Thứ Tư, 15 tháng 4, 2020

CHIẾN TRANH VIỆT- TRUNG, LẦN NỮA, CÓ THỂ XẢY RA TRONG TƯƠNG LAI GẦN?

NẾU XẢY RA, CUỘC CHIẾN ĐÓ SẼ DIỄN BIẾN NHƯ THẾ NÀO?

Trung Quốc lợi dụng dịch bệnh âm mưu độc chiếm biển Đông - Ảnh 1.

I. TRUNG QUỐC LỢI DỤNG DỊCH ĐỂ LẤN TỚI
Ngày 8/4/2020, trong một bài báo đăng trên tờ Người Lao Động (nld.com.vn) [1],
PGS. TS. Vũ Thanh Ca, nguyên Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu biển và hải đảo, Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam, cho biết:
“Với chiến thuật "cây bắp cải", rất có thể trong thời gian tới, Trung Quốc nhân cơ hội các nước tập trung chống dịch Covid-19 sẽ tiến hành các hoạt động xâm phạm chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam
Có thể thấy trong những ngày cuối tháng 3 đầu tháng 4, Trung Quốc liên tục có những hành động xâm phạm chủ quyền, các quyền và lợi ích quốc gia của Việt Nam trên biển.
LỢI DỤNG DỊCH BỆNH
Đầu tiên phải kể đến việc Trung Quốc tuyên bố đưa 2 trạm nghiên cứu khoa học thuộc Trung tâm Nghiên cứu tổng hợp đảo và rạn của Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc hoạt động ở Đá Xu Bi và Đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Tiếp theo đó là việc tàu hải cảnh Trung Quốc đâm chìm 1 tàu cá và bắt giữ 2 tàu cá của Việt Nam đang hoạt động trong vùng biển thuộc quần đảo Hoàng Sa của nước ta vào rạng sáng 2-4. Trong vụ việc mới này, sau khi Việt Nam lên tiếng phản đối, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc lại trắng trợn tuyên bố rằng "tàu cá Việt Nam đâm tàu hải cảnh Trung Quốc".
Cần biết, với phán quyết của Tòa Trọng tài quốc tế năm 2016, bị thất bại nặng nề trong vụ Philippines kiện trên biển Đông, Trung Quốc đã nhận thức được nguy cơ thất bại trong mưu đồ độc chiếm biển Đông nên bằng mọi giá tìm đối sách, kế độc mới mà những vụ việc vừa qua là minh chứng.
Với những nỗ lực của giới nghiên cứu và thực thi pháp luật trên biển, có vẻ như một chiến lược khẳng định chủ quyền mới đã và đang được Trung Quốc triển khai.
Chiến lược này được vận hành thông qua chiến thuật "cây bắp cải" và "vùng xám". Hai vụ việc lập trạm nghiên cứu khoa học trên Đá Chữ Thập, Đá Xu Bi và đâm chìm tàu cá của ngư dân Việt Nam là những hoạt động nằm trong chiến thuật "cây bắp cải" và "vùng xám" này. Với các chiến thuật này, rất có thể trong thời gian tới, Trung Quốc sẽ nhân cơ hội các nước đang tập trung chống dịch Covid-19 để tiếp tục các hoạt động xâm phạm chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia của Việt Nam trong vùng biển Việt Nam.
...
BÓC MẼ “CÂY BẮP CẢI”
Với chiến thuật "cây bắp cải", Trung Quốc huy động sự tham gia của các lực lượng từ bán vũ trang tới vũ trang toàn diện.
"Cây bắp cải" bắt đầu từ lớp ngoài cùng với lực lượng "dân binh", bao gồm các tàu đánh cá có vũ trang, tàu nghiên cứu khoa học biển, thậm chí là tàu chở hàng thông thường. Các tàu này được trang bị đặc biệt, có mang vũ khí với nhiệm vụ là "thực hiện các quyền được pháp luật cho phép trong vùng biển Trung Quốc". Trong số "dân binh", tàu đóng vai trò quan trọng nhất là "ngư binh" hay tàu cá có vũ trang. Các tàu "ngư binh" Trung Quốc là những tàu cá rất lớn, đóng vỏ sắt, có lượng giãn nước tới 500 tấn và được trang bị vũ khí với lực lượng "dân binh" được đào tạo bài bản. Theo đánh giá của một số chuyên gia, tổng số tàu "ngư binh" của Trung Quốc khoảng trên 300 chiếc.
Một đặc điểm quan trọng là rất nhiều tàu trong số các tàu này không thực hiện các quy định của luật pháp quốc tế về bảo đảm an ninh, an toàn trên biển. Theo Tổ chức Sáng kiến minh bạch hàng hải châu Á (AMTI), hầu như rất nhiều tàu "dân binh", "ngư binh" của Trung Quốc không thực hiện các hoạt động đánh bắt cá; thay vào đó, thực hiện nhiệm vụ bao vây tàu chấp pháp nước ngoài tại vùng đặc quyền kinh tế của nước đó khi cần thiết.
Lực lượng thứ hai là tàu hải cảnh của Trung Quốc, được hợp nhất từ các lực lượng: Hải giám (CMS), hải cảnh (cảnh sát biển của Cục Quản lý biên phòng - BCD), ngư chính (Cơ quan Đảm bảo thực thi pháp luật ngư nghiệp - FLEC), Tổng cục Hải quan và Cơ quan Hải dương Trung Quốc (GAC). Lực lượng này chỉ có vài tàu có lượng giãn nước dưới 2.000 tấn, số đông còn lại là tàu có lượng giãn nước nằm trong khoảng 2.000 - 5.000 tấn, được vũ trang hùng hậu. Trong số này, có 2 tàu hải cảnh lớn nhất là tàu 3901 và tàu 2901, với lượng giãn nước 12.000 tấn, trang bị pháo 76 mm cùng 2 pháo 30 mm, có bãi đáp chứa trực thăng. Đây là lực lượng hỗ trợ tàu cá, các tàu nghiên cứu khoa học, thăm dò của Trung Quốc hoạt động trái phép trong vùng biển nước ngoài; đồng thời dồn ép, gây căng thẳng cho tàu cá và tàu thực thi pháp luật của các nước khác. Tàu hải cảnh đâm chìm tàu cá Việt Nam gần đây thuộc nhóm tàu này.
Lực lượng thứ 3, nằm ở lõi "cây bắp cải", là tàu hải quân Trung Quốc, sẵn sàng hỗ trợ nếu tàu "dân binh", hải cảnh bị tấn công.
Chiến thuật "cây bắp cải" Trung Quốc đã hỗ trợ triển khai chiến thuật "vùng xám". Bản chất của chiến thuật "vùng xám" là sử dụng các tàu bán vũ trang hoặc chấp pháp dân sự như tàu "ngư binh", hải cảnh, thậm chí tàu chở hàng để quấy nhiễu, dồn ép, bắt nạt các tàu thuyền các nước hoạt động hợp pháp ngay trong vùng biển của nước đó.
Đáng lo ngại là với chiến thuật "cây bắp cải", lực lượng hải quân sẵn sàng tham gia xung đột nếu các tàu "dân binh", "ngư binh", hải cảnh làm nhiệm vụ quấy nhiễu bị lực lượng thực thi pháp luật của các nước kháng cự.”
II. TRUNG QUỐC NHANH CHÓNG THỰC HIỆN KẾ HOẠCH BÀNH TRƯỚNG?
Trong bối cảnh nhiều nước trên thế giới (trong đó có Mỹ, Đức, Anh,...) đã phát đi tín hiệu: khi các nước này phần nào kiểm soát được dịch bệnh Covid-19, họ sẽ “kiện Trung Quốc và đòi TQ bồi thường và trừng phạt TQ vì đã gian lận về số ca nhiễm bệnh và tử vong liên quan đến cúm Vũ Hán khiến các nước bị thiệt hại nặng nề( về con người và kinh tế) ”, thì, rất có thể, TQ sẽ phải nhanh chóng thực hiện kế hoạch bành trướng của họ. Vì, đây là thời gian mà nhiều nước( Mỹ, Anh, Đức,...) vẫn đang phải ngụp lặn để chống đỡ với dịch bệnh, nên khó có thể lo lắng tới an ninh ở các khu vực quá xa họ như vùng Biển Đông.
Thực tế, một loạt sự việc trong thời gian gần đây như:
1. Ngày 23/3/2020, Trung Quốc ngang nhiên khánh thành 2 trạm nghiên cứu mới ở Trường Sa [2] (mà thực chất là các cơ sở quân sự)
2. Ngày 30/3/2020, Trung Quốc ngang nhiên đưa máy bay quân sự ra quần đảo Trường Sa [3]
3. Ngày 31/3/2020, TQ cáo buộc tàu cá Việt Nam 'bao vây' Hải Nam: Vô lý và vô căn cứ [4]
4. Ngày 2/4/2020, Trung Quốc đâm chìm tàu cá Việt Nam ở Hoàng Sa [5]
5. Ngày 4/4/2020, Người phát ngôn BNG Trung Quốc trắng trợn bịa đặt: Tàu cá VN đâm tàu hải cảnh TQ [6]
6. Ngày 9-10/4/2020, báo Thanh Niên đưa tin: Phục hồi sau dịch, tỉnh Hồ Bắc đẩy nhanh sản xuất vũ khí kiểm soát Biển Đông & Bắc Kinh đẩy nhanh năng lực điều binh khẩn cấp khắp Biển Đông [7]
đã phần nào cho thấy, Bắc Kinh đang khẩn trương, gấp rút chạy đua vũ trang và rất có thể sẽ không ngần ngại động binh ở những vùng lân cận họ trong tương lai gần để tìm kiếm thực lợi.
III. CHIẾN TRANH VIỆT- TRUNG, LẦN NỮA, CÓ THỂ XẢY RA TRONG TƯƠNG LAI GẦN?
NẾU XẢY RA, CUỘC CHIẾN ĐÓ SẼ DIỄN BIẾN NHƯ THẾ NÀO?
Như những gì nêu trên, theo tôi, thời gian tới, TQ sẽ đẩy mạnh xâm chiếm biển đảo của Việt Nam.
Còn ở trên đất liền?
Không loại trừ khả năng Trung Quốc có thể động binh ở đất liền, theo tôi là vậy. Bởi vì, một khi đã bất chấp luật pháp Quốc tế gây hấn ở Biển Đông; thì, TQ sẽ bị nhiều nước phản đối gay gắt và không sớm thì muộn các nước sẽ có kế hoạch trừng phạt TQ (về kinh tế, quân sự,...). Vì thế, đâm lao phải theo lao, trước khi phải hứng những đòn trừng phạt của các nước( Mỹ, Anh, Đức,...), TQ sẽ cố gắng “ăn thật nhiều” để lớn hơn, mạnh hơn và có thể sẵn sàng đương đầu với “kẻ thù đã định” của họ. Do đó, có thể sẽ có đụng độ trên đất liền giữa TQ và Việt Nam.
Và, theo tôi,
+ với việc ngày 19/3/2019, cầu dạng vòm lớn nhất VN, nối Quảng Ninh với Trung Quốc đã được thông quan [8]
+ cùng với việc TQ đã xây nhiều căn cứ quân sự ở một số đảo,bãi đá( mà TQ đã chiếm của nước ta) thuộc hai Quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa
thì, việc “TQ phối hợp những mũi nhọn Hải- Lục- Không Quân cùng với sự yểm trợ, hỗ trợ của tên lửa, Tàu sân bay (với ưu thế vượt trội về hỏa lực ) để đánh chiếm miền Bắc và Bắc Trung Bộ “ rất thuận lợi.
Nếu lãnh đạo của người Việt hiện tại chủ quan, khinh địch, không có sự chuẩn bị mà vẫn coi TQ là đồng chí, thì rất có thể ta sẽ mất những vùng đất trên nhanh chóng.
Và, nếu chẳng may giai đoạn đầu cuộc chiến, ta có bị thua trên đất liền ở những vùng tiếp giáp với TQ, thì người Việt sẽ khó có thể nào đồng lòng, đoàn kết dưới sự dẫn dắt của những lãnh đạo không phân biệt được địch- ta.
Khi đó, tất yếu sẽ phải có một cuộc “thay máu lãnh đạo”, chỉ những người biết lo nghĩ tới vận mệnh Đất Nước mới có thể tồn tại, khiến người Việt đoàn kết một lòng chống giặc.
Vấn đề là, đến khi đó, liệu nguồn lực còn lại của Dân Tộc( Kinh tế, chủ lực quân sự,...) có còn đủ để chúng ta gượng dậy và sớm giành lại những vùng đất vừa bị mất hay là không?
* Chú thích:
Trung Quốc lợi dụng dịch để lấn tới
[1]: https://nld.com.vn/…/muu-doc-cua-trung-quoc-tren-bien-dong-…
Thông quan cầu dạng vòm lớn nhất VN, nối Quảng Ninh với Trung Quốc
[8]: https://m.vietnamnet.vn/…/thong-quan-cau-dang-vom-lon-nhat-…
Xem thêm:
CHIẾN LƯỢC “TẰM ĂN DÂU” CỦA TRUNG QUỐC
https://www.facebook.com/100009800924280/posts/1110503069286380/?d=n
Bổ sung và giải thích rõ hơn mục [2]: Thêm 1 bài viết cảnh báo về mối nguy TQ của Thành viên Ban Nghiên cứu Luật Biển, Liên đoàn Luật sư Việt Nam
Trung Quốc lợi dụng dịch để lấn tới: Tham vọng bành trướng, đơn phương leo thang
P/s (11/4/2020): TRUNG QUỐC LẠI NGẦM VU KHỐNG VIỆT NAM LÀ “KẺ TRỘM CÁ” (ĐÁNH BẮT CÁ TRÁI PHÉP) LỚN NHẤT BIỂN ĐÔNG

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét