Lời bình:
Tàu đang triển khai chiến lược "Voi gửi chân vào nhà thỏ" như đã nhận định trong bài này trước đây: http://duongduc1000.blogspot.com/2011/03/truong-sa-khoang-lang-truoc-con-bao.html
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Việc triển khai giàn khoan Hải Dương 981 (HD-981) xâm phạm quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam theo quy định của Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982.
Như tin đã đưa Bộ Ngoại giao Việt Nam và Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đã ra tuyên bố phản đối hành động xâm phạm chủ quyền Việt Nam của Tổng công ty Dầu khí Hải Dương Trung Quốc (CNOOC).
Giàn khoan Hải Dương 981 (HD-981) xâm phạm quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam. |
Tập đoàn Dầu khí Việt Nam ra thông cáo cho biết ngày 2/5/2014, CNOOC đã đưa giàn khoan Hải Dương 981 (HD-981) vào định vị khoan tại vị trí có tọa độ 15o29’ Vĩ Bắc, 111o12’ Kinh Đông, cách bờ biển Việt Nam khoảng 120 hải lý, nằm trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam. |
Ngày 4/5/2014, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đã có thư gửi Chủ tịch và Tổng giám đốc của Tổng Công ty dầu khí Hải dương Trung Quốc cực lực phản đối hành động này và kiên quyết yêu cầu Tổng Công ty dầu khí Hải dương Trung Quốc dừng ngay lập tức các hoạt động bất hợp pháp và rút giàn khoan HD-981 ra khỏi vùng biển của Việt Nam.
Việc làm nói trên của Tổng công ty dầu khí Hải dương Trung Quốc đi ngược lại tinh thần hợp tác giữa hai Tập đoàn dầu khí quốc gia, trái với thông lệ của các hoạt động dầu khí quốc tế cũng như phương châm hợp tác hữu nghị giữa Việt Nam và Trung Quốc.
Tập đoàn Dầu khí Việt Nam yêu cầu Tổng công ty dầu khí Hải dương Trung Quốc không để tái diễn những việc làm tương tự.
Giàn khoan dầu khí trên của Trung Quốc còn có tên gọi "Dầu khí hải dương 981" hay CNOOC 981. Trung Quốc đã cho triển khai giàn khoan này từ cuối tháng 5/2011 tới biển Hoa Đông dưới sự hộ tống của các tàu bảo vệ và tàu lai dắt để hoạt động thử nghiệm.
Đây được coi là một trong những giàn khoan lớn và hiện đại nhất thế giới hiện nay. Trung Quốc đã đầu tư 6 tỷ Nhân dân tệ (935 triệu USD) và ròng rã 3 năm để hoàn thành “Tàu sân bay” khoan dầu này. Giàn khoan được trang bị thiết bị hiện đại cùng hệ thống định vị toàn cầu.
Theo Tập đoàn dầu khí Trung Quốc (CNOOC), đây là giàn khoan kiểu nửa chìm, hoạt động ở độ sâu tối đa 3.000 m, độ sâu giếng khoan tối đa 12 km, thuộc thế hệ thứ sáu trên thế giới và là siêu giàn khoan đầu tiên do Trung Quốc tự sản xuất.
Giàn khoan dài 114 m, rộng 90 m và cao 137,8 m. Tổng chi phí hoạt động cho giàn khoan này có thể lên tới 1 triệu USD/ngày. Hiện giàn khoan 981 đang được hoạt động thử nghiệm tại biển Hoa Đông trên vịnh Châu Sơn (tỉnh Chiết Giang).
Chiều cao giàn khoan tương đương tòa nhà 45 tầng, mặt sàn rộng tương đương một sân bóng đá tiêu chuẩn. Giàn khoan có sân đỗ cho trực thăng loại SikorskyS-92, có nơi ăn ở sinh hoạt đủ cho 160 người.
M.H (Tổng hợp)
http://kienthuc.net.vn/diem-nong/xac-dinh-cho-dau-do-do-to-nho-cua-gian-khoan-trai-phep-tq-338013.html
Để thực hiện mưu đồ trên, ngày 5/5, Trung Quốc đã dùng 9 tàu vừa kéo vừa hộ tống giàn khoan dầu khí Lệ Loan 3-1 từ Thanh Đảo ra Biển Đông.
Để thỏa mãn cơn khát năng lượng và tranh chấp chủ quyền, Trung Quốc tung các giàn khoan "khủng" ra Biển Đông.
Trung Quốc dùng 9 tàu vừa kéo, vừa hộ tống giàn khoan dầu khí Lệ Loan 3-1 ra Biển Đông. |
Theo Tân Hoa Xã ngày 6/5, giàn khoan dầu khí khổng lồ (cao bằng tòa nhà 18 tầng và rộng hơn sân bóng đá) này di chuyển trên biển với tốc độ 3 đến 4 hải lý/giờ. Theo tính toán, sau 12 ngày nó sẽ tới mỏ khí thiên nhiên ở “một vùng nước sâu trên Biển Đông”. Vào cuối tháng 9/2013, giàn khoan khổng lồ sẽ bắt đầu "khai thác dầu khí" ở Biển Đông, nhưng Tân Hoa Xã không nói rõ là vùng biển nào.
Truyền thông Trung Quốc khoe rằng giàn khoan Lệ Loan 3-1 là giàn khoan lọc dầu-khí nước sâu lớn nhất châu Á do Trung Quốc tự thiết kế thi công trong khoảng thời gian 21 tháng tại Hoàng Đảo, Thanh Đảo.
Giàn có chiều cao 68 mét, được thiết kế 4 tầng toàn bộ bằng khung thép, với tổng trọng lượng 32.000 tấn và mặt sàn dài 107 mét, rộng 77 mét. Như vậy, độ cao của giàn xử lý khí “khủng” này tương đương với một tòa nhà 18 tầng và diện tích thì lớn hơn diện tích của một sân bóng đá tiêu chuẩn, một chuyên gia thiết kế của dự án này tiết lộ với Tân Hoa xã.
Giàn có chức năng phân loại lọc dầu, khí đốt, loại bỏ nước và tạp chất ngay sau khi khoan hút từ dưới đáy biển… tất cả theo qui trình khép kín.
Ngoài ra, công trình khổng lồ này còn dành 3 tầng làm chỗ ăn ở, sinh hoạt hàng ngày cho khoảng 120 người. Trong đó, có một phòng đặc biệt dành cho các hoạt động vui chơi giải trí, phòng cờ vua, phòng tập thể dục và phòng truy cập Internet với các thiết bị hiện đại, có thể thu nhận các tín hiệu truyền hình vệ tinh. Giàn khoan Lệ Loan 3-1 có hệ thống xử lý nước thải tiên tiến và thiết bị lọc nước biển thành nước ngọt.
Để kéo và bảo vệ giàn khoan lọc dầu - khí khổng lồ này, giới chức Trung Quốc phải sử dụng phái 9 con tàu.
Một số hình ảnh của giàn khoan Lệ Loan 3-1:
Trước đó, hôm 3/5, Trung Quốc thông báo triển khai giàn khoan Hải Dương 981 đến giếng dầu Lệ Loan 6-1-1 vào ngày 9/5 tới. Giếng dầu này cách Hong Kong 318 km về phía Đông Nam, gần đảo Hải Nam và tương đối gần Philippines.
Giàn khoan Hải Dương 981 có chiều dài 114m, rộng 90m, cao 137,8m, nặng khoảng 31.000 tấn. Giàn khoan này có thể hoạt động ngoài khơi ở độ sâu tối đa 3.000m và khoan ở sâu tới 12.000m.
CNOOC Hải Dương 981 được thiết kế để hoạt động ở vùng nước sâu nên nó có 4 chân đỡ thân giàn đặt trên các phao nổi. Hải Dương 981 là bước đi đầy tham vọng của Trung Quốc khai thác dầu khí vùng biển sâu. Với kiểu phao nổi, nó có thể di chuyển dễ dàng tới mọi nơi trên biển.
Nhiều chuyên gia nhận định, việc triển khai giàn khoan Hải Dương 981 là một nước đi hiểm của Trung Quốc trong tranh chấp tại Biển Đông. Chắc chắn "khối tài sản" trị giá gần 1 tỷ USD này sẽ được nhiều tàu (có thể có cả tàu chiến) và máy bay hộ tống.
Một số hình ảnh của giàn khoan nổi Hải Dương 981:
http://kienthuc.net.vn/nong-sau/trung-quoc-tung-cac-gian-khoan-khung-ra-bien-dong-227920.html
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét