Câu hỏi quan trọng nhất cần giải đáp khi phân tích những tiến bộ đầy ấn tượng trong việc phát triển các tàu, máy bay và nhân sự có kỹ năng cần thiết để vận hành một lực lượng tàu sân bay mạnh của hải quân Trung Quốc là họ định làm gì với các tàu sân bay này. Lực lượng này sẽ đóng vai trò gì trong chiến lược hàng hải và các mục tiêu địa-chính trị tổng thể và các ý đồ của Trung Quốc?
Giới thiệu
Thế giới đã chứng kiến tiến triển nhanh chóng của chương trình tàu sân bay nhỏ, nhưng tiềm lực ngày càng tăng của hải quân Trung Quốc (PLAN). Chính phủ Trung Quốc đã mua một tàu sân bay đóng dở Varyag lớp Kiev từ Ukraine vào năm 1998, và đóng hoàn thiện thành tàu sân bay đầu tiên của họ vào năm 2012. Được đặt tên là Liêu Ninh CV-16, tàu đã đóng thành tàu sân bay huấn luyện đầu tiên của Trung Quốc đến kiểm tra khả năng của thế hệ phi công tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc. Chưa từng có kinh nghiệm trong loại hoạt động này, không giống như hải quân Mỹ, Anh hay Nhật Bản, nhiều nhà phân tích cho rằng, kế hoạch của Trung Quốc là cực kỳ tham vọng. Nhiều nhà phê bình phương Tây chỉ trích tham vọng của hải quân Trung Quốc là bất khả thi hoặc là dấu hiệu của chủ nghĩa bành trướng gia tăng.
Nhiều nhà phân tích và chiến lược gia hải quân nêu ra sự lỗi thời hiện nay của tàu sân bay như một phương tiện quyết định trong chiến tranh hải quân hiện đại, thì câu hỏi đặt ra là tại sao Trung Quốc đầu tư nhiều nỗ lực và tiền bạc như thế vào việc xây dựng một lực lượng tàu sân bay đủ mạnh? Hơn nữa, họ có kế hoạch sử dụng lực lượng đó như thế nào? Trung Quốc đã bỏ 25 năm qua để phát triển một lực lượng tàu sân bay non trẻ, cùng với các thủy thủ đoàn, chuyên gia boong bay và đội ngũ phi công hải quân trong một động thái rất giống với đường lối của Hải quân Nhật Bản trong những năm 1920 và 1930. Trong khi phát triển một lực lượng tên lửa đạn đạo ấn tượng, bao gồm hàng trăm tên lửa đường đạn chống hạm tầm xa, chủ yếu nhằm đánh bại các cụm tàu sân bay chiến đấu Mỹ, Trung Quốc cũng đã quyết định phát triển một lực lượng tàu sân bay riêng của mình. Tại sao?
Để trả lời câu hỏi này, ta phải nhìn sâu hơn về chiến lược quốc phòng tổng thể của Trung Quốc, đặc biệt là về các thuật ngữ hàng hải. Như đã mô tả chi tiết trong một phân tích trước đây có tiêu đề “Cải cách Chiến lược hàng hải của Trung Quốc” (China’s Maritime Strategic Realignment), Trung Quốc đang ngày càng tập trung vào việc bảo vệ an toàn cho các tuyến giao thông và tiếp vận đường biển của mình. Sự phát triển của sáng kiến “Một vành đai, một con đường” đòi hỏi Trung Quốc phải bảo vệ các tuyến thương mại đường biển ngày càng có tầm quan trọng sống còn để đảm bảo sự thịnh vượng và sức mạnh trong tương lai không chỉ cho Trung Quốc, mà cả cho vô số các đối tác thương mại và đồng minh của Trung Quốc. Làm thế nào Trung Quốc có thể bảo vệ tốt nhất những tuyến đường biển và nhiều cơ sở cảng biển và các đầu mối giao thông vận tải tại nhiều điểm dọc theo Con đường Tơ lụa mới này?
Bản đồ này minh họa việc thiết lập các căn cứ hải quân ở hai đầu của của Con đường Tơ lụa trên biển. Các căn cứ đảo ở Biển Đông và một căn cứ tương lai có thể ở Sri Lanka cần được xem xét để đưa ra một bức tranh chính xác hơn về nỗ lực của Trung Quốc trong việc bảo vệ an ninh các tuyến thương mại đường biển |
Trung Quốc đã lựa chọn một chiến lược quốc phòng đa diện, nhiều tầng dựa vào nhiều thành phần khác nhau. Các phương tiện này này có thể hoạt động độc lập hoặc kết hợp và có thể có hình thức các lực lượng tung nhanh sức mạnh trên toàn bộ không gian biển đang gia tăng của Trung Quốc, hoặc một thê đội nhiều tầng và linh hoạt của các vũ khí và pháo đài phòng thủ hoạt động phối hợp với nhau. Ban lãnh đạo Trung Quốc đã đầu tư một cách khôn ngoan thành tựu kinh tế trong nhiều thập kỷ vào việc hiện đại hoá và cải cách một quân đội cổ lỗ thành một lực lượng chiến đấu hùng mạnh, kỹ thuật cao, ngày càng có khả năng tung sức mạnh nhanh, với độ linh hoạt ngày càng tăng ở cự ly ngày càng xa.
Nhiều nhà phân tích và chuyên gia phương Tây đã chỉ ra những điểm yếu của các tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc so với các tàu sân bay Mỹ; tuy nhiên, Trung Quốc không định sử dụng các tàu sân bay của mình theo cách của Hải quân Mỹ. Trong khi Hải quân Mỹ sử dụng các cụm tàu sân bay chiến đấu (CSG) để thực thi quyền thống trị toàn cầu của mình và như một công cụ để trừng phạt bất kỳ quốc gia quá yếu về quân sự yếu để đối phó với những con tàu lớn này và các máy bay tấn công có tầm hoạt động tương đối gần mà chúng đưa vào tham gia cuộc chiến, hải quân Trung Quốc sẽ sử dụng các tàu sân bay tương lai của họ như một số phương tiện nhân bội sức mạnh hải quân, một công cụ tung sức mạnh phản ứng nhanh trong khu vực và như một thành phần trong một hệ thống phòng thủ chồng chéo, nhiều tầng, nhiều thê đội gồm các tên lửa đường đạn và hành trình chống hạm triển khai trên mặt đất, máy bay, các cứ điểm trên các đảo nhân tạo và các hạm đội mạnh, cơ động nhanh. Chiến lược hải quân của Trung Quốc sẽ không lấy tàu sân bay làm trung tâm, mà sử dụng các tàu sân bay như một thành phần hữu ích trong thế trận hải quân chủ yếu mang tính phòng thủ.
Máy bay tiêm kích J-15 Flying Shark trên tàu sân bay Liêu Ninh CV-16. Hải quân Trung Quốc đã thực hiện một chương trình tàu sân bay ấn tượng trong 25 năm qua |
Trung Quốc bắt đầu phát triển một máy bay tiến công trên hạm ngay khi quyết định đầu tư vào việc hoàn thiện tàu sân bay Varya thành tàu sân bay hoạt động. J-15 Flying Shark là sản phẩm của nỗ lực này. Mặc dù bị hạn chế bởi hệ thống cất cánh đường băng ngắn, hạ cánh bằng cáp hãm đà (STOBAR) sử dụng trên hai tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc, J-15 có tiềm năng lớn trong hoạt động tương lai có sử dụng hệ thống cất cánh bằng máy phóng, hạ cánh bằng cáp hãm đà (CATOBAR) mà Trung Quốc đang hướng tới.
Hệ thống CATOBAR sẽ không chỉ giúp hải quân Trung Quốc hiện thực hóa đầy đủ tiềm năng của máy bay tiến công trên hạm đầu tiên của mình mà còn cho phép phát triển và sử dụng nhiều loại máy bay hải quân tiến công và phóng thủ cánh cố định khác.
Để phát huy tiềm năng của lực lượng tàu sân bay non trẻ và đang trong quá trình phát triển của hải quân Trung Quốc, cần một nghiên cứu về binh chủng không quân hải quân hiện đại của hải quân Trung Quốc là rất cần thiết để hiểu được lực lượng còn non trẻ này đang hướng tới đâu.
Sự phát triển ban đầu
Sự khởi đầu khá khiêm tốn của chương trình tàu sân bay của Trung Quốc có thể thấy được từ đầu thập niên 1990 và sự tan rã của Liên Xô. Trong thời kỳ này, sức mạnh kinh tế của Trung Quốc tăng trưởng theo cấp số nhân và ban lãnh đạo Trung Quốc đã trù tính lộ trình cho mấy chục năm tới nhằm xác định cách thức tốt nhất để bảo vệ hoạt động thương mại trên biển ngày càng gia tăng tập trung xung quanh các thành phố cảng miền đông và đông nam Trung Quốc như Thượng Hải, Thâm Quyến, Ninh Ba, Quảng Châu, Thiên Tân và Đại Liên. Sự lãnh đạo của Đặng Tiểu Bình ảnh hưởng đến chương trình “Bốn hiện đại hóa” và sự ủng hộ của Đặng đối với “chủ nghĩa xã hội thị trường” chính là quay ngoắt khỏi chính sách kinh tế tự lực cánh sinh của Mao và đưa Trung Quốc trên đường trở thành một cường quốc kinh tế. Sự phát triển thịnh vượng mới này đã mang lại sức mạnh chính trị và ngoại giao lớn hơn cho một đất nước đã ẩn dật và bị bao vây bởi các cường quốc bên ngoài trong nhiều thế kỷ. Trung Quốc tự thấy mình đang trên con đường trỗi dẫy thành một thế lực khu vực và toàn cầu.
Trong khi Trung Quốc áp dụng những khía cạnh hữu ích và có lợi của nền kinh tế TBCN, họ cũng khá quyết tâm để có được các khả năng quân sự hiện đại của các nước phương Tây, đứng đầu trong số đó là Mỹ. Một nỗ lực gián điệp phối hợp nhằm tìm kiếm công nghệ quân sự của Mỹ và sự sẵn sàng của chính quyền Clinton tham nhũng và thiếu năng lực trong việc cho phép Trung Quốc tiếp cận các công nghệ tiên tiến có thể ứng dụng trong quân sự, cả hai yếu tố này đã góp phần tạo ra nền tảng cho việc hiện đại hóa nhanh chóng lực lượng vũ trang Trung Quốc. mà chúng ta chứng kiến trong 25 năm qua. Thời điểm Trung Quốc đã đưa ra quyết định đầu tư lớn về mặt tiền bạc, năng lượng và công sức để theo đuổi việc phát triển các tàu sân bay cho hải quân Trung Quốc vẫn nằm trong vòng bí mật, nhưng một quyết định như vậy đã được đưa ra ở cấp chính phủ cao nhất.
Nguồn gốc của tàu sân bay hoạt động đầu tiên của Trung Quốc vẫn bị che giấu trong màn bí ẩn, và theo nhiều cách khác nhau có vẻ giống một cuốn tiểu thuyết gián điệp của Ian Fleming. Chiếc tàu sân bay mà một ngày nào đó đã trở thành tàu sân bay Liêu Ninh đã được khởi đóng tại một xưởng đóng tàu ở Ukraine. Đó là một tàu lớp Đô đốc Kuznetsov có tên là Riga, nhưng đến khi nó được hạ thủy vào năm 1988, nó đã được đổi tên thành Varyag. Do tình trạng kinh tế thê thảm của nước Ukraine hậu Xô-viết, nước nắm quyền sở hữu còn tàu vào năm 1991, Varyag chỉ hoàn thành 65% trước khi chính phủ Ukraine khát tiền mặt đưa ra quyết định rao bán con tàu vào năm 1992. Họ đã không tìm được người mua cho đến năm 1998, khi một cuộc đấu thầu thành công đã được công bố thay mặt cho chủ hãng du lịch Chong Lot Travel Agency, một công ty tư nhân ở Hongkong do một người Trung Quốc tên là Xu Zengping sở hữu và điều hành. Xu đã công bố ý định của mình biến Varyag thành một khách sạn và sòng bạc nổi neo đậu tại Macao, vùng lãnh thổ bán tự trị của Trung Quốc và cựu thuộc địa của Bồ Đào Nha. Mặc dù các cơ quan tình báo phương Tây phải biết rằng, thương vụ này thực ra là được thực hiện cho hải quân Trung Quốc vì Xu đã có nhiều cuộc gặp với phó đô đốc Hạ Bằng Phi (He Pengfei) trước khi Xu đưa ra các thông báo công khai của mình. Chính phủ Trung Quốc đã không có hành động nào hỗ trợ Xu trong việc mua và vận chuyển tàu vốn đã gặp những sự chậm trễ tốn kém và nhiều trở ngại để không bộc lộ sự dính líu đến thương vụ này. Hiện nay, người ta đã biết rằng phó đô đốc Hạ Bằng Phi đã chỉ đạo Xu mua Varyag để hải quân Trung Quốc có thể hiện thực hóa tham vọng xây dựng chương trình tàu sân bay.
Tàu Varyag đang di chuyển dưới cầu Bosphorus, Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ trên đường tới Macao vào năm 2001 |
Có lẽ do cả sự kiêu ngạo lẫn sự đánh giá thấp ý chí quốc gia và khả năng kỹ thuật của Trung Quốc, Mỹ đã không tìm cách ngăn chặn việc bán hoặc gây áp lực ngoại giao buộc Trung Quốc từ bỏ nỗ lực mua tàu Varyag.
Xu nói: “Tôi đã hứa với ông Hạ rằng, tôi sẽ đưa tàu sân bay về Trung Quốc bằng mọi giá vì tôi thực sự đánh giá cao lòng yêu nước của ông ta. Ông ấy là một nhà lãnh đạo có trách nhiệm, cống hiến bản thân cho các chiến lược quốc phòng và hải quân dài hạn của Trung Quốc, dám chấp nhận những rủi ro chính trị để có quyết định đúng đắn”.
Xu đã hoàn tất thương vụ vào tháng 3/1998 và con tàu đã được kéo rời khỏi xưởng đóng tàu Ukraine vào tháng 7/1999. Tàu Varyag đã không rời khỏi Biển Đen cho đến khi Thổ Nhĩ Kỳ chấp thuận cho tàu đi qua eo biển Dardanelles vào cuối tháng 11/2001 mà trước đó họ không chịu với lý do lo ngại sự an toàn.Tàu đã đến Đại Liên để chuyên gia kỹ thuật Trung Quốc nghiên cứu, nâng cấp và tân trang vào tháng 3/2002, bốn năm sau khi Xu mua Varyag với giá 20 triệu USD. Xu ước tính tổng chi phí để chuyển giao tàu cho hải quân Trung Quốc là 120 triệu USD. Xu cũng khẳng định rằng, ông ta không được bồi hoàn chi phí này. Với cái chết của phó đô đốc Hạ Bằng Phi vào năm 2001 và cựu cục trưởng tình báo quân đội Trung Quốc Cơ Thắng Đức (Ji Shengde), người mà Xu cho là đã lên kế hoạch chiến dịch mua tàu Varyag, Xu không bao giờ nhận được bất kỳ sự công nhận chính thức nào cho những nỗ lực của mình, lẫn tiền bồi thường. Đây tất nhiên chỉ là thông tin tuyên bố công khai. Xu hiện được giới lãnh đạo hải quân Trung Quốc hiện nay coi trọng và chắc chắn là đã được bí mật tưởng thưởng công lao.
Tàu sân bay mới Liêu Ninh CV-16 (Type 001) đã hoàn thành thử nghiệm trên biển và được đưa vào sử dụng vào năm 2012, và sau các cuộc diễn tập huấn luyện mở rộng tập trung vào mọi khía cạnh hoạt động tàu sân bay, trong đó có hoạt động bay, quản lý boong bay, và phối hợp và cơ động với lực lượng tàu chiến đặc nhiệm phối thuộc, tàu được tuyên bố có khả năng chiến đấu vào ngày 14/11/2016. Mặc dù người ta đã viết nhiều về sự tiến bộ của Liêu Ninh với tư cách một tàu sân bay hoạt động trong những năm gần đây, báo chí phương Tây chủ yếu đánh giá tàu sân bay này không sánh được với các tàu sân bay hạt nhân của Mỹ và các phi đoàn máy bay tiến công lớn của chúng, nhưng Liêu Ninh đã cực kỳ thành công với tư cách một bước đầu tiên trong việc làm chủ nghệ thuật hoạt động bay hải quân trên tàu sân bay. Với giả định hải quân Trung Quốc bắt đầu tích cực lên kế hoạch cho một chương trình như vậy tận từ năm 1992, khi Varyag được rao bán, phần lớn công việc đã được thực hiện trong 24 năm để hiện thực hóa tàu sân bay hoạt động đầu tiên của hải quân Trung Quốc. Sử dụng tàu Liêu Ninh như là điểm khởi đầu, các công ty đóng tàu Trung Quốc đã có khả năng thiết kế, đóng và hạ thủy tàu sân bay tiếp theo là tàu Sơn Đông CV-17 (Type 001A) chỉ trong vòng bốn năm. Việc lắp đặt trang thiết bị và thử nghiệm trên biển sẽ hoàn thành vào cuối năm 2019.
Các kỹ sư của Công ty chế tạo máy bay Thẩm Dương đứng trước của mẫu chế thử T-10K (Su-33) mua từ Ukraina vào năm 2001 trong một nhà chứa máy bay |
Trong tàu Varyag được mua từ Ukraine vào năm 1998, những nỗ lực của Trung Quốc đã được tiến hành nhanh chóng để tìm kiếm một máy bay chiến đấu tấn công hải quân cũng từ Ukraine. Công ty chế tạo máy bay Thẩm Dương đã mua một mẫu chế thử Su-33 là T-10K từ Ukraine vào năm 2001, và đã tiến hành sản xuất Su-27 với tên gọi J-11 ở Trung Quốc theo giấy phép của Nga. Việc nghiên cứu cặn kẽ cả hai loại máy bay đã giúp công ty Thẩm Dương sản xuất được máy bay tấn công hải quân đầu tiên của Trung Quốc là J-15 Flying Shark.
J-15 Flying Shark
Công nghiệp quốc phòng Trung Quốc có lịch sử lâu dài về thiết kế ngược (reverse engineering) và làm nhái hay sao chép các hệ thống vũ khí của cả Nga và Mỹ. Trong khi các máy bay trước đó như J-7 là bản sao của MiG-21 thời Liên Xô, các tiêm kích thế hệ mới hơn của không quân và không quân hải quân Trung Quốc dựa trên dòng tiêm kích giành ưu thế trên không Su-27 Flanker do Nga sản xuất. Trung Quốc chủ yếu dựa nhiều vào các hợp đồng giấy phép với Nga để có được khả năng sản xuất hợp pháp Su-27 ở Trung Quốc. Công nghiệp hàng không Trung Quốc đã trưởng thành rất nhiều trong 25 năm qua và đã mang đến sự ra đời của một họ tiêm kích giành ưu thế trên không tiên tiến dựa trên khung thân máy bay Flanker được sản xuất tại Trung Quốc.
J-15 là biến thể Trung Quốc làm nhái Su-33 bởi vì nó sao chép công nghệ của cả Su-27 và mẫu chế thử T-10K của Su-33. Về cơ bản là biến thể dành cho hải quân của Su-27 Flanker, Su-33 được phát triển để hoạt động từ tàu sân bay cho Hải quân Nga. J-15 có khung thân hầu như giống hệt như Su-33 (mặc dù có sử dụng vật liệu composite nhẹ và vật liệu hấp thụ radar), nhưng nó có một số khác biệt do Trung Quốc thực hiện như vòm kính buồng lái, thiết bị cấp oxy buồng lái, radar mạng pha chủ động nội địa và các vũ khí trên khoang gồm các tên lửa không đối không, chống hạm và bom đạn chính xác cao có tính năng ngày càng cao do Trung Quốc sản xuất.
Máy bay tiến công trên hạm J-15 Flying Shark cất cánh từ tàu sân bay Liêu Ninh CV-16 |
Điểm yếu dễ thấy duy nhất nhận của công nghiệp hàng không Trung Quốc là không có khả năng sản xuất động cơ phản lực tương đương với động cơ của Nga. Trung Quốc vẫn phụ thuộc nặng nề vào động cơ do Nga sản xuất để sản xuất máy bay nội địa. Động cơ Nga AL-31F vượt trội về mọi khía cạnh so với động cơ Trung Quốc WS-10A lắp cho J-11, nhất là về lực đẩy tối đa và độ tin cậy tổng thể. Trung Quốc đã có ý định để trang bị cho tất cả các máy bay J-15 động cơ sản xuất nội địa trong nỗ lực chung nhằm đạt mức độ tự lực 100% trong mua sắm quốc phòng; tuy nhiên, họ đã sớm quyết định rằng, trong trường hợp máy bay tiến công trên hạm, để bảo đảm độ tin cậy và lực đẩy cần thiết để cất cánh thì lô J-15 đầu tiên chuyển giao cho hải quân Trung Quốc vẫn phải lắp động cơ AL-31F của Nga. Hải quân Trung Quốc hiện chỉ có một trung đoàn J-15 hoạt động đóng ở căn cứ không quân Huangdicun trên đảo Hải Nam.
Lô J-15 mới nhất đang tham gia thử nghiệm cất cánh bằng máy phóng tại căn cứ Huangdicun dường như được trang bị động cơ nội địa WS-10A, điều đó cho thấy các động cơ nội địa đã có sự cải thiện và quyết tâm của Trung Quốc hướng tới sự độc lập hoàn toàn trong mua sắm quốc phòng.
Chiếc J-15 số hiệu 554 được đưa lên thang máy ở đuôi tàu Liêu Ninh với các cánh chính và cánh đuôi ngang được gập lại |
Do những hạn chế cố hữu của máy bay trên hạm hoạt động kiểu STOBAR, J-15 bị hạn chế về trọng lượng cất cánh tối đa. J-15 cất cánh từ tàu Liêu Ninh phải hoặc hy sinh hoặc là lượng nhiên liệu mang theo khiến tầm hoạt động bị hạn chế, hoặc lượng vũ khí trên máy bay khiến hiệu quả chiến đấu và tính linh hoạt chiến đấu bị hạn chế. Hiện tại, J-15 được cấu hình chủ yếu để làm nhiệm vụ phòng thủ hạm đội, nhưng cũng có thể thực hiện nhiệm vụ tiến công tầm ngắn. Vũ khí cho nhiệm vụ phòng thủ hạm đội và giành ưu thế trên không sẽ bao gồm các tên lửa không-đối-không tầm ngắn PL-8 và tầm xa PL-12 hoặc tên lửa hành trình chống hạm YJ-83K.
Đáng lưu ý là trong khi Trung Quốc phát triển hệ thống phóng máy bay kiểu hơi nước hoặc điện từ, trọng lượng cất cánh tối đa theo thiết kế của J-15 sẽ có thể đạt được khi cất cánh từ tàu sân bay thế hệ kế tiếp của Trung Quốc, nhiều khả năng là tàu CV-18 dự kiến. Thế hệ máy bay tiến công tiếp theo của J-15 tương tự như tiêm kích đa nhiệm J-16 hoặc Su-34 có nhiều khả năng đang trong giai đoạn lên kế hoạch phát triển để tăng cường cho phi đoàn máy bay chiến đấu trên hạm hoạt động trên cơ sở hệ thống cất cánh bằng máy phóng, hạ cánh bằng cáp hãm đà (CATOBAR).
Tính năng kỹ-chiến thuật của J-15:
Tổ lái: 1 người. Trọng lượng có tải: 27.000 kg. Trọng lượng cất cánh tối đa: 33.000 kg.
Tầm bay: 1.500 km (932 hải lý). Tầm bay chuyển sân: 3.500 km (2.174,8 hải lý)
Tốc độ tối đa: 1,98M (2.100 km/h).
Radar: mạng pha chủ động.
Vũ khí trang bị: 1 pháo 30mm GSh-30-1, 12 giá treo bên ngoài để lắp tên lửa, bom đạn gồm: các tên lửa không-đối-không tầm ngắn PL-8, tầm xa PL-12 (tầm bắn 200 km), tên lửa hành trình chống hạm YJ-83K, bom có điều khiển chính xác cao, các thùng treo tác chiến điện tử.
Động cơ: 2 động cơ turbine quạt phản lực AL-31F của Nga hoặc WS-10A/H của Trung Quốc.
Từ STOBAR đến CATOBAR
Như tác giả đã trình bày chi tiết trong một bài phân tích trước đó là “Chinese Aircraft Development Update: PLAN Naval Aviation Matures and Practices Catapult Launches”, hải quân Trung Quốc đã ráo riết phát triển các phương tiện và kỹ năng để tiến hành hoạt động bay kiểu CATOBAR. Trong khi tàu sân bay Sơn Đông CV-17 được thiết kế và đóng như một tàu sân bay STOBAR mặc dù với các trang thiết bị thông tin liên lạc và cảm biến có nhiều cải tiến, với radar mạng pha chủ động Type 346A và không gian nhà chứa máy bay và không gian bảo trì tăng lên, tàu sân bay thứ ba hiện đang trong giai đoạn lập kế hoạch sẽ là thiết kế hoàn toàn mới. Thiết kế mới này sẽ là một tàu sân bay CATOBAR được trang bị máy phóng hơi nước hoặc điện từ. Do công nghệ máy phóng máy bay bằng hơi nước đã được kiểm nghiệm và hiệu quả, người ta cho rằng, tàu sân bay CATOBAR đầu tiên của Trung Quốc rất có thể sẽ sử dụng hệ thống phóng hơi nước. Tuy nhiên, vì cả hai hệ thống này dường như đều đang được thử nghiệm tại căn cứ Huangdicun, Trung Quốc có thể quyết định sử dụng hệ thống phóng điện từ (EMALS) tại một số thời điểm nào đó trong tương lai. EMALS một khi được hoàn thiện về lý thuyết sẽ gây ra ít hao mòn hơn đối với khung thân máy bay và cho phép đạt nhịp phóng máy bay nhanh hơn.
Hình ảnh vệ tinh cho thấy có 2 máy phóng được lắp đặt tại căn cứ Huangdicun để thử nghiệm bay kiểu CATOBAR |
Hải quân Mỹ đã gặp những khó khoăn khi triển khai hệ thống EMALS hoạt động như thiết kế trên tàu sân bay hạt nhân mới lớp Gerald R. Ford. Việc thử nghiệm bay ban đầu cho thấy, hệ thống không thể phóng máy bay F/A-18 ở trọng lượng cất cánh tối đa. Nếu Trung Quốc có thể hoàn thiện một hệ thống EMALS đáng tin cậy hơn, nó có thể tạo điều kiện cho việc áp dụng công nghệ này ở tàu sân bay tương lai hoạt động theo cơ chế CATOBAR. Tháng 11/2017, tờ South China Morning Post đưa tin, Trung Quốc đã có bước đột phá trong phát triển một hệ thống động lực tích hợp có thể đáp ứng nhu cầu điện năng lớn của hệ thống EMALS mà không sử dụng nguồn năng lượng hạt nhân. Nếu tiết lộ này chính xác, thì các tàu sân bay thông thường tương lai của hải quân Trung Quốc thực sự có thể triển khai một hệ thống EMALS tiên tiến.
Hệ thống EMALS triển khai trên mặt đất tại cơ sở thử nghiệm của Hải quân Mỹ ở Lakehurst, New Jersey |
Xu hướng logic tiến tới sử dụng các tàu sân bay kiểu CATOBAR sẽ đem lại nhiều lợi thế thiết yếu cho lực lượng tàu sân bay trưởng thành của hải quân Trung Quốc. Hải quân Trung Quốc hiện đang đào tạo thế hệ phi công hải quân đầu tiên có khả năng làm chủ cả hai kỹ thuật cất cánh bằng cầu bật và bằng máy phóng, hạ cành bằng cáp hãm đà trên boong bay có chiều dài khoảng 315 m. Những phi công này sẽ hình thành nòng cốt của lực lượng phi công hải quân ngày càng tăng và họ sẽ cung cấp các kỹ năng và kinh nghiệm cần thiết để huấn luyện số phi công cần có nếu hải quân Trung Quốc quyết tâm triển khai một số cụm tàu sân bay tiến công (CSG) trong tương lai gần.
Như tờ South China Morning Post đưa tin trong năm nay, hải quân Trung Quốc đã thông báo việc đóng tàu sân bay CV-18 đã được Trung Quốc phê duyệt vào tháng 3/2016. Tàu này sẽ được đóng tại nhà máy đóng tàu Giang Nam ở Thượng Hải và sẽ lớn hơn đáng kể so với hai tàu sân bay trước đó với lượng giãn nước dự kiến là hơn 80.000 tấn, boong bay lớn hơn nhiều, “đảo chỉ huy” (tháp tàu) nhỏ hơn và một hệ thống phóng máy bay. Thiết kế tàu sân bay này sẽ giúp hải quân Trung Quốc trở thành lực lượng hải quân thứ ba trên thế giới triển khai sử dụng các tàu sân bay CATOBAR cùng với Pháp và Mỹ.
Sự tiến hóa từ STOBAR tới CATOBAR sẽ mang lại nhiều lợi thế. Máy phóng sẽ cho phép phóng các máy bay có trọng lượng lớn hơn nhiều từ boong bay của tàu sân bay cùng với tải trọng mang theo lớn hơn (đạn dược, hàng hóa, hoặc nhiên liệu nếu là máy bay tiếp dầu trên hạm) và nhiên liệu nhiều hơn. Các máy bay cánh cố định lớn hơn bao gồm máy bay vận tải, máy bay tiếp dầu, máy bay chỉ huy và báo động sớm (AEW&C) và máy bay chống ngầm tất cả đều có thể được sử dụng từ tàu sân bay có trang bị máy phóng. Khi tàu sân bay có thể triển khai các máy bay này, và có thể phóng máy bay tiến công với trọng lượng cất cánh tối đa, tầm hoạt động hiệu quả của một cụm tàu sân bay tiến công, cũng như tính linh hoạt tổng thể của cụm tàu sân bay trong thực hiện nhiều nhiệm vụ khác nhau sẽ tăng mạnh.
Hiện nay, hải quân Trung Quốc phải dựa vào máy bay cánh quay (trực thăng) để thực hiện nhiệm vụ chống ngầm và để vận chuyển hàng hóa và người đi và đến 2 tàu sân bay đầu tiên của họ. Không quân và hải quân Trung Quốc đang sử dụng một số loại máy bay AEW&C tầm xa triển khai trên mặt đất. Các cụm tàu sân bay tiến công tương lai sẽ có tính linh hoạt tổng thể và tính độc lập cao hơn khi Trung Quốc thiết kế và triển khai được một máy bay AEW&C có tính năng tốt cho tàu sân bay CV-18 và tất cả các tàu sân bay tiếp đó. Hạn chế về tầm bay của trực thăng chống ngầm là rõ ràng, và một máy bay chống ngầm cánh cố định có tầm tác chiến chống ngầm xa hơn dành cho các cụm tàu sân bay tiến công sẽ là phương tiện quan trọng để bảo đảm tính hiệu quả và khả năng sống còn của các tàu sân bay tương lai.
Máy bay chỉ huy và báo động sớm
Trung Quốc đã quan tâm phát triển một máy bay AEW&C có tính năng cao kể từ khi Mỹ đưa vào trang bị máy bay E-3 Sentry vào năm 1976, và đã đưa vào biên chế không dưới 5 loại máy bay như vậy từ giữa những năm 1990. Không quân Trung Quốc đã lắp hệ thống radar Raycal Skymaster của Anh vào một chiếc vòm lớn nằm trong mũi máy bay vận tải cánh quạt Y-8. Trung Quốc cũng chế tạo một máy bay AEWW&C khác bằng cách lắp một radar mạng pha quét điện tử trong một thùng chứa dài lắp dọc bên trên thân máy bay Y-8W. Cả không quân và hải quân Trung Quốc đều đang sử dụng máy bay này. KJ-500 ra đời kế tiếp các máy bay này vào những năm 2000, với các mẫu chế thử đầu tiên được phát triển vào năm 2013. KJ-500 sử dụng một vòm radar hình đĩa, không quay lắp cố định trên máy bay YJ-9. Vòm cố định chứa một radar mạng pha quét điện tử với ba anten giống như máy bay AEW&C lớn hơn là KJ-2000. Các máy bay KJ-2000 được dựa trên máy bay vận tải rất lớn Il-76 với số lượng chỉ có 4 chiếc đang hoạt động kể từ khi được đưa vào biên chế vào năm 2005. Nhiều khả năng không quân Trung Quốc sẽ xem xét phasyt triển một máy bay AEW&C tương tự, nhưng có tính năng cao hơn bằng cách sử dụng khung thân máy bay vận tải hạng nặng nội địa mới là Y-20.
Máy bay AEW&C KJ-500 của một trung đoàn máy bay đặc nhiệm của hải quân Trung Quốc. Một số máy bay này đã được triển khai tới căn cứ không quân Jialaishi trên đảo Hải Nam vào giữa năm 2017 để bay giám sát trên Biển Đông |
Với gần 30 năm đầu tư phát triển nhiều hệ thống AEW&C dựa trên nhiều hệ thống radar và khung thân máy bay, công nghiệp quốc phòng Trung Quốc đã thừa khả năng sản xuất một biến thể máy bay AEW&C trên hạm hiệu quả. Công nghiệp hàng không Trung Quốc đã có bước trưởng thành mạnh mẽ trong cùng khoảng thời gian khi đã có các nhà sản xuất nội địa về công nghệ radar tiên tiến, thông tin liên lạc và các hệ thống cảm biến. Trung Quốc đã có những tiến bộ đáng kể trong lĩnh vực máy bay chiến lược trong 20 năm qua. Một máy bay AEW&C trên hạm sẽ mở rộng đáng kể tầm hoạt động hiệu quả của máy bay tiến công và nâng cao độ chính xác của tên lửa chống hạm, được tích hợp vào một mạng chỉ huy và kiểm soát được chỉ dẫn bởi một máy bay như vậy và sẽ cải thiện khả năng tổng thể của một cụm tàu sân bay tiến công trong tạo dựng và quản trị một bức tranh chính xác hơn về không gian chiến đấu hải quân liên tục thay đổi. Có vẻ như công nghiệp hàng không Trung Quốc đang bận rộn phát triển một máy bay AEW&C trên hạm kiểu như E-2D Hawkeye của Mỹ. Hải quân Mỹ đã sử dụng E-2 Hawkeye của Northrop Grumman trong vai trò AEW&C từ năm 1964 và liên tục nâng cấp máy bay từ khi đưa vào sử dụng. E-2 Hawkeye cũng là máy bay AEW&C chủ lực của tàu sân bay hạt nhân Charles DeGaulle của Hải quân Pháp, tuy nhiên, Pháp sử dụng biến thể E-2C. Hải quân Ấn Độ hiện đang xem xét mua sắm trang bị E-2D Hawkeye cho tàu sân bay INS Vishal dự kiến của họ, nhưng chương trình hiện vẫn đang trong giai đoạn lập kế hoạch rất sơ khai. Hải quân Ấn Độ đang xem xét mua sắm 4 chiếc E-2D để làm phương tiện AEW&C triển khai trên mặt đất.
Một chiếc E-2D Hawkeye đang cất cánh từ boong tàu sân bay của Hải quân Mỹ. Máy bay KJ-600 của hải quân Trung Quốc sẽ có sự tương đồng đáng kinh ngạc với máy bay này |
Bằng chứng hình ảnh và ảnh vệ tinh bắt đầu xuất hiện trên Internet vào đầu năm ngoái cho thấy các mô hình khung thân máy bay và thậm chí là một mẫu chế thử sớm của một máy bay Trung Quốc có cấu tạo tương tự E-2 đang được phát triển. Mẫu chế thử JZY-01 đang được phát triển thành một máy bay hoàn toàn mới, gọi là KJ-600. Tập đoàn chế tạo máy bay Tây An đang phát triển máy bay cho các tàu sân bay thế hệ mới của hải quân Trung Quốc. Có tin đồn máy bay này có trọng lượng cất cánh thiết kế tối đa khoảng 25-30 tấn, sử dụng 2 động cơ turbine cánh quạt FWJ-6c và lắp radar mạng pha chủ động quét điện tử lắp trong một mái vòm gắn bên trên thân máy bay. Máy bay sẽ có cánh chính phía sau kiểu gấp được và 4 cánh đứng ổn định/lái ở đuôi. Mặc dù được thiết kế để sử dụng từ tàu sân bay CV-18 và tất cả các tàu sân bay tương lai, máy bay này có thể được đưa vào hoạt động trước thời điểm hoàn thành CV-18 và được bố trí tại các căn cứ đảo mới bồi lấp ở quần đảo Trường Sa.
Hải quân Trung Quốc hiện đang dựa vào trực thăng AEW&C trên các tàu sân bay thế hệ đầu tiên là trực thăng hạng trung Z-18J. Z-18J được trang bị radar mạng pha chủ động, quét điện tử với một anten lớn, có thể thu vào được, ở phía sau thân trực thăng.
Các hình ảnh bắt đầu xuất hiện trên mạng chụp một mẫu chế thử KJ-600 đang bay thử. Lưu ý là 4 cánh đứng đuôi của máy bay này giống hệt như ở E-2 Hawkeye |
Tác chiến chống ngầm
Trung Quốc hiện sử dụng trực thăng làm nhiệm vụ chống ngầm trên tàu sân bay Liêu Ninh CV-16. Tàu sân bay Sơn Đông CV-17 cũng như vậy, nhưng CV-18 sẽ có khả năng tiếp nhận một máy bay chống ngầm cánh cố định. Hiện chưa có bằng chứng cho thấy công nghiệp hàng không Trung Quốc đang chế tạo một loại máy bay như vậy, nhưng diễn biến đó sẽ không có gì đáng ngạc nhiên. Hải quân Mỹ đã sử dụng các máy bay như thế trong suốt chiến tranh lạnh và chỉ loại biên chiếc máy bay cuối cùng như vậy là S-3 Viking khỏi hoạt động trên các tàu sân bay của họ vào năm 2009. Nhiều nhà phân tích hải quân cho rằng, việc loại bỏ chiếc máy bay chống ngầm tầm xa khỏi các phi đoàn không quân trên hạm hiện tại và tương lai của Mỹ mà chưa có một sự thay thế xứng đáng là một việc làm thiển cận và không khôn ngoan, nhất là khi các nước đối thủ đang xây dựng lực lượng tàu ngầm ngày càng mạnh. Hiện tại, các cụm tàu sân bay tiến công của Mỹ dựa vào sự kết hợp của các loại máy bay bao gồm F/A-18 Hornet và trực thăng MH-60R Seahawk để thực hiện nhiệm vụ chống ngầm.
F/A-18 không được thiết kế cho tác chiến chống ngầm, nhưng có thể phát hiện tàu ngầm trong một số tình huống đến tầm trung bình (khoảng 40 hải lý). Phần lớn chức năng chống ngầm được giao cho các phi đội trực thăng chiến đấu trên biển (Helicopter Sea Combat - HSC) trang bị trực thăng MH-60R. Trực thăng tối tân này chuyên làm nhiệm vụ chống ngầm và chống thủy lôi trên tất cả các tàu sân bay đang hoạt động của Hải quân Mỹ. Mặc dù có hiệu quả cực kỳ cao, nhưng nó lại có những điểm yếu cố hữu của bất kỳ máy bay cánh quay nào, đó là tầm bay và thời gian bay ngắn. Hải quân Trung Quốc hiện đang dựa vào trực thăng Z-18F để thực hiện nhiệm vụ chống ngầm trên tàu sân bay Liêu Ninh.
Trực thăng chống ngầm Z-18F của hải quân Trung Quốc mang 2 ngư lôi hạng nhẹ nhẹ Yu-7K. Có thể thấy rất rõ một lỗ tròn để thả một sonar chìm và 30 phao thủy âm ở phía sau trực thăng |
Với những lời kêu gọi mới trong hải quân Trung Quốc nhằm phát triển một máy bay để gánh vác chức năng của các loại máy bay S-2 Tracker và S-3 Viking mà Hải quân Mỹ đã loại bỏ, có khả năng các nhà quy hoạch của hải quân Trung Quốc sẽ nghiên cứu khả năng phát triển của một phương tiện tương tự. Khung thân máy bay YJ-8/9 có thể được sửa đổi cho một vai trò như vậy và có thể đạt được hiệu quả bảo trì bằng cách chia sẻ các linh kiện với KJ-600. Một máy bay vận tải trên hạm (Carrier Onboard Delivery - COD) cũng có thể sử dụng một khung thân máy bay tương tự. Bộ chỉ huy Hải quân Mỹ đã cho thấy sự tự mãn hoặc kiêu ngạo đáng ngạc nhiên trong việc quản lý lực lượng máy bay của các cụm tàu sân bay tiến công hiện tại và tương lai. Hầu như tất cả các chức năng và nhiệm vụ đều được phó thác cho F/A-18 với tầm bay hạn chế. Thiếu sót này sẽ không thể bù đắp bằng F-35C một khi nó được đưa vào sử dụng trên quy mô lớn. Trung Quốc sẽ thể hiện sự khôn ngoan và cái nhìn sâu sắc để chống lại sự cám dỗ tương tự với khung thân máy bay J-15 và thay vào đó là phát triển một loạt máy bay chuyên dụng, được thiết kế cho các chức năng cụ thể. Sử dụng chung các khung thân máy bay, hệ thống điện tử và các hệ thống vũ khí sẽ đem lại một số hiệu quả về bảo trì và chi phí mà không phải hy sinh khả năng tác chiến. Dường như Trung Quốc đang đi theo một kế hoạch như vậy.
Một máy bay hải quân tương lai J-16 hoặc Su-34
J-15 không phải là biến thể tiên tiến duy nhất của họ Flanker gia nhập các lực lượng không quân của quân đội Trung Quốc. Không quân Trung Quốc đang sử dụng các tiêm kích đa nhiệm J-11B và J-16. Giống như J-15 Flying Shark, J-11B là máy bay một người lái được phát triển trên cơ sở Su-27, trong khi J-16 Red Eagle là máy bay hai chỗ ngồi giống với Su-30MKK của Nga trên nhiều phương diện. Là biến thể dành cho xuất khẩu, Su-30MKK do Nga phát triển riêng theo các yêu cầu của không quân Trung Quốc. J-16 được đưa vào trang bị lần đầu tiên vào năm 2015, được biên chế cho Lữ đoàn 176 đóng tại Trung tâm bay thử và huấn luyện bay ở Cangzhou, tỉnh Hà Bắc. Căn cứ không quân này là nơi trú đóng của một số đơn vị tập trung vào nhiệm vụ bay thử máy bay mới, phát triển các quy trình vận hành tiêu chuẩn và chiến thuật để khai thác tốt nhất các thế mạnh của các máy bay này.
Không quân Trung Quốc hiện tiến hành cho 3 trung đoàn chuyển loại sang sử dụng tiêm-cường kích J-16 Red Eagle. Có chức năng tương tự như F-15 Strike Eagle của Mỹ, J-16 có 12 điểm treo ngoài trở lên và có thể mang 17 418 kg (38.400 bảng) nhiên liệu và vũ khí |
Từ đó, J-16 đã được biên chế cho ít nhất 3 đơn vị chiến đấu của không quân Trung Quốc là: các lữ đoàn 172, 176 đóng ở Cangzhou và lữ đoàn 98 đóng tại Trùng Khánh, ở tây nam Trung Quốc. Cũng cần lưu ý rằng, không quân Trung Quốc đã quyết định nâng cấp Lữ đoàn 98 bằng các máy bay J-16 mới vì căn cứ không quân tại Trùng Khánh nằm gần hơn nhiều với các đường biên giới tranh chấp của Ấn Độ và Bhutan. J-16 được thiết kế và phát triển làm máy bay tiến công, có thể tự vệ trong không chiến, nhưng cũng có khả năng mạnh trong tấn công mục tiêu mặt đất. Việc bố trí J-16 gần biên giới tranh chấp Ấn-Trung phát đi cho Ấn Độ một thông điệp rõ ràng rằng, Trung Quốc đã chuẩn bị sẵn sàng chiến đấu để bảo vệ chủ quyền đối với vùng lãnh thổ tranh chấp. J-16 có tổ lái hai người, ngồi trước-sau. Tố lái gồm một phi công và một sĩ quan điều khiển vũ khí, chia nhau đảm nhiệm việc sử dụng các vũ khí tiên tiến, radar và các hệ thống thông tin liên lạc của máy bay tiến công chính xác, tầm xa này. J-16 có 12 giá treo bên ngoài để lắp tất cả các loại tên lửa không-đối-không, chống hạm, tên lửa hành trình, bom không điều khiển và đạn dược có điều khiển chính xác do Trung Quốc sản xuất có trong kho vũ khí biên chế của không quân Trung Quốc, cũng như các thùng treo tác chiến điện tử hiện có. J-16 có trọng lượng cất cánh tối đa khoảng 35.000 kg, tầm bay khoảng 3.900 km. Người ta phỏng đoán rằng, J-16 có khả năng ngắm bắn các mục tiêu tầm xa trên không, mặt đất và trên biển thông qua việc kết nối mạng dữ liệu với các máy bay khác như các máy bay J-16 khác, tiêm kích tàng hình J-20 và các máy bay AEW&C. Một biến thể tác chiến điện tử của J-16 là J-16D đã được thiết kế để làm nhiệm vụ chế áp phòng không cũng đã được phát triển trong năm qua.
Trong khi không quân Trung Quốc đã bắt đầu đưa vào trang bị J-16 với số lượng ngày càng nhiều, thì không có lý do để tin rằng, biến thể hải quân của máy bay này không được các không đoàn trên tàu sân bay của hải quân Trung Quốc sử dụng trong tương lai gần. Mặc dù lớn hơn đáng kể so với J-15, hai loại máy bay này không khác nhau nhiều về thiết kế và kích cỡ vì cùng có nguồn gốc từ dòng máy bay Flanker. Chúng có chung phần lớn các bộ phận của khung thân máy bay và nhiều thiết bị điện tử giống nhau. Không phải không có lý do để khẳng định rằng, các tổ lái, kíp nhân viên mặt boong và đội ngũ bảo dưỡng trên tàu sân bay CV-18 trong tương lai sẽ thấy thuận tiện khi làm việc với cả hai máy bay. Một máy bay tiến công lớn hơn như J-16 sẽ là một sự bổ sung tuyệt vời cho một không đoàn máy bay tiến công trên hạm tương lai. Các máy bay chế áp phòng không trên hạm và máy bay tác chiến điện tử trên hạm chế tạo trên cơ sở J-16D, giống như EA-18G Growler của Hải quân Mỹ, sẽ là phương tiện nhân bội lực lượng cho hải quân Trung Quốc. Sự phát triển như vậy là hợp lý và nằm trong khả năng của công nghiệp quốc phòng Trung Quốc. Điều thú vị hơn cả việc cải tiến máy bay tiến công J-16 để sử dụng trên tàu sân bay là khả năng Trung Quốc đang phát triển một máy bay ném bom chiến thuật tương tự Su-34 của Nga cho mục đích đó. Vào cuối năm 2015, các hình ảnh chụp một máy bay quân sự tương tự Su-34 về nhiều mặt bắt đầu xuất hiện trên Internet. Các bức ảnh này chưa bao giờ được xác minh, cũng như máy bay cũng chưa được tiết lộ. Nếu quân đội Trung Quốc đang phát triển một loại máy bay kiểu như Su-34 và có một mẫu chế thử thực tế, thì một máy bay lớn và nặng như vậy nhiều khả năng là được phát triển cho không quân Trung Quốc chứ không phải cho hải quân Trung Quốc. Khung thân máy bay trong các bức ảnh, nếu là xác thực, có thể không phải là của một máy bay ném bom mà là máy bay huấn luyện với các phi công ngồi kề vai nhau giống như Su-27KUB/(Su-33UB) mà Nga đã sản xuất với số lượng nhỏ trong giai đoạn 1995-1998 để hỗ trợ huấn luyện phi công hải quân.
Máy bay huấn luyện Su-33UB của Hải quân Nga. Liệu hải quân Trung Quốc có đang phát triển một máy bay ném bom theo kiểu này không? |
Cũng có khả năng Trung Quốc đang phát triển một máy bay tiến công tầm xa cho các tàu sân bay tương lai của họ có thiết kế giống như Su-33UB. Cách bố trí hai phi công ngồi vai kề vai là nhằm tối ưu hóa hiệu quả hoạt động của tổ lái trong thực hiện các nhiệm vụ phức tạp, nhất là các nhiệm vụ thời gian dài. Các máy bay A-6, EA-6 Prowler và S-3 Viking mà nay Hải quân Mỹ đã loại khỏi trang bị tất cả đều áp dụng cách bố trí tổ lái như vậy. A-6 Intruder là một thiết kế máy bay rất thành công; tuy nhiên, nó có tốc độ bay chậm và cần phải có tiêm kích hộ tống thiết hoặc hệ thống phòng không của đối phương tại khu vực mục tiêu đã bị chế áp mạnh hoặc triệt hạ để thực hiện nhiệm vụ ném bom. Một máy bay ném bom/tiến công dựa trên máy bay tốc độ cao và cơ động Su-27 sẽ khắc phục được các điểm yếu đó và cung cấp cho hải quân Trung Quốc một máy bay ném bom có thể tự vệ trong không chiến, đồng thời phóng rải được nhiều loại đạn dược có điều khiển xuống các mục tiêu, đặc biệt là với sự trợ giúp của một máy bay AEW&C trên hạm.
Hải quân Trung Quốc sẽ sử dụng các tàu sân bay như thế nào?
Rõ ràng là câu hỏi quan trọng nhất cần giải đáp khi phân tích những tiến bộ đầy ấn tượng trong việc phát triển các tàu, máy bay và nhân sự có kỹ năng cần thiết để vận hành một lực lượng tàu sân bay mạnh của hải quân Trung Quốc là họ định làm gì với các tàu sân bay này. Lực lượng này sẽ đóng vai trò gì trong chiến lược hàng hải và các mục tiêu địa-chính trị tổng thể và các ý đồ của Trung Quốc? Sau ¼ thế kỷ chuẩn bị các cơ sở cho một phương tiện an ninh quốc gia thiết yếu như vậy, ban lãnh đạo Trung Quốc đã cho thấy quá rõ là không quân trên tàu sân bay sẽ là có vai trò then chốt trong bảo đảm an ninh và thịnh vượng của Trung Quốc trong tương lai.
Nhiều ấn phẩm của phương Tây đã đánh giá thấp sự tiến bộ đầy ấn tượng mà Trung Quốc đã đạt được trong những năm gần đây trong việc triển khai tàu sân bay Liêu Ninh, một trung đoàn máy bay tiến công hải quân J-15 gồm nhiều nhân sự lành nghề, và thậm chí cả việc đóng và hạ thủy tàu sân bay tự đóng đầu tiên của Trung Quốc. Những thành tựu này là chưa từng có, nhất là khi xem xét quãng thời gian ngắn liên quan. Nhiều ý kiến chỉ trích chương trình tàu sân bay Trung Quốc chỉ ra rằng, các tàu sân bay và máy bay mới của Trung Quốc không sánh được với lực lượng tàu sân bay khổng lồ của Mỹ và sẽ không có hy vọng trực tiếp giao chiến đối đầu trong một cuộc xung đột trong tương lai gần. Đây là một sự khẳng định vô nghĩa vì hải quân Trung Quốc hoàn toàn không có ý định đưa mình đi vào kịch bản đó. Ở giai đoạn phát triển hiện nay, Trung Quốc sẽ không mạo hiểm 2 tàu sân bay đầu tiên của mình trong một cuộc phiêu lưu chính sách đối ngoại sai lầm nào ví dụ như một cuộc xung đột khu vực hay cuộc xung đột hải quân với Mỹ, trừ khi một kịch bản như vậy là hoàn toàn không thể tránh khỏi. Nếu một kịch bản như thế giả định có thể xảy ra, thế hệ tàu sân bay sử dụng cầu bật đầu tiên của Trung Quốc sẽ cấu thành một thành phần trong thế trận phòng ngự đa diện gồm một số thê đội phòng ngự tập trung. Trong một cuộc xung đột hải quân khu vực ở châu Á, Trung Quốc sẽ có lợi thế rõ rệt so với địch thủ Mỹ về một số khía cạnh. Trung Quốc sẽ nắm giữ vị trí trung tâm, kiểm soát các tuyến đường đường giao thông nội bộ, sử dụng một chuỗi các cơ sở hỗ trợ quân sự trên đất liền và các sân bay nằm ở giữa hoặc tiếp giáp trực tiếp với khu vực xung đột, và ưu thế tuyệt đối về tên lửa đường đạn chống hạm tầm xa. Tên lửa đường đạn chống hạm DF-21D của Trung Quốc có tầm bắn khoảng 1.087-1.800 dặm (tầm bắn tối đa của tên lửa này vẫn là điều còn tranh cãi), trong khi các máy bay F/A-18 và một số ít máy bay tiêm cường kích F-35B về thể triển khai về lý thuyết chỉ có tầm chiến đấu hiệu quả tương ứng là 460 dặm và 690 dặm khi mà không được tiếp dầu trên không. Các máy bay tiếp dầu sẽ là mục tiêu hàng đầu của máy bay đánh chặn tầm xa như J-16 và J-20 của không quân Trung Quốc.
Tên lửa đường đạn chống hạm DF-21D trên xe bệ phóng cơ động tại một cuộc duyệt binh ở Trung Quốc. Hiện không rõ tổng số các tên lửa này được triển khai và trong biên chế |
Nếu cả hai bên quyết tham gia vào một cuộc xung đột quân sự lớn ở sân sau của Trung Quốc, thì chiến trường đầu tiên diễn ra chiến sự sẽ là chiến tranh không gian mạng, chiến tranh điện tử và nỗ lực loại bỏ các vệ tinh định vị, thông tin liên lạc và do thám của nhau. Đây là một đề tài phức tạp cho một bài phân tích khác, tuy nhiên, giả định rằng, cả hai bên đều có thể làm tổn hại đáng kể cho các vệ tinh định vị và thông tin liên lạc của kẻ thù, thì bên sẽ có lợi thế lớn hơn là bên được chiến đấu gần nhà và kiểm soát vị trí trung tâm, hay là lực lượng chiến đấu ở ngoại vi, với các tuyến giao thông và tiếp vận dài dài và không an toàn, và ở cách xa các căn cứ hỗ trợ của đồng minh hàng trăm dặm và cách các căn cứ cung cấp và hỗ trợ của mình hàng ngàn dặm? Câu trả lời thật rõ ràng.
Kịch bản trên là sự giản hóa rất lớn của nhiều biến số để xem xét trong điều kiện thực tế phức tạp và đa diện của chiến tranh hải quân hiện đại, nhưng có thể đưa ra các kết luận đơn giản. Trong 50 năm thống trị quân sự và tham vọng đế quốc của Mỹ, giới lãnh đạo chính trị và quân sự Mỹ đã quên mất mục đích ban đầu của các tàu sân bay như một thành phần hùng mạnh của một lực lượng đặc nhiệm hải quân chủ yếu dùng để tham chiến và tiêu diệt các hạm đội của kẻ thù trước khi gánh vác vai trò thứ yếu là yểm trợ đường không cho các lực lượng chiến đấu trên bộ hoặc tham gia vào chiến dịch đổ bộ đường biển. Mặc dù những ngày cuối của Thế chiến II và sự ra đời của tên lửa hành trình có người lái, một vũ khí cảm tử, và thậm chí nhiều hơn một điềm báo trước về những điều sắp xảy ra, rocket chống hạm có người lái Ohka (“Cherry Blossom) có lẽ đã là một lý do cho các chiến lược gia hải quân Mỹ để đặt câu hỏi về ưu thế của tàu sân bay trong chiến tranh hải quân tương lai. Thất bại của đế quốc Nhật Bản dường như đã chấm dứt mọi tranh luận có tính xây dựng trong bộ máy quân sự và chính trị Mỹ về vai trò tương lai của tàu sân bay. Ưu thế của nó đã được giả định sẵn.
Trong 73 năm sau khi Thế chiến II kết thúc, Hải quân Mỹ và ở phạm vi lớn hơn là chính sách đối ngoại của Mỹ nói chung, ít nhất là về sử dụng lực lượng quân sự, tung sức mạnh và hiện diện hải quân đều đã lấu “tàu sân bay làm trung tâm”. Các cụm tàu sân bay tiến công Mỹ đã tung hoành trên các tuyến đường biển của thế giới để đe dọa và trừng phạt bất kỳ quốc gia nào (không có loại trừ là tất cả những nước không có sức mạnh răn đe hải quân và phòng không mạnh) có thể dám chống lại sự áp đặt của đế quốc Mỹ. Bất kỳ quốc gia nào có đủ nguồn lực quân sự và kỹ thuật để triển khai các biện pháp đối phó có thể đe dọa thật sự đối với tàu sân bay Mỹ đều không bị Mỹ tấn công. Cả Nga và Trung Quốc đã dành những thập kỷ đó để hoàn thiện và triển khai các tên lửa chống hạm ngày càng chính xác ở tầm bắn xa hơn và ngày càng khó để ngăn chặn. Vì vậy, sau rất nhiều thập kỷ và sau rất nhiều tiến bộ công nghệ, ai đã có sự đầu tư tốt hơn?
Không có câu trả lời tuyệt đối cho câu hỏi này. Mỹ vẫn là sức mạnh hải quân thống trị trên thế giới, và Nga và Trung Quốc, trong khi triển khai các lực lượng tên lửa đường đạn và tên lửa hành trình chống hạm mạnh nhất trên thế giới vẫn quyết tâm duy trì các tàu sân bay trong các lực lượng hải quân của họ.
Trong khi người ta rất nghi ngờ khả năng của Nga thực hiện một chương trình tàu sân bay quy mô thì Trung Quốc đang có những bươc tiến lớn trên con đường xây dựng lực lượng tàu sân bay hùng mạnh cho hải quân Trung Quốc. Họ dường như cũng quyết tâm học hỏi từ những sai lầm của Mỹ khi theo dõi sát sự suy thoái của cặp đôi tàu sân bay/không đoàn trên tàu sân bay của Hải quân Mỹ. Nói cho cùng thì tàu sân bay có giá trị gì khi không có không đoàn trên tàu sân bay?
Tháng 3/2013, Đại tá hải quân Mỹ Henry J. Hendrix, tác giả một công trình phân tích ngắn nhưng giàu thông tin và có giá trị về cặp đôi tàu sân bay/không đoàn trên tàu sân bay của Hải quân Mỹ hiện đại có tiêu đề “Một tàu sân bay với chi phí nào?”. Đó là một nghiên cứu cực kỳ hay. Ông nhấn mạnh chi phí ngày càng tăng của việc vận hành một tàu sân bay hạt nhân của Mỹ: “Các tàu sân bay lớp Nimitz có thể cho phép thực hiện khoảng 120 phi vụ/ngày. Các tàu sân bay lớp Ford, với hệ thống phóng máy bay điện từ (EMALS) mới, dự kiến sẽ cho phép thực hiện khoảng 160 phi vụ/ngày, tăng 33% công suất phóng máy bay. Điều này có vẻ rất ấn tượng cho đến khi ai đó nhận ra rằng, tàu sân bay USS George H.W. Bush, tàu sân bay cuối cùng của lớp Nimitz có giá 7 tỷ USD và tàu sân bay USS Gerald R. Ford sắp tới có giá đến 13,5 tỷ USD. Nói cho cùng, nước Mỹ đang phải trả nhiều hơn 94% cho một tàu sân bay chỉ có thể làm việc nhiều hơn 33%”.
Sau đó, trong nghiên cứu này, ông so sánh giá của một tên lửa đường đạn chống hạm DF-21D của Trung Quốc với giá của tàu sân bay hạt nhân lớp Gerald R Ford và minh họa sự chênh lệch về giá cả và khả năng sống còn của tàu sân bay mới: “Sử dụng một phần chiến đấu động lắp trên một tên lửa đường đạn CSS-5, Lực lượng pháo binh 2 của Trung Quốc nói rằng, học thuyết của họ là bão hòa một mục tiêu bằng nhiều đầu đạn và nhiều hướng tấn công để áp đảo khả năng phòng thủ của mục tiêu. Phần chiến đấu của tên lửa đường đạn sẽ sử dụng một đầu đạn nổ mạnh, hoặc một đầu đạn sóng vô tuyến hoặc đầu đạn chùm mà ít ra cũng có thể tấn công làm tê liệt tàu mục tiêu. Trong khi Mỹ không biết giá của hệ thống vũ khí này, một số nhà phân tích đã ước tính nó có giá 5-11 triệu USD. Cứ tạm lấy con số ước tính bảo thủ cao nhất là 11 triệu USD mỗi tên lửa thì ra có một tỷ lệ là 11 triệu USD so với 13,5 tỷ USD, có nghĩa là Trung Quốc có thể sản xuất 1.227 quả DF-21D cho mỗi tàu sân mà Mỹ đang đóng”.
Tầm tác chiến ấn tượng của tên lửa đường đạn chống hạm của Trung Quốc. Đó là chứa tính đến khả năng Trung Quốc triển khai phía trước các tên lửa này tới một căn cứ ở Biển Đông, mặc dù một động thái như vậy sẽ rất khiêu khích và không có mấy giá trị chiến lược do tên lửa đã có tầm bao quát rất lớn |
Trong khi Boeing cho biết giá xuất xưởng của máy bay F/A18E Super Hornet là xấp xỉ 53,8 triệu USD, đơn giá của F-35C hiện ở mức 121,8 triệu USD và đang tăng lên. Hải quân và người dân Mỹ nhận được gì từ những khoản chi vô cùng tốn kém kia? Đơn vị của mỗi chiếc J-15 hiện tại khoảng 50,8 triệu USD và đang giảm xuống khi Trung Quốc mở rộng sản xuất. Đồng thời một chiếc J-16 có thể có giá từ 50-55 triệu USD cho mỗi máy bay và sẽ giảm đi khi sản xuất loạt lớn. Trong khi đó, một chiếc Su-27 biến thể xuất khẩu có giá chỉ xấp xỉ 18 triệu USD do hiệu quả của công nghiệp hàng không Nga và số lượng lớn máy bay được sản xuất ra. Trung Quốc hy vọng sẽ giảm được chi phí sản xuất các máy bay tiên tiến khi hiệu quả sản xuất tăng lên và gia tăng sản lượng sản xuất loạt.
Cuối năm 2013, tờ Duowei News đưa tin, Quân ủy trung ương Trung Quốc đã tiết lộ rằng, hợp đồng đóng 2 tàu sân bay lớp Type 001A trị giá 9 tỷ USD đã được ký với Tổng công ty Công nghiệp đóng tàu Trung Quốc. Mặc dù con số này rất khó chứng minh và rõ ràng là phóng đại vì một tàu sân bay thiết kế hoàn toàn mới đang được đóng, trong khi chỉ có một tàu Type 001A đã hoàn thành, tổng chi phí cho mỗi tàu sân bay Trung Quốc sẽ thấp hơn nhiều mức giá 13,5 tỷ USD của mỗi tàu sân bay lớp Gerald R. Ford. Rõ ràng là Trung Quốc nhận được nhiều kết quả hơn từ đầu tư của họ và và có chỉ số hiệu quả/chi phí tốt hơn so với Mỹ, nhưng đó có phải là cái giá đáng để trả khi mà tính dễ tổn thương của các tàu sân bay trên chiến trường hải quân thế kỷ 21 là rõ ràng? Điều này phụ thuộc vào một số yếu tố và vào cách mà Trung Quốc dự định sử dụng công cụ mới trong bộ công cụ của mình. Ban lãnh đạo Trung Quốc đã đạt đến điểm cảm thấy là an ninh của đại lục Trung Quốc đã được bảo đảm và đã bắt đầu tập trung bảo vệ các khu vực lãnh thổ trên biển của họ cũng như các tuyến đường biển quan trọng sống còn, bao gồm cả hệ thống thương mại Một vành đai, một con đường/Con đường tơ lụa trên biển. Trong khi các tên lửa đường đạn và tên lửa hành trình tầm xa có thể nhắm vào các lực lượng hải quân đối địch ở xa đường bờ biển Trung Quốc đại lục, các tiền đồn trên đảo được xây dựng ở Biển Đông, các tuyến thương mại hàng hải và các căn cứ ở nước ngoài mà Trung Quốc đang thiết lập dọc theo Con đường tơ lụa trên biển không thể bảo đảm tuần tra và bảo vệ bởi các lực lượng tên lửa hoặc máy bay tầm xa bay từ các căn cứ không quân ở Trung Quốc.
Các cứ điểm phòng thủ cố định bố trí dọc theo các tuyến giao thông huyết mạch trên biển này và ở Biển Đông chỉ là một thê đội phòng thủ. Một trong những thế mạnh chính của sức mạnh hải quân có liên quan đến bản chất của môi trường biển - đó là tính cơ động. Các cụm tàu sân bay tiến công nhỏ và cơ động nhanh tập trung xoay quanh một không đoàn máy bay công nghệ cao, tiềm lực mạnh có thể lấp đầy hiệu quả những khoảng trống trong các lớp phòng thủ, cung cấp thêm một hướng tấn công, buộc kẻ thù phải phân tán sự chú ý và phương tiện, và đem lại khả năng tung sức mạnh có khả năng tiến công vào bất kỳ điểm nào dọc theo chiều dài và chiều rộng của Con đường tơ lụa trên biển. Các cụm tàu sân bay tiến công tương lai có tiềm năng trở thành một phương tiện hiệu quả và giá trị nếu được sử dụng một cách đúng đắn. Các cụm tàu sân bay tiến công Trung Quốc không được thiết kế cho vai trò sen đầm toàn cầu và nếu chỉ hạn chế ở các nhiệm vụ bảo đảm an ninh hàng hải cho các tuyến giao thương trọng yếu của Trung Quốc và những quan ngại về lãnh thổ hải ngoại ở biển Hoa Đông ở phía đông tới eo biển Hormuz và Aden ở phía tây, và không được phép trở thành một cây dùi cui chính sách đối ngoại như Mỹ đã làm lâu nay, chúng còn phải chứng minh vai trò là một công cụ có giá trị.
Kết luận
Bất chấp nhiều nỗ lực của các phương tiện truyền thông lớn của phương Tây làm giảm nhẹ hay hạ thấp những thành tựu đáng kể của Trung Quốc trong việc thực hiện một chương trình tàu sân bay nhỏ, nhưng đầy tham vọng, thực tế đã nói lên tất cả. Trong khoảng 25 năm, và chưa có kinh nghiệm tổ chức, sử dụng không quân tàu sân bay, Trung Quốc đã nhận vào biên chế một tàu sân bay hiện đại, đã đóng một chiếc khác, và đưa vào hoạt động một trung đoàn tiêm kích có khả năng hoạt động trên tàu sân bay. Khác với các nước trong câu lạc bộ tàu sân bay như Anh, Pháp và Mỹ, những nước khởi đầu không quân trên hạm bằng các máy bay động cơ piston, máy bay cánh quạt, Trung Quốc gia nhập câu lạc bộ trong thời đại của tiêm kích thế hệ 4+. Làm chủ khoa học vận hành không quân tàu sân bay có lẽ là khó khăn nhất trong các hoạt động hàng không quân sự. Do Trung Quốc đang tiến tới về tàu sân bay kiểu CATOBAR đầu tiên của mình, họ sẽ dành thêm năng lượng, nguồn lực và quyết tâm để phát triển một đội ngũ phi công hải quân lớn hơn có thể làm chủ kỹ thuật cất/hạ cánh kiểu CATOBAR.
Trung Quốc đã sử dụng tất cả các phương tiện cần thiết để có được, thiết kế, chế tạo và triển khai các tiêm kích và máy bay tiến công hiện đại, một trong số đó là một máy bay tiến công trên hạm chuyên dụng. Một số máy bay khác đang trong các giai đoạn phát triển khác nhau để đảm nhiệm nhiều vai trò cần có, hoặc ít nhất là phục vụ cho tàu sân bay CATOBAR Type 002 (CV-18) khi nó được hạ thủy vào năm 2020-2021. Khả năng phát triển thành công một hệ thống EMALS có thể lắp đặt trên một tàu sân bay thông thường vẫn chưa chắc chắn. Mỹ đã gặp một số khó khăn trong việc tích hợp hệ thống EMALS cho tàu sân bay Gerald R. Ford. Hệ thống EMALS đòi hỏi lượng điện phát ra lớn và lưu trữ lớn. Mặc dù không thể xác minh, Trung Quốc dường như đã thành công trong nỗ lực này.
Tàu sân bay nội địa 100% đầu tiên Type 001A (CV-17) của Trung Quốc được hạ thủy tại xưởng đóng tàu Đại Liên vào ngày 26/4/2017. Tàu sân bay Type 002 (CV-18) đầu tiên đang trong quá trình đóng |
Điều trớ trêu là một lĩnh vực mà chương trình tàu sân bay của Trung Quốc còn đang thiếu là kinh nghiệm tác chiến không quân. Các phi công của không quân và hải quân Trung Quốc chưa từng tham gia xung đột, đụng độ hoặc hành động cường độ thấp trong những thập kỷ gần đây. Thậm chí đội ngũ phi công hải quân nhỏ bé biên chế cho tàu sân bay Đô đốc Kuznetsov của Nga cũng đã tham gia thực chiến vào cuối năm 2016 khi oanh kích các mục tiêu ở Syria trong nhiều tháng. Đợt tác chiến ngắn với cường độ cao này (với hơn 420 phi vụ) vẫn để xảy ra những sự cố khi Nga tổn thất hai máy bay (một Su-33 và một MiG-29KR) do trục trặc kỹ thuật (hỏng cáp hãm đà). Rõ ràng là Hải quân Nga đã thu được những bài học quý giá và các tổ lái của họ đã có được kinh nghiệm rất cần thiết. Không thể nói như thế về hải quân Trung Quốc và các tổ lái có trình độ của họ. Trong khi hải quân Trung Quốc hùng mạnh tồn tại với tư cách một lực lượng kiềm chế xung đột, thì điều nghịch lý là họ lại bị thiếu kinh nghiệm tác chiến.
Về câu hỏi tại sao Trung Quốc lại đang phát triển một binh chủng không quân tàu sân bay mạnh và họ sẽ sử dụng lực lượng như thế nào, điều logic là suy luận rằng, phương tiện hải quân hùng mạnh này sẽ không được sử dụng theo cách giống như các cụm tàu sân bay tiến công của của Hải quân Mỹ. Trung Quốc coi tàu sân bay như một phương tiện nhân bội lực lượng trong một hệ thống phòng ngự nhiều thê đội, nhiều lớp, có chiều sâu, cũng như một công cụ tung sức mạnh trọng yếu có thể vừa đóng vai trò như một lực lượng răn đe mạnh mẽ và như một phương tiện để phản ứng với những hành động thù địch đe dọa làm gián đoạn các tuyến đường giao thông và thương mại hàng hải vốn sẽ đảm bảo cho Trung Quốc tiếp tục thịnh vượng trong hiện tại và tương lai. Trong những năm tới, Trung Quốc nhiều khả năng sẽ bố trí 2 cụm tàu sân bay tiến công ở Hạm đội Nam Hải, tại Trạm Giang, hoặc thậm chí ở đảo Hải Nam, tại căn cứ hải quân Du Lâm được mở rộng. Một cụm tàu sân bay tiến công nữa cũng sẽ rất có thể được biên chế cho Hạm đội Đông Hải, ở Thượng Hải hoặc Chu Sơn. Dự đoán vào năm 2030, Trung Quốc sẽ không có các đối thủ hải quân khu vực ở Biển Đông hoặc Ấn Độ Dương.
Sự hiện diện của Trung Quốc ở Ấn Độ Dương đã tăng lên với việc mở căn cứ hải quân lớn ở Djbouti và việc loan báo xây dựng thêm một căn cứ hải quân giáp với thương cảng ở Gwadar, Pakistan |
Điều bất định quan trọng nhất ở thời điểm này, khi Trung Quốc đã cho thấy họ quyết tâm và có khả năng đạt được mục tiêu của mình triển khai nhiều cụm tàu sân bay tiến công vào năm 2030, là khi nào hoặc liệu Mỹ có quyết định cản trở các kế hoạch này của Trung Quốc hay không. Chỉ khi Hải quân Ấn Độ hợp tác với Hoa Kỳ mới sẽ có thể đối đầu với hải quân Trung Quốc tại Ấn Độ Dương với hy vọng thành công nào đó, và điều đó cũng đúng đối với bất kỳ cường quốc khu vực nào ở Đông Nam Á hoặc Đông Á. Đây là điều cực kỳ rõ ràng đối với tất cả các bên liên quan. Hy vọng rằng, trong khi sức mạnh của Mỹ đang suy giảm trên toàn cầu thì một cán cân sức mạnh lành mạnh có thể được xác lập ở Ấn Độ Dương, và các thỏa thuận kinh tế cùng có lợi và hòa giải ngoại giao có thể được thu xếp để giải quyết những tranh chấp ở Biển Đông. Bất kể những suy đoán và hy vọng đó, một thực tế rõ ràng là các tàu sân bay Trung Quốc sẽ sắp ngang dọc trên các vùng biển ở Nam và Đông bán cầu được thử nghiệm cùng với sự tăng cường của các máy bay đầy ấn tượng và tính năng cao do các phi công có trình độ và chuyên nghiệp điều khiển.
* Tác giả: Brian Kalman, chuyên gia quản lý trong ngành công nghiệp vận tải biển, từng là sĩ quan trong Hải quân Mỹ trong 11 năm,hiện sống và làm việc tại khu vực Caribbe.
Nguồn: Military Analysis: Chinese Naval Aviation: Developing a Viable Carrierborne Strike Capability / Brian Kalman // SouthFront, 18.1.2018.
http://vietnamdefence.com/Home/quandoi/trungquoc/Khong-quan-hai-quan-Trung-Quoc-Xay-dung-kha-nang-tan-cong-manh-cho-khong-quan-ham/20182/55425.vnd
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét