Chuyên gia Nga cho rằng loại pháo điện từ (Rail-Gun) Trung Quốc vừa lắp đặt lên chiến hạm của mình chẳng có ý nghĩa nhiều trong thực chiến.
Gần đây trên mạng lan truyền một bức ảnh cho thấy, trên mũi tàu Haiyangshan 936 được lắp một tháp pháo lớn. Ngay sau tháp pháo là 3 khoang lớn được cho là máy phát điện và các thiết bị cần thiết cho một pháo điện từ.
Được biết, con tàu đã thực hiện ra khơi ít nhất một chuyến sau khi cải hoán. Nếu thông tin này được xác nhận, Trung Quốc sẽ trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới gắn một hệ thống pháo điện tử lên các chiến hạm và đưa nó ra biển thử nghiệm.
Tuy nhiên, vũ khí này không phải là một phát minh mang tính đột phá. Chuyên gia quân sự Nga Konstantin Sivkov lý giải: "Vào những năm 1980, các chuyên gia Liên Xô đã từng dễ dàng chế tạo pháo điện bằng một thiết kế đơn giản".
"Viên đạn bị đẩy ra khỏi nòng súng với tốc độ siêu thanh do sự chênh lệch lớn của cường độ từ trường chứ không phải bằng sức mạnh của một vụ nổ thuốc súng".
Hình ảnh pháo điện tử trên tàu Hải quân Trung Quốc rò rỉ trên các trang mạng |
Để phóng ra quả đạn với tốc độ siêu thanh và tạo ra lực đẩy điện từ đủ mạnh cần nguồn điện khổng lồ. Hơn nữa, pháo điện từ được tạo ra theo các công nghệ hiện nay chưa thể sử dụng được trong chiến đấu.
“Trong giai đoạn hiện nay, pháo điện từ chỉ có thể được đặt trên các tàu chiến, ví dụ như tàu khu trục tàng hình Zumwalt có trọng tải trên 14.000 tấn. Ngoài ra, quả đạn nặng 11 kg được bắn ra khỏi miệng nòng pháo với vận tốc hơn 1600m/s. Đây là kết quả không đáng kể”, chuyên gia Konstantin Sivkov nói tiếp.
“Trong khi đó, quả đạn nặng 20 kg bắn ra từ nòng pháo trên xe tăng Nga có vận tốc ban đầu lên đến 1750 m/s”.
Vị chuyên gia cho rằng, “Cùng với thời gian, pháo điện từ có thể trở thành một loại vũ khí đầy triển vọng. Khi từ trường đủ mạnh để phóng quả đạn đi với vận tốc 5000 km/s, thì pháo điện từ sẽ được quan tâm. Còn bây giờ, Rail-Gun chỉ là một thiết bị thử nghiệm”.
Tàu Haiyangshan 936 được cho là đã ít nhất thử nghiệm 1 lần trên biển |
Cuối cùng Konstantin kết luận, "Pháo điện từ rất dễ bị tổn thương. Sau khi bắn ra quả đạn, nó phát ra các sóng điện từ và bức xạ nhiệt mạnh. Kết quả là, các trạm ra-đa của đối phương dễ dàng phát hiện ra tàu khu trục mang theo nó".
Tất nhiên, ngay lập tức sẽ có những đòn đáp trả của Không quân hoặc trận pháo kích trả đũa. Như vậy, đợt bắn pháo đầu tiên cũng sẽ là đợt bắn cuối cùng!
http://baodatviet.vn/quoc-phong/vu-khi/chuyen-gia-nga-rail-gun-bien-tau-trung-quoc-thanh-bia-do-dan-3352258/
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét