Việt Nam đang tích cực mở rộng hợp tác quốc tế để thúc đẩy hợp tác công nghiệp quốc phòng, coi trọng nhập khẩu công nghệ để tự chủ quốc phòng, tránh "bỏ trứng vào một giỏ", tìm kiếm cách thức hợp tác sao cho tối đa hóa lợi ích quốc gia.
Tờ Tân Dân vãn báo Trung Quốc ngày 8/1/2018 cho rằng những năm gần đây, việc xây dựng quốc phòng của Việt Nam đã có sự chuyển đổi mang tính căn bản, quân đội Việt Nam đang bước vào giai đoạn củng cố lực lượng, từng bước nâng cao sức mạnh quân sự và từng bước hình thành lý luận quân sự.
Điều gây ấn tượng sâu sắc là trong năm 2017, môi trường hợp tác quân sự đối ngoại của Việt Nam được cải thiện rõ rệt. Ngày 21/3/2017, Việt Nam và Israel tổ chức diễn đàn công nghiệp quốc phòng, tìm cách mở rộng hợp tác công nghiệp quốc phòng hai nước. Ngày 11/5/2017, Việt Nam lại tổ chức diễn đàn tương tự với Nhật Bản với mục đích thúc đẩy kết nối các doanh nghiệp công nghiệp quốc phòng nhà nước và tư nhân hai nước.
Trên thực tế, để thoát khỏi mua sắm vũ khí trang bị theo kiểu "đơn nhất", Việt Nam đang tìm kiếm hợp tác quốc phòng quốc tế rộng lớn hơn, thúc đẩy ngành công nghiệp quân sự của Việt Nam phát triển theo phương hướng "tiên tiến, hiện đại".
Hết thời "cơm trưa miễn phí"
Theo báo Trung Quốc, ban đầu, quân đội Việt Nam được xây dựng dựa trên viện trợ quốc tế. Năm 1954, dưới sự viện trợ của bạn bè, quân đội Việt Nam đã đánh thắng chiến dịch Điện Biên Phủ, giải phóng miền bắc khỏi ách thống trị của thực dân Pháp.
10 năm sau, đối mặt với quân đội Mỹ mạnh, quân đội Việt Nam ngoan cường chiến đấu, những vũ khí đạn dược, sản phẩm công nghiệp quân nhu và nhiên liệu hoàn toàn do các nước xã hội chủ nghĩa viện trợ.
Trong chiến tranh Việt Nam, Cục tình báo Trung ương Mỹ (CIA) từng dự đoán Việt Nam hàng năm nhận được 1,5 tỷ USD viện trợ vật tư quân sự từ nước ngoài. Quân đội và nhân dân Việt Nam không chỉ đã đập tan mưu đồ chiến lược của Mỹ, mà còn hoàn thành thống nhất tổ quốc vào năm 1975.
Trong hơn 10 năm sau thống nhất đất nước, hợp tác quân sự với bên ngoài của Việt Nam chỉ giới hạn ở Liên Xô, hơn nữa phần lớn là có được vũ khí bằng cách viện trợ không hoàn lại.
Nhưng sau khi Liên Xô giải thể năm 1991, Việt Nam đã không tiếp tục nhận được "bữa trưa miễn phí". Để thoát khỏi tình hình khó khăn, Việt Nam điều chỉnh chính sách ngoại giao, cải thiện quan hệ với các nước láng giềng chủ yếu. Năm 1995, Việt Nam gia nhập ASEAN, đạt được phát triển về kinh tế, từ đó hỗ trợ cho xây dựng quân đội.
Những năm gần đây, Việt Nam là một trong những quốc gia đầu tư quốc phòng cao nhất ASEAN, lại tích cực kêu gọi các nước lớn ngoài khu vực ủng hộ chủ trương của Việt Nam trong vấn đề Biển Đông, giành được không ít lợi ích. Việt Nam nhận thấy đã có cơ hội phát triển hợp tác quân sự đối ngoại đa dạng.
Lấy Nga làm chính, đa dạng hóa nguồn cung
Về tổng thể, Việt Nam thực hiện sách lược "lấy Nga làm chính, đa dạng hóa nguồn cung" trong hợp tác quốc phòng, tìm cách thực hiện tối đa hóa lợi ích tự thân.
Là quốc gia có tình hữu nghị truyền thống, quân đội Việt Nam luôn lấy nhập khẩu vũ khí Nga làm chính, tạo thành trụ cột trong sức chiến đấu mới của quân đội Việt Nam.
Từ năm 1995, không quân Việt Nam lần lượt nhập khẩu máy bay chiến đấu Su-27 và Su-30, hiện sở hữu 12 máy bay chiến đấu Su-27SKV và 35 máy bay chiến đấu Su-30MK2V.
Ngoài ra, Việt Nam còn mua sắm các vũ khí "ngôi sao" của Nga như tàu ngầm thông thường Type 636 lớp Kilo, hệ thống tên lửa phòng không S-300 và xe tăng chiến đấu T-90.
Mặc dù luôn mạnh tay mua sắm vũ khí Nga, nhưng Việt Nam rút ra bài học trong quá khứ, bắt đầu tìm cách nhập khẩu vũ khí từ các nước phương Tây, trong đó Israel là đối tác hợp tác ưu tiên nhất.
Từ năm 2014 trở đi, Công ty công nghiệp vũ khí Israel (IWI) đã thành lập nhà máy chế tạo vũ khí Z-111 ở tỉnh Thanh Hóa, đã bán dây chuyền sản xuất súng trường tấn công ACE-31/32 cho Việt Nam. Quân đội Việt Nam sẽ sử dụng súng này thay thế cho súng trường AK-47 của Nga, loại súng đã sử dụng nhiều năm.
Việt Nam cũng đã quan tâm đến tên lửa đất đối không tầm trung Spyder của Israel, hai bên đang tổ chức đàm phán.
Điều đáng chú ý là vào năm 2016, xuất phát từ tính toán của chính sách "tái cân bằng châu Á - Thái Bình Dương", Mỹ tuyên bố dỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu vũ khí cho Việt Nam. Trong giai đoạn hiện nay, hai bên lấy xây dựng lại lòng tin làm cơ sở, thông qua các biện pháp như đào tạo cán bộ để tăng cường quan hệ, tạo cơ sở cho Mỹ bán vũ khí cho Việt Nam trong tương lai.
Trong khi đó, Nhật Bản, một đồng minh của Mỹ, cũng tích cực hưởng ứng. Để tăng cường tiếng nói trong vấn đề Biển Đông, tiếp tục gây ảnh hưởng đến nội bộ ASEAN, Nhật Bản tích cực thúc đẩy hợp tác với Việt Nam, cam kết xuất khẩu các loại trang bị quốc phòng với điều kiện ưu đãi. Vì vậy quan hệ Việt - Nhật trở nên chặt chẽ hơn.
Một tờ tạp chí quân sự của Nhật Bản cho rằng trong giai đoạn 2017 - 2019, Việt Nam sẽ tiếp nhận viện trợ quân sự và an ninh trị giá khoảng 200 triệu USD của Nhật Bản. Trong đó cảnh sát biển Việt Nam được mua tàu tuần tra của Nhật Bản với giá hữu nghị.
Tương lai vẫn lấy nhập khẩu làm chính
Đầu thế kỷ 21, quân đội Việt Nam từng sở hữu 140 doanh nghiệp công nghiệp quốc phòng, 20 doanh nghiệp nhà nước về danh nghĩa cũng cung cấp hàng cho quân đội, nhưng kỹ thuật công nghiệp quân sự của những doanh nghiệp này phổ biến thấp, chỉ có thể chế tạo một số vũ khí hạng nhẹ.
Các doanh nghiệp công nghiệp quốc phòng của Việt Nam còn tham gia rộng rãi vào các hoạt động sản xuất hàng dân dụng và hoạt động thương mại với các nghiệp vụ như chế biến cà phê, khai thác mỏ, kinh doanh quần áo và môi giới chứng khoán.
Năm 2007, Hội nghị Trung ương của Đảng Cộng sản Việt Nam quyết định, để đáp ứng điều kiện tiên quyết gia nhập WTO, toàn bộ các doanh nghiệp thương mại của Việt Nam trực thuộc quân đội được chuyển cho cơ quan nhà nước quản lý. Sau khi tiến hành cải cách quyền tài sản, quân đội Việt Nam không còn tiếp tục tiến hành các hoạt động "phi quân sự".
Ngày 20/9/2017, Việt Nam công bố quy hoạch phát triển công nghiệp quốc phòng 10 năm tới, mục tiêu là tiếp tục giảm bớt lệ thuộc vào nhập khẩu vũ khí trang bị và tiến quân ra thị trường quốc tế, do đó Việt Nam muốn đầu tư cho hạ tầng cơ sở nghiên cứu phát triển công nghiệp quốc phòng, chế tạo và bảo dưỡng vũ khí trang bị.
Để mở rộng có hiệu quả hơn kênh hợp tác kỹ thuật quân sự đối ngoại, Việt Nam còn tận dụng dịch vụ hậu mãi trong nhập khẩu vũ khí, triển khai giao lưu với nhiều nước.
Sau khi không quân Việt Nam nhập khẩu máy bay chiến đấu Su-30 của Nga, để có lợi nhất, Việt Nam không chỉ đã mua dịch vụ của Nga, mà còn đề nghị doanh nghiệp Ukraine hỗ trợ sửa chữa động cơ AL-31F. Hơn nữa, Việt Nam còn dựa vào Ấn Độ để tiến hành huấn luyện phi công. Điều này giúp Việt Nam gia tăng lợi ích và tránh gặp bất lợi.
Cùng với sự gia tăng mức độ đầu tư và nhập khẩu công nghệ tiên tiến, Việt Nam có triển vọng sản xuất nhiều loại vũ khí hơn. Nhưng do bị hạn chế bởi các nhân tố như thực lực kinh tế và năng lực công nghiệp, việc nâng cao thực lực công nghiệp quốc phòng của Việt Nam khó có thể đạt được hiệu quả nhanh chóng, sẽ không thể thay đổi lớn hiện trạng trong ngắn hạn. Trong khoảng thời gian tới, vẫn sẽ lấy nhập khẩu vũ khí trang bị làm chính.
Điều gây ấn tượng sâu sắc là trong năm 2017, môi trường hợp tác quân sự đối ngoại của Việt Nam được cải thiện rõ rệt. Ngày 21/3/2017, Việt Nam và Israel tổ chức diễn đàn công nghiệp quốc phòng, tìm cách mở rộng hợp tác công nghiệp quốc phòng hai nước. Ngày 11/5/2017, Việt Nam lại tổ chức diễn đàn tương tự với Nhật Bản với mục đích thúc đẩy kết nối các doanh nghiệp công nghiệp quốc phòng nhà nước và tư nhân hai nước.
Trên thực tế, để thoát khỏi mua sắm vũ khí trang bị theo kiểu "đơn nhất", Việt Nam đang tìm kiếm hợp tác quốc phòng quốc tế rộng lớn hơn, thúc đẩy ngành công nghiệp quân sự của Việt Nam phát triển theo phương hướng "tiên tiến, hiện đại".
Hết thời "cơm trưa miễn phí"
Theo báo Trung Quốc, ban đầu, quân đội Việt Nam được xây dựng dựa trên viện trợ quốc tế. Năm 1954, dưới sự viện trợ của bạn bè, quân đội Việt Nam đã đánh thắng chiến dịch Điện Biên Phủ, giải phóng miền bắc khỏi ách thống trị của thực dân Pháp.
10 năm sau, đối mặt với quân đội Mỹ mạnh, quân đội Việt Nam ngoan cường chiến đấu, những vũ khí đạn dược, sản phẩm công nghiệp quân nhu và nhiên liệu hoàn toàn do các nước xã hội chủ nghĩa viện trợ.
Trong chiến tranh Việt Nam, Cục tình báo Trung ương Mỹ (CIA) từng dự đoán Việt Nam hàng năm nhận được 1,5 tỷ USD viện trợ vật tư quân sự từ nước ngoài. Quân đội và nhân dân Việt Nam không chỉ đã đập tan mưu đồ chiến lược của Mỹ, mà còn hoàn thành thống nhất tổ quốc vào năm 1975.
Trong hơn 10 năm sau thống nhất đất nước, hợp tác quân sự với bên ngoài của Việt Nam chỉ giới hạn ở Liên Xô, hơn nữa phần lớn là có được vũ khí bằng cách viện trợ không hoàn lại.
Nhưng sau khi Liên Xô giải thể năm 1991, Việt Nam đã không tiếp tục nhận được "bữa trưa miễn phí". Để thoát khỏi tình hình khó khăn, Việt Nam điều chỉnh chính sách ngoại giao, cải thiện quan hệ với các nước láng giềng chủ yếu. Năm 1995, Việt Nam gia nhập ASEAN, đạt được phát triển về kinh tế, từ đó hỗ trợ cho xây dựng quân đội.
Những năm gần đây, Việt Nam là một trong những quốc gia đầu tư quốc phòng cao nhất ASEAN, lại tích cực kêu gọi các nước lớn ngoài khu vực ủng hộ chủ trương của Việt Nam trong vấn đề Biển Đông, giành được không ít lợi ích. Việt Nam nhận thấy đã có cơ hội phát triển hợp tác quân sự đối ngoại đa dạng.
Lấy Nga làm chính, đa dạng hóa nguồn cung
Về tổng thể, Việt Nam thực hiện sách lược "lấy Nga làm chính, đa dạng hóa nguồn cung" trong hợp tác quốc phòng, tìm cách thực hiện tối đa hóa lợi ích tự thân.
Là quốc gia có tình hữu nghị truyền thống, quân đội Việt Nam luôn lấy nhập khẩu vũ khí Nga làm chính, tạo thành trụ cột trong sức chiến đấu mới của quân đội Việt Nam.
Từ năm 1995, không quân Việt Nam lần lượt nhập khẩu máy bay chiến đấu Su-27 và Su-30, hiện sở hữu 12 máy bay chiến đấu Su-27SKV và 35 máy bay chiến đấu Su-30MK2V.
Ngoài ra, Việt Nam còn mua sắm các vũ khí "ngôi sao" của Nga như tàu ngầm thông thường Type 636 lớp Kilo, hệ thống tên lửa phòng không S-300 và xe tăng chiến đấu T-90.
Mặc dù luôn mạnh tay mua sắm vũ khí Nga, nhưng Việt Nam rút ra bài học trong quá khứ, bắt đầu tìm cách nhập khẩu vũ khí từ các nước phương Tây, trong đó Israel là đối tác hợp tác ưu tiên nhất.
Từ năm 2014 trở đi, Công ty công nghiệp vũ khí Israel (IWI) đã thành lập nhà máy chế tạo vũ khí Z-111 ở tỉnh Thanh Hóa, đã bán dây chuyền sản xuất súng trường tấn công ACE-31/32 cho Việt Nam. Quân đội Việt Nam sẽ sử dụng súng này thay thế cho súng trường AK-47 của Nga, loại súng đã sử dụng nhiều năm.
Việt Nam cũng đã quan tâm đến tên lửa đất đối không tầm trung Spyder của Israel, hai bên đang tổ chức đàm phán.
Điều đáng chú ý là vào năm 2016, xuất phát từ tính toán của chính sách "tái cân bằng châu Á - Thái Bình Dương", Mỹ tuyên bố dỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu vũ khí cho Việt Nam. Trong giai đoạn hiện nay, hai bên lấy xây dựng lại lòng tin làm cơ sở, thông qua các biện pháp như đào tạo cán bộ để tăng cường quan hệ, tạo cơ sở cho Mỹ bán vũ khí cho Việt Nam trong tương lai.
Trong khi đó, Nhật Bản, một đồng minh của Mỹ, cũng tích cực hưởng ứng. Để tăng cường tiếng nói trong vấn đề Biển Đông, tiếp tục gây ảnh hưởng đến nội bộ ASEAN, Nhật Bản tích cực thúc đẩy hợp tác với Việt Nam, cam kết xuất khẩu các loại trang bị quốc phòng với điều kiện ưu đãi. Vì vậy quan hệ Việt - Nhật trở nên chặt chẽ hơn.
Một tờ tạp chí quân sự của Nhật Bản cho rằng trong giai đoạn 2017 - 2019, Việt Nam sẽ tiếp nhận viện trợ quân sự và an ninh trị giá khoảng 200 triệu USD của Nhật Bản. Trong đó cảnh sát biển Việt Nam được mua tàu tuần tra của Nhật Bản với giá hữu nghị.
Tương lai vẫn lấy nhập khẩu làm chính
Đầu thế kỷ 21, quân đội Việt Nam từng sở hữu 140 doanh nghiệp công nghiệp quốc phòng, 20 doanh nghiệp nhà nước về danh nghĩa cũng cung cấp hàng cho quân đội, nhưng kỹ thuật công nghiệp quân sự của những doanh nghiệp này phổ biến thấp, chỉ có thể chế tạo một số vũ khí hạng nhẹ.
Các doanh nghiệp công nghiệp quốc phòng của Việt Nam còn tham gia rộng rãi vào các hoạt động sản xuất hàng dân dụng và hoạt động thương mại với các nghiệp vụ như chế biến cà phê, khai thác mỏ, kinh doanh quần áo và môi giới chứng khoán.
Năm 2007, Hội nghị Trung ương của Đảng Cộng sản Việt Nam quyết định, để đáp ứng điều kiện tiên quyết gia nhập WTO, toàn bộ các doanh nghiệp thương mại của Việt Nam trực thuộc quân đội được chuyển cho cơ quan nhà nước quản lý. Sau khi tiến hành cải cách quyền tài sản, quân đội Việt Nam không còn tiếp tục tiến hành các hoạt động "phi quân sự".
Ngày 20/9/2017, Việt Nam công bố quy hoạch phát triển công nghiệp quốc phòng 10 năm tới, mục tiêu là tiếp tục giảm bớt lệ thuộc vào nhập khẩu vũ khí trang bị và tiến quân ra thị trường quốc tế, do đó Việt Nam muốn đầu tư cho hạ tầng cơ sở nghiên cứu phát triển công nghiệp quốc phòng, chế tạo và bảo dưỡng vũ khí trang bị.
Để mở rộng có hiệu quả hơn kênh hợp tác kỹ thuật quân sự đối ngoại, Việt Nam còn tận dụng dịch vụ hậu mãi trong nhập khẩu vũ khí, triển khai giao lưu với nhiều nước.
Sau khi không quân Việt Nam nhập khẩu máy bay chiến đấu Su-30 của Nga, để có lợi nhất, Việt Nam không chỉ đã mua dịch vụ của Nga, mà còn đề nghị doanh nghiệp Ukraine hỗ trợ sửa chữa động cơ AL-31F. Hơn nữa, Việt Nam còn dựa vào Ấn Độ để tiến hành huấn luyện phi công. Điều này giúp Việt Nam gia tăng lợi ích và tránh gặp bất lợi.
Cùng với sự gia tăng mức độ đầu tư và nhập khẩu công nghệ tiên tiến, Việt Nam có triển vọng sản xuất nhiều loại vũ khí hơn. Nhưng do bị hạn chế bởi các nhân tố như thực lực kinh tế và năng lực công nghiệp, việc nâng cao thực lực công nghiệp quốc phòng của Việt Nam khó có thể đạt được hiệu quả nhanh chóng, sẽ không thể thay đổi lớn hiện trạng trong ngắn hạn. Trong khoảng thời gian tới, vẫn sẽ lấy nhập khẩu vũ khí trang bị làm chính.
http://viettimes.vn/bao-trung-quoc-viet-nam-het-thoi-com-mien-phi-mua-sam-vu-khi-myphuong-tay-153272.html
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét