Thứ Sáu, 16 tháng 5, 2014

Tại sao chiến tranh giữa Việt Nam và Trung Quốc là không thể tránh khỏi?

"Với Trung Quốc, điều quan trọng là đánh bại Việt Nam. Đây sẽ là một hồi chuông cảnh tỉnh cho Philipin và các đối thủ khác,... Quân đội của Trung Quốc có rất nhiều kinh nghiệm chiến đấu trên bộ trong 2 cuộc chiến tranh trước đây với Việt Nam. ...Để Việt Nam rối loạn cho chính người Việt...." 

Bài viết sau đây của tác giả Dee Woo đăng trên businessinsider.com.au từ năm 2011 đã vẽ ra những viễn cảnh về cuộc giao tranh giữa Trung Quốc và Việt Nam về biển Đông. Đọc lại ta sẽ thấy những mưu toan này rất đáng sợ bởi nó có nguy cơ đang trở thành hiện thực. 

Hiện nay có rất nhiều yếu tố làm mất tinh thần của Trung Quốc, vấn đề tranh chấp trên Biển Đông  đã trở thành một bữa tiệc mở: nhiều nước đã mời Mỹ vào để trủ trì bữa tiệc, thậm chí ngay cả đối thủ tinh quái của Trung Quốc là Ấn Độ cũng vuốt đuôi theo. 

Sự hấp dẫn của bữa tiệc này là dầu thô, 7.5 tỉ thùng vàng lỏng dự trữ dưới khu vực này- nhiều hơn 80% toàn bộ dự trữ của Vương quốc Ả rập Xê-út, theo dự tính của Trung Quốc. Tình trạng bất ổn ở khu vực chứng tỏ rằng chính sách gác lại tranh chấp và cùng phát triển của Trung Quốc là hoàn toàn thất bại. Trong các cuộc tranh chấp lãnh thổ, vấn đề chủ quyền là con át chủ bài chỉ được hậu thuẫn bởi sức mạnh kinh tế và quân sự. Nếu không thì chỉ là vô nghĩa. Chỉ có các mối quan hệ ngoại giao và kinh tế không thì không đủ để chiến thắng Trung Quốc ở Biển Đông. Để giải quyết tranh chấp lãnh thổ này, chiến tranh Trung –Việt có vẻ như là không thể tránh khỏi. Đó cũng gần như là một cách hiệu quả nhất để Trung Quốc giải quyết tình hình lộn xộn này không chỉ với Việt Nam mà còn răn đe các nước khác nữa. 

Vấn đề bây giờ là thời gian và Mỹ sẽ phản ứng thế nào trong sự kiện này. Chúng ta sẽ theo dõi những động thái để xem núi lửa này phun trào như thế nào. Nền kinh tế yếu ớt của Việtnam phụ thuộc nặng nề vào khai thác dầu khí trên biển Đông, chiếm 30% tổng GDP. Kinh tế Việt Nam sẽ đổ vỡ nếu bị mất đi khối tài nguyên ở khu vực này. Việt Nam đang trong tình trạng khó khăn hiểm nghèo: Lạm phát đang ở mức không thể kiểm soát nổi trong khi chỉ số giá tiêu dùng tăng 20.82% vào tháng 6 so với cách đây 1 năm, mức cao nhất kể từ tháng 11 năm 2008; hệ thống ngân hàng thì đang bị chao đảo vì hàng loạt nợ xấu giữa lúc các điều kiện tiền tệ thắt chặt và nền kinh tế bong bóng bị vỡ; thâm hụt thương mại ngày càng lớn đang làm trầm trọng hơn dự trữ ngoại tệ quốc gia – ước tính khoảng 12.2 tỉ vào cuối năm 2010, giảm xuống 53% từ mức đỉnh điểm 25.8 tỉ vào tháng 2 năm 2008, điều này sẽ làm giảm đầu tư nước ngoài, làm giảm tính thanh khoản  và làm trầm trọng hơn tình trạng không trả được nợ hệ thống. Tất cả điều này sẽ thực sự làm tăng nguy cơ  bất ổn xã hội và đe dọa chế độ cộng sản. 

Vì thế, hun nóng căng thẳng với Trung Quốc sẽ là một cách tốt để Hà nội tránh sự tức giận của dân chúng về yếu kém trong quản lý của chính quyền trong nước và xác minh tính hợp pháp của bộ máy chính quyền bằng lòng yêu nước và thậm chí là chiến tranh. Với Hà nội, Biển Đông đáng để đổ máu. 

Bây giờ hãy nhìn sự kiện này từ quan điểm của Washinton: việc ảnh hưởng kinh tế của Mỹ ở khu vực Châu Á- Thái Bình Dương bị suy yếu buộc Mỹ phải duy trì sự hiện diện ở khu vực bằng các khả năng khác nhau, ví dụ như là duy trì sự cân bằng quân sự. 
Trung Quốc hiện nay như là một trung tâm của hệ thống cung cấp toàn cầu ở khu vực, thâu tóm nguyên vật liệu, hàng hóa, sản phẩm, nguồn vốn và đang trở thành một trụ cột chính của các nền kinh tế ở khu vực, đặc biệt là vào lúc cầu của phương Tây đang bị suy giảm. “Theo số liệu thống kê của ASEAN thì thương mại giữa Trung Quốc và ASEAN đã tăng lên 6 lần từ năm 2000 lên 193 tỉ Đô la Mỹ năm 2009, vượt qua cả Mỹ. Tỷ trọng thương mại của Trung Quốc trong tổng kim ngạch của châu Á tăng lên 11.3% từ 4% trong thời gian này, trong khi đó tỷ lệ của Mỹ với cả khối này giảm xuống còn từ 15% xuống còn10.6% . Trong thời gian đó, thâm hụt thương mại của khối ASEAN với Trung Quốc đã tăng lên 5 lần lên 21.6 tỉ Đô la Mỹ. Khu vực này đã ghi nhận thặng dư thương mại với Mỹ 21.2 tỉ Đô la Mỹ năm 2009, giảm 12% từ năm 2000”. 

Trung Quốc cũng là một nguồn đầu tư quan trọng và là nguồn khách du lịch lớn nhất trong khu vực. Trong khi đó, Châu Á ngày nay là một khu vực với mức tăng ngân sách quốc phòng cao nhất trên thế giới, và việc này kết hợp với những cuộc giao tranh nhỏ với Trung Quốc về tranh chấp lãnh thổ với Nhật Bản, Việt Nam và Philipin, vv đã mang đến cho nền công nghiệp quốc phòng của Mỹ một tình huống phức tạp với cả thử thách lớn và cơ hội tuyệt vời. 
Tranh chấp ở Biển Đông đã cho Mỹ một cơ hội vàng để quay lại châu Á, nói về mối quan hệ hữu nghị, các hợp đồng về năng lượng và cả bán vũ khí. 

Bây giờ hãy xem các lợi ích của Bắc Kinh: Đặc thù tiêu thụ năng lượng lớn của nền kinh tế Trung Quốc sẽ đảm bảo sự quyết tâm của Trung Quốc về lập trường cứng rắn ở Biển Đông và tăng cường lực lượng hải quân”. Trữ lượng dầu thô của Trung Quốc đã giảm xuổng gần 40% từ năm 2001 khi nền kinh tế nước này tăng trưởng trung bình 10.5% một năm, theo số liệu thu thập được của Bloomberg”. “Gần đây Trung Quốc phụ thuộc vào nhập khẩu dầu chiếm hơn 50% lượng dầu tiêu thụ, và một nửa lượng dầu nhập khẩu này là từ Trung Đông.” Tuy nhiên, cuộc cách mạng Mùa xuân Ả rập và tình hình bế tắc trong quan hệ giữa Mỹ và Iran đã làm tăng tính bất ổn ở khu vực đến mức độ mà Trung Quốc phải đa dạng hóa nguồn cung năng lượng. Sự phát triển kinh tế nhanh chóng của Trung Quốc, sự gia tăng của tầng lớp trung lưu, cơ giới hóa và đô thị hóa sẽ làm trầm trọng hơn cơn khát năng lượng: Tổ chức năng lượng thế giới IEA đã dự đoán rằng sự phụ thuộc của Trung Quốc vào nguồn năng lượng nước ngoài sẽ tăng lên từ 60-70%  trong tổng lượng dầu mà nước này tiêu thụ vào năm 2015. Tình trạng an ninh năng lượng mỏng manh này sẽ đặt Trung Quốc rất ít sự lựa chọn mà chỉ bằng cách nắm giữ lấy  lượng dầu ở Biển Đông càng nhiều càng tốt. Nếu không làm được việc này, không chỉ dạnh hiệu là công xưởng của thế giới sẽ bị đe dọa mà sự sống còn trong tương lai của Trung Quốc cũng bị ảnh hưởng. 
Hơn nữa, bất kỳ sự nhượng bộ nào về chủ quyền sẽ làm suy yếu nghiêm trọng bộ máy chính quyền của Nhân Dân Trung Hoa trong khi nước này đang đứng trước nhiều lời kêu gọi khẩn cấp về dân chủ và tự do báo chí. Rất nhiều người biết rằng Trung Quốc đã từng nhiều lần bị bẽ mặt, những mất mát về lãnh thổ và các cuộc tàn sát trong các cuộc chiến tranh trong quá khứ với các nước khác. Tinh thần dân tộc rất cao ở Trung Quốc là công cụđể cho chính phủ và phong trào chống chính pủ có thể sử dụng khi cần thiết. Trung Quốc không thể để mất đi thế chủ động đầy quyền lực đó khi nó có thể thay đổi thế cân bằng quyền lực một cách dễ dàng. 

Tất cả những nhân tố này sẽ được phơi bày đến khi chúng ta ngửi thấy mùi máu và thuốc súng lan ra khắp khu vực Biển Đông. 

Lời kết: 

Vâng, đúng là Việt Nam gần đây đã cố gắng hết sức để biến cuộc tranh chấp Biển Đông thành một bữa tiệc mở đông người tới mức có thể. Việt Nam đang cố gắng kêu gào mời gọi sự can thiệp của Mỹ, đùa giỡn với Ấn Độ để chống lại Trung Quốc và kết bè phái với các nước ASEAN để xây dựng thế tấn công. Nhưng dù có thế, dù Hà nội đã chơi hay như thế nào thì nhân tố quyết định vẫn là sự trợ giúp của Mỹ. Với Washinton thì tất nhiên việc quan trọng là kìm chế ảnh hưởng của Trung Quốc. Tuy nhiên, đây không phải là lợi ích chiến lược của Mỹ trong việc bao gồm nhiều người chơi càng tốt và loại bỏ Trung Quốc ra khỏi liên minh hợp tác bởi vì không ai biết chắc rằng Mỹ sẽ tiến xa đến đâu ở Châu Á trong 50 năm nữa, nhưng một điều chắc chắn rằng Trung Quốc sẽ là một người chơi khổng lồ ở Châu Á trong hàng ngàn năm. Thiếu sự hợp tác của Trung Quốc, Mỹ sẽ sớm hay muộn mất đi một tương quan lực lượng chiến lược ở châu Á. Đừng nghi ngờ gì về điều này nữa. 

Hơn thế nữa, Việt Nam không nên kỳ vọng quá nhiều vào Mỹ. Washington có thể hành động tốt nhất là như cái đệm, ngăn cản và là người bán vũ khí cho các bên tham chiến. Mỹ sẽ không trực tiếp lôi kéo Trung Quốc vào chiến tranh trong tương lai gần bởi vì Mỹ mạnh hơn Trung Quốc về lực lượng hải quân, không quân và do đó chỉ có một cách Trung Quốc có thể ngang với Mỹ là sử dụng vũ khí hạt nhân. Tính chất hạt nhân của chiến tranh Trung-Mỹ sẽ làm cho cả hai cường quốc số 1 và số 2 thế giới trở thành những người khổng lồ thiệt mạng vì chiến tranh. 

Thế giới sẽ có thể hiệu quả hơn dưới sự cai trị của liên minh Trung-Mỹ nếu 2 nước thiết lập được sự tin tưởng lẫn nhau để hợp tác. Tuy nhiên, nếu cửa sổ cơ hội đó lại trở thành chiến tranh thì Mỹ và Trung Quốc sẽ đều bị hủy giệt và chỉ có thể vớt vát là trở thành như những nước Nga, Đức và Pháp. Nhiệm vụ khẩn cấp bây giờ của Washington là gải quyết thâm hụt ngân sách, thâm hụt thương mại và thất nghiệp. 

Với cương vị là một đối tác thương mại và tài chính lớn nhất của Mỹ, Trung Quốc sẽ đóng một vai trò lớn nhất trong việc phục hưng nước Mỹ. Là một nước có dự trữ Đô la Mỹ lớn nhất thế giới, Trung Quốc sẽ là một nước chủ chốt để duy trì hiện trạng của đồng Đô la như kho bạc của thế giới. Trụ cột của siêu cường của Mỹ nằm ở việc duy trì tình trạng kho bạc của thế giới này bởi vì chi phí duy trì cho một siêu cường không thể bằng chính sách tài chính mà thường bao gồm bởi các đảng phải chính trị. Điều này xảy ra khi người ta có thể trông cậy vào sự  viện trợ  tiền  tệ của dự trữ liên bang. Nếu không có địa vị đồng tiền của thế giới của Đô la Mỹ, sự viện trợ tiền tệ đó là không có. Trong viễn cảnh đó, tầm quan trong của Trung Quốc là tự lực. 

Vì vậy, Việt Nam sẽ bị bỏ lại để chiến đấu với thực lực của mình bởi vì ưu tiên của Mỹ nằm ở chỗ khác. Thật hay khi thấy 2 thể chế cộng sản kiên cường còn lại đang đấu đá lẫn nhau. Cuối cùng thì bất kỳ ai sở hữu Biển Đông thì sẽ đều cần đến kỹ thuật và chuyên môn cao của các công ty dầu lửa của Mỹ. Điều này là tốt cho Mỹ khi mà không có viễn cảnh nào xấu cho Mỹ. 

Với Trung Quốc, điều quan trọng là đánh bại Việt Nam. Đây sẽ là một hồi chuông cảnh tỉnh cho Philipin và các đối thủ khác, và nhắc nhở họ về sự hy vọng hão huyền vào sự can thiệp không thực tế của Mỹ. Hơn thế nữa, không giống như Philipin, Việt Nam có chung đường biên giới trên bộ với Trung Quốc. Vì thế Trung Quốc tấn công Việt Nam sẽ không bị giới hạn bởi đường biển. Nước này còn có thể lợi dụng ưu thế lực lượng bộ binh để xâm chiếm Việt Nam. Quân đội của Trung Quốc có rất nhiều kinh nghiệm chiến đấu trên bộ trong 2 cuộc chiến tranh trước đây với Việt Nam. Họ có thể phá hủy có sở vật chất của Việt Nam và các phương tiện khác để duy trì cuộc chiến và tăng trưởng kinh tế, và dẫn đến sự thay đổi về thể chế hoặc một cuộc nội chiến ở Việt Nam. Đây là mục tiêu hiệu quả tiết kiệm chi phí cho quân đội nhưng lại không hề tốn kém. 


Để Việt Nam rối loạn cho chính người Việt. Một Việt Nam suy yếu sẽ cần thêm 50 năm nữa để đủ lực chống lại Trung Quốc. Một khi khói bụi đã hết, Trung Quốc và Mỹ có thể cùng nhau khai thác dầu và khí gas ở Biển Đông. Các công ty Exxon Mobil, Chevron và Shell sẽ có mặt ở khắp nới trên quần đảo Trường Sa. 

Người dịch: Sơn Ca- vietinfo.eu 
Tác giả: Dee Woo- businessinsider.com.au (vietinfo.eu)

http://vietinfo.eu/tin-viet-nam/tai-sao-chien-tranh-giua-viet-nam-va-trung-quoc-la-khong-the-tranh-khoi.html



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét