Trung Quốc đang tiến gần tới "tham vọng hàng hải" bằng việc chế tạo tàu sân bay thứ 3 trong vòng một thập kỷ tới.
Tàu sân bay thứ 3* của Trung Quốc
Một loạt các hình ảnh vệ tinh từ nhà máy đóng tàu Giang Nam, được công bố gần đây bởi một nhóm chuyên gia nghiên cứu quân sự Trung Quốc đã làm sáng tỏ việc hoàn thiện tàu sân bay thứ ba của Trung Quốc.
Các hình ảnh cho thấy một địa điểm đóng tàu điển hình, được hoàn thiện với một khu vực ngập nước và nhiều cửa hạ thủy. Trong khi các bức ảnh gây khó khăn cho việc xác định kích thước, thân tàu dường như có chiều rộng 40 mét và 48 mét chiều dài.
Nếu các báo cáo trước đó là chính xác, tàu sân bay thứ 3 sẽ lớn hơn và nặng hơn nhiều so với các phiên bản trước lên tới 85 nghìn tấn (so với 60 đến 70 nghìn tấn). Tàu sân bay được dự kiến sẽ có một hệ thống động lực thông thường, mặc dù các chi tiết kỹ thuật khác vẫn còn là bí mật.
Có lẽ khía cạnh nổi bật nhất trong sự phát triển của Type 002 là tốc độ "chóng mặt" mà nó được sản xuất và chuyển giao cho Hải quân Quân đội Giải phóng Nhân dân (PLAN), với mục tiêu là năm 2022.
Người tiền nhiệm gần đây nhất của Type 002, Type 001A đã được bàn giao năm 2013 và vẫn đang thử nghiệm trên biển.
Ngay cả tàu sân bay lâu đời nhất của Trung Quốc, Type 001 Liêu Ninh , cũng chỉ được tuyên bố sẵn sàng chiến đấu vào cuối năm 2016, trên cơ sở của một quá trình mua lại và tái trang bị.
Hải quân Trung Quốc được cho là đã lên kế hoạch cho người kế nhiệm của Type 002, Type 003 sử dụng động cơ năng lượng hạt nhân.
Nhà bình luận quân sự Song Zhongping đã nói với tờ South China Morning Post như sau:
"Type 002 có thể là loại cuối cùng trong lớp động cơ thông thường với hệ thống phóng tương tự EMALS (Hệ thống phóng máy bay điện từ). Trung Quốc tiếp theo sẽ xây dựng nhiều nền tảng vận hành bằng năng lượng hạt nhân".
Trung Quốc sẽ cần bao nhiêu tàu sân bay với tham vọng hiện tại?
Tại sao Trung Quốc đang tiến hành phát triển Type 002 mà không chờ đợi để hưởng lợi từ kinh nghiệm hậu cần và kỹ thuật từ Type 001A?
Có một số yếu tố ảnh hưởng. Đầu tiên là Type 002 được trang bị CATOBAR (khả năng cất cánh bằng máy phóng và thu hồi bằng cáp hãm đà) với nền tảng kỹ thuật hoàn toàn khác Type 001 và 001A với STOBAR (cất cánh ngắn và chặn hạ cánh) rẻ nhưng kém chính xác hơn.
Sự phát triển của Type 002 là một thách thức thiết kế cho ngành công nghiệp quốc phòng của Trung Quốc đến nỗi họ có lẽ không cảm thấy có đủ lý do để các yếu tố chồng chéo kỹ thuật có liên quan giữa hai dự án để biện minh cho việc hoãn triển khai đóng Type 002.
Hơn nữa, thái độ liều lĩnh của PLAN trong việc đồng thời theo đuổi cùng lúc một số dự án lớn phù hợp với học thuyết phát triển quân sự nhanh chóng của Trung Quốc.
Theo một chuyên gia quân sự có trụ sở tại Bắc Kinh , truyền thống của Trung Quốc là có một thế hệ vũ khí trong trang bị, một thế hệ mới được phát triển và một thế hệ tiếp theo được nghiên cứu.
Thực tế là Không quân Quân giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLAAF) hiện đang theo đuổi gần chu kỳ sản xuất giống hệt nhau; với việc cố gắng đưa vào trang bị J-20 thế hệ thứ 5, họ đã phát triển máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ thứ 6 và thậm chí đang nghiên cứu thế hệ tiếp theo.
Sự vội vã của Trung Quốc để cạnh tranh với Hoa Kỳ với tư cách là một siêu cường tàu sân bay phản ánh sự thiếu tự tin của Bắc Kinh, bị khắc sâu sau của cuộc khủng hoảng eo biển Đài Loan lần thứ 3.
Trung Quốc đã từng lo ngại về việc không thể bảo vệ bờ biển dài cũng như không có "thực lực" tung phóng sức mạnh vì không có nổi một đội tàu sân bay được hiện đại hóa.
Và mục tiêu cụ thể đã được đặt ra là PLAN sẽ phải có 6 tàu sân bay vào năm 2035.
Theo tạp chí National Interest, sự kiện được gọi là Khủng hoảng eo biển Đài Loan lần 3 trong giai đoạn 1995-1996 khi Trung Quốc phóng các "tên lửa thử nghiệm" về phía Đài Bắc và Cao Hùng.
Hải quân Hoa Kỳ đã phản ứng bằng một loạt động thái di chuyển của các tàu như khu trục hạm USS Bunker Hill, tàu sân bay USS Independence, tàu sân bay USS Nimitz và hàng loạt các tàu chiến khiến Trung Quốc phải giảm tần suất của các "hoạt động diễn tập".
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét