Khả năng quân sự của Trung Quốc không ngừng tăng cường, yêu sách chủ quyền đối với các "đảo tranh chấp" ngày càng mạnh, thách thức trực tiếp cân bằng Đông Á.
Mạng tạp chí "Lợi ích quốc gia" Mỹ ngày 14 tháng 5 đăng bài viết của giáo sư quan hệ quốc tế và thương mại David C. Kang, Viện trưởng Viện nghiên cứu Hàn Quốc, Đại học bang nam California Mỹ cho rằng, tuy có quan điểm cho rằng, do ảnh hưởng từ hiện đại hóa quân sự của Trung Quốc, các nước Đông Á đều đang tăng cường quân bị quy mô lớn, khả năng xuất hiện chạy đua vũ trang thậm chí nổ ra chiến tranh càng ngày càng cao.
Tuy nhiên, lấy tỷ lệ % GDP để tính toán, chi tiêu quân sự của khu vực Đông Á có mức thấp nhất trong 25 năm qua, cơ bản chỉ chiếm một nửa chi tiêu của các nước trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh.
Hơn nữa, bài viết chỉ ra, nhìn vào mức chi tiêu kinh tế, sự tăng trưởng chi tiêu tuyệt đối hay nhân viên và việc triển khai hải quân, chi tiêu quân sự ở Đông Á đều có chỗ tương tự với Mỹ Latinh - nơi đang diễn ra cuộc chạy đua vũ trang, song Trung Quốc là ngoại lệ duy nhất, chi tiêu quân sự của họ luôn vượt tăng trưởng kinh tế, hơn nữa, các nước láng giềng thiếu phản ứng.
Viện nghiên cứu hòa bình quốc tế Stockholm Thuỵ Điển và Viện nghiên cứu chiến lược quốc tế gần đây đã công bố báo cáo chi tiêu quân sự mỗi năm một lần, hai viện nghiên cứu hầu như đã đạt được đồng thuận, đó là các nước Đông Á đều đang tăng cường quân bị quy mô lớn, khả năng xuất hiện chạy đua vũ trang, thậm chí nổ ra chiến tranh ngày càng cao.
Hạm đội Nam Hải sử dụng tàu đổ bộ cỡ lớn Tỉnh Cương Sơn Type 071 và tàu đổ bộ đệm khí tiến hành tập trận đổ bộ trên Biển Đông (ảnh tư liệu) |
Chẳng hạn, năm 2013, hãng tin Reuters tuyên bố, chi tiêu quốc phòng châu Á đã lần đầu tiên vượt châu Âu trong lịch sử hiện đại. Nhưng, nguyên nhân thực sự là tốc độ giảm chi tiêu của châu Âu nhanh hơn chi tiêu của Đông Á.
Tuy nhiên, bài viết cho rằng, những thông tin này chỉ là để thu hút sự chú ý, tiếp tục quan sát sẽ phát hiện, tình toán theo tỷ lệ % GDP, chi tiêu quân sự của khu vực Đông Á là mức thấp nhất trong 25 năm qua, cơ bản chỉ chiếm một nửa chi tiêu của các nước trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh.
Từ năm 2002 trở đi, chi tiêu của các nước chính ở Đông Á đều thấp hơn các nước Mỹ Latinh khoảng 50%. Tăng trưởng chi tiêu quân sự nhiều nhất là Trung Quốc. Bài viết cho rằng, muốn tìm hiểu đúng một quốc gia thì phải quan sát chặt chẽ lời nói và hành động của nước này, chỉ có như vậy mới có thể hiểu rõ hơn cảm giác mối đe dọa khu vực, giúp Mỹ đưa ra chính sách tương ứng.
Đánh giá chi tiêu và khả năng quốc phòng của các nước chủ yếu ở Đông Á là một biện pháp trực tiếp đánh giá cảm giác mối đe dọa khu vực có tăng cường hay không. Nếu chi tiêu thực sự cao thì khu vực này có thể ngày càng nguy hiểm.
Đây là tàu khu trục tên lửa kiểu mới Type 052D đầu tiên của Trung Quốc, vừa được ưu tiên trang bị trước cho Hạm đội Nam Hải trên hướng Biển Đông vào ngày 21 tháng 3 năm 2014. |
Nếu chi tiêu quân sự thấp, Mỹ quay trở lại châu Á đã thể hiện rõ ràng phương thức mới đảm bảo an ninh khu vực, đó là: không chỉ muốn tập trung vào quân sự, mà còn muốn chia sẻ trách nhiệm với các nước đồng minh và đối tác, điều này rất quan trọng đối với hòa bình lâu dài của khu vực.
Bài viết cho rằng, mặc dù Trung Quốc tự cho là muốn "trỗi dậy hòa bình", nhưng họ cũng đang tiến hành hiện đại hóa lực lượng vũ trang một cách nhanh chóng, đồng thời ngày càng "tự tin". Tuy lực lượng có tinh giản, nhưng huấn luyện và thiết bị đều được nâng lên.
Vũ khí trang bị của không quân tốt hơn so với trước đây, điều gây chú ý nhất là Trung Quốc đang theo đuổi hải quân tầm xa. Hải quân Trung Quốc đã tăng cường chất lượng tàu ngầm, đã nâng cao khả năng vũ khí và tên lửa, đồng thời cũng đang từng bước xây dựng khả năng điều động binh lực.
Khả năng quân sự của Trung Quốc không ngừng tăng cường, yêu sách chủ quyền đối với các "đảo tranh chấp" ngày càng mạnh, điều này đã tạo ra thách thức trực tiếp hơn cho cân bằng ở Đông Á sau Chiến tranh Lạnh.
Vấn đề thực sự hiện nay không phải là chi tiêu quân sự tăng nhanh của Trung Quốc, mà là các nước khác phải chăng sẽ sử dụng phương thức tương tự để đáp trả.
Đối với vấn đề này, bài viết chỉ ra, tuy nhìn vào hầu hết tiêu chuẩn, chi tiêu quân sự của Đông Á đều có điểm tương tự với Mỹ Latinh - khu vực đang chạy đua vũ trang, bất kể nhìn vào mức chi tiêu so với kinh tế, tăng trưởng chi tiêu tuyệt đối hay nhân viên, triển khai hải quân, hai khu vực này đều không tồn tại sự khác biệt rõ rệt.
Trung Quốc là ngoại lệ duy nhất, chi tiêu quân sự Trung Quốc liên tục vượt tăng trưởng kinh tế, hơn nữa các nước láng giềng trong khu vực thiếu phản ứng. Nhưng, điều cần chú ý là, nhìn vào hầu hết tiêu chuẩn phổ biến, tuy chi tiêu của Đông Á tương tự với Mỹ Latinh, song rất khó nói Đông Á đang xuất hiện chạy đua vũ trang.
Bài viết cho rằng, nguyên nhân rõ nhất của chi tiêu quốc phòng mức thấp ở Đông Á chính là ô bảo vệ an ninh mạnh của Mỹ. Nhưng một điểm quan trọng hơn là: sự hiện diện của Mỹ là một loại chiến lược có hiệu quả ứng phó với sự thay đổi địa-chính trị (và mối đe dọa tiềm tàng) củ khu vực này.
Sự trỗi dậy của Trung Quốc hoàn toàn không có gì kỳ lạ, vấn đề là có thể tiếp tục trỗi dậy hòa bình hay không. Vì vậy, chiến lược khu vực sẽ ảnh hưởng nhiều hơn đến ý đồ của Trung Quốc, chứ không phải là quỹ đạo phát triển kinh tế.
Tàu khu trục Lan Châu sốhiệu 170 Type 052C của Hạm đội Nam Hải |
Để Trung Quốc hòa nhập vào mạng lưới sản xuất khu vực, phụ thuộc vào đầu tư trực tiếp nước ngoài có thể tạo dựng nên một nước Trung Quốc hòa bình hơn. Nếu chiến lược này không có hiệu quả thì chi tiêu quốc phòng của Trung Quốc trong mấy năm tới có thể tăng nhanh.
Nhật Bản có thể đang bắt đầu phát triển theo phương hướng này (điều này có quan hệ chặt chẽ với kinh tế Trung Quốc), nhưng Hàn Quốc và Australia có thể không hề có kế hoạch thay đổi tình hình hiện nay.
Ở đây, Mỹ và sự hiện diện ngoại giao, kinh tế và quân sự của họ tại khu vực sẽ rất quan trọng, các nước đồng minh cũng có thể sẽ tiến hành thúc đẩy đối với Mỹ (bao gồm mua sắm quân sự), coi trọng cả phương diện.
Cuối cùng, bài viết chỉ ra, nhìn vào rất nhiều lĩnh vực, Đông Á có tính ổn định chính trị hơn so với hơn 200 năm trước. Nhưng, về việc Trung Quốc có thể trỗi dậy hòa bình hay không, các nước trong khu vực có thể giải quyết rất nhiều tranh chấp trên biển hay không vẫn tồn tại biến số.
Xu thế lâu dài của khu vực này vẫn tương đối tích cực, nhưng còn phải xác nhận có thể bị những điểm đứt đoạn trong xu thế này. Trước hết, cơ cấu đa phương khu vực đã hình thành, khu vực này có khả năng hơn để ứng phó với bất đồng sau Chiến tranh Lạnh.
Thứ hai, kinh tế Trung Quốc tăng trưởng nhanh chóng, đã thúc đẩy họ trở thành trung tâm đầu tư và thương mại của kinh tế khu vực, điều này đã cung cấp cơ hội lớn hơn cho kinh tế châu Á, hơn nữa trả giá nhỏ hơn. Xác nhận triển vọng tốt đẹp này có mất đi hay không, lúc nào mất đi là rất quan trọng.
http://giaoduc.net.vn/Giao-duc-Quoc-phong/Bao-My-Kha-nang-Trung-Quoc-gay-ra-chien-tranh-ngay-cang-cao-post144583.gd
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét