Thứ Sáu, 29 tháng 8, 2014

16 ‘nỗi sợ’ trong tâm lý chiến lược của Trung Quốc

Dựa trên bằng chứng từ nguồn công khai không nhiều lắm và xem xét những ấn phẩm nội bộ của TQ, nổi lên 16 nhân tố tâm lý-những mối lo ngại hay khả năng dễ bị tổn thương về quân sự - giải thích vì sao TQ xây dựng các lực lượng quân sự như hiện nay và những nhân tố có thể có ảnh hưởng đối với chính sách quân sự của TQ trong tương lai.

    Nhà phân tích quân sự Michael Pillsbury trong bài viết trên tạp chí Surival gần đây đã nêu ra 16 cái sợ để giải thích vì sao Bắc Kinh xác định những yêu cầu chiến lược cụ thể và tập trung phát triển một số hệ thống trong thập kỷ qua để tăng cường sức mạnh quốc phòng.
    Không có cách nào để biết chắc danh mục mười sáu cái sợ này đã đầy đủ chưa, và cũng không thể xếp theo thứ tự mức độ sợ hãi, nhưng chắc rằng tất cả sẽ tiếp tục tác động đến quá trình ra quyết định quốc phòng của TQ về lâu dài.
    16 nỗi sợ này gồm: Sợ bị phong tỏa bởi các đảo; Sợ mất các nguồn tài nguyên biển; Sợ bị chặn các đường giao thông biển; Sợ bị xâm lược trên bộ hay chia cắt lãnh thổ; Sợ bị tiến công bằng lực lượng thiết giáp hay không quân; Sợ mất ổn định bên trong do những cuộc bạo loạn, nội chiến hay khủng bố; Sợ hệ thống đường ống bị tiến công; Sợ các đòn tiến công từ tàu sân bay; Sợ các đòn tập kích đường không lớn; Sợ Đài Loan trở thành một quốc gia độc lập; Sợ các lực lượng chưa đủ mạnh để “giải phóng” Đài Loa; Sợ các lực lượng tên lửa chiến lược bị tiến công bằng lực lượng biệt kích, gây nhiễu hay vũ khí tiến công chính xác; Sợ leo thang và mất khả năng kiểm soát; Sợ bị tiến công điều khiển học; Sợ bị tiến công vào các vũ khí chống vệ tinh; Sợ các nước láng giềng trong khu vực.
    1. Sợ bị phong toả bởi các đảo
    Nhiều nhân vật trong Quân đội TQ lo ngại rằng TQ có thể dễ dàng bị một cường quốc bên ngoài phong toả dựa vào một dãy đảo trải dài từ Nhật đến Philippines trên đó rất dễ xây dựng công sự. TQ coi dãy đảo này là chướng ngại vật địa lý thiên nhiên chặn lối ra biển khơi của TQ-một điều kiện mà các nước xung quanh TQ đang tích cực khai thác.
    Thật vậy, một cựu tham mưu trưởng hải quân Nhật đã từng huyênh hoang nói rằng tàu ngầm của TQ sẽ không thể lọt qua dãy đảo Ryukuy để ra vùng biển khơi của Thái Bình Dương lên phía Bắc hay Nam Đài Loan, hoặc qua Eo biển Bashi (luzon) mà không bị các lực lượng chống ngầm của Mỹ và Nhật phát hiện.
    Các tác giả của những bài viết trên báo chí quân sự TQ thường đề cập sự cần thiết của việc huấn luyện, diễn tập và kế hoạch chiến dịch quân sự nhằm phá vỡ thế bị phong toả bởi các đảo. Một bài viết phân tích mang tính nghiên cứu về tác chiến hình dung bảy loại phương tiện thù địch mà tàu ngầm TQ sẽ phải khắc phục để phá vỡ hàng rào phong toả. Kẻ địch sẽ sử dụng một hệ thống phong toả chống TQ gồm các mạng chống ngầm, hệ thống thuỷ âm, thuỷ lôi ngầm, chiến hạm nổi, máy bay chống ngầm, tàu ngầm và vệ tinh trinh sát. Những sĩ quan TQ viết bài phân tích này dẫn ra mười bài nghiên cứu trước từ năm 1997 đến 2004 cũng đã đề cập việc ước tính lực lượng cần thiết như thế nào để phá vỡ thế bị phong toả do dãy đảo tạo ra.
    16 ‘nỗi sợ’ trong tâm lý chiến lược của Trung Quốc (P1) - Ảnh 1
    Hải quân Trung Quốc tập trận hồi tháng 7
    2. Sợ mất các nguồn tài nguyên biển
    Một cái sợ khác về biển mà các tác giả TQ quan tâm là những nguồn tài nguyên quí giá bên trong ranh giới lãnh hải của TQ đang bị các cường quốc bên ngoài cướp đoạt do Hải quân TQ còn yếu, khiến sự phát triển tương lai của TQ bị đe doạ. Đã có nhiều đề xuất khác nhau nhằm cải thiện tình hình này. Trương Văn Mộc, vốn là một nhà nghiên cứu trong nhóm cố vấn của Bộ An ninh Nhà nước, thường nói:
    “Hải quân gắn với sức mạnh biển của TQ, và sức mạnh biển gắn với sự phát triển tương lai của TQ. Tôi nhận thấy nếu một quốc gia không có sức mạnh biển thì sự phát triển không có tương lai”. Một bài viết đăng trên tạp chí “Nghiên cứu kinh tế quân sự” năm 2005 cho rằng kinh tế đối ngoại của TQ, ngoại thương và
    các thị trường ở hải ngoại của TQ “tất cả đều cần được bảo đảm bằng một lực lượng quân sự hùng mạnh; nếu không, TQ có thể sẽ rơi vào thế bị động”.
    3. Sợ bị chặn các đường giao thông trên biển
    Nhiều bài viết trên báo chí TQ nói đến ngay có các đường giao thông trên biển của TQ dễ bị “cắt đứt”, đặc biệt là đường vận chuyển dầu lửa “có tầm quan trọng sống còn” qua Eo biển Malắcca. Những người hộ chủ trương xây dựng lực lượng hải quân biển xanh nêu lý do không an toàn của việc nhập khẩu năng lượng. Có người cho rằng các hạm đội Mỹ, Nhật và Ấn Độ kết hợp với nhau “tạo ức ép vô cùng lớn đối với đường vận chuyển dầu lửa của TQ”, nhưng cũng có người cho rằng “chỉ nước Mỹ có đủ sức mạnh và dám chặn đường vận chuyển dầu lửa của TQ”.
    Tương tự như vậy, cuốn “Hướng dẫn Nghiên cứu lý luận chiến dịch”, một cuốn sách giáo khoa do các học giả trường Đại học Quốc phòng TQ viết năm 2001, đề cập nhiều tình huống có thể xảy ra về việc ngăn chặn và bảo vệ các đường giao thông trên biển”. Khoa học chiến dịch”, một tài liệu giáo khoa quan trọng khác, cũng do trường Đại học Quốc phòng biên soạn, bàn về việc bảo vệ các đường giao thông trên biển trong ấn bản năm 2006.
    Một số tác giả coi đây là vấn đề cấp bách: “Về những vấn đề… cấm vận đường biển hay đường vận chuyển dầu lửa bị cắt đứt… TQ phải… ‘sửa nhà trước khi trời mưa’ ”. Những người ủng hộ chủ trương này dường như muốn nhanh chóng chuyển từ nỗ lực phát triển hải quân chủ yếu dựa vào tàu ngầm sang ưu tiên phát triển hải quân lấy tàu sân bay làm “nòng cốt”. Những người ủng hộ chủ trương bảo đảm an toàn cho các đường giao thông trên biển nhiều tham vọng nhất mong muốn lực lượng quân sự TQ có mặt trên toàn cầu.
    4. Sợ bị xâm lược trên bộ hay chia cắt lãnh thổ
    TQ đã vạch kế hoạch chiến dịch đối phó với những tình huống bị xâm lược khác nhau trong một cuốn Điều lệ huấn luyện chỉ sử dụng trong quân đội; và một công trình nghiên cứu có ảnh hưởng do các nhà nghiên cứu của trường Đại học Quốc phòng, Viện Hàn lâm khoa học quân sự và các nhóm chuyên gia chiến lược hàng đầu khác tiến hành năm 2005 đã đánh giá những mặt dễ bị tổn thương của bảy đại quân khu, xem xét nhữung con đường khác nhau mà kẻ địch có thể tiến vào xâm lược TQ.
    Trên cơ sở điều kiện địa lý của từng quân khu và những hành động xâm lược của các lực lượng nước ngoài trong lịch sử họ dự báo khả năng dễ bị tổn thương khi bị tiến công trên bộ trong tương lai, thậm chí xác định các nước láng giềng là những kẻ xâm lược tiềm tàng. Những thay đổi gần đây về cơ cấu lực lượng Quân giải phóng Nhân dân dường như nhằm nâng cao khả năng chống hành động xâm lược TQ trên bộ.

    5. Sợ bị tiến công bằng lực lượng thiết giáp hay không quân
    Ba đại quân khu dọc biên giới phía Bắc với nước Nga, bao gồm cả quân khu Bắc Kinh, được coi là dễ bị tổn thương trước những đòn tiến công bằng lực lượng thiết giáp và đổ bộ đường không, như nhận định trong công trình nghiên cứu “Địa lý quân sự chiến trường của TQ” năm 2005.
    Cuộc tập trận “Thanh gươm miền Bắc” (Northern sword) ở Nội Mông trong năm 2005 với sự tham gia của 2 sư đoàn thiết giáp: trên 2800 xe tăng và xe thiết giáp và lực lượng không vận từ cự ly 2000 km là “Cuộc diễn tập dã chiến lớn nhất giả định một cuộc tấn công quân khủng bố được sự trợ giúp về quân sự của nước ngoài.
    Qua những bài viết trên báo chí TQ, có thể suy ra rằng cuộc diễn tập giả định tình huống đối phó hành động xâm lược bằng lực lượng thiết giáp.
    6. Sợ mất ổn định bên trong do những cuộc bạo loạn, nội chiến hay khủng bố
    Những tuyên bố thường xuyên của TQ chống những phần tử chủ trương tách Đài Loan, Tây Tạng và Tân Cương ra khỏi TQ cho đến nay vẫn được coi là những lời nói cường điệu thông thường của TQ, nhưng thực ra cũng phản ánh mối lo ngại sâu sắc về sự toàn vẹn lãnh thổ của TQ.
    Trong tháng 9.2003, báo chí TQ đưa tin 10 cuộc diễn tập chống khủng bố, mỗi tháng đang được tiến hành trên khắp đất nước, một tần số mà Nhân dân Nhật báo, cơ quan ngôn luận của Đảng cộng sản, nhận xét là “hiếm thấy từ trước đến nay”.
    Những tình huống giả định trong các cuộc diễn tập bao gồm bắt con tin, cướp ngân hàng, tấn công vũ trang vào các cơ sở của chính phủ và những nơi đang diễn ra các cuộc thi đấu thể thao, tấn công bằng vũ khí hoá học và sinh học, các toà cao ốc sụp đổ, những vụ nổ ở các trung tâm mua sắm và đánh cắp các tác nhân sinh học.
    7. Sợ hệ thống đường ống bị tiến công
    Báo chí TQ đưa tin ít nhất từ năm 2001, hàng năm TQ đã tiến hành các cuộc diễn tập bảo vệ đường ống (gọi là những cuộc diễn tập “Trường Thành”) không rõ TQ coi mối đe doạ đối với hệ thống đường ống chủ yếu liên quan đến phần các phần tử khủng bố trong nước hay một phần trong âm mưu tiến hành một cuộc xâm lược trên bộ của nước ngoài. Mối lo ngại này có lẽ thể hiện một phần trong các kế hoạch huấn luyện cũng như tổ chức lực lượng chống khủng bố.
    16 ‘nỗi sợ’ trong tâm lý chiến lược của Trung Quốc (P2) - Ảnh 2
    Tàu sân bay Liêu Ninh của Trung Quốc
    8. Sợ các đòn tiến công từ tàu sân bay
    Ít nhất trong một thập kỷ, các tác giả của những bài viết trên báo chí quân sự  TQ đã nhận định về nguy cơ có thể bị Mỹ tiến công từ các tàu sân bay và phân tích cách đối phó thế nào cho hiệu quả nhất. Một số cho rằng các lực lượng TQ nên nhằm vào những mặt dễ bị tổn thương của các tàu sân bay Mỹ trong khi số khác đề xuất những hệ vũ khí cụ thể mà TQ nên phát triển. Một trong những hệ vũ khí đó là “tên lửa chống tàu sân bay”.
    9. Sợ các đòn tập kích đường không lớn
    Trong phần lớn quá trình lịch sử, Không quân TQ thuộc loại kém phát triển và không được coi trọng so với lục quân. Tuy nhiên, từ năm 2004, Không quân TQ đã được giao nhiệm vụ quan trọng hơn, và được xếp ngang hàng với các quân chủng khác. Từ năm 1990, Không quân TQ đã loại khỏi trang bị gần 3000 máy bay cũ, giảm số lượng máy bay chiến đấu từ khoảng 5000 chiếc xuống còn 2000 chiếc có khả năng chiến đấu tốt hơn để bảo vệ lãnh thổ TQ. Lục quân cũng tiếp tục tăng cường khả năng phòng không.
    Một nửa số tập đoàn quân của Lục quân TQ hiện nay có các lữ đoàn phòng không. Ngoài ra, trong thập kỷ qua, lục quân còn được cung cấp thêm nhiều trang bị, bao gồm pháo phòng không, tên lửa đất-đối không và trang thiết bị bảo đảm hậu cần. Một phần ba số sư đoàn dự bị của lục quân là các đơn vị pháo phòng không.
    10. Sợ Đài Loan trở thành một quốc gia độc lập
    Đài Loan trở thành một quốc gia độc lập sẽ không chỉ là một thảm hoạ chính trị đối với tính hợp pháp của chế độ mà đối với Quân giải phóng Nhân dân, mất Đài Loan, với đường hàng hải xung quanh, còn là một tổn thất về quân sự, hơn nữa, một cường quốc bên ngoài có thể sử dụng hòn đảo này làm căn cứ kiềm chế TQ và củng cố dãy đảo phong toả TQ.
    Nhiều bài viết trên báo chí TQ khiến người ta có cảm tưởng rằng Bắc Kinh sợ các lực lượng quân sự TQ chưa đủ sức ngăn ngừa Đài Loan tuyên bố độc lập. TQ đã đầu tư rất nhiều cho việc tăng cường khả năng đối phó với tình huống bất trắc ở Đài Loan như tăng cường hệ thống đảm bảo hậu cần liên quân, hệ thống chỉ huy và điều khiển cho các chiến dịch đa quân chủng, và lực lượng hải quân để răn đe và ngăn chặn các lực lượng Hải quân Mỹ ở những khu vực then chốt, và phát triển không lực cùng vũ khí tiến công chính xác để đối phó với tình huống xảy ra xung đột cục bộ, nhưng vẫn chưa hết sợ.
    11. Sợ các lực lượng chưa đủ mạnh để “giải phóng” Đài Loan
    Ít nhất là từ năm 1992, Quân giải phóng Nhân dân đã tập trung nhiều vào việc tăng cường khả năng đối phó với nguy cơ xung đột tiềm tàng về vấn đề Đài Loan. Trong 15 năm qua, Lục quân TQ tập trung nhiều cho việc huấn luyện tiến hành các chiến dịch đổ bộ; cả hải quân và không quân cũng đều chú trọng huấn luyện thực hiện nhiệm vụ yểm trợ cho việc đối phó với các tình huống bất trắc ở Đài Loan. Kết quả trong mấy năm, hoạt động huấn luyện của các lực lượng vũ trang đã có một số cải thiện về độ phức tạp và chất lượng. Gần đây, các mặt chỉ huy và điều khiển, tác chiến liên quân và tác chiến điện tử cũng được chú trọng nâng cao hiệu quả. Hải quân đang đưa vào sử dụng nhiều tàu tuần tra trang bị tên lửa lớp Hồ Bắc, tuy tốc độ đóng tàu khu trục hiện đại và tàu ngầm chạy bằng động cơ điêzen dường như chậm lại. Trong những năm qua, TQ đã tăng ngân sách quốc phòng dành cho việc khắc phục những mặt còn yếu kém về cơ sở hạ tầng, đặc biệt là cơ sở hậu cần, các đường vận chuyển và căn cứ hải quân.

    12. Sợ các lực lượng tên lửa chiến lược bị tiến công bằng lực lượng biệt kích, gây nhiễu hay vũ khí tiến công chính xác
    Những mối lo ngại của TQ về Binh chủng Pháo binh số 2, tức là lực lượng tên lửa chiến lược, thể hiện trong những bài viết trên tờ “Tin tức về lực lượng tên lửa” (Rocket Force News) rằng các cuộc diễn tập huấn luyện luôn chú trọng các biện pháp chống tập kích đường không, chống tiến công bằng lực lượng đặc biệt, gây nhiễu điện từ, trinh sát bằng điện báo, và tiến công mạng máy tính bằng tin tặc và vi rút máy tính. Tác chiến điện tử và tiến công điều khiển học nhằm vào các lực lượng tên lửa của TQ cũng là mối lo ngại ngày càng lớn. Hồi giữa tháng 4. 2006, một đơn vị ở vùng núi miền Nam TQ đã tiến hành việc đánh giá huấn luyện quân sự trong đó các “lực lượng địch” thực hiện thành công biện pháp gây nhiễu điện tử nhằm vào sở chỉ huy.
    13. Sợ leo thang và mất khả năng kiểm soát
    Nhiều bài viết trên sách báo quân sự TQ bày tỏ mối lo ngại về khả năng “kiểm soát và ngăn ngừa nguy cơ leo thang chiến tranh”. Quan điểm của TQ về chiến tranh thông tin nhấn mạnh yêu cầu duy trì khả năng kiểm soát; và những cuộc bàn cãi về Binh chủng Pháo binh số 2 đều nhấn mạnh những vấn đề liên quan đến chỉ huy và điều khiển.
    Mối lo ngại chính là nếu một cuộc khủng hoảng thực sự leo thang, thì TQ sẽ không thể duy trì khả năng điều khiển các lực lượng của họ trong thời gian diễn ra trận đánh đầu tiên, thường là trận quyết định. Duy trì khả năng điều khiển baogồm cả việc triển khai những vũ khí gọi là “sát thủ tiễn” và làm cho kẻ địch mất thăng bằng ở điểm trọng yếu, hay tăng tốc độ đánh chiếm những mục tiêu then chốt trước khi tình hình ổn định trở lại.
    Năm 2001, cuốn “Khoa học Chiến lược Quân sự” dành hẳn một chương cho vấn đề “kiểm soát chiến tranh”, nhưng sâu sắc nhất là luận án tiến sĩ của Đại tá Tiêu Điều Lương, một phó giáo sư Viện Nghiên cứu và Giảng dạy của Trường Đại học Quốc phòng năm 2001. Luận án này đề xuất giải pháp đe doạ quân sự hay thương lượng. Theo các tác giả khác, trong tình huống cực đoan, giải pháp quân sự có thể bao gồm cả “tiến hành một cuộc chiến tranh nhỏ để ngăn ngừa một cuộc chiến tranh lớn”.
    Những nỗ lực đầu tư gần đây để thực hiện những mục tiêu này bao gồm phát triển hệ thống chỉ huy và điều khiển tự động hoá “Qu Dian” (khứ điện) mà Hạ Nghị sĩ Bob Schaffer, Bang Colorado coi là một thành tựu lớn của TQ, có tác dụng “tăng bội sức mạnh”. Phát biểu trong Hạ viện, ông so sánh hệ thống này với hệ thống Phân phối thông tin chiến thuật liên quân (JTIDS) của Mỹ và nhận xét đó là “hệ thống liên kết dữ liệu an toàn, chống nhiễu, hiệu suất cao phục vụ cho tác chiến chiến thuật”.
    16 ‘nỗi sợ’ trong tâm lý chiến lược của Trung Quốc (P3) - Ảnh 2
    Tàu khu trục Thái Châu, lớp Sovremenny, số hiệu 138 của Hải quân Trung Quốc
    Trong khi đó, “Jane’s Fighting Ship” mô tả tàu khu trục lớp “Sovremenny” của TQ là những “chiến hạm đầu tiên của TQ có kết nối với các hệ thống dữ liệu” giống như hệ thống “Squeeze BoX” của NATO. Theo Larry wortzel, quân đội TQ đã tiến những bước dài trong khoảng thời gian chưa đến hai thập kỷ đã trở thành một lực lượng có khả năng tiến hành một cuộc chiến tranh hiện đại ở 2400km), tương đương vùng ngoại vi với cự li khoảng 1500 dặm.
    14. Sợ bị tiến công điều khiển học
    Các bài viết trên sách báo quân sự TQ đề cập nhiều mối đe doạ đối với các mạng máy tính của TQ. Như rò rỉ thông tin trên mạng, không có các hệ thống bảo đảm an toàn và các kênh mật. Theo nhận xét trong một bài viết, hệ thống thông tin quân sự của TQ đang đứng trước “những mối đe doạ nghiêm trọng” trong một cuộc chiến tranh thông tin hiện đại; trong khi bốn bài viết khác bày tỏ những mối lo ngại tương tự về khả năng phòng chống tiến công điều khiển học hiện nay của Quân đội TQ. Hai nhà nghiên cứu Đinh Hiểu Phong và Học Trí đã sử dụng lý thuyết trò chơi để chứng minh nguy cơ các mạng phân tán bị tấn công bằng thủ đoạn làm ngừng trệ dịch vụ.
    Các nhà nghiên cứu khác lo ngại nguy cơ rò rỉ thông tin từ các mạng quân sự. Nhiều tiêu chuẩn đánh giá an toàn có các yêu cầu tương ứng cho việc phân tích và xử lý các kênh mật bằng các phương pháp có độ an toàn cao, bao gồm cả phương pháp tốc ký che giấu nội dung điện văn dưới ký hiệu rõ. Một giải pháp đề xuất để đối phó với những mối đe doạ này là chế tạo phần cứng mới bảo đảm an toàn hơn cho các mạng nội bộ. Hệ thống này đã được Uỷ ban Quản lý Mật khẩu quốc gia thông qua sau khi thẩm định kỹ thuật trong tháng 10. 2004. Cuối cùng, các nhà cầm quyền TQ còn lo ngại rằng Internet có thể làm cho người dân chống lại họ, do đó cần phải bảo vệ “không gian tâm lý của TQ”.
    15. Sợ bị tiến công vào các vũ khí chống vệ tinh
    Trong gần một thập kỷ, nhiều bài viết trên báo chí TQ đề cao lợi thế của TQ trong việc phát triển vũ khí chống vệ tinh, nhưng với điều kiện phải được bí mật triển khai. Một đại tá TQ cho rằng từ năm 2015, TQ nên phát triển khả năng răn đe vũ trụ và “sát thủ tiễn” vũ trụ, đồng thời không để lộ thông tin về việc phát triển khả năng đó để bảo vệ hình ảnh của TQ trên trường quốc tế. Phản ứng quốc tế sau vụ thử vũ khí chống vệ tinh không công bố của TQ hồi tháng 1.2007 có lẽ làm tăng tầm quan trọng của việc giữ bí mật.
    16 ‘nỗi sợ’ trong tâm lý chiến lược của Trung Quốc (P4) - Ảnh 1
    Tên lửa đẩy Trường Chinh-3C
    Có lẽ giới quân sự TQ chưa bao giờ có ý định tiết lộ thông tin về việc phá huỷ vệ tinh trinh sát thời tiết vũ mang tên “Phong vân- 1” ngay cả với các giới khác trong chính phủ TQ. Chỉ đến khi vệ tinh bị phá huỷ và tạo ra một đám mảnh vỡ chưa từng thấy trên quĩ đạo Trái Đất- thấp, chính phủ TQ mới buộc phải lên tiếng giải thích.
    Phản ứng quốc tế mạnh mẽ đối với vụ thử có lẽ đã tác động đến quan điểm của giới quân sự TQ về khả năng Mỹ có thể thấy cần phải thực hiện những đòn tiến công nhằm vào các bãi phóng (vũ khí chống vệ tinh) ở sâu trong nội địa TQ trong trường hợp xảy ra một cuộc đối đầu quân sự với TQ. Để đối phó với nguy cơ này, TQ cần có những bệ phóng vũ khí chống vệ tinh an toàn hơn như tàu ngầm, một khả năng từng được đề cập trên báo chí TQ.
    16. Sợ các nước láng giềng trong khu vực
    Tuy điều dễ nhận thấy là những bài viết trên báo chí quân sự TQ tránh công khai đề cập những mối đe doạ từ các nước láng giềng, nhưng hiển nhiên là Quân đội TQ rất lo ngại những mối đe doạ từ tất cả các hướng. Tác giả của các bài viết tỏ ra rất quan tâm đến các lực lượng tương đương và hoạt động quân sự ở Nam Á, và đặc biệt chú ý đến các cuộc diễn tập liên quân của Ấn Độ (như “Chiến dịch bàn cờ” trong năm 2011).
    Một chuyên gia cho rằng một trong những mục tiêu chiến lược của Mỹ ở Tây Thái Bình Dương là dựa vào sự trợ giúp của Ấn Độ để hạn chế khu vực hoạt động của tàu ngầm hạt nhân TQ. Về Nhật Bản, tuy các quan chức Mỹ có thể coi đó là một quốc gia hoà bình, nhưng nhiều học giả TQ tỏ ra rất nghi ngờ ý đồ quân sự của Nhật. Nhiều bài viết tỏ ý lo ngại về chủ nghĩa dân tộc Nhật và tiềm năng phát triển vũ khí hạt nhân của nước này. Các nhà nghiên cứu ở Viện Hàn lâm Khoa học quân sự cũng tỏ ý lo ngại về cuộc cải cách quân sự của Nhật. Ngay cả Nga, một nước có thể được coi là đồng minh của TQ, cũng không tránh khỏi sự nghi ngờ của TQ: TQ lo ngại điều mà một giáo sư trường Đại học Phúc Đán gọi là tâm lý “đế quốc” của nước Nga.
    Tất cả những mối lo ngại vừa sâu sắc vừa phổ biến nói trên đều có thể tác động đến phản ứng của TQ đối với các chính sách của Mỹ, và là nhân tố mà các nhà hoạch định chính sách của Mỹ cần tính đến khi xác định chiến lược nào đối với TQ sẽ có hiệu quả nhất.
    Michael Pillsbury – Tạp chí Survival
    http://www.nguoiduatin.vn/16-noi-so-trong-tam-ly-chien-luoc-cua-trung-quoc-p4-a103004.html

    Báo động: Trung Quốc đã sẵn sàng cho cuộc chiến lớn

    Các cuộc tập trận gần đây của Trung Quốc các nhiệm vụ phòng thủ không có ý nghĩa gì. Đơn giản là những nhiệm vụ đó không được đặt ra. Trong các cuộc tập trận, người ta thao dượt các hành động tấn công chứ không phải phòng thủ.

      Đó là nhận định của Hramchihin Alexander- Phó Giám đốc Viện Phân tích chính trị và quân sự LB Nga trên VPK. Bài viết dưới đây của chuyên gia này cho thấy toàn cảnh bức tranh về quy mô quân đội Trung Quốc cũng như các ý nghĩa đằng sau của nó. Và mặc dù mối quan hệ quân sự giữa hai nước đang nồng ấm khi Nga quyết định bán các vũ khí tiên tiến nhất của mình cho Trung Quốc, trong đó có máy bay thế hệ 4++ Su-35K, tên lửa phòng không hiện đại S-400 Triumphf… nhưng giới phân tích vẫn có những lý do để e ngại.

      Báo động: Trung Quốc đã sẵn sàng cho cuộc chiến lớn - Ảnh 1
      Chiến hạm 056
      Lục quân đông nhất thế giới và đang hiện đại hóa chóng mặt
      Trong những thập kỷ gần đây, khả năng chiến đấu của Trung Quốc sự gia tăng nhanh chóng, trong khi nhiều người ở Nga và phương Tây vẫn lầm tưởng rằng, Trung Quốc vẫn đang sản xuất binh khí kỹ thuật chất lượng thấp và cũng chỉ ở mức loạt nhỏ.
      Nếu như xảy ra một cuộc xung đột quân sự giữa Trung Quốc và Mỹ, nó sẽ diễn ra trên biển và trên không. Do đó, trên các ấn phẩm báo chí in của Mỹ và phương Tây nói chung, người ta dành sự chú ý nhiều nhất cho sự phát triển của hải quân và không quân Trung Quốc. Ở Nga, người ta đơn giản là chép lại các nguồn tin phương Tây này, điều có vẻ hơi lạ. Bởi lẽ, Nga có đường biên giới trên bộ dài 4,3 ngàn km với Trung Quốc. Hơn nữa, những yêu sách lãnh thổ lớn của Trung Quốc đối với Nga vẫn còn đó.
      Với lục quân Trung Quốc cũng đang diễn ra điều đang xảy ra với không quân và hải quân của họ - đó là sự đổi mới chất lượng nhanh chóng trong khi vẫn duy trì các thông số số lượng.
      Mặc dù có sự cắt giảm đáng kể về quân số trong thập kỷ 1980, quân đội Trung Quốc vẫn là quân đội lớn nhất thế giới về thông số này về số, trong khi đã cải thiện mạnh mẽ về chất.
      Trung Quốc đang xây dựng lực lượng xe tăng khổng lồ nhất thế giới theo giải mã sâu xa của chuyên gia này, có lẽ nó không dành cho Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc hay các nước Đông Nam Á bởi hình thái chiến trường không cho phép. Vậy thì nó dành cho ai khác, ngoài Nga với địa hình rộng mênh mông và biên giới hàng ngàn km với Trung Quốc?
      Báo động: Trung Quốc đã sẵn sàng cho cuộc chiến lớn - Ảnh 2
      Tàu chiến Type 956
      Lục quân Trung Quốc đã nhận được không dưới 4.000 xe tăng hiện đại Туре-96 và Туре-99, hơn nữa việc thay thế xe tăng cũ bằng xe tăng mới đang thực hiện theo nguyên tắc một đổi một. Tức là sự đổi mới triệt để về chất không dẫn đến sự cắt giảm về số lượng. Các xe tăng Туре-96/96А đã được biên chế cho tất cả 7 đại quân khu của quân đội Trung Quốc, Туре-99 hiện mới trang bị cho 3 đại quân khu Thẩm Dương, Bắc Kinh và Lan Châu (chính là những đại quân khu tiếp giáp biên giới với Nga).
      Trung Quốc đã chế tạo được cả một họ xe chiến đấu lội nước mà đi đầu là xe chiến đấu bộ binh WZ-502 (còn có tên là ZBD-04) lắp tháp của xe chiến đấu bộ binh Nga BMP-3. Lính thủy đánh bộ Trung Quốc đã được trang bị đến 300 xe này, việc sản xuất đang tiếp tục. Dĩ nhiên là đặc tính bơi nước bị tất cả các chuyên gia trên thế giới đánh giá dưới góc độ sự chuẩn bị cho cuộc đổ bộ lên Đài Loan, mặc dù các xe này có thể bơi ngon qua sông Amur hay Ussuri trên biên giới với Nga chẳng hạn.
      Tuy nhiên, sau đó, quân đội Trung Quốc nhận ra là khả năng bơi nước dẫn tới khả năng bảo vệ bị suy yếu. Sau đó, họ đã chế tọ biến thể mới của xe chiến đấu bộ binh này là WZ-502G. Nhờ tăng cường vỏ giáp bảo vệ, xe WZ-502G không còn khả năng bơi nữa. Đổi lại, theo các nguồn tin Trung Quốc, tháp xe WZ-502G, cũng như phần trước thân xe chống chịu được đạn xuyên giáp 30 mm bắn từ cự ly 1 km, còn hai bên thân xe chịu được đạn 14,5 mm bắn từ cự ly 200 m.
      Một sự trùng hợp thú vị là 30 mm là cỡ đạn của pháo 2А42, vũ khí chính của xe chiến đấu bộ binh BMP-2 của Nga. Trong khi đó, xe chiến đấu bộ binh Bradley của Mỹ lắp pháo M242 cỡ 25 mm. Còn 14,5 mm là cỡ đạn rất ít có. Chỉ có duy nhất một súng máy có cỡ đạn này là KPVT, vũ khí chính của tất cả các xe bọc thép chở quân cũng của Nga. Cỡ đạn lớn nhất của các súng máy phương Tây là 12,7 mm.
      Báo động: Trung Quốc đã sẵn sàng cho cuộc chiến lớn - Ảnh 3
      PZL 155mm
      Hiện đại và uy lực mạnh. Pháo nòng dài đang phát triển nhanh, chẳng hạn đang đưa vào trang bị pháo tự hành 155 mm PLZ-05 (đã chuyển giao không dưới 250 khẩu).
      Thông thường, mặt mạnh nhất của lục quân Trung Quốc là pháo phản lực. Nước này đã chế tạo nhiều mẫu hệ thống rocket phóng loạt trên cơ sở các mẫu của Liên Xô, cũng như các mẫu hoàn toàn tự phát triển. Điều logic là chính Trung Quốc đã phát triển được hệ thống rocket phóng loạt uy lực nhất và tầm bắn xa nhất thế giới là WS-2 (6х400 mm) mà các biến thể đầu của nó có tầm bắn 200 km, còn các biến thể cuối (WS-2D) có tầm bắn 350-400 km. Cả MRLS và HIMARS của Mỹ lẫn Smerch của Nga đều không có tính năng dù là gần gần với WS-2.
      Nhìn chung, sử dụng hệ thống rocket phóng loạt bắn mục tiêu diện mặt đất có lợi hơn nhiều là sử dụng máy bay. Bởi lẽ, ở đây không có rủi ro mất chiếc máy bay cực kỳ đắt tiền và thêm nữa là tổ lái tốn kém còn hơn nữa cho huấn luyện, cũng không tốn nhiên liệu vốn cũng rất đắt. Chỉ có đạn dược là bị tiêu hao, nhưng đạn của hệ thống rocket phóng loạt cũng rẻ hơn bom đạn máy bay. Hơn nữa, mỗi bệ phóng của hệ thống rocket phóng loạt này sẽ có một máy bay không người lái trinh sát riêng, nên tăng được hơn nữa độ chính xác bắn.
      Không thể không lưu ý đến việc từ sâu bên trong khu vực Mãn Châu Lý, WS-2D có khả năng tiêu diệt chớp nhoáng tất cả các đơn vị quân đội Nga tại các khu vực Vladivostok-Ussuryisk, Khabarovsk và Blagoveshchensk-Belogorsk.

      Báo động: Trung Quốc đã sẵn sàng cho cuộc chiến lớn - Ảnh 4
      Su 35

      Còn từ các vùng giáp biên của Mãn Châu Lý (nhưng vẫn là từ lãnh thổ Trung Quốc), hệ thống rocket phóng loạt này sẽ tiêu diệt quân đội và các căn cứ không quân của Nga ở khu vực Chita và các xí nghiệp chiến lược ở Komsomolsk trên sông Amur. Hơn nữa, các quả đạn cỡ nhỏ của WS-2D lại có tốc độ siêu vượt âm, thời gian chúng bay hết tầm tối đa cũng không quá 5 phút. Phòng không Nga không chỉ không thể tiêu diệt, mà ngay cả phát hiện chúng cũng không thể.
      Đồng thời, sẽ hoàn toàn không thể phát hiện việc triển khai các hệ thống rocket phóng loạt trên lãnh thổ Trung Quốc bởi lẽ các bệ phóng của chúng trông giống các xe tải bình thường, thậm chí các ống dẫn hướng cũng có hình hộp rất dễ ngụy trang thành thùng xe tải. Và đây không phải là hệ thống vũ khí phòng thủ mà là hệ thống thuần túy tấn công, đột kích.
      NATO không có cái gì khác có thể so sánh xa xôi về tính năng với WS-2.
      Cho đến gần đây, mặt yếu của lục quân Trung Quốc là không có một trực thăng tiến công thực thụ. Z-9 chế tạo trên cơ sở trực thăng Pháp Dauphin có thể được coi là trực thăng tiến công một cách rất khiên cưỡng. Nhưng nay vấn đề này đã được vượt qua khi Trung Quốc đang đưa vào trang bị trực thăng WZ-10 được phát triển trên cơ sở sử dụng các công nghệ Nga và phương Tây. Lục quân Trung Quốc hiện đã có 60 trực thăng này, việc sản xuất đang được tiếp tục.
      Hải quân và không quân của quân đội Trung Quốc có quy mô lớn thứ hai thế giới, chỉ đứng sau Mỹ. Lục lượng không quân của Trung Quốc bao gồm khoảng 140 máy bay ném bom tầm trung H-6 và H-6M (sao chép từ máy bay ném bom chiến lược Tu-16 của Liên xô), 150 đến 200 máy bay ném bom chiến thuật JH-7, 150-550 cường kích Q-5.
      Máy bay chiến đấu có ít nhất 100 Su-30 và J-16, 200-350 Su-27 và J-11, 200-250 J-10, 200 J-8 và 700-800 J-7 (Mig-21).
      Hiện nay, Không quân Trung Quốc đang loại bỏ dần khỏi biên chế các loại máy bay Q-5, J-7 và J-8 phiên bản cũ, chuyển sang các biến thể hiện đại hóa JH-7, J-16 (bản sao không có giấy phép của Su-30), J-11B (bản sao không có giấy phép của Su-27) và J-10. Nói chung, số lượng máy bay Trung Quốc sản xuất trong một năm nhiều hơn của tất cả các nước NATO (trong đó có Mỹ) cộng lại.
      Báo động: Trung Quốc đã sẵn sàng cho cuộc chiến lớn - Ảnh 5
      Trực thăng Z9
      Trung Quốc lại đang sở hữu hàng trăm, nếu không nói là hàng ngàn tên lửa đạn đạo tầm trung sử dụng vào các mục đích chiến thuật (OTP). Hiện đa số các tên lửa này đang đặt ở đối diện Đài Loan và hướng vào hòn đảo này.
      Về hải quân, lực lượng tàu ngầm của Trung Quốc đông đảo nhất thế giới. Trong đó có 8 tàu ngầm hạt nhân (bốn thuộc dự án 091 và 093) và ít nhất 60 tàu ngầm điện-diesel (10 chiếc dự án 041A), tám thuộc dự án 636EM, hai 636 và 877 dự án, 13 dự án 039G, năm dự án 035G, 13 thuộc  035, tám dự án 033). Tất cả các tàu dự án 041A, 039G, 636EM đều trang trang bị tên lửa chống tàu…
      Về tàu khu trục, Hải quân Trung Quốc có 25 tàu chiến dự án 956, dự án 956EM II, ba dự án 052S, 052V hai dự án, hai dự án 052, hai dự án 051S, 051V một dự án, hai dự án 051 "Luda-3"… Các tàu chiến lớp Luda sẽ được thay thế dần bằng các tàu khu trục dự án 052S. 
      Báo động: Trung Quốc đã sẵn sàng cho cuộc chiến lớn - Ảnh 6
      Trực thăng Z 10
      Hiện 4 tàu chiến khu trục lớp 052D của Trung Quốc bắt đầu được trang bị hệ thống chiến đấu tân tiến Aegis. Nước này đang có kế hoạch trang bị hệ thống Aegis cho ít nhất 10 tàu khu trục. Như vậy, Trung Quốc là nước thứ tư sau Mỹ, Hàn Quốc và Nhật Bản có tàu khu trục Aegis.
      Các tàu chiến Trung Quốc được trang bị tên lửa chống hạm C-803 tiên tiến phóng từ container. Dự án 054A là khu trục hạm đầu tiên được trang bị tên lửa phòng không HQ-16.
      Với số lượng khủng nói trên, Trung Quốc có đội tàu khu trục lớn nhất thế giới. Các khu trục hạm này sẽ là lực lượng hộ tống bảo vệ hàng không mẫu hạm trong tương lai.
      Bên cạnh các tàu chiến có lượng giãn nước lớn, Trung Quốc cũng đã phát triển mạnh số lượng khinh hạm (đội tàu muỗi). Trong đó, đáng chú ý có có khinh hạm tên lửa hai thân tàng hình Type 022. Ngoài ra, Trung Quốc cũng đã bí mật phát triển các tàu tên lửa mới thuộc Type 056 và chỉ công khai dự án này từ tháng 5/2013. Theo một số nguồn tin, Hải quân Trung Quốc có kế hoạch phát triển tới 50 chiếc tàu chiến Type 056.
      Type 056 có thể coi là dự án lai khi kích thước của nó là trung gian giữa hai lớp tàu khu trục và Corvette (hộ tống hạm). Với phạm vi giới hạn trong 2.000 dặm, nó được xếp vào loại hộ tống hạm. Trong tương lai, Type 056 sẽ thay thế dần đội tàu muỗi lạc hậu phát triển trong giai đoạn thập kỷ 60 – 80 của thế kỷ XX.
      Một số chuyên gia cho rằng, Type 056 sẽ không có cửa khi hoạt động ở biển Hoa Đông, nơi nó sẽ phải đối đầu với các chiến hạm khủng của Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc những sẽ là lực lượng đáng nể khi bắt nạt hải quân các nước Đông Nam Á.
      Tại thời điểm này các nhà máy đóng mặt nước đang hoàn thành cùng lúc 10 tàu khu trục, ít nhất 9 hộ tống hạm và khoảng 10 tàu ngầm hạt nhân/diesel… Có thể nói, tốc độ phát triển và đóng mới tàu chiến của Trung Quốc  là chưa từng có trong lịch sử thế giới. Nói chung, Hải quân Trung Quốc đã hoàn thành thời kỳ xây dựng hàng loạt thử nghiệm các loại tàu nổi để xác định sự lựa chọn tối ưu các tàu khu trục, tàu khu trục lớn và tàu hộ tống.
      Báo động: Trung Quốc đã sẵn sàng cho cuộc chiến lớn - Ảnh 7
      H6 - K
      Các cuộc tập trận của lục quân Trung Quốc cũng có đặc điểm rất thú vị.Tháng 9/2006, Trung Quốc tiến hành cuộc tập trận quy mô chưa từng có của hai đại quân khu Thẩm Dương và Bắc Kinh, hai đại quân khu có tiềm lực mạnh nhất trong 7 đại quân khu. Chính các đại quân khu này tiếp giáp với Nga trên biên giới phía đông của Nga dài 4.300 km.
      Năm 2009, các xu hướng này vẫn tiếp tục. Trung Quốc tiến hành cuộc tập trận quy mô lớn nhất trong lịch sử Kuyuae-2009. Cuộc tập trận diễn ra trên địa bàn 4 đại quân khu Thẩm Dương, Lan Châu, Tế Nam và Quảng Châu với sự tham gia của đến 50.000 quân của lục quân và không quân, hơn 6.000 phương tiện vận tải. Trong quá trình tập trận, các lực lượng đã vượt qua tổng cộng 50.000 km. Ví dụ, 4 sư đoàn lục quân đã hành quân (bằng đường sắt, sau đó là tự di chuyển) trên quãng đường 2.000 km. Trong cuộc tập trận này đã thao dượt các hành động hiệp đồng của tất cả các binh chủng trong điều kiện chiến tranh hiện đại. Một trong các mục đích tập trận là kiểm tra các hệ thống vũ khí tối tân, cũng như khả năng hoạt động của hệ thống vệ tinh định vị toàn cầu đang được triển khai Bắc Đẩu, một hệ thống tương tự GPS của Mỹ.
      Rõ ràng là kịch bản tập trận như thế không hề liên quan đến việc đánh chiếm Đài Loan, hay phản kích cuộc xâm lược từ phía Mỹ. Đánh chiếm Đài Loan sẽ phải là một chiến dịch đổ bộ đường biển vì kích thước chiến trường lục địa trên đảo Đài Loan rất nhỏ, chiều rộng của Đài Loan từ tây sang đông không quá 150 km, do đó không thể thực hiện các cuộc hành quân dài hàng ngàn kilômet được. Ngoài ra, trong các cuộc tập trận được tiến hành không có sự tham gia của lực lượng của đại quân khu Nam Kinh là đại quân khu có nhiệm vụ tác chiến chống Đài Loan.
      Cuộc xâm lược từ phía Mỹ, nếu như có thể tưởng tượng ra, chỉ có thể là cuộc tấn công từ hướng biển và từ trên không bằng vũ khí chính xác cao nhằm phá hủy tiềm lực quân sự và kinh tế của Trung Quốc. Các hành động trên bộ sẽ là tự sát.
      Vậy lục quân và không quân Trung Quốc đang chuẩn bị tiến hành chiến tranh với những binh khí kỹ thuật hiện đại, hệ thống vệ tinh định vị và các hệ thống bảo đảm tác chiến tối tân với quân đội nước nào?
      Cần lưu ý là chỉ ở Nga và Kazakhstan là có thể tiến hành các chiến dịch tiến công có chiều sâu đến 2.000 km. Ở Đông Nam Á, chiều sâu chiến trường nhìn chung không quá 1.500 km, còn trên bán đảo Triều Tiên là không quá 750 km. Ngoài ra, cả địa hình diễn ra tập trận cũng giống hơn về các điều kiện địa-vật lý với các khu vực của Trung Á, Viễn Đông và Ngoại Baikal của Nga.
      Tường Bách
      http://www.nguoiduatin.vn/bao-dong-trung-quoc-da-san-sang-cho-cuoc-chien-lon-a89359.html

      Thứ Ba, 26 tháng 8, 2014

      Giải mã tín hiệu chiến tranh của Trung Quốc

      Giữa lúc căng thẳng dâng cao tại những khu vực như biển Hoa Đông và biển Đông, Trung tâm nghiên cứu Quân sự Trung Quốc thuộc Đại học Quốc phòng Mỹ đã công bố một báo cáo chuyên sâu về hệ thống các tín hiệu đe dọa chiến tranh của Trung Quốc trong lịch sử.

      Nghiên cứu được công bố vào tháng 4 vạch ra kịch bản cho những tín hiệu liên quan đến tranh chấp chủ quyền giữa Trung Quốc và các quốc gia láng giềng.
      Được viết bởi hai tác giả Paul H.B. Godwin và Alice L. Miller, báo cáo có tên China’s Forbearance Has Limits: Chinese Threat and Retaliation Signaling and Its Implications for a Sino-American Military Confrontation (tạm dịch: Giới hạn nhẫn nại của Trung Quốc: Tín hiệu đe dọa và trả đũa của Trung Quốc cùng hàm ý trong cuộc đối đầu Trung - Mỹ) không chỉ nghiên cứu về các tín hiệu mà còn cả về tiến trình ra quyết định và quản lý khủng hoảng của nước này.
      Tín hiệu chiến tranh
      Các tín hiệu cảnh báo chiến lược thường ngụ ý về nguy cơ gia tăng xung đột bao gồm các quyết định chính trị và tuyên bố của các lãnh đạo cấp cao, bình luận chính thức hoặc không chính thức của giới truyền thông Trung Quốc.
      Trong những trường hợp nêu trên, những tín hiệu cảnh báo chiến lược có thể bao gồm các lời lẽ cường điệu liên quan đến lãnh thổ và lợi ích chiến lược của Trung Quốc. Ví dụ, khi đề cập đến tranh chấp quần đảo Senkaku/Điếu Ngư mới đây, một người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã gọi quần đảo này là “lợi ích cốt lõi”, một dấu hiệu về việc Bắc Kinh sẵn sàng sử dụng vũ lực trong tranh chấp. Trước đây, Trung Quốc cũng nhiều lần úp mở về việc xem biển Đông, nơi mà nước đưa ra các yêu sách chủ quyền phi lý, là “lợi ích cốt lõi”.
      Giải mã tín hiệu chiến tranh của Trung Quốc – Kỳ 1
       Tàu hải quân Trung Quốc - Ảnh: AFP 
      Trong thời gian gần đây, mỗi khi căng thẳng tăng cao ở biển Hoa Đông cũng như biển Đông, người ta thường nghe thấy một số tướng lãnh “diều hâu” ở Trung Quốc đăng đàn đưa ra những tuyên bố ngạo mạn, chẳng hạn như Trung Quốc “sẽ không đứng nhìn” các nước khác gặm nhấm lãnh thổ Trung Quốc, hoặc nước này, nước kia “đừng đùa với lửa” và “sự kiên nhẫn của Trung Quốc có giới hạn”…
      Trong nhiều ví dụ, Bắc Kinh áp dụng một hệ thống các tín hiệu đe dọa và trả đũa nhằm mục đích răn đe đối thủ tiến hành những hành động đi ngược lại với quyền lợi của Trung Quốc bằng cách đe dọa sử dụng sức mạnh quân sự. Và nếu, việc đe dọa thất bại, những phát biểu có mức độ đe dọa ngày càng gia tăng được dùng để giải thích và biện hộ việc sử dụng vũ lực của Bắc Kinh.
      Hệ thống răn đe này được áp dụng trong những cuộc chiến lớn của Trung Quốc, như cuộc chiến Triều Tiên 1950, tranh chấp biên giới Ấn - Trung 1961-1962, tranh chấp biên giới Xô - Trung năm 1968-1969, và cuộc xâm lược Việt Nam năm 1979.
      Bắc Kinh áp dụng hệ thống thông qua một trật tự được phân chia kỹ lưỡng các lời phản đối chính thức, bình luận trên báo chí chính thức và tuyên bố của lãnh đạo.
      Cảnh báo của các nước khác
      Hầu hết các quốc gia, kể cả Mỹ, cũng áp dụng một hệ thống các tuyên bố leo thang nhằm cảnh báo việc sử dụng vũ lực và răn đe kẻ thù trong các vụ tranh chấp và khủng hoảng song ít phức tạp hơn, thông qua các tuyên bố công khai từ người phát ngôn của Bộ Ngoại giao cho đến Tổng thống.
      Washington có thể leo thang các tuyên bố vốn không đề cập trực tiếp hay ngấm ngầm đến việc sử dụng vũ lực như: “không có lựa chọn nào được loại bỏ”. Nếu cần phải gia tăng sự răn đe, Washington có thể biến đổi một chút thành “mọi lựa chọn đều được xem xét”.
      Từ đây, Washington có thể đề cập cụ thể hơn “lựa chọn quân sự đang được xem xét”. Cuối cùng, nếu những cảnh báo trước đó không được lưu ý, Washington có thể tuyên bố họ “không còn lựa chọn nào khác ngoài vũ lực”.


       
      Nếu cuộc khủng hoảng tồn tại và những quan điểm về quyền lợi của Bắc Kinh không được làm thỏa mãn, các tuyên bố của họ sẽ leo thang theo trật tự và có thể bao gồm lời ngụ ý đầu tiên về việc sử dụng sức mạnh quân sự để đạt được mục tiêu. Cách tiếp cận này trước sau như một vẫn được thực thi bất chấp những thay đổi chóng mặt về trật tự thế giới, sự phổ biến của các phương tiện ngoại giao và sự phát triển của truyền thông.
      Sư răn đe chiến lược
      Hệ thống răn đe của Trung Quốc vốn phù hợp với quá trình hiện đại hóa sức mạnh quân sự của nước này. Trong báo cáo mới nhất về quân đội Trung Quốc được Lầu Năm Góc gửi đến Quốc hội Mỹ vào đầu tháng 5, Bộ Quốc phòng Mỹ đã lần đầu tiên đưa vào một câu: “Giới lãnh đạo Trung Quốc xem một quân đội hiện đại là sự răn đe then chốt nhằm ngăn chặn hành động của các thế lực bên ngoài vốn có thể làm tổn hại lợi ích Trung Quốc, hoặc cho phép Trung Quốc phòng vệ chống lại những hành động đó nếu sự răn đe không phát huy tác dụng”.
      Theo trung tá lục quân Mỹ Dennis Blasko, cựu tùy viên quân sự Mỹ tại Bắc Kinh, trên tạp chí Jane’s Defence Weekly mới đây, các phân tích quốc tế về quá trình hiện đại hóa quy ước của quân đội Trung Quốc trước nay thường tập trung vào năng lực chiến đấu của các vũ khí, khí tài mà ít lưu ý đến mục đích đầu tiên nhằm răn đe. Việc Lầu Năm Góc đưa câu trên vào đã thừa nhận một yếu tố quan trọng trong chiến lược của Trung Quốc: xây dựng năng lực chiến thắng một cuộc chiến là nhiệm vụ cốt lõi của Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) song mục đích đầu tiên của những năng lực này là ngăn chặn chiến tranh.
      Hệ thống răn đe được Trung Quốc sử dụng nằm đạt được mục tiêu chính trị mà không cần phải trải qua một cuộc chiến. Ghi nhận toàn bộ phản ứng của Trung Quốc trước mỗi cuộc chiến lớn của nước này từ năm 1949 đến nay, các tác giả của báo cáo China’s Forbearance Has Limits, đã tổng kết về bốn bước leo thang của Trung Quốc mỗi khi Bắc Kinh muốn tiến hành chiến tranh:
      - Kết hợp các hành động ngoại giao và chính trị với sự chuẩn bị quân sự một cách có hệ thống khi tín hiệu leo thang đến cấp thẩm quyền cao hơn. Những sự chuẩn bị này thường được công khai và đưa vào những thông điệp ngoại giao và chính trị nhằm ngăn chặn nước đối địch thực hiện hành động mà Bắc Kinh cảm thấy bị đe dọa.
      - Tuyên bố tại sao Trung Quốc có lý do để sử dụng vũ lực nếu cần thiết. Thông điệp nhắm đến cả trong nước và quốc tế. Về bản chất, Bắc Kinh tuyên bố họ đối đầu một mối đe dọa nghiêm trọng với an ninh và lợi ích mà nếu không thể kết liễu, sẽ cần đến việc sử dụng vũ lực.
      - Khẳng định việc sử dụng vũ lực không phải là giải pháp mong muốn của Bắc Kinh với mối đe dọa phía trước song họ buộc phải sử dụng nếu kẻ đối đầu không lưu tâm đến những cảnh báo được gửi đi. Tóm lại, chiến lược đánh tín hiệu của Bắc Kinh nhằm tạo dựng cơ sở để biện minh cho việc sử dụng vũ lực. Những tín hiệu này sẽ giúp Bắc Kinh vẽ ra hình ảnh một đất nước mong muốn hòa bình chỉ triển khai quân đội khi phòng thủ và khi bị kẻ thù khiêu khích.
      - Nhấn mạnh rằng sự nhẫn nại và kiềm chế của Trung Quốc không nên được xem là sự yếu ớt và Trung Quốc sẵn sàng triển khai lực lượng nếu cần thiết.

      Các tuyên bố chính thức của giới lãnh đạo Trung Quốc hoặc bình luận của giới truyền thông được Bắc Kinh triển khai trong các cuộc khủng hoảng quốc tế tương quan với nguồn gốc thẩm quyền của những tuyên bố đó.

      Tuyên bố của giới lãnh đạo
      Thẩm quyền trong các tuyên bố từ giới lãnh đạo phản ánh vị trí của mỗi lãnh đạo trong tổ chức đảng Cộng sản Trung Quốc hoặc chính phủ nước này. Ví dụ, tuyên bố của một bí thư đảng hoặc chủ tịch cấp tỉnh, thành ít thẩm quyền hơn tuyên bố của một ủy viên Bộ Chính trị, bí thư Trung ương đảng hoặc ủy viên Quốc vụ.
      Tuyên bố của những quan chức vừa mới nêu lại ít thẩm quyền hơn phát biểu của một ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị trong cơ cấu của đảng hoặc Thủ tướng Quốc vụ viện. Mọi tuyên bố trên đều ít thẩm quyền hơn tuyên bố của Tổng bí thư đảng hoặc Chủ tịch Trung Quốc.
      Tương tự, quyền hạn của các lãnh đạo quân đội phản ánh tương quan vị trí của họ trong cơ cấu của quân đội Trung Quốc. Một tuyên bố của tư lệnh hoặc chính ủy quân khu không nghiêm trọng bằng tuyên bố của một tư lệnh hoặc chính ủy đại quân khu. Những tuyên bố này lại ít thẩm quyền hơn tuyên bố của Tổng tham mưu trưởng hoặc Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị và kế đến là Quân ủy Trung ương và Chủ tịch hoặc Phó chủ tịch của cơ quan quyền lực này.
      Mọi tuyên bố và phát biểu của giới lãnh đạo mang tính chính thức trong những trường hợp sau đây:
      - Tuyên bố của ủy viên Bộ Chính trị, quan chức nhà nước và lãnh đạo PLA trong cuộc gặp với khách nước ngoài.
      - Phát biểu với các lãnh đạo nước ngoài trong các buổi tiệc chiêu đãi, họp báo và khi công du nước ngoài.
      - Phỏng vấn với truyền thông trong nước và ngoài nước.
      Giải mã những tín hiệu chiến tranh của Trung Quốc – Kỳ 2
       Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi - Ảnh: AFP
      Thông thường, mọi lãnh đạo đều chuyển tải lập trường thống nhất về vấn đề chính sách đối ngoại và điều này phản ánh sự đồng thuận về vấn đề trong giới lãnh đạo Trung Quốc.
      Tuy nhiên, cần lưu ý đến nguồn gốc khi phân tích những tuyên bố đó. Những tuyên bố của lãnh đạo được truyền thông Trung Quốc chuyển tải, dù bằng tiếng Trung Quốc hoặc dịch ra tiếng nước ngoài, luôn mang tính chính thức vì chúng đã được hiệu đính và chuyển ngữ chính thức. Tuyên bố của các lãnh đạo được truyền thông nước ngoài tường thuật cũng mang tính chính thức song cần thận trọng vì sự thể hiện và cách chuyển ngữ chưa được Bắc Kinh hiệu đính để đăng tải.
      Tuyên bố và phản đối về các cuộc khủng hoảng và tranh chấp được các cơ quan, thường là Bộ Ngoại giao Trung Quốc, cân nhắc kỹ lưỡng trong hệ thống quyền hạn. Thấp nhất về quyền hạn là tuyên bố của “người phát ngôn Bộ Ngoại giao”. Kế đó là “tuyên bố của Bộ Ngoại giao”. Mọi tuyên bố này đều xếp dưới “tuyên bố của chính phủ nước CHND Trung Hoa”, tuyên bố cao nhất về mặt nhà nước.
      Nhân dân Nhật báo
      Kênh có thẩm quyền đáng chú ý nhất trong giới truyền thông trước các tranh chấp và khủng hoảng quốc tế là tờ Nhân dân Nhật báo, nhân danh Ban chấp hành Trung ương đảng Cộng sản Trung Quốc.
      Trong bối cảnh đó, từ “thẩm quyền” chỉ đề cập duy nhất đến xã luận nhân danh tờ Nhân dân Nhật báo, mà mở rộng ra là Ban Chấp hành Trung ương đảng Cộng sản Trung Quốc.
      Phương tiện có thẩm quyền nhất trong lịch sử là “xã luận của ban biên tập”. Trong lịch sử, chúng rất hiếm khi xuất hiện và được để dành cho những vấn đề hệ trọng nhất trong quan hệ giữa các đảng Cộng sản trên thế giới.
      Dưới cấp đó và thường xuyên xuất hiện hơn là các bài “xã luận” và cuối cùng là bài viết của “bình luận viên bản báo”.
      Ngoài ra, còn có những phương tiện bình luận cũng không rõ là có đại diện cho tờ báo hay không song mang nhiều ý nghĩa hơn những bình luận thông thường. Chúng bao gồm các bài báo được ký tên là “người quan sát” hoặc “bình luận viên đặc biệt”.
      Toàn bộ những nội dung khác trên tờ Nhân dân Nhật báo, gồm cả các bình luận thông thường, các bài báo ký tên, và tường thuật không được xem là có thẩm quyền nhân danh lãnh đạo Trung Quốc và do đó thường không liên quan đến hệ thống cảnh báo của Bắc Kinh.
      Những phương tiện truyền thông khác cũng thường xuất bản các bài bình luận về khủng hoảng quốc tế và những tranh chấp dính líu đến Bắc Kinh. Ví dụ như tờ PLA Daily, các bài “xã luận” hoặc bài viết của “bình luận viên” thường đại diện cho chủ quản của tờ báo, tức Tổng cục Chính trị thuộc PLA.
      Tuy nhiên, những bình luận đó cách biệt so với thẩm quyền trung tâm của tờ Nhân dân Nhật báo và thường không liên hệ đến hệ thống cảnh báo của Bắc Kinh.
      Cuối cùng, bình luận của Tân Hoa xã, cơ quan ngôn luận chính thức của Quốc vụ viện, thường không có thẩm quyền ngoại trừ một số trường hợp khi Tân Hoa xã phát đi dưới dạng những bình luận hoặc tuyên bố “được ủy nhiệm”.
      Tuy nhiên, với sự phát triển của truyền thông, theo thời gian, đã có nhiều sự thay đổi về mô hình bình luận. Sự xuất hiện của tờThời báo Hoàn cầu, một ấn phẩm phụ của của tờ Nhân dân Nhật báo, với nhiều bài báo kích động chiến tranh có thể được xem là một hình thái mới. Nhìn chung, những bài báo “giả thẩm quyền” như thế không được xem là thuộc hệ thống cảnh báo chiến tranh của Bắc Kinh dù chúng mang những từ ngữ kích động quen thuộc.
      Cơ cấu những tuyên bố của lãnh đạo, phản đối chính thức và bình luận của truyền thông là sự bày binh bố trận theo ba tầng. Hệ thống này được thiết lập như một bậc thang về sự gia tăng phản ứng mà Bắc Kinh dùng để chuyển tải tính cấp thiết.
      Khi Bắc Kinh cần ám chỉ việc sử dụng vũ lực, họ triển khai một loạt những lời đe dọa và cảnh báo trả đũa quen thuộc. Dưới đây là danh sách trật tự những lời đe dọa theo chiều hướng gia tăng:
      - X “đang đùa với lửa” và có thể “bị cháy”
      - Cho đến nay Bắc Kinh đã “kiềm chế và nhẫn nại hết mức” song “đừng xem đó là biểu hiện của sự yếu ớt và phục tùng”
      -  Đừng “bịt tai trước những cảnh báo của Trung Quốc”; Trung Quốc “không thể đứng yên”
      - “Các người muốn đi đến đâu? Hãy chờ rồi xem”
      - “Sự kiên nhẫn của Trung Quốc có giới hạn”; X “đang lừa dối chính mình khi nghĩ rằng chúng tôi yếu ớt và có thể bức hiếp”
      - Nếu X không dừng cách hành xử đó, họ “sẽ bị trừng phạt xứng đáng”
      - “Đừng phàn nàn về sau rằng chúng tôi không cảnh báo trước rõ ràng”
      - Chúng tôi đã bị “đẩy ra khỏi giới hạn nhẫn nại” và “buộc phải phản công”; “sự kiềm chế của chúng tôi bị xem là lời mời gọi cho việc bức hiếp; “cảnh báo của chúng tôi không được đếm xỉa”
      - “Chúng tôi sẽ không tấn công nếu chúng tôi không bị tấn công; nếu chúng tôi bị tấn công dứt khoát chúng tôi sẽ phản công”
      Phần nhiều những từ ngữ này có thể tìm thấy trong những bình luận cấp thấp vốn không đại diện cho thẩm quyền của nhà nước Trung Quốc. Những cảnh báo dạng này có thể được xem là biểu hiện lo ngại ở cấp thấp của Bắc Kinh song chúng không có trọng lượng như khi được biểu hiện trong các bình luận có thẩm quyền.
      Bằng cách theo dõi những cấp độ thẩm quyền và nội dung các thông báo của giới lãnh đạo, các phản đối chính thức và bình luận của Nhân dân Nhật báo và lưu ý đến những lời đe dọa và cảnh báo trả đũa trong đó, giới quan sát có thể đánh giá ý định và tính nghiêm trọng trong cách phản ứng của Bắc Kinh trước một cuộc tranh chấp hoặc khủng hoảng leo thang và phát hiện ra những ám chỉ đến việc sử dụng vũ lực.

       Kịch bản đe dọa chiến tranh của Trung Quốc tại biển Đông bắt nguồn từ việc Trung Quốc xem sự hợp tác giữa Mỹ và hải quân các nước tại Đông Nam Á là xu hướng đe dọa chiến lược của họ.


      Mối đe dọa chiến lược của Bắc Kinh
      Đó là xu hướng mà Bắc Kinh cho rằng bắt nguồn từ phát biểu kiên quyết của cựu Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton về lợi ích của Mỹ tại biển Đông nhân một hội nghị ASEAN vào tháng 7.2010.
      Sự hiện hữu của Hiệp ước phòng thủ chiến lược giữa Washington và Manila được xem là sẽ cho phép Mỹ có thể tiếp cận các căn cứ quân sự của Philippines, và Bắc Kinh lo ngại điều này sẽ giúp Mỹ thiết lập một căn cứ hậu cần cho các hoạt động của nước này tại khu vực.
      Theo các tác giả của báo cáo China’s Forbearance Has Limits, hệ thống tín hiệu của Bắc Kinh được thiết kế nhằm thể hiện rằng Bắc Kinh xem chiến lược này là vấn đề nghiêm trọng đối với họ.
      Mặc dù khẳng định không theo đuổi việc xây dựng một liên minh khu vực chống Trung Quốc, tuy nhiên, như một phần của chiến lược chuyển trọng tâm sang châu Á, Mỹ đã tìm cách trấn an các đồng minh rằng Washington sẽ duy trì một sự hiện diện quân sự mạnh mẽ tại khu vực. Một phần chiến lược này là nhằm bảo đảm quyền tự do hàng hải tại biển Đông.
      Với sự tổng kết về những động thái của Trung Quốc trong quá khứ, các tác giả của báo cáo China’s Forbearance Has Limitsđã vẽ ra một viễn cảnh leo thang đe dọa của Trung Quốc khi Bắc Kinh cảm thấy bị đe dọa bởi sự hiện diện của Mỹ tại biển Đông.
      Giải mã tín hiệu chiến tranh của Trung Quốc – Kỳ 3
       Tàu sân bay USS George Washington của Mỹ - Ảnh: AFP
      Kịch bản đe dọa của Trung Quốc tại biển Đông
      Theo các tác giả, những tín hiệu cảnh báo của Bắc Kinh sẽ bắt đầu ở cấp thẩm quyền thấp, với phát biểu của một chính ủy hạm đội Nam Hải ở căn cứ hải quân Du Lâm tại Hải Nam. Phát biểu của ông này bao gồm việc phân tích những diễn biến tại biển Đông, nhấn mạnh về sự gia tăng hợp tác quân sự giữa Mỹ và lực lượng hải quân các nước trong khu vực.
       
      Bước đi đầu tiên của Trung Quốc là đánh tín hiệu đến Mỹ rằng lợi ích trên biển của Trung Quốc, cụ thể ở biển Đông, là vấn đề quan trọng cần thảo luận giữa giới chức quốc phòng hai nước.
      Ông này sẽ điểm lại những cuộc thăm viếng của tàu hải quân Mỹ đến các nước trong khu vực. Song song đó, một bài báo của tờ PLA Daily về chủ đề này sẽ nhấn mạnh cam kết của Trung Quốc với sự hợp tác và ổn định ở biển Đông dù họ phải bảo vệ quyền lợi trên biển.
      Trong chuyến thăm Trung Quốc của tư lệnh Thái Bình Dương của Mỹ, tư lệnh hải quân Trung Quốc sẽ nhắc lại quan điểm tương tự, nhấn mạnh nhu cầu hợp tác giữa hải quân Mỹ và Trung Quốc cùng các nước trong khu vực.
      Bước đi đầu tiên của Trung Quốc là đánh tín hiệu đến Mỹ rằng lợi ích trên biển của Trung Quốc, cụ thể ở biển Đông, là vấn đề quan trọng cần thảo luận giữa giới chức quốc phòng hai nước.
      Nếu không nhận được phản hồi từ Mỹ trong một tuần, Trung Quốc sẽ thực hiện bước tiếp theo bằng cách đưa cả Bộ Ngoại giao vào cuộc. Tại một cuộc họp báo hằng tuần, người phát ngôn Bộ Ngoại giao sẽ phát biểu về tầm quan trọng của lợi ích trên biển với Trung Quốc trong việc bảo vệ chủ quyền và khai tác tài nguyên biển. Chủ quyền và tài nguyên là vấn đề then chốt trong các bình luận đó, không phải là an ninh hoặc quốc phòng.
      Tờ PLA Daily sẽ đăng tải một bài bình luận ký tên nói về một cuộc tập trận thường kỳ của hải quân Trung Quốc ở biển Đông và tầm quan trọng của một lực lượng hải quân hùng mạnh nhằm bảo vệ lợi ích trên biển của Trung Quốc. Bài báo cũng nói sơ về nhu cầu hợp tác bảo đảm an ninh hàng hải.
      Nếu không nhận được phản hồi tích cực từ Mỹ, Bắc Kinh sẽ thực hiện bước kế tiếp, theo kịch bản. Một tuyên bố của Bộ Ngoại giao và một bình luận viên của tờ Nhân dân Nhật báo sẽ tập trung vào lợi ích trên biển của Trung Quốc và nhu cầu tránh căng thẳng quân sự thông qua ngoại giao và đàm phán nhằm bảo đảm quyền lợi của mỗi bên được thấu hiểu. Để chấp dứt điều này, khi căng thẳng quân sự nảy sinh, các bên cần đồng ý đàm phán cấp cao nhằm hạ nhiệt nếu không loại bỏ được căng thẳng.
      Nếu không nhận được phản hồi rõ rệt của Mỹ trước gợi ý về một cuộc họp cấp cao để Bắc Kinh có thể bày tỏ lo ngại trực tiếp, hệ thống tín hiệu của Trung Quốc sẽ leo thang với những ngôn từ trực tiếp hơn. Một thứ trưởng Ngoại giao sẽ bày tỏ ý định bảo vệ chủ quyền và lợi ích trên biển trước bất kỳ mối đe dọa nào. Tuyên bố này sẽ song hành cùng một bài xã luận của tờ Nhân dân Nhật báo phân tích chiến lược của Mỹ tại biển Đông.
      Bài báo nhấn mạnh điều mà họ xem là nỗ lực của Mỹ sẽ chống lại những lợi ích và chủ quyền trên biển của Trung Quốc bằng cách cung cấp viện trợ, kể cả viện trợ quân sự, cho các nước ASEAN có tranh chấp chủ quyền ở biển Đông.
      Chiến lược này sẽ được Bắc Kinh xem là làm hủy hoại sự yên bình ở biển Đông và tạo ra căng thẳng quân sự không cần thiết trong khu vực. Hơn nữa, Mỹ sẽ được gọi là thế lực bên ngoài muốn gây căng thẳng khu vực nhằm phục vụ cho các mục tiêu bá quyền. Trừ phi Mỹ đồng ý tham dự cuộc họp cấp cao với Trung Quốc nhằm giải quyết bất đồng, họ sẽ phải gánh chịu hậu quả với chiến lược này, theo phía Trung Quốc.
       
      Việc không sắp xếp một cuộc họp sẽ khiến Trung Quốc không còn chọn lựa nào khác ngoài việc tăng cường triển khai quân sự tại khu vực và biển Đông để chống lại chiến lược quân sự của Mỹ.
      Ngay khi Mỹ đang lưỡng lự về một cuộc họp cấp thứ trưởng, Trung Quốc sẽ tiến hành bước leo thang tiếp theo, theo kịch bản. Ngoại trưởng Trung Quốc sẽ tổ chức một cuộc họp báo nơi quan chức này tuyên bố sự kiềm chế của Trung Quốc trước hành động khiêu khích của Mỹ ở biển Đông không nên được xem là biểu hiện của sự yếu ớt. Sự nhẫn nại của Trung Quốc nên được xem là sự chứng minh cho cam kết xây dựng và duy trì môi trường an ninh hòa bình tại khu vực. Tuy nhiên, sự nhẫn nại và kiềm chế của Trung Quốc có giới hạn trước chính sách chính trị dựa trên sức mạnh của Mỹ nhằm duy trì vị thế bá chủ. Trung Quốc đã thúc giục Mỹ đồng ý tổ chức cuộc họp cấp cao nơi quyền lợi và chính sách của mỗi nước sẽ được bàn bạc và bất đồng được giải quyết.
      Việc không sắp xếp một cuộc họp sẽ khiến Trung Quốc không còn chọn lựa nào khác ngoài việc tăng cường triển khai quân sự tại khu vực và biển Đông để chống lại chiến lược quân sự của Mỹ. Đây không phải là lựa chọn mong muốn của Trung Quốc song là phản ứng trước sự bắt nạt và chính sách chính trị dựa trên sức mạnh của Mỹ.
      Không lâu sau tuyên bố của Ngoại trưởng Trung Quốc, sĩ quan cao cấp nhất của Trung Quốc, một phó chủ tịch Quân ủy Trung ương và là ủy viên Bộ Chính trị, sẽ đưa ra tuyên bố. Người này sẽ tuyên bố quân đội Trung Quốc tận tâm và chuẩn bị bảo vệ chủ quyền và lợi ích quốc gia trước mọi thế lực thù địch.
      Sơn Duân
      http://www.thanhnien.com.vn/pages/20130527/giai-ma-tin-hieu-chien-tranh-cua-trung-quoc-ky-3.aspx