Thứ Hai, 27 tháng 4, 2020

Kịch bản nào cho biển đông ?




Biển Đông theo cách gọi của Việt Nam không phải của riêng Việt Nam mà nhiều người hay nhầm lẫn. Đây là vùng biển chung của nhân loại, kéo dài từ Singapore cho đến eo biển Đài Loan. Việt Nam và 5 quốc gia đang có tranh chấp ở một số khu vực, đặt biệt là 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Việt Nam chỉ khẳng định chủ quyền trên 2 quần đảo này và những vùng nước theo quy định của Luật biển 1982. Khác với Việt Nam, Trung Quốc đòi chủ quyền phần lớn diện tích biển Đông với lý lẽ mơ hồ về vùng biển lịch sử thông qua đường 9 đoạn. Trong bài viết này tôi không đi sâu về lý lẽ khẳng định chủ quyền của Việt Nam ở 2 quần đảo này, điều đó báo chí đã nói quá nhiều. Tôi chỉ đưa ra những nhận định, phân tích theo góc nhìn cá nhân về những kịch bản thực tế nhất vấn đề Biển Đông trong những năm tới đây.
Liệu có xung đột vũ trang trên Biển Đông giữa Việt Nam và Trung Quốc không? Tình hình Biển Đông sau dịch Cúm Tầu sẽ ra sao ?
Trung Quốc mơ mộng thực hiện đường lưỡi bò vì 3 lý do chính;
1. Biến biển đông thành vùng đệm bảo vệ an ninh cho TQ trước sự đe doạ quân sự của các cường quốc đại dương như Mỹ.
2. Khai thác tài nguyên giầu có ở vùng biển này đặt biệt là dầu mỏ.
3. Khống chế thương mại trên biển, từ đó khống chế Nhật Bản, Hàn Quốc, các nước Asean cũng như các nước khác có hoạt động vận tải, giao thương qua biển Đông. Thực hiện chiến lược “con đường tơ lụa “ trên biển - Một vành đai một con đường.
Nếu không thực hiện được mục tiêu đó, TQ sẽ mất an ninh năng lượng trong những thập kỷ tới vì hơn 90% dầu mỏ TQ nhập khẩu đi qua đây, gần 70% hàng hoá TQ buộc phải chạy qua tuyến hàng hải này.
Vậy TQ sợ nhất ở Biển Đông là gì? Đó chính là quốc tế hoá vùng biển này thành vùng biển tự do không chỉ của riêng các nước Đông Nam Á. Trung Quốc sợ các nước Asean trở thành đồng minh của Mỹ để cô lập TQ trong tương lai. Cho nên để thực hiện chiến lược đó từ nhiều năm nay TQ đã củng cố tiềm lực của mình nhằm hiện thực hoá mục tiêu chiếm hữu biển Đông càng sớm càng tốt.
Tại sao sau đại dịch TQ đẩy mạnh gây hấn, mục tiêu của họ cũng không quá khó để đoán;
- Trung Quốc lo ngại làn sóng phản đối cúm Tầu leo cao dẫn tới các quốc gia sẽ sớm cô lập TQ bằng biện pháp kinh tế. Nhật bản đã chi 2,2 tỷ đô la để rút nhà máy khỏi TQ, hàng loạt công ty lớn nhăm nhe rút khỏi TQ đầu tư sang các quốc gia Asean. Cho nên tăng cường gây hấn là cách TQ cảnh báo nếu rút nhà máy khỏi TQ, các nước Asean cũng không yên để làm ăn với phương Tây, cứ để nguyên công xưởng có khi có lợi hơn là đầu tư sang Asean đang nguy cơ bất ổn tại biển Đông.
- TQ muốn kéo dư luận trong nước và thế giới tập trung vào vấn đề lãnh thổ, bù lấp những khó khăn kinh tế trong nước đang diễn ra.
- Trong khi thế giới đang chống dịch, TQ đẩy mạnh gây hấn nhằm khẳng định quyết tâm chiếm trọn biển đông, thách thức Mỹ lúc khó khăn, gây nản lòng các nước này trong vấn đề tự do hàng hải, buộc các nước lớn nhượng bộ để đổi lại những quyền lợi khác.
Bản chất các nước phương Tây không ủng hộ bên nào trong trang chấp đảo, nhưng họ ủng hộ tự do hàng hải. Điều đó có nghĩa họ chỉ phản đối yêu sách lưỡi bò biến vùng biển quốc tế thành ao nhà mình của TQ. Họ không can thiệp việc tranh chấp đảo giữa các quốc gia Asean với TQ. Cho nên người Việt đừng hy vọng vào ai sẽ giúp đòi lại đảo, điều đó mơ hồ. Phương Tây muốn Biển Đông giữ nguyên trạng như những năm cuối thế kỷ 20 làm mục tiêu chính.
Việc cử Tầu chiến của Mỹ vào vùng biển này cũng chỉ mang tính răn đe, quan sát, nếu TQ tấn công chắc chắn các Quốc gia phương Tây sẽ không đổ quân. Tức là khó có khả năng trực tiếp tham chiến, nhưng đứng sau hỗ trợ các nước Asean về thông tin tình báo, cung cấp vũ khí là có. Các nước Phương Tây sẽ biến biển Đông thành điểm nóng quân sự kéo dài để kìm chân TQ nếu kịch bản xung đột sảy ra.
Chúng ta biết rằng các tiền đồn trên đảo không có nhiều ý nghĩa quân sự. Một hạm đội tầu chiến cơ động và hữu dụng hơn nhiều. Đảo cực dễ chiếm nhưng khó giữ, một loạt đạn tên lửa hay bom có thể đánh chìm hòn đảo, nhưng khó tiêu diệt 1 hạm đội Tàu chiến đang tác chiến.
Chiến tranh trên biển xảy ra, người nổ súng trước chắc chắn là TQ không phải là các nước Asean. Nếu điều đó sảy ra TQ sẽ bị thế giới cô lập về ngoại giao vì là nước gây chiến. Các nước tranh chấp đảo ngoài Philippines không có khả năng đánh trả, các nước khác đều có khả năng trả đũa. Tất nhiên Việt Nam có sức mạnh quân sự trội hơn cả nên TQ chẳng dại gì đánh Việt Nam trước, Philippines hay Malaysia dễ nhằn hơn. Việc chiếm đảo thì dễ, giữ cực khó, cho nên nếu TQ manh động sẽ dẫn tới kịch bản tranh chấp kéo dài và người thiệt thòi là TQ và các nước Asean. Các quốc gia phương Tây sẽ nhanh chóng phong toả từ xa khu vực này, hàng hoá TQ sẽ hết đường lưu thông, chỉ cần 6 tháng đến 1 năm an ninh lương thực và năng lượng của TQ sẽ khủng hoảng buộc các nước phải ngồi với nhau đàm phán lại vấn đề chủ quyền.
Vậy TQ cần gì? Cần các nước Asean mất đoàn kết để từng nước quy hàng bằng những đàm phán song phương. Trung Quốc cũng cần các nước manh động trước sự khiêu khích của các đơn vị dân sự như hải cảnh, tầu thăm dò, tàu cá...nếu các nước Asean sử dụng quân sự để đáp trả sẽ là cái cớ để TQ sử dụng quân sự giải quyết từng đảo nhỏ hay từng khu vực, theo cách gặm nhắm dần mà không bất lợi về ngoại giao, kinh tế.
Giải pháp kiện Trung Quốc cũng không hiệu quả trên thực địa, chỉ mang tính pháp lý, bôi nhọ hình ảnh TQ rõ nét hơn với cộng đồng thế giới, TQ sẽ không bao giờ thực thi luật biển 1982. Hiện Mỹ cũng không tham gia ký luật biển 1982, bởi thò bút vào ký nước Mỹ sẽ mất thế mạnh trên biển.
Biển đông sẽ khó có một giải pháp lâu dài nếu chính quyền TQ vẫn giữ quan điểm hung hăng về đường lưỡi bò, thế giằng co sẽ kéo dài làm tiêu hao nguồn lực các quốc gia tranh chấp. Việc giải quyết vấn đề biển đông đòi lại chủ quyền của Việt Nam cần những yếu tố thay đổi từ chính xã hội và chính quyền TQ.
Người Mỹ đã đúng khi phát động một cuộc chiến thương mại vào TQ, cuộc chiến này sẽ được Châu Âu tiếp sức sau đại dịch cúm Tầu. Nếu gục ngã trong chiến tranh thương mại, một loạt điểm nóng như Hồng Kông- Tây Tạng- Tân Cương- Đài Loan sẽ bùng phát, tới lúc đó mộng bá chủ Biển Đông sẽ tan vỡ.
Chúng ta chống nhà cầm quyền Bắc Kinh nhưng chúng ta không bài Hoa cực đoan, bởi 1,4 tỷ dân TQ và 40 triệu Hoa kiều thuộc 56 sắc tộc không phải ai cũng ủng hộ tư tưởng bá quyền này do bị thiếu thông tin. Chỉ có người Tầu chống lại người Hoa thì mộng bá quyền của nhà cầm quyền mới tan vỡ. Chống TQ bằng cách đe dọa quân sự chỉ khiến tư tưởng dân tộc cực đoan của họ đẩy lên cao. Cái mà thế giới đang làm là buộc TQ phải minh bạch thông tin, ủng hộ những tư tưởng tự do, tiến bộ trong nội địa TQ. Nếu điều đó làm được, 55 dân tộc không phải người Hán ở TQ sẽ đề cao chủ nghĩa dân tộc và độc lập dân tộc. Biển đông sẽ lặng sóng và đó mới là cơ hội cho con cháu chúng ta đòi lại đất hương hỏa của cha ông để lại.

FB Quan Le Doan

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét