Thứ Hai, 29 tháng 1, 2018

Tương quan lực lượng of the Sino-Vietnam War 1979

No automatic alt text available.

* Mặt trận phía đông, do tướng Xu Shiyou (Hứa Thế Hữu), tư lệnh ĐQK Quảng Châu, uỷ viên BCT ĐCSTQ chỉ huy, gồm :
- Quân đoàn chủ lực 41 gồm các sư đoàn bộ binh 121, 122, 123.
- Quân đoàn chủ lực 42 gồm các sư đoàn bộ binh 124, 125, 126.
- Quân đoàn chủ lực 43 gồm các sư đoàn bộ binh 127, 128, 129.
- Quân đoàn chủ lực 50 (thiếu) gồm các sư đoàn bộ binh 148, 150.
- Quân đoàn chủ lực 54 gồm các sư đoàn bộ binh 160, 161, 162.
- Quân đoàn chủ lực 55 gồm các sư đoàn bộ binh 163, 164, 165.
- Sư đoàn bộ binh 58 thuộc quân đoàn chủ lực 20.
- Sư đoàn bộ binh địa phương của tỉnh Quảng Tây.
- Sư đoàn pháo binh số 1.
- Sư đoàn pháo cao xạ 70.
* Mặt trận phía tây, do tướng Yang Dezhi (Dương Đắc Chí), tư lệnh ĐQK Côn Minh chỉ huy, gồm :
- Quân đoàn chủ lực 11 gồm các sư đoàn bộ binh 31, 32, 33.
- Quân đoàn chủ lực 13 gồm các sư đoàn bộ binh 37, 38, 39.
- Quân đoàn chủ lực 14 gồm các sư đoàn bộ binh 40, 41, 42.
- Sư đoàn bộ binh 149 thuộc quân đoàn chủ lực 50.
- Trung đoàn xe tăng độc lập thuộc ĐQK Côn Minh.
- Sư đoàn pháo binh số 4.
- Sư đoàn pháo cao xạ 65.
- 4 trung đoàn và 3 tiểu đoàn biên phòng.
- 2 sư đoàn không quân (không tham chiến).
Tổng số binh lực được sử dụng là 28 sư đoàn bộ binh và một số trung đoàn, 2 sư đoàn và 39 trung đoàn pháo binh, 7 trung đoàn và 1 tiểu đoàn xe tăng cùng nhiều sư đoàn và trung đoàn phòng không, không quân, công binh, thông tin, vận tải.... Phần lớn lực lượng lấy từ 2 ĐQK Quảng Châu và Côn Minh, nhưng cũng có cả các đơn vị tăng cường từ các ĐQK khác tham gia chiến đấu.
* Về bố trí lực lượng :
- Mặt trận Đông Bắc VN do Hứa Thế Hữu chỉ huy có tổng cộng 18 sư đoàn bộ binh và 6 trung đoàn tăng thiết giáp trực thuộc 6 quân đoàn 41, 42, 43, 50, 54, 55. Cụ thể :
- Hướng Lạng Sơn có 7 sư đoàn bộ binh : 127, 128 (quân đoàn 43), 148 (quân đoàn 50), 161 (quân đoàn 54), 163, 164, 165 (quân đoàn 55).
- Hướng Cao Bằng có 10 sư đoàn bộ binh 58 (quân đoàn 20), 121, 122, 123 (quân đoàn 41), 124, 125, 126 (quân đoàn 42), 129 (quân đoàn 43), 150 (quân đoàn 50), 160, 162 (quân đoàn 54).
- Hướng Quảng Ninh có 1 sư đoàn bộ binh địa phương của tỉnh Quảng Tây.
Mặt trận Tây Bắc do Dương Đắc Chí chỉ huy có 10 sư đoàn bộ binh của các quân đoàn 11, 13, 14, 50 và 1 trung đoàn tăng thiết giáp độc lập của ĐQK Côn Minh. Cụ thể :
- Hướng Hoàng Liên Sơn (Lào Cai) có 8 sư đoàn bộ binh : 32 (quân đoàn 11), 37, 38, 39 (quân đoàn 13), 40, 41, 42 (quân đoàn 14), 149 (quân đoàn 50).
- Hướng Lai Châu có 2 sư đoàn bộ binh : 31, 33 (quân đoàn 11).
- Hướng Hà Tuyên (Hà Giang) có trung đoàn biên phòng 12 cùng lực lượng dân binh.
Về biên chế, mỗi quân đoàn TQ có 3 sư đoàn bộ binh (mỗi sư đoàn có 1 trung đoàn pháo binh), 1 trung đoàn pháo binh, 1 trung đoàn cao xạ và 1 trung đoàn tăng thiết giáp. Riêng trong chiến dịch 1979 thì các quân đoàn 11, 13, 14 trên hướng Tây Bắc VN không có trung đoàn tăng thiết giáp trong biên chế.
Trong quá trình chiến đấu quân TQ có sự tăng cường từ tuyến sau, một số đơn vị như quân đoàn 13, quân đoàn 55 được tăng cường thêm tới 5 trung đoàn pháo binh, nâng tổng số lên 9 trung đoàn pháo binh cho mỗi quân đoàn (so với 4 trong biên chế chuẩn).
Theo kí sự lịch sử Sư đoàn Sao Vàng : lực lượng TQ có 9 quân đoàn chủ lực, 4 sư đoàn địa phương, 1.908 khẩu pháo (chưa kể hoả tiễn).
Theo Ngoại giao Việt Nam của Lưu Văn Lợi :
Lực lượng TQ được huy động từ 5 đại quân khu. Cụ thể :
Hướng Lạng Sơn có quân đoàn 43, 54, 55.
Hướng Cao Bằng có quân đoàn 41, 42.
Hướng Hoàng Liên Sơn-Lào Cai có quân đoàn 13, 14.
Hướng Lai Châu có quân đoàn 11.
Về binh chủng có 2.558 khẩu pháo và 550 xe tăng, xe bọc thép.
Trong cuộc tấn công đầu tiên sáng 17-2-1979, tổng số lính TQ cả bộ binh, pháo binh, tăng-thiết giáp... là gần 100.000 người.
Theo Chinese Aggression : How and Why it failed của Nguyen Huu Thuy (NXB Ngoại Ngữ, Hà Nội, 1979) :
Lạng Sơn : 3 quân đoàn.
Cao Bằng : 2 quân đoàn.
Lào Cai : 2 quân đoàn.
Lai Châu : 2 sư đoàn.
Quảng Ninh : 2 sư đoàn.
Hà Tuyên : 1 sư đoàn.
Lực lượng tuyến 1 là 5 quân đoàn và một số sư đoàn độc lập, với 200.000 quân.
Lúc cao điểm lực lượng TQ lên tới 600.000 quân, gồm 44 sư đoàn thuộc 11 quân đoàn của 5 đại quân khu : Côn Minh, Quảng Châu, Vũ Hán, Thành Đô và Bắc Kinh.
Binh chủng : 550 xe tăng thiết giáp, 480 pháo, 1.260 cối các cỡ.
Theo The Sino Vietnamese War của Li Man Kin, Kingsway International Publications, 1981 : 17 sư đoàn với 225.000 quân.
Theo The Sino-Vietnam War-1979: Case Studies in Limited Wars, Colonel G.D. Bakshi : lực lượng TQ có 17 sư đoàn tham chiến từ đầu, sau đó tăng lên 25 sư đoàn, tổng cộng 250.000 quân. Lực lượng này được rút từ Dã chiến quân số 3-dã chiến quân lớn nhất của TQ (thực ra chi tiết này không chính xác, vì từ năm 1955 cấp binh đoàn và Dã chiến quân đã được bãi bỏ, trong quân giải phóng TQ biên chế cao nhất chỉ còn là cấp quân đoàn).
Ngoài ra theo một số tài liệu khác TQ cũng đã chuẩn bị 1.700 máy bay các loại và 211 tàu chiến của hạm đội Nam hải sẵn sàng phía sau (nhưng không tham chiến).
Lực lượng quân đội Việt Nam trong chiến dịch 1979 :
Theo The Sino-Vietnam War-1979: Case Studies in Limited Wars : lực lượng biên phòng và dân quân bố trí dọc biên giới khoảng 150.000 người. Ngoài ra có 5-7 sư đoàn bộ binh bố trí dọc theo 2 phòng tuyến, từ Yên Bái tới Quảng Yên để bảo vệ Hà Nội và đồng bằng Bắc Bộ.
Tuyến 1 :
Gồm các sư đoàn : 3 Sao Vàng, 304, 325b, 338, 346, 374; các trung đoàn 43, 49, 244, 576.
Mỗi tỉnh có 1 tiểu đoàn địa phương.
Tuyến 2 :
Gồm các sư đoàn 242, 312, 327, 329, 431; các trung đoàn 98, 196; lữ đoàn 38; 27 đại đội công an vũ trang.
Khu vực HN có quân đoàn 1 và 2.
Một số chi tiết trong đó không chính xác :
- Quân đoàn 1 (trong đó có sư đoàn BB 312) đang ở Ninh Bình, còn quân đoàn 2 ở CPC.
- Sư đoàn BB 304 (Quân đoàn 2) được không vận từ mặt trận CPC về nhưng không tham chiến.
- Sư đoàn BB 242 làm nhiệm vụ phòng thủ khu vực đảo Cát Bà, không tham chiến.
* Theo The Sino Vietnamese War :
Trung đoàn 12.
Trung đoàn 141.
Trung đoàn 197.
Trung đoàn pháo 68 thuộc sư đoàn 3.
Trung đoàn pháo 188.
Trung đoàn pháo 190.
Trung đoàn pháo 166.
Trung đoàn 42 (sư đoàn 327).
Trung đoàn 192.
Trung đoàn 254 (sư đoàn 354).
Trung đoàn 741.
Trung đoàn công an vũ trang 16.
Trung đoàn thị xã Lào Cai.
Tiểu đoàn 2 độc lập.
Tiểu đoàn 3 độc lập.
Trung đoàn 193.
Trung đoàn 194.
Trung đoàn 95.
Trung đoàn 121 (sư đoàn 345).
Trung đoàn 147 (sư đoàn 316A).
Trung đoàn 148 (sư đoàn 316A).
Trung đoàn 677 (sư đoàn 346).
Trung đoàn 246 (sư đoàn 346).
Trung đoàn 851.
Trung đoàn độc lập 123.
Trung đoàn 751.
Trung đoàn pháo 681 thuộc sư đoàn 346.
* Thông tin từ :
Sư đoàn 325B.
Sư đoàn 338.
Sư đoàn 3.
Sư đoàn 473.
Sư đoàn 304.
Sư đoàn 346.
Trung đoàn 224.
Trung đoàn 567.
Trung đoàn 576.
Trung đoàn 43.
Trung đoàn 49.
Sư đoàn 312.
Sư đoàn 431.
Sư đoàn 327.
Sư đoàn 329.
Sư đoàn 242.
Trung đoàn 196.
Lữ đoàn 38.
Trung đoàn 98.
Sư đoàn 345.
Sư đoàn 332.
Sư đoàn 305.
Trung đoàn 192.
Trung đoàn 123.
Trung đoàn 199.
Trung đoàn 193.
Trung đoàn 741.
Trung đoàn 183.
Sư đoàn 316A.
* Danh sách (chưa đầy đủ) tổng hợp từ các tài liệu của VN :
Đơn vị / Mặt trận / Thời gian tham chiến
Sư đoàn bộ binh 3 / Lạng Sơn / 17-2-1979.
Sư đoàn bộ binh 316 / Hoàng Liên Sơn / 17-2-1979.
Sư đoàn bộ binh 325B / Quảng Ninh / 17-2-1979 (?).
Sư đoàn bộ binh 338 / Lạng Sơn / 17-2-1979.
Sư đoàn bộ binh 346 / Cao Bằng / 17-2-1979.
Sư đoàn bộ binh 326 / Lai Châu / 17-2-1979.
Sư đoàn bộ binh 345 / Hoàng Liên Sơn / 17-2-1979.
Sư đoàn công binh 311 / Hà Tuyên - Cao Bằng / (?)
Sư đoàn công binh 334 / Hoàng Liên Sơn / (?).
...
Trung đoàn biên phòng 12 / Lạng Sơn / 17-2-1979.
Trung đoàn biên phòng 16 / Hoàng Liên Sơn / 17-2-1979.
Trung đoàn bộ binh 42 sư đoàn bộ binh 327 / Lạng Sơn / 28-2-1979.
Trung đoàn bộ binh 4 sư đoàn bộ binh 337 / Lạng Sơn / 28-2-1979.
Trung đoàn bộ binh 52 sư đoàn bộ binh 337 / Lạng Sơn / 28-2-1979.
Trung đoàn bộ binh 111 sư đoàn bộ binh 325 QĐ2 / Cao Bằng / (?)
Trung đoàn bộ binh 43 / Quảng Ninh / 17-2-1979.
Trung đoàn bộ binh 192 / Hoàng Liên Sơn / 17-2-1979.
Trung đoàn bộ binh 254 / Hoàng Liên Sơn /17-2-1979.
Trung đoàn bộ binh 218 / Hoàng Liên Sơn / 17-2-1979.
Trung đoàn bộ binh 741 / Lai Châu / 17-2-1979.
Trung đoàn bộ binh 123 / Lạng Sơn / 17-2-1979.
Trung đoàn bộ binh 567 / Cao Bằng / 17-2-1979.
Trung đoàn bộ binh 852 / Cao Bằng / (?)
Trung đoàn bộ binh 196 / Lạng Sơn / (?).
Trung đoàn công binh 245 / Hoàng Liên Sơn / (?).
Trung đoàn công binh 98 sư đoàn công binh 473 / Lạng Sơn / (?)
Lữ đoàn pháo binh 675 / Cao Bằng - Lạng Sơn / (?)
Lữ đoàn pháo binh 368 / Lai Châu
Trung đoàn pháo binh 166 / Lạng Sơn / 17-2-1979.
Trung đoàn pháo binh 168 / Hoàng Liên Sơn/ 17-2-1979.
Trung đoàn pháo binh 200 / Lai Châu / (?)
Trung đoàn pháo binh 204 / Lạng Sơn / (?)
Trung đoàn cao xạ 272 / Lạng Sơn / (?).
Trung đoàn cao xạ 256 / Quân khu 2 / (?)
Trung đoàn xe tăng 407 QK1 / Lạng Sơn / (?)
...
Tiểu đoàn 1 trung đoàn bộ binh 197 Bắc Thái / Lạng Sơn / 23-2-1979.
Tiểu đoàn 2 Sình Hồ / Lai Châu / 17-2-1979.
Tiểu đoàn 3 Mường Khương / Hoàng Liên Sơn / 17-2-1979.
Tiểu đoàn địa phương 124 / Lạng Sơn (?) / (?).
Tiểu đoàn địa phương 125 / Lạng Sơn (?) / (?).
Tiểu đoàn địa phương 131 / Lạng Sơn (?) / (?).
Tiểu đoàn 11 địa phương thị xã Lạng Sơn / Lạng Sơn / 17-2-1979.
Tiểu đoàn 8 địa phương Cao Lộc / Lạng Sơn / 17-2-1979.
Tiểu đoàn địa phương Văn Lãng / Lạng Sơn / 17-2-1979.
Tiểu đoàn đặc công 45 / Cao Bằng / 17-2-1979.
Tiểu đoàn lựu pháo 122mm sư đoàn 320B / 11/3/1979.
Tiểu đoàn pháo binh 25 / Lai Châu / (?)
Tiểu đoàn pháo binh 25 / Hà Giang / (?)
Tiểu đoàn pháo binh 30 / Hoàng Liên Sơn / (?)
...
63 đồn biên phòng dọc biên giới (quân số từ đại đội thiếu đến đại đội).
...
Ghi chú : gọi là trung đoàn hay sư đoàn nhưng có thể chỉ có một bộ phận nhỏ tham chiến. Đối với 2 trung đoàn xe tăng chỉ sử dụng 1 vài đại đội trong chiến đấu. Một số sư đoàn mới không được biên chế đủ quân số và trang bị, chỉ có từ 1-2 trung đoàn bộ binh trong đội hình. Ngoài ra một số trung đoàn trong danh sách có thể thuộc biên chế các sư đoàn đã được liệt kê, chưa xác minh rõ được.
Ngoài ra :
- Các đồn biên phòng, các đơn vị công an vũ trang, dân quân, tự vệ các bản làng, xã, huyện, thị xã, thị trấn, nông trường, lâm trường, xí nghiệp... thuộc 6 tỉnh biên giới.
- Các đơn vị tuyến sau ra tăng cường, ví dụ như các tiểu đoàn địa phương huyện Gia Lâm, Đông Anh, Thanh Trì, Từ Liêm (Hà Nội) được đưa lên Lạng Sơn, có thể đã tham chiến hoặc chỉ làm dự bị.
* Tổng kết về cuộc chiến theo các bên :
Phía Trung Quốc :
* Tuyên bố chính thức do Bộ Tổng tham mưu QGPND TQ đưa ra : tổng thiệt hại của quân giải phóng TQ là 6.954 chết, 14.800 bị thương và 240 bị bắt. Một nguồn khác cũng của TQ lại cho biết số thiệt hại là 30.000 người (20.000 trên hướng đông bắc và 10.000 trên hướng tây bắc). Thiệt hại của Việt Nam là 60.000 chết và bị thương, 1.600 bị bắt.
Theo The Sino Vietnamese War Trung Quốc tuyên bố đã tiêu diệt được trung đoàn 12, sư đoàn 316A, 345, 346 của Việt Nam.
Báo cáo nội bộ ban đầu của Quân giải phóng TQ tuyên bố đã diệt được và đánh thiệt hại nặng sư đoàn 316A, 325B, 327, 338, 345, 346 của VN. Tổng cộng 19 trung đoàn và 25 tiểu đoàn, 35 đồn biên phòng (?). Diệt 55.000 người VN và bắt 2.173 người, thu 916 pháo cối, 1.606 RPG, 236 súng tự động, phá huỷ 54 xe tăng thiết giáp, 781 pháo cối (!). Gài lại trên đất VN 8 vạn quả mìn (một số nguồn khác lại cho rằng số mìn gài lại lên tới hàng trăm ngàn quả).
Quân đoàn 41 diệt được 5.581 lính VN và bắt 320 người.
Quân đoàn 42 diệt được 4.605 lính VN và bắt 389 người.
Quân đoàn 43 diệt được 5.168 lính VN và bắt 101 người.
Quân đoàn 55 diệt được tới 10.786 lính VN và bắt 310 người. Riêng sư đoàn 163 của quân đoàn này diệt được tới 5.293 lính VN.
()
* Phía Việt Nam :
Theo Chinese Aggression : How and Why it failed, Trung Quốc chết và bị thương 62.500 lính, mất 280 xe tăng thiết giáp, 270 xe quân sự, 115 khẩu pháo cối.
Trong đó :
Mặt trận Lạng Sơn : diệt 19.000 lính TQ, phá hủy 76 xe tăng, thiết giáp và 52 xe quân sự, 95 khẩu pháo-cối và giàn phóng hoả tiễn, tiêu diệt và đánh thiệt hại nặng 3 trung đoàn, 4 tiểu đoàn (có hơi khác biệt so với kí sự Sư đoàn Sao Vàng).
Mặt trận Cao Bằng : diệt 18.000 lính TQ, phá hủy 134 xe tăng, thiết giáp và 23 xe quân sự, tiêu diệt và đánh thiệt hại nặng 7 tiểu đoàn.
Mặt trận Hoàng Liên Sơn (Lào Cai) : diệt 11.500 lính TQ, phá hủy 66 xe tăng, thiết giáp và 189 xe quân sự, tiêu diệt và đánh thiệt hại nặng 4 tiểu đoàn.
Mặt trận Quảng Ninh, Lai Châu và Hà Tuyên : diệt 14.000 lính TQ, phá hủy 4 xe tăng, thiết giáp, 6 xe quân sự, tiêu diệt và đánh thiệt hại nặng 3 tiểu đoàn.
Tính theo thời gian : trong tuần đầu tiên số thương vong của TQ là 16.000 người, đến 28-2 là 27.000 người, đến 5-3 là 45.000 người, đến 18-3 là 62.500 người.
Các tư liệu khác của VN cơ bản thống nhất với thống kê này.
* Đánh giá của phương Tây :
Theo Brassey''''s Encyclopedia of Military History and Biography và The Sino Vietnamese War :
Trung Quốc : chết 26.000, bị thương 37.000, bị bắt 260, thiệt hại 420 xe tăng thiết giáp, 66 khẩu pháo cối.
Việt Nam : chết 30.000, bị thương 32.000, bị bắt 1.638, thiệt hại 185 xe tăng thiết giáp, 200 khẩu pháo cối, 6 dàn tên lửa.
Theo The Chinese People’s Liberation Army: “Short Arms and Slow Legs” : TQ mất 60.000 quân với 26.000 chết.
Theo J.Bercovitch & R.Jackson, International Conflict : A Chronological Encyclopedia of Conflicts and Their Management 1945-1995 (1997) : giai đoạn 1979-1982 có hơn 50.000 người chết của cả hai bên.
Theo Vietnam in Military Statistics (1995), Michael Clodfelter; World Political Almanac, 3rd Ed. (Facts on File: 1995) by Chris Coo, có 20.000 người chết của cả hai bên.
Theo M.Small & J.D.Singer, Resort to Arms : International and Civil Wars 1816-1980 (1982) : TQ có 13.000, VN có 8.000 người chết.
()
Theo FIGHTING TO MAKE A POINT: POLICY-MAKING BY AGGRESSIVE WAR ON THE CHINESE BORDERS, quân đội TQ bị thương vong 46.000 người và mất 400 xe tăng.
Một tài liệu hải ngoại đưa ra con số : TQ tổn thất 60.000 quân và 280 xe tăng, VN tổn thất 30.000 người gồm cả bộ đội và dân thường. Không rõ nguồn.
Ghi theo lời kể của một quân nhân trước là giám đốc nhà máy nước ở mỏ thiếc ông ấy kể về đánh nhau hồi 79. Ông ấy lúc đấy được trực tiếp tướng Đàm Văn Ngụy giao nhiệm vụ từ giám đốc nhà máy chuyển thành chỉ huy đánh nhau. Ông ấy kể nhiều chuyện khá hay. Theo lời ông ấy thì ngày đầu tiên, bọn Tàu nó cẩu được xe tăng qua biên giới ở khu vực gần hang Pacbo rồi cứ thế tiến về thị xã Cao Bằng. Ta hoàn toàn bị bất ngờ, không phải vì không biết là nó tấn công, mà là không ngờ là nó cẩu được xe tăng qua núi rồi đánh ngay vào sau lưng mình. Thế nên có một số đơn vị bị đánh từ sau lưng, phải phá huỷ vũ khí nặng rồi phân tán rút lui. Khi xe tăng Tàu tiến vào đến thị trấn Đông Khê thì cả thị trấn đã bỏ chạy hết, chỉ có duy nhất một cô điện báo viên bưu điện dũng cảm đã ở lại và điện về thị xã Cao Bằng là quân Tàu đã vào đến Đông Khê.
(các bác cứ nhìn bản đồ Việt Nam là thấy là cả đường số 4 chạy dọc theo biên giới toàn là đồi núi, ta chỉ phòng thủ ở một số điểm có đường giao thông thôi nên Tàu nó vượt qua núi là chả có anh bộ đội nào ra cản).
Thị xã Cao Bằng trở nên nháo nhác. Tuy nhiên, khi lực lượng tiền tiêu của Tàu vào đến thị xã thì chỉ còn duy nhất một chiếc xe tăng (không hiểu sao không có thằng nào đi tùng thiết, chắc bị luộc hết rồi). Và thế là chiếc xe này đã bị nhân dân Cao Bằng tóm gọn bằng cách đem chăn ra chùm kín lại, nó không nhìn thấy đường, lại bị quây nên không còn cách nào khác là đầu hàng. Sau đó thì nhân dân thị xã đã di tản hết. Trong suốt cuộc chiến 79, cả thị xã chỉ có hai người bị giết.
Cũng theo lời ông bác thì chỉ ngay sau đó, không biết chính xác thời gian vì em quên mất, quân ta đã tổ chức tiến công, tiêu diện gọn một đơn vị xe tăng Tàu. Chuyện hài hước là ở chỗ, phe ta đi trên xe tải truy kích nó theo đường từ thị xã đến thác Bản Dốc, do là quân phục hai bên màu na ná nhau, xe tăng nó cũng sơn màu xanh, co sao đỏ vàng nên hai bên cứ tưởng đồng đội. Thành ra phe ta lại "xin các đồng chí nhường đường". Chạy quá hơn chục km, mãi không thấy địch, hỏi dân mới biết là mình vừa vượt qua xong. Lúc đấy mới quay lại choảng, luộc không xót một cái nào. Ông bác mà em kể bảo là sau trận đánh, ông ấy chui vào xe định tháo mấy cái bóng điện tử (đồ này hồi đấy đắt lắm) nhưng lại đi tháo toàn mấy cái bóng chống sét của xe, về lại phải vứt đi.
Cũng theo ông bác thì bọn Tàu chết nhiều hơn ta hàng chục lần, nhưng tại vì nó đông quá. Các bác cứ tính, ta một đại đội 100 người giữ chốt, nó cho một trung đoàn tấn công, thì tỷ dụ mỗi bác hạ được 10 thằng rồi mới hy sinh thì mình cũng không đủ người để đánh. Chưa kể đạn dược. Mà bọn Tàu thì xác chúng nó không mang về nước hay chôn đâu, chúng nó xếp thành đống rồi cho ít thuốc nổ là xong. Kể cả chú nào lính Tàu bị thương hơi nặng một tí thì cho ra sau tường và quay mặt lại. Dân Cao Bằng thấy xác lính Tàu nhiều quá nên lấy về nấu cao thành Cao Bành trướng.
Theo tư liệu của phía TQ, hướng Cao Bằng quân PLA đã tập trung toàn bộ trung đoàn xe tăng của quân đoàn 42 đột phá, chọc thủng phòng tuyến của ta. Do xe TQ sơn cờ hiệu VN nên nhiều đơn vị ta dọc đường bị bất ngờ (cũng giống trường hợp ở trên). Sau đó phía VN tiến hành phá đập, tạo thành bức tường nước cắt đôi cuộc tiến quân của gần 200 xe tăng, thiết giáp, xe cơ giới địch trong mấy ngày liền.
https://www.facebook.com/groups/781016645372575/permalink/1019722204835350/

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét