Sư đoàn Bộ binh 308 (Đoàn B08) tại Xuân Mai, Chương Mỹ, Hà Nội
- Sư đoàn Bộ binh 312 (Đoàn B12) tại Phổ Yên, Thái Nguyên
- Sư đoàn Bộ binh 390 (Đoàn B90) tại Bỉm Sơn – Thanh Hóa
- Lữ đoàn Pháo binh 368 (Đoàn B68) tại Bỉm Sơn, Thanh Hóa
- Lữ đoàn Phòng không 241 (Đoàn H41) tại Quỳnh Lưu, Nho Quan, Ninh Bình
- Lữ đoàn Xe tăng 202 (Đoàn H02) tại Phú Lộc, Nho Quan, Ninh Bình.
- Lữ đoàn Công binh 299 (Đoàn H99) tại Yên Thủy, Hòa Bình
- Trường Quân Sự – Quân đoàn 1 tại thị xã Tam Điệp, Ninh Bình
- Viện Quân y 145 tại Thị xã Tam Điệp, Ninh Bình
Quân đoàn 2 (Binh đoàn Hương Giang)
Quân đoàn 2 là một trong 4 quân đoàn chủ lực của Quân đội Nhân dân Việt Nam, trực thuộc Bộ Quốc phòng Việt Nam, được thành lập ngày 17 tháng 5 năm 1974 tại Thừa Thiên (nay là tỉnh Thừa Thiên-Huế). Trụ sở Bộ Tư lệnh: Thị trấn Vôi, huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang
Binh Đoàn Hương Giang
Tổ chức, biên chế
- Sư đoàn bộ binh 304
- Sư đoàn bộ binh 306
- Sư đoàn bộ binh 325
- Lữ đoàn 673 phòng không
- Lữ đoàn 203 xe tăng
- Lữ đoàn 164 pháo binh
- Lữ đoàn 219 công binh
- Trường quân sự Quân đoàn
- Trường bắn quốc gia Khu vực I
Quân đoàn 3 (Binh đoàn Tây Nguyên)
Quân đoàn 3, còn gọi là Binh đoàn Tây Nguyên là một trong bốn quân đoàn chủ lực cơ động của Quân đội Nhân dân Việt Nam, được thành lập ngày 26 tháng 3 năm 1975 tại Tây Nguyên. Trụ sở: phường Trà Bá, thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai.
Quân đoàn 3 - Binh đoàn Tây Nguyên là đơn vị chủ lực cơ động của Bộ Quốc phòng đứng chân trên địa bàn chiến lược Tây Nguyên.
Tổ chức, biên chế
- Sư đoàn bộ binh cơ giới 320 (Đoàn Đồng Bằng)
- Sư đoàn bộ binh 10 (Đoàn Đắc Tô)
- Sư đoàn bộ binh 31 (Đoàn Lam Hồng)
- Lữ đoàn pháo binh 40
- Lữ đoàn phòng không 234 (Đoàn phòng không Tam Đảo)
- Trung đoàn xe tăng 273
- Trung đoàn đặc công 198
- Trung đoàn công binh 7 nay là lữ đoàn công binh 7 (6/2013)
- Tiểu đoàn thông tin 29
- Tiểu đoàn kỹ thuật 30
- Trường Hạ sỹ quan
- Trường Trung cấp nghề số 21
- Bệnh viện Quân y 211 Tp Pleiku Gia lai
- Trường quân sự Quân đoàn 3
- Công ty Lam Sơn Quân đoàn 3
- Trại giam Quân đoàn 3
- Viện kiểm sát Quân đoàn 3
- Trường Hậu Cần KTT Quân Đoàn 3
Quân đoàn 4 (Binh đoàn Cửu Long)
Quân đoàn 4 trực thuộc Bộ Quốc phòng Việt Nam, là một trong 4 quân đoàn chủ lực của Quân đội Nhân dân Việt Nam, đơn vị Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân (phong tặng 20tháng 12năm 1979).
Quân đoàn được thành lập ngày 20 tháng 7 năm 1974 tại chiến khu Dương Minh Châu, miền Đông Nam Bộ. Trước đó mang tên gọi “Bộ chỉ huy 351″, chủ lực của Miền. Trụ sở Bộ Tư lệnh: Khu công nghiệp Sóng Thần, thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương.
Binh đoàn Cửu Long diễn tập bắn đạn thật
Tổ chức, Biên chế
- Sư đoàn bộ binh 9
- Sư đoàn bộ binh 7
- Sư đoàn bộ binh 309
- Lữ đoàn 434 pháo binh
- Lữ đoàn Phòng không 71
- Lữ đoàn Công binh 550
- Lữ đoàn Tăng thiết giáp 22
- Tiểu đoàn Vận tải 6
- Tiểu đoàn Hóa học 38
- và một số đơn vị trực thuộc.
Quân chủng Hải quân
Quân chủng Hải quân còn gọi là Hải quân Nhân dân Việt Nam, là một quân chủng thuộc Bộ Quốc phòng Việt Nam có nhiệm vụ tổ chức, chỉ huy, quản lý, xây dựng quân đội bảo vệ vùng biển và thềm lục địa Việt Nam. Cơ quan chỉ huy là Bộ Tư lệnh Hải quân.
Hải quân Nhân dân Việt Nam có các binh chủng tàu mặt nước, Hải quân đánh bộ, Tên lửa-Pháo bờ biển, Không quân Hải quân, tàu ngầm… nhưng không tổ chức bộ tư lệnh riêng.
Hải quân Nhân dân Việt Nam có các cấp đơn vị: hải đoàn, hải đội, binh đoàn Hải quân đánh bộ, các binh đoàn bộ đội chuyên môn, các đơn vị bảo đảm phục vụ ra đa, thông tin, kỹ thuật, hậu cần…. Trụ sở Bộ Tư lệnh đặt tại thành phố Hải Phòng.
Hải quân đánh bộ Việt Nam
Các vùng hải quân
Vùng Hải quân là tổ chức liên binh đoàn chiến dịch-chiến thuật của hải quân, phân chia theo lãnh thổ, gồm các binh đoàn, binh đội tàu mặt nước, không quân của hải quân, Hải quân đánh bộ, bộ đội phòng thủ đảo, pháo binh bờ biển và các đơn vị bảo đảm tác chiến (ra đa, thông tin, kỹ thuật, hậu cần…).
Ngày 26 tháng 10 năm 1975, Bộ Quốc phòng ra Quyết định số 141/QĐ-QP thành lập 5 vùng duyên hải thuộc Bộ Tư lệnh hải quân và quy đinh phạm vi quản lý của 5 vùng. Đến năm 1978 giải thể vùng 2 và đổi tên vùng duyên hải thành vùng hải quân.
Các vùng hải quân của HQVN.
Bộ tư lệnh Vùng 1 (hoặc Bộ tư lệnh vùng A): Vịnh Bắc Bộ.quản lý vùng biển từ Quảng Ninh đến Hà Tĩnh và các đảo trong Vịnh Bắc Bộ, bao gồm các tỉnh Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh. Trụ sở Bộ chỉ huy: Hải Phòng
Bộ tư lệnh vùng 3 (hoặc Bộ tư lệnh vùng C) quản lý cả đoạn giữa miền Trung, từ Quảng Bình đến Bình Định gồm các tỉnh là Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định gồm các đảo Cồn Cỏ, Lý Sơn, Quần đảo Hoàng Sa, v.v.. Trụ sở Bộ chỉ huy: cảng Tiên Sa, Đà Nẵng.
Bộ tư lệnh Vùng 4(hoặc Bộ tư lệnh vùng D): Vùng 4 quản lý Quần đảo Trường Sa, đảo Phú Quý, biển Đông và vùng biển phía nam miền Trung, từ Phú Yên đến Bắc Bình Thuận gồm các tỉnh: Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận và phía Bắc của Bình Thuận. Trụ sở Bộ chỉ huy: quân cảng Cam Ranh (Khánh Hòa).
Chào cờ trên đảo Trường Sa Lớn.
Bộ tư lệnh Vùng 2 (hoặc Bộ tư lệnh vùng B). quản lý, bảo vệ chủ quyền vùng biển từ Nam Bình Thuận đến Bạc Liêu và thềm lục địa phía Nam, trong đó có khu vực trọng điểm là vùng biển có các cụm kinh tế – khoa học – dịch vụ (gọi tắt là DK1) thuộc thềm lục địa phía Nam, gồm có các tỉnh: phía Nam của Bình Thuận, Bà Rịa-Vũng Tàu, Thành phố Hồ Chí Minh, Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, và vùng biển phía Đông Nam của tỉnh Cà Mau (bao gồm cả nhà giàn DK1/10 ở bãi ngầm Cà Mau). Trụ sở Bộ chỉ huy: cảng Cát Lái, Thành phố Hồ Chí Minh.
Bộ tư lệnh Vùng 5 (hoặc Bộ tư lệnh vùng E): Vùng 5 quản lý vùng biển Nam biển Đông và vịnh Thái Lan thuộc vùng biển hai tỉnh Cà Mau (biển phía Tây Nam của Cà Mau) và Kiên Giang. Trụ sở Bộ chỉ huy: An Thới, đảo Phú Quốc (Kiên Giang)
Lễ tiếp nhận tàu Lý Thái Tổ.
Các cấp hàm
Từ năm 1981, quân hàm các cấp tướng trong hải quân mới có tên gọi riêng: Đô đốc (tương đương Thượng tướng), Phó Đô đốc (tương đương Trung tướng), Chuẩn Đô đốc (tương đương Thiếu tướng), được quy định lần đầu tiên trong Luật sĩ quan Quân đội Nhân dân Việt Nam ban hành ngày 31 tháng 12 năm 1981.
Quân chủng Phòng không-Không quân
Quân chủng Phòng không-Không quân là một trong ba quân chủng của Quân đội Nhân dân Việt Nam trực thuộc Bộ Quốc phòng, có nhiệm vụ chiến đấu bảo vệ vùng trời trên lãnh thổ Việt Nam.
Quân chủng Phòng không-Không quân Việt Nam về cơ bản phân chia 2 hai lực lượng chính là Phòng không và Không quân. Mỗi lực lượng chính có những nhánh chuyên môn kỹ thuật bao gồm:
Phòng không có các nhánh:
Lực lượng Tên lửa Phòng không: được thành lập ngày 24 tháng 3 năm 1967. Ngày truyền thống: 24 tháng 7 năm 1965 (ngày ra quân bắn rơi một tốp 3 chiếc máy bay F-4C của Mỹ).
Lực lượng Pháo Phòng không: lễ kỷ niệm 1 tháng 4 năm 1953, ngày thành lập Trung đoàn 367, trung đoàn pháo Cao xạ chủ lực đầu tiên của Quân đội Nhân dân Việt Nam.
Bảo đảm đạn tên lửa luôn sẵn sàng chiến đấu.
Lực lượng Ra-đa Phòng không: lễ kỷ niệm 21 tháng 3 năm 1958, ngày thành lập Trung đoàn đối không cần vụ 260, Trung đoàn ra đa cảnh giới đầu tiên của Quân đội Nhân dân Việt Nam. Ngày truyền thống: 1 tháng 3 năm 1959 (ngày phát sóng ra đa lần đầu tiên)
Hệ thống tên lửa phòng không hiện đại S-300PMU-1 do Đoàn Tên lửa Phòng không 64, Sư đoàn 361 (Quân chủng Phòng không - Không quân) quản lý, huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu bảo vệ bầu trời Tổ quốc.
Các đơn vị chủ lực:
- Sư đoàn Phòng không 361 (Đoàn phòng không Hà Nội)
- Sư đoàn Phòng không 363 (Đoàn phòng không Hải Phòng)
- Sư đoàn Phòng không 365 (Đoàn phòng không Bắc Thái)
- Sư đoàn Phòng không 367 (Đoàn phòng không thành phố Hồ Chí Minh)
- Sư đoàn Phòng không 375 (Đoàn phòng không Đà Nẵng)
- Sư đoàn Phòng không 377 (Đoàn phòng không Khánh Hòa)
Không quân có các nhánh:
-  Lực lượng Không quân Tiêm kích
- Trung đoàn không quân tiêm kích 921, Trung đoàn tiêm kích đầu tiên.
- Lực lượng Không quân Tiêm kích-bom
- Lực lượng Không quân vận tải
- Trung đoàn 919, Trung đoàn không quân vận tải đầu tiên.
- Lực lượng Không quân trinh sát
- Lực lượng Nhảy dù
Su-30MK2V góp phần bảo vệ vững chắc vùng trời, vùng biển tổ quốc Việt Nam.
Các đơn vị chủ lực:
- Sư đoàn Không quân 371 (Đoàn Không quân Thăng Long)
- Sư đoàn Không quân 372 (Đoàn Không quân Hải Vân)
- Sư đoàn Không quân 370 (Đoàn Không quân Biên Hòa)
- Các cơ quan và đơn vị trực thuộc[sửa | sửa mã nguồn]
- Bộ Tham mưu: Cơ quan phụ trách tham mưu, tác chiến của Quân chủng.
- Cục Chính trị
- Bảo tàng Không quân
- Bảo tàng Phòng không
- Cục Hậu cần
- Cục Kỹ thuật
- Cục Phòng không lục quân
- Học viện Phòng không – Không quân
- Viện Kỹ thuật Phòng không- Không quân
- Trường Sĩ quan Không quân (chuyên đào tạo phi công).
- Công ty Xây dựng Công trình Hàng không
- Công ty Thiết kế và Tư vấn xây dựng công trình hàng không
- Công ty sửa chữa máy bay A32
- Công ty Sửa chữa máy bay A41
- Công ty sửa chữa máy bay A42
- Công ty Thiết bị điện tử A45
- Công ty sửa chữa tổng hợp khí tài phòng không A29
Những chiếc tiêm kích SU 30 MK 2 hiện đại luôn sẵn sàng chiến đấu bảo vệ bầu trời Tổ quốc - Ảnh Bạch Dương
Bộ đội Biên phòng
Bộ đội Biên phòng Việt Nam là lực lượng vũ trang nhân dân của Đảng Cộng sản Việt Nam, của Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, là một thành phần của Quân đội Nhân dân Việt Nam, làm nòng cốt, chuyên trách quản lý, bảo vệ chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, an ninh, trật tự biên giới quốc gia trên đất liền, các hải đảo, vùng biển và tại các cửa khẩu theo phạm vi nhiệm vụ do pháp luật quy định và là một lực lượng thành viên trong khu vực phòng thủ tỉnh, huyện biên giới của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Trụ sở Bộ Tư lệnh: Số 4 Đinh Công Tráng, Quận Hoàn Kiếm, Thành phố Hà Nội
Cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng 76 (Lạng Sơn) tuần tra bảo vệ biên giới
Hệ thống tổ chức
Hệ thống tổ chức của Bộ đội Biên phòng gồm 3 cấp: Cấp Bộ Tư lệnh (cấp Trung ương), cấp Bộ Chỉ huy tỉnh, thành; cấp Đồn Biên phòng.
Bên cột mốc biên cương. Ảnh: Tư liệu
Các cơ quan Bộ Tư lệnh Biên phòng:
- Văn phòng Bộ Tư lệnh
- Bộ Tham mưu
- Cục Chính trị
- Cục Hậu cần Cục trưởng
- Cục Kỹ thuật Cục Trưởng
- Cục Trinh sát Cục Trưởng
- Cục phòng chống tội phạm ma túy
- Cục Cửa khẩu
Các đơn vị khác:
- Lữ đoàn thông tin 21
- Các Hải đoàn 18, 28, 38, 48
- Học viện Biên phòng
- Trường Trung cấp Biên phòng 1, Trường Trung cấp Biên phòng 2
- Công ty Trường Thành
- Công ty Sơn Hải, thành phố Hải Phòng
- Trường nuôi dạy chó nghiệp vụ (Trường 24)
Bộ đội Biên phòng Hải Thịnh đang tuần tra biển đảo
Bộ Chỉ huy Biên phòng các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương gồm 44 tỉnh thành có biên giới, bờ biển. Bộ Chỉ huy có các phòng chức năng như: chính trị, tham mưu, trinh sát, phòng chống ma túy và tội phạm,hậu cần; các đơn vị trực thuộc như: tiểu đoàn huấn luyện, đại đội cơ động, bệnh xá biên phòng tỉnh.
Gồm 3 thành phố: Đà Nẵng · Hải Phòng · Thành phố Hồ Chí Minh và 41 tỉnh: An Giang · Bà Rịa – Vũng Tàu · Bạc Liêu · Bến Tre · Bình Định · Bình Phước · Bình Thuận · Cà Mau · Cao Bằng · Đắk Lắk · Đắk Nông · Điện Biên · Đồng Tháp · Gia Lai · Hà Giang · Hà Tĩnh · Khánh Hòa · Kiên Giang · Kon Tum · Lai Châu · Lạng Sơn · Lào Cai · Long An · Nam Định · Nghệ An · Ninh Bình · Ninh Thuận · Phú Yên · Quảng Bình · Quảng Nam · Quảng Ngãi · Quảng Ninh · Quảng Trị · Sóc Trăng · Sơn La · Tây Ninh · Thái Bình · Thanh Hóa · Thừa Thiên – Huế · Tiền Giang · Trà Vinh ·
Đồn Biên phòng. Đây là đơn vị cơ sở, gồm: Ban Chỉ huy đồn, các bộ phận trực thuộc như đội vũ trang, đội công tác biên phòng, đội trinh sát biên phòng, đội phòng chống tội phạm ma túy, đội kiểm soát hành chính, đội kiểm soát xuất nhập cảnh, đội giám hộ, đội thủ tục xuất nhập cảnh, đội tổng hợp, bảo đảm… Đối với các đồn có cửa khẩu, đường tiểu ngạch qua biên giới thì có thêm trạm kiểm soát biên phòng.
Hải đoàn Biên phòng là đơn vị chiến đấu cấp chiến thuật, cơ động chiến đấu trên vùng biển, trực thuộc Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng.
Đội tàu tuần tra của Bộ đội Biên phòng Việt Nam, thành phố Hồ Chí Minh, tháng 3/2013
Hải đội Biên phòng là đơn vị chiến đấu cấp cơ sở trên vùng biển, trực thuộc Bộ chỉ huy Biên phòng tỉnh hoặc nằm trong biên chế hải đoàn biên phòng.
QUÂN KHU VÀ QUÂN ĐOÀN
* Bộ Tư lệnh Thủ đô
Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội trực thuộc Bộ Quốc phòng Việt Nam có chức năng tham mưu cho Ðảng bộ và chính quyền thành phố Hà Nội thực hiện nhiệm vụ quốc phòng toàn dân và công tác quân sự địa phương; giúp Bộ trưởng Bộ Quốc phòng và Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội thực hiện quản lý nhà nước về lĩnh vực quân sự, quốc phòng tại địa phương; tổ chức thực hiện xây dựng, quản lý, chỉ huy các đơn vị lực lượng thường trực và lực lượng dự bị động viên, dân quân tự vệ thuộc quyền…
Các cơ quan
- Cục Chính trị
- Bộ Tham mưu
- Cục Hậu cần
- Cục Kỹ thuật
- Văn phòng Bộ tư lệnh
- Phòng Thanh Tra Quốc Phòng
- Phòng Quân Báo
- Phòng Đặc Công
- Phòng Quân Huấn Nhà Trường
- Phòng Tác Chiến
- Phòng Điều Tra Hình Sự…..
Các đơn vị
- Sư đoàn 301
- Trung đoàn Pháo binh 452 KTT
- Trung đoàn Tăng- Thiết giáp 47
- Tiểu đoàn Thông tin 610
- Tiểu đoàn KSQS 103
- Tiểu đoàn Công binh 544
- các tiểu đoàn trực thuộc Bộ Tham mưu.d18 Đặc Công,d20 Trinh Sát,d610 Thông Tin….
* Quân khu 1
Quân khu 1 là đơn vị quân sự cấp quân khu, trực thuộc Bộ Quốc phòng Việt Nam, có nhiệm vụ tổ chức, xây dựng, quản lý và chỉ huy quân đội chiến đấu chống giặc ngoại xâm, bảo vệ vùng Đông Bắc bộ Việt Nam. Trụ sở Bộ Tư lệnh đặt tại xã Hóa Thượng, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên.
Các cơ quan quản trị
- Bộ Tham mưu
- Phòng Tác Chiến
- Phòng Quân Lực
- Cục Chính trị
- Phòng Cán bộ
- Cục Hậu cần
- Phòng Tài Chính
- Cục Kỹ thuật
- Văn phòng Bộ tư lệnh
Các đơn vị trực thuộc
- Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Cao Bằng.
- Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Bắc Kạn.
- Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Lạng Sơn.
- Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Bắc Giang.
- Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Thái Nguyên
- Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Bắc Ninh
- Trường Quân sự quân khu Phú bình Thái nguyên
- Tiểu đoàn Đặc công 21
- Tiểu đoàn Quân báo 35
- Lữ đoàn cơ giới 375 Bắc giang
- Lữ đoàn tăng 260 lạng sơn
- Trung doàn thông tin 701 Thái nguyên
- Lữ đoàn phòng không 210 Thái nguyên
- Trung đoàn không quân 923 Bắc Giang
- Sư đoàn 3
- Sư đoàn 346
* Quân khu 2
Quân khu 2- trực thuộc Bộ Quốc phòng Việt Nam là một trong bảy quân khu của Quân đội Nhân dân Việt Nam có nhiệm vụ tổ chức, xây dựng, quản lý và chỉ huy lực lượng vũ trang 3 thứ quân chiến đấu bảo vệ các tỉnh vùng Tây Bắc và nửa phía tây của miền Bắc. Trụ sở Bộ Tư lệnh: Thành phố Việt Trì – Tỉnh Phú Thọ
Các cơ quan và đơn vị
- Bộ Tham mưu và các Cục: Chính trị, Hậu cần, Kỹ thuật.
- Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Sơn La,
- Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Điện Biên
- Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Lai Châu
- Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Lào Cai
- Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Yên Bái
- Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Hà Giang
- Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Tuyên Quang
- Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Phú Thọ
- Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Vĩnh Phúc
- Trường Quân sự Quân khu (Thành phố Vĩnh Yên – Vĩnh Phúc)
- Sư đoàn bộ binh 316 (Chí Đám – Đoan Hùng – Phú Thọ)
- Sư đoàn bộ binh 355 (Yên Bái)
- Trung đoàn bộ binh 82 (Điện Biên)
- Trung đoàn tăng 406 (Hạ Hòa – Tỉnh Phú Thọ)
- Trung đoàn Thông tin 604 (Thành phố Việt Trì – Tỉnh Phú Thọ)
- Lữ đoàn Phòng không 297 (Thành phố Việt Trì – Tỉnh Phú Thọ)
- Lữ đoàn Công binh N43 (Tam Nông – Tỉnh Phú Thọ)
- Đoàn Kinh tế Quốc Phòng 313
- Đoàn Kinh tế Quốc Phòng 314
- Đoàn Kinh tế Quốc Phòng 326 (Sốp Cộp – Sơn La)
- Đoàn Kinh tế Quốc Phòng 345
- Đoàn Kinh tế – quốc phòng 379 (Điện Biên)
* Quân khu 3
Quân khu 3 – trực thuộc Bộ Quốc phòng Việt Nam là 1 trong 8 quân khu của Quân đội Nhân dân Việt Nam có nhiệm vụ tổ chức, xây dựng, quản lý và chỉ huy lực lượng vũ trang 3 thứ quân chiến đấu bảo vệ các tỉnh vùng Đồng bằng sông Hồng. Trụ sở Bộ tư lệnh: Thành phố Hải Phòng.
Các Cơ quan và Đơn vị
- Bộ Tham mưu và các Cục:
- Cục Chính trị
- Cục Hậu cần
- Cục Kỹ thuật
- Bộ Chỉ huy quân sự các tỉnh, thành: Hải Phòng, Quảng Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Thái Bình, Nam Định, Hà Nam, Ninh Bình, Hoà Bình
- Sư đoàn 327 (đoàn kinh tế quốc phòng).
- Sư đoàn 350 (tại Ninh Bình)
- Sư đoàn 395 (tại Quảng Yên – Quảng Ninh)
- Lữ đoàn 214 (Hải Dương)
- Lữ đoàn 454 (Quảng Ninh)
- Lữ đoàn 513 (Hải Dương)
- Trung đoàn 242 (Quảng Ninh)
- Trung đoàn 405 (Quảng Ninh)
- Trung đoàn 582 (Ninh Bình)
- Trung đoàn 603 (Hải Phòng)
- Đoàn H73 (tại Hải An – Hải Phòng)
- Đoàn H42 (tại Vân Đồn – Quảng Ninh)
- Bệnh viện quân y 7 (thuộc Cục Hậu cần – Hải Dương)
- Bệnh viện quân y 5 (thuộc Cục Hậu cần – Ninh Bình)
- Trường quân sự Quân khu (tại Chí Linh – Hải Dương)
- Tổng Công ty 319 (tại Long Biên – Hà Nội) chuyển về trực thuộc Bộ Quốc phòng
- Công ty 389 (tại Kiến An – Hải Phòng)
- Công ty Duyên Hải (tại Hà Đông – Hà Nội)
* Quân khu 4
Quân khu 4 trực thuộc Bộ Quốc phòng Việt Nam là 1 trong 8 quân khu hiện nay của Quân đội Nhân dân Việt Nam. Chiến khu 4 được thành lập theo Sắc lệnh của Chủ tịch Hồ Chí Minh ngày 15-10-1945, và ngày này đã trở thành Ngày Truyền thống của Lực lượng vũ trang Quân khu 4. Ngày 03 tháng 06 năm 1957, chủ tịch Hồ Chí Minh ra sắc lệnh số 17/SL về việc thành lập Quân khu 4 trên cơ sở Liên khu 4, đồng thời với các quân khu: Việt Bắc, Tây Bắc, Đông Bắc, Tả Ngạn, Hữu Ngạn.
Quân khu 4 đặt tại thành phố Vinh có nhiệm vụ chỉ huy, quản lý và tổ chức xây dựng quân đội chiến đấu, bảo vệ vùng Bắc Trung Bộ Việt Nam. Quân khu 4 có địa bàn rộng, bao gồm 6 tỉnh: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên – Huế. Trụ sở Bộ tư lệnh: Đường Lê Duẩn, thành phố Vinh.
Các Cơ quan
- Bảo tàng Quân khu 4
- Bộ Tham mưu
- Cục Chính trị
- Cục Hậu cần
- Cục Kỹ thuật.
- Văn phòng Bộ Tư lệnh Quân khu
Các đơn vị trực thuộc
- Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Thanh Hóa.
- Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Nghệ An.
- Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Hà Tĩnh.
- Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Quảng Bình.
- Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Quảng Trị.
- Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Thừa Thiên – Huế
- Trường Quân sự quân khu
- Sư đoàn 324 (đoàn Ngự Bình)
- Sư đoàn 341 (đoàn Sông Lam)
- Sư đoàn 968
- Đoàn Kinh tế quốc phòng 337
- Đoàn Kinh tế quốc phòng 92 (A So – A lưới)
- Đoàn Kinh tế quốc phòng 4(Kỳ Sơn – Nghệ An).
- Đoàn Kinh tế quốc phòng 5 (Mường Lát- Thanh Hóa).
- Lữ đoàn Phòng không 283.
- Lữ đoàn Công binh 414
- Trung đoàn thông tin 80
- Lữ đoàn pháo binh 16
- Lữ đoàn Xe tăng 206: Nghĩa Đàn – Nghệ An
- Câu lạc bộ bóng đá Quân khu 4
- Tổng Công ty Hợp tác quốc tế (công ty 85).
- Xí nghiệp Xây lắp Quân khu 4
- Bệnh viện Quân y 4.
- Trường Cao đẳng nghề Quân khu 4.
* Quân khu 5
Quân khu 5- trực thuộc Bộ Quốc phòng Việt Nam là một trong 7 quân khu của Quân đội Nhân dân Việt Nam hiện nay có nhiệm vụ tổ chức, xây dựng, quản lý và chỉ huy quân đội chiến đấu bảo vệ vùng Nam Trung Bộ Việt Nam bao gồm Tây Nguyên và các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ. Quân khu 5 thời kỳ Chiến tranh Việt Nam ở các tỉnh duyên hải miền Trung Trung Bộ. Quân khu 6 cũ ở Nam Trung Bộ (gồm Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận và Lâm Đồng, Đăk Nông hiện nay) và mặt trận Tây Nguyên (Bắc và Trung Tây Nguyên) được biên nhập vào quân khu 5 từ sau khi Việt Nam thống nhất.
Các cơ quan và đơn vị
- Bộ Tham mưu
- Cục Chính trị
- Cục Hậu cần:
- Cục Kỹ thuật
- Bộ Chỉ huy quân sự thành phố Đà Nẵng
- Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Quảng Nam
- Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Quảng Ngãi
- Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Bình Định
- Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Phú Yên
- Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Khánh Hoà
- Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Kon Tum
- Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Gia Lai
- Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Đắk Lắk
- Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Đắc Nông
- Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Ninh Thuận
- Sư đoàn 2
- Sư đoàn 305
- Sư đoàn 315
- Sư đoàn 307
- Lữ đoàn pháo binh 572
- Lữ đoàn pháo binh 368
- Lữ đoàn Công binh 270.
- Lữ đoàn công binh 280.
- Lữ đoàn Thông tin 575.
- Lữ đoàn tăng thiết giáp 574.
- Tiểu đoàn vệ binh 8, Bộ Tham mưu Quân khu 5.
- Tiểu đoàn 409, Bộ Tham mưu Quân khu 5.
- Tiểu đoàn 32, Bộ Tham mưu Quân khu 5.
- Lữ đoàn Phòng không 573
- Công Ty TNHH MTV Đầu Tư-Xây Dựng Vạn Tường
* Quân khu 7
Quân khu 7- trực thuộc Bộ Quốc phòng Việt Nam là một trong 8 quân khu của Quân đội Nhân dân Việt Nam hiện nay có nhiệm vụ tổ chức, xây dựng, quản lý và chỉ huy quân đội chiến đấu bảo vệ vùng Đông Nam Bộ Việt Nam. Trụ sở Bộ tư lệnh: Thành phố Hồ Chí Minh.
Các cơ quan và đơn vị
- Bộ Tham mưu
- Cục Chính trị
- Cục Hậu cần
- Cục Kỹ thuật
- Văn phòng Bộ Tư lệnh
- Bộ Tư lệnh Thành phố Hồ Chí Minh
- Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu
- Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Bình Dương
- Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Bình Phước
- Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Bình Thuận
- Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Đồng Nai
- Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Tây Ninh
- Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Lâm Đồng
- Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Long An
- Trường Quân sự quân khu
- Sư đoàn bộ binh 5
- Sư đoàn bộ binh 6
- Sư đoàn bộ binh 302
- Sư đoàn bộ binh 317
- Các trung đoàn, lữ đoàn về phòng không, pháo cao xạ, tăng, công binh….
* Quân khu 9
Quân khu 9 trực thuộc Bộ Quốc phòng Việt Nam là 1 trong 8 quân khu hiện nay của Quân đội Nhân dân Việt Nam có nhiệm vụ quản lý, tổ chức, xây dựng và chỉ huy quân đội chiến đấu bảo vệ vùng Đồng bằng sông Cửu Long, Việt Nam. Trụ sở Bộ tư lệnh: thành phố Cần Thơ
Các cơ quan và đơn vị Quân khu
- Bộ Tham mưu
- Cục Chính trị
- Cục Hậu cần
- Cục Kỹ thuật
- Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh An Giang
- Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Bạc Liêu
- Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Bến Tre
- Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Cà Mau
- Bộ Chỉ huy Quân sự thành phố Cần Thơ
- Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Đồng Tháp
- Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Hậu Giang
- Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Kiên Giang
- Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Sóc Trăng
- Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Tiền Giang
- Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Trà Vinh
- Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Vĩnh Long
- Bệnh viện quân y 121
- Sư đoàn Bộ binh 4
- Sư đoàn Bộ binh 330
- Sư đoàn Bộ binh 339
- Sư đoàn 8
- Lữ đoàn 25 công binh
- Lữ đoàn 6 pháo binh
- Lữ đoàn 226 phòng không
- Sư đoàn 959 – Đoàn kinh tế quốc phòng 959
CÁC BỘ TƯU LỆNH KHÁC
1. Bộ Tư lệnh cảnh sát biển
Cảnh sát biển Việt Nam (tên giao dịch bằng tiếng Anh: Vietnam Coast Guard) là lực lượng chuyên trách thực hiện chức năng quản lý về an ninh, trật tự, an toàn và bảo đảm việc chấp hành pháp luật của nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam và điều ước quốc tế có liên quan mà Việt Nam là thành viên trên các vùng biển và thềm lục địa của nước này.
Cảnh sát biển Việt Nam là lực lượng vũ trang nhân dân, đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, sự thống lĩnh của Chủ tịch nước Việt Nam, sự quản lý thống nhất của Chính phủ.
Bộ Quốc phòng Việt Nam trực tiếp quản lý và điều hành hoạt động của Lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam.
Vùng Cảnh sát biển 3
Đơn vị trực thuộc Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển
+ Các Vùng Cảnh sát biển
- Vùng Cảnh sát Biển 1: Quản lý vùng vịnh Bắc Bộ thuộc Việt Nam, từ cửa sông Bắc Luân (Quảng Ninh) đến đảo Cồn Cỏ (Quảng Trị), có trụ sở tại Hải Phòng.
- Vùng Cảnh sát Biển 2: Quản lý từ đảo Cồn Cỏ tới Cù Lao Xanh (Bình Định) và biển Đông, có trụ sở tại huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam.
- Vùng Cảnh sát Biển 3: Quản lý từ Cù Lao Xanh tới bờ bắc cửa Định An (Trà Vinh) và biển Đông, có trụ sở tại Bà Rịa – Vũng Tàu
- Vùng Cảnh sát Biển 4: Quản lý từ bờ bắc cửa Định An tới Hà Tiên (Kiên Giang) và vịnh Thái Lan, có trụ sở tại Cà Mau.
Các Vùng Cảnh sát biển Việt Nam
+ Hải đoàn Cảnh sát biển
+ Cụm trinh sát số 1, 2
+ Cụm đặc nhiệm phòng, chống tội phạm ma túy 1,2,3,4
+ Trung tâm thông tin Cảnh sát biển
+ Trung tâm huấn luyện Cảnh sát biển
2. Bộ Tư lệnh bảo vệ lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh
Bộ Tư lệnh Bảo vệ Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh (đơn vị tiền thân là Đoàn 69) được thành lập ngày 14/5/1976 theo Quyết định số 109/QĐ-QP của Bộ Quốc phòng với nhiệm vụ trọng tâm hiện nay là “giữ gìn lâu dài, bảo vệ tuyệt đối an toàn thi hài Chủ tịch Hồ Chí Minh và phát huy ý nghĩa chính trị, văn hoá của Công trình Lăng trong giai đoạn mới”.
Bộ Tư lệnh Bảo vệ Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh
HỌC VIỆN, TRƯỜNG ĐẠI HỌC, TRƯỜNG SỸ QUAN TRỰC THUỘC BỘ
Học viện Quốc phòng Việt Nam, tức Học viện Quân sự cấp cao trực thuộc Bộ Quốc phòng Việt Nam, thành lập năm 1976, là trung tâm đào tạo tướng lĩnh và sĩ quan chỉ huy cấp chiến dịch-chiến lược quân sự cho tất cả các quân chủng, binh chủng, quân khu, quân đoàn và các cơ quan đơn vị trong toàn quân.
Trụ sở chính: đường Hoàng Quốc Việt, Hà Nội
Học viện Chính trị. Cơ sở: Hà Đông, Hà Nội, thành lập năm 1951 với tên gọi ban đầu là Trường Chính trị Trung cấp, đào tạo sĩ quan chính trị cấp trung đoàn, sư đoàn (chính ủy).
Học viện Lục quân Đà Lạt (Học viện quân sự cấp trung), thành lập năm 1974, Đào tạo cán bộ sĩ quan Lục quân chiến thuật-chiến dịch cấp cấp trung đoàn-sư đoàn các chuyên ngành chỉ huy tham mưu Lục quân (tương ứng với các binh chủng thuộc quân chủng Lục quân). Trụ sở chính: Đà Lạt.
Học viện Kỹ thuật Quân sự (Học viện quân sự cấp trung, đại học trọng điểm quốc gia Việt Nam). Thành lập năm 1966.
Học viện Quân y
Học viện Hậu cần. Thành lập năm 1974 trên cơ sở trường sĩ quan Hậu cần (thành lập năm 1951). Trụ sở chính: Ngọc Thụy, Long Biên, Hà Nội. Cơ sở 2: Sơn Lộc, Sơn Tây, Hà Nội.
Trường Đại học Trần Quốc Tuấn (Tức Trường sĩ quan Lục quân 1): Thành lập năm 1945. Đào tạo sĩ quan Lục quân chiến thuật cấp phân đội (trung đội, đại đội, tiểu đoàn) trình độ cử nhân khoa học quân sự (đại học và cao đẳng) các chuyên ngành: Binh chủng hợp thành (Tham mưu Lục quân), Bộ binh, Bộ binh cơ giới, Hỏa khí (chỉ huy kỹ thuật vũ khí), Trinh sát Lục quân cho các cơ quan đơn vị quân khu, quân đoàn phía bắc Việt Nam. Trụ sở chính: thị xã Sơn Tây, Hà Nội.
Trường Đại học Nguyễn Huệ (Tức Trường sĩ quan Lục quân 2): Thành lập năm 1961. Đào tạo sĩ quan Lục quân chiến thuật cấp phân đội (trung đội, đại đội, tiểu đoàn) trình độ cử nhân khoa học quân sự (đại học và cao đẳng) các chuyên ngành: Binh chủng hợp thành (Tham mưu Lục quân), Bộ binh, Bộ binh cơ giới, Hỏa khí (chỉ huy kỹ thuật vũ khí), Trinh sát Lục quân cho các cơ quan đơn vị quân khu, quân đoàn phía nam Việt Nam. Trụ sở chính: Biên Hòa, Đồng Nai.
Học viện Kỹ thuật Mật mã, trực thuộc Ban Cơ yếu chính phủ, thành lập năm 1985: đào tạo cán bộ cơ yếu, sỹ quan chỉ huy kỹ thuật mật mã có trình độ đại học, sau đại học và nghiên cứu khoa học kỹ thuật mật mã của ngành Cơ yếu Việt Nam, Cơ yếu Quân đội Nhân dân Việt Nam và Chuyên ngành An toàn thông tin (hệ dân sự).
Trụ sở chính: 141 Chiến Thắng, Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.;
Cơ sở II: số 105 Đường Nguyễn Chí Thanh, Đống Đa, Hà Nội.
Cơ sở III: số 17 Đường Cộng Hoà, Tân Bình, TP Hồ Chí Minh
VĂN PHÒNG BỘ VÀ CÁC CƠ QUAN VÀ ĐƠN VỊ TRỰC THUỘC BỘ QUỐC PHÒNG
- Văn phòng Bộ Quốc phòng
- Thanh tra Bộ
- Ban Cơ yếu
- Cục Quân y
- Cục Tài chính
- Cục Kế hoạch và Đầu tư
- Cục Kinh tế
- Cục Khoa học Công nghệ và Môi trường
- Cục Tiêu chuẩn-Đo lường-Chất lượng
- Cục Cứu hộ-cứu nạn
- Cục Đối ngoại quân sự: Đến nay (2006), Việt Nam đã đặt Tuỳ viên quân sự, quốc phòng tại 25 nước và có 36 nước đặt Tuỳ viên quân sự, quốc phòng tại Việt Nam.
- Cục Điều tra hình sự
- Cục Thi hành án
- Cục Công nghệ thông tin
- Viện Chiến lược Quốc phòng
- Viện Khoa học và Công nghệ Quân sự
- Viện Lịch sử Quân sự
- Viện Khoa học Xã hội Nhân văn Quân sự
- Viện Thiết kế & Kiến trúc- Bộ Quốc phòng
- Trung tâm Nhiệt đới Việt-Nga.
- Trung tâm Thông tin Khoa học Quân sự
- Bệnh viện Trung ương quân đội 108
- Bệnh viện Trung ương quân đội 175
- Viện Y học cổ truyền Quân đội
DOANH NGHIỆP QUÂN ĐỘI TRỰC THUỘC BỘ
- Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel).
- Tổng Công ty Trực thăng Việt Nam (Binh đoàn 18)
- Tổng Công ty xây dựng Trường Sơn (Binh đoàn 12).
- Tổng Công ty Thành An (Binh đoàn 11).
- Tổng Công ty 15 (Binh đoàn 15)
- Binh đoàn 16 (công ty TNHH MTV 16)
- Tổng Công ty Đông Bắc.
- Tổng Công ty xây dựng Lũng Lô
- Tổng Công ty Thái Sơn.
- Tổng Công ty 319. (Điều chuyển từ Quân khu 3)
- Tổng Công ty 36/Bộ Quốc phòng.
- Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội.
- Tổng Công ty 789.
- Bảo hiểm xã hội Bộ Quốc phòng

Nguyễn Anh (Tổng hợp từ wikipedia)
http://nguyentandung.org/gioi-thieu-toan-canh-co-cau-to-chuc-cua-bo-quoc-phong-viet-nam.html

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét