Việt Nam đang rất khéo léo xử lý và đối phó với những thách thức tại Biển Đông. Việt Nam đang tăng cường khả năng ngăn chặn truyền thống bằng cách tăng cái giá phải trả cho các đối thủ nếu xảy ra cuộc xung đột trên biển. Đầu tư vào hải quân và tên lửa sẽ giúp Việt Nam đứng vững với chiến lược chống tiếp cận, al-Monitor nhận xét.
Tháng 10.2016, Đô đốc Hải quân Mỹ John Richardson đã phát biểu về thuật ngữ A2/AD (chống xâm nhập/chống tiếp cận), nơi mà khái niệm này được sử dụng khá rộng rãi để nói về những diễn biến mới ở Biển Đông.
Theo báo Mỹ, Việt Nam từng là nước đi đầu trong việc sử dụng chiến lược chống tiếp cận. Việt Nam luôn kiên quyết bảo vệ chủ quyền lãnh hải cũng như chủ quyền đối với các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, chống lại những tuyên bố ngang ngược về chủ quyền bất chấp luật pháp quốc tế trên Biển Đông. Vùng biển này đã trở thành điểm nóng về an ninh của vùng Đông Á trong vài năm qua. Xưa nay, Việt Nam luôn phải đối phó với những đối thủ là nước lớn hơn, giàu hơn và đông dân hơn, có hành vi đe dọa tới những lợi ích của Việt Nam. Vì thế, Việt Nam đã chọn để ngăn chặn các hành vi xâm phạm lãnh thổ.
Năm 2013, một vài nhà quan sát đã nhấn mạnh Việt Nam chọn chiến lược chống tiếp cận sau khi chiếc tàu ngầm đầu tiên thuộc lớp Kilo trong 6 chiếc Việt Nam mua của Nga được bàn giao. Vậy sau khi chiếc tàu ngầm cuối cùng được chuyển tới vịnh Cam Ranh thì chiến lược ngăn chặn truyền thống của Việt Nam sẽ là gì?
Về quan điểm quốc phòng, chống xâm nhập khu vực được chia làm 2 kiểu đối phó: Đối phó với đe dọa thông thường và đối phó với đe dọa phi thông thường. Hải quân nhân dân Việt Nam đã được tăng sức mạnh bằng 6 chiếc tàu ngầm lớp Kilo. Tàu ngầm do Nga sản xuất có hệ thống định vị thủy âm và chống phát hiện, được thiết kế để tìm kiếm và vô hiệu hóa các tàu địch.
6 tàu ngầm này trị giá gần 2 tỷ USD được sử dụng với mục đích chống lại những mối đe dọa thông thường trên biển. Trong trường hợp có xung đột có thể làm cân bằng đối trọng giữa hai lực lượng hải quân Việt Nam và kẻ địch mạnh trong thời gian ngắn. Nói cách khác, Việt Nam đang tăng cường khả năng ngăn chặn truyền thống bằng cách tăng cái giá phải trả cho các đối thủ nếu xảy ra cuộc xung đột trên biển.
Mỗi một khía cạnh của cuộc xung đột đều có hậu quả rất khó dự đoán. Các nhà phân tích quân sự đang e ngại và báo động về việc ngày càng có thêm nhiều kiểu chiến tranh. Những "chiếc tàu xanh" - một cách gọi khác của lực lượng dân quân biển đang được nhân lên gấp bội, được sử dụng để tránh những cuộc xung đột thông thường giữa các nước bằng cách xâm nhập và quấy rầy vào các vùng lãnh hải của các nước khác.
Theo báo Mỹ, Trung Quốc đã sử dụng cả một hạm đội tàu xanh để thực thi cái gọi là "bảo vệ chủ quyền". Những chiếc tàu xanh dù được vũ trang và đào tạo ở dưới mức hải quân thông thường nhưng lại có thể leo thang đáng lo ngại. Thật ra, những "chiếc tàu xanh" được sử dụng ở Biển Đông để uy hiếp cuộc sống của các nước láng giềng bằng cách quấy rối các hoạt động ngư nghiệp và những vận chuyển hàng hải. Điều này định nghĩa lại hoàn toàn cách thức xung đột trên biển.
Lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam.
Việt Nam đã đáp trả những mối đe dọa trên biển như vậy bằng cách thành lập lực lượng Cảnh sát biển - Một lực lượng bổ sung và được đầu tư đều đặn để nâng cao khả năng kiểm soát và thực thi pháp luật trên Biển Đông của Việt Nam. Những mối đe dọa từ nước ngoài như nạn cướp biển và quấy phá khiến Việt Nam cần phải phát triển lực lượng tuần duyên và mở rộng các mối quan hệ hợp tác quân sự.
Với chiến lược cân bằng, Việt Nam cũng bày tỏ thiện ý với các mối quan hệ giữa các nước trong khu vực và các đối tác quốc tế. Điều này có thể khác với chiến lược chống tiếp cận nhưng lại bổ sung rất tốt cho nó. Trong chuyến công du Việt Nam, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã cam kết với Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc về việc Nhật sẽ đầu tư vào Việt Nam, tăng đầu tư phát triển và cung cấp 6 tàu tuần tra cho cảnh sát biển Việt Nam. Những chiếc tàu này sẽ giúp Việt Nam tăng cường thêm khả năng giám sát ở Biển Đông và chống lại những mối đe dọa phi thông thường.
Việt Nam chủ trương "ba không": Không liên minh quân sự, không liên minh với nước nào để chống lại nước thứ ba, và cũng không cho nước nào đặt căn cứ quân sự tại Việt Nam. Vì vậy, sẽ không có nước nào có thể mong biến Việt Nam trở thành vùng đệm để chống lại quốc gia khác. Tuy nhiên, chiến lược chống tiếp cận của Việt Nam vẫn có ý nghĩa trong con mắt của Mỹ, Nhật Bản hay Ấn Độ.
Do đó, các nước vẫn thỏa thuận hợp tác và hỗ trợ quốc phòng với mục đích giúp Việt Nam củng cố chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ. Việt Nam và Mỹ đã có những cuộc huấn luyện chung phi tác chiến thông qua chương trình Sáng kiến an ninh biển, với mục đích tăng cường khả năng bảo vệ chủ quyền và tự do hàng hải của các nước Đông Nam Á. Ấn Độ cũng có thể bán cho Việt Nam tên lửa, sau khi đồng ý huấn luyện thủy thủ tàu ngầm Kilo và phi công chiến đấu cơ Su-30 của Việt Nam.
Những tranh cãi về Biển Đông vẫn chưa rõ ràng. Vào tháng 7.2016, Tòa Trọng tài The Hague đã ra phán quyết bác bỏ những tuyên bố chủ quyền về cái gọi là "đường chín đoạn" của Trung Quốc tại Biển Đông, coi đó là bất hợp pháp. Vụ kiện do Philippines tiến hành. Nhưng sau đó Manila đã không nhắc gì tới quá trình thắng lợi của chính họ khi ông Rodrigo Duterte đắc cử vào tháng 5.2016. Kể từ đó, chính phủ của ông Duterte bỏ qua việc chuyển thành quả chiến thắng tại Tòa Trọng tài thành lợi ích chính trị.
Còn Việt Nam vẫn đang hy vọng các nước sẽ tôn trọng và tuân thủ luật pháp quốc tế. Tổng thống mới đắc cử của Mỹ ông Donald Trump cũng chưa làm gì để cân bằng tình hình tại Biển Đông. Ngày 11.1.2017 khi ông Trump mới nhậm chức, Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson tuyên bố: "Mỹ sẽ bảo vệ lãnh thổ quốc tế khỏi bất cứ sự xâm phạm nào của một nước đơn lẻ ở Biển Đông" chống lại sự đe dọa trong khu vực.
Theo báo Mỹ, Việt Nam đang rất khéo léo xử lý và đối phó với những thách thức tại Biển Đông. Đầu tư vào hải quân và tên lửa sẽ giúp Việt Nam đứng vững với chiến lược chống tiếp cận. Cùng với thời gian, Việt Nam muốn giữ được những lợi ích cốt lõi và ngư nghiệp, hàng hải cũng như các nguồn tài nguyên khác, chứ không phải muốn đối đầu trên Biển Đông. Những mối đe dọa với những hoạt động của thường dân đều tới từ bên ngoài. Vì thế đầu tư vào việc giám sát và thực thư pháp luật trên biển là cách thông thường để tăng cường sự hiện diện trên biển.
Chiến lược chống tiếp cận của Việt Nam trong tương lai sẽ có khả năng giám sát và đáp trả những mối đe dọa phi thông thường trên biển. Trong khi tiếp tục phát triển các mối quan hệ song phương với các ngước có nguồn lợi ích chung trong khu vực Biển Đông.
http://viettimes.vn/hai-quan-ten-lua-se-giup-viet-nam-ran-de-ke-dich-tren-bien-dong-152790.html
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét