Các khoản tín dụng khổng lồ từ Trung Quốc dễ dàng được sử dụng để khống chế
các nước "con nợ", để Bắc Kinh duy trì ảnh hưởng và kiểm soát chiến lược.
Ngày 20/2 Giáo sư Brahma Chellaney từ Trung tâm Nghiên cứu chính sách có trụ sở đặt tại New Delhi, Ấn Độ có bài phân tích về chính sách sử dụng bẫy nợ với các quốc gia khác của Trung Quốc làm đòn bẩy bảo đảm ảnh hưởng và kiểm soát các lợi ích chiến lược.
Giáo sư Brahma Chellaney dẫn lời Tổng thống Mỹ John Adams (nhiệm kỳ 1797-1801) cho biết:
"Có hai cách để chinh phục và nô dịch một đất nước. Một là bởi thanh gươm, cái còn lại là nợ nần."
Trung Quốc đã chọn con đường thứ 2, sử dụng các công cụ kinh tế tích cực thúc đẩy các lợi ích chiến lược của họ. Bắc Kinh đã cho các quốc gia yếu kém về tài chính vay các khoản vay lớn và dùng một số bẫy nợ để tăng cường đòn bẩy của họ.
Giáo sư Brahma Chellaney, ảnh: Alchetron. |
Sau khi thiết lập sự hiện diện ngày càng tăng ở Biển Đông, Bắc Kinh dường như ngày càng quyết tâm mở rộng ảnh hưởng của họ sang Ấn Độ Dương, không kém ảnh hưởng của họ ở các nước xung quanh Ấn Độ - đối thủ chiến lược khu vực.
Từ Djibouti ở châu Phi đến Sri Lanka trên Ấn Độ Dương, Trung Quốc đã chuyển các khoản tín dụng lớn thành ảnh hưởng chính trị, thậm chí cả sự hiện diện quân sự.
Cuộc khủng hoảng chính trị hiện nay tại Maldives đã làm nổi bật một sự thật là, Trung Quốc đã lặng lẽ "mua" vài đảo nhỏ trong quốc gia quần đảo đang chồng chất nợ nần ở Ấn Độ Dương này.
Mohamed Nashed, Tổng thống đầu tiên của Maldives được bầu cử một cách dân chủ đã bị lật đổ bằng súng, ông cho biết quốc gia mình không thể trả Trung Quốc khoản nợ 1,5 tỉ USD, tương đương 80% tổng nợ nước ngoài.
Không bắn một phát súng nào, Trung Quốc đã chiếm được nhiều đất ở Maldives hơn cả Công ty Đông Ấn của Anh vào cuối thế kỷ 19.
Trong số các hòn đảo không có người ở của Maldives mà Trung Quốc thuê lại, có Feydhoo Finolhu từng là nơi đào tạo cảnh sát, và Kalhufahalufushi (bờ biển?) dài 7 km với một rặng san hô tuyệt đẹp.
Đảo Feydhoo Finolhu của Maldives được Trung Quốc thuê lại với giá 4 triệu USD trong 50 năm. Ảnh: maldivesindependent.com. |
Feydhoo Finolhu được trả 4 triệu USD (trong 50 năm), tương đương 1 căn hộ hạng sang ở Hồng Kông, trong khi Kalhufahalufushi thậm chí còn rẻ hơn.
Trung Quốc là quốc gia duy nhất hỗ trợ Tổng thống Abdulla Yameen của Maldives lên nắm quyền năm 2013.
Bắc Kinh cũng đã đưa ra một mối đe dọa mở với Ấn Độ, quốc gia vốn có ảnh hưởng chi phối ở Maldives từ khi quốc đảo này độc lập từ Anh quốc.
Truyền thông nhà nước Maldives cảnh báo, nếu Ấn Độ can thiệp quân sự vào quốc gia này, Bắc Kinh sẽ không khoanh tay ngồi nhìn, mà sẽ ngăn chặn.
Chắc chắn Trung Quốc sẽ tuyên bố, những đảo họ mua của Maldives là cơ sở thương mại lành mạnh, thuần túy.
Nhưng các dự án phát triển cảng khẩu Trung Quốc xây dựng trên Ấn Độ Dương với nhấn mạnh tính chất "thương mại thuần túy", đã xuất hiện các cơ sở hạ tầng quân sự.
Sau khi cho Djibouti vay hàng tỉ USD, năm ngoái Trung Quốc đã thành lập căn cứ quân sự đầu tiên ở quốc gia nhỏ bé nhưng có tầm quan trọng chiến lược, án ngữ rìa Tây Bắc của Ấn Độ Dương.
Tại Pakistan, Bắc Kinh đã triển khai các tàu chiến để bảo đảm an toàn cho cảng Gwadar do Trung Quốc xây dựng, trong khi họ đang tìm cách thiết lập một căn cứ quân sự gần đó.
Học giả Ấn Độ: Donald Trump sẽ làm điều Obama chưa từng làm trên Biển Đông |
Chính sách ngoại giao chủ nợ của Bắc Kinh đã có thêm một thành công lớn vào tháng 12 năm ngoái, khi Sri Lanka chính thức giao cảng Hambantota có giá trị chiến lược cho Trung Quốc theo hợp đồng trị giá 99,5 triệu USD.
Trước đó, sau khi Sri Lanka giao cảng container Colombo cho Trung Quốc năm 2014 với 500 triệu USD, tàu ngầm Trung Quốc đã lặng lẽ cập cảng này.
Ở phía Đông của Myanmar, Ấn Độ và phương Tây đang lo ngại rằng cảng nước sâu Kyauk Pyu được Trung Quốc tài trợ phát triển, cuối cùng cũng có thể phục vụ các mục đích quân sự.
Ở Maldives, Bắc Kinh đã ngỏ ý biến một hòn đảo không có người ở thành căn cứ hải quân bằng cách cắt các rặng san hô xung quanh để mở lối đi cho các tàu chiến, hoặc thậm chí tạo ra các đảo nhân tạo và quân sự hóa nó như đã làm ở Biển Đông.
Trong khi đó sự hiện diện của hải quân Trung Quốc trên Ấn Độ Dương những tuần gần đây có thể gửi một thông điệp đến Ấn Độ, bao gồm cả việc tìm cách ngăn chặn New Delhi can thiệp quân sự vào Maldives.
Tổng thống đương nhiệm của quốc đảo này, ông Yameen đã tạo điều kiện cho Trung Quốc mua lại đảo của Maldives bằng cách sửa đổi Hiến pháp năm 2015 để hợp pháp hóa quyền sở hữu đất đai của nước ngoài.
Bản Hiến pháp được sửa đổi là vì Trung Quốc, các quy định mới đòi hỏi nước ngoài muốn sở hữu đất đai phải có một dự án xây dựng tối thiểu 1 tỉ USD để có ít nhất 70% diện tích đất họ mong muốn từ đại dương.
Trung Quốc sẽ phải trả giá cho những gì đã làm ở Biển Đông |
Bằng cách trao cho Bắc Kinh các hợp đồng xây dựng cơ sở hạ tầng lớn do Trung Quốc tài trợ, Yameen đã làm người dân Maldives kinh ngạc với khoản nợ nần mà khả năng thanh toán gần như bằng không.
Một số quốc gia rơi vào vòng xoáy nợ nần với Trung Quốc, hoặc có nguy cơ trở thành con nợ của Bắc Kinh là những láng giềng sát nách Ấn Độ, bao gồm Bangladesh, Maldives, Myanmar, Nepal, Pakistan và Sri Lanka.
Thông qua việc thiết lập căn cứ hải quân ở Djibouti, ở Maldives, Trung Quốc có thể mở ra mặt trận trên Ấn Độ Dương chống lại New Delhi như đã từng mở ra mối đe dọa xuyên Himalaya dưới thời Mao Trạch Đông.
Chiến lược của Trung Quốc ở Nam Á và xa hơn nữa là nhằm tạo ra một vòng ảnh hưởng của Bắc Kinh về thương mại, truyền thông, vận tải và các liên kết an ninh.
Với các dự án lớn mà Trung Quốc tài trợ và xây dựng, các quốc gia nhỏ yếu đang giảm dần quyền tự chủ của mình trong việc đưa ra quyết sách và đẩy các nước này vào quỹ đạo chiến lược của Trung Quốc.
Thậm chí thủ đoạn này có thể giúp Trung Quốc làm sống dậy một thực tế đã được chủ nghĩa thực dân châu Âu sử dụng trong thế kỷ trước.
Một trong những thực tiễn đó là các hợp đồng cho thuê dài hạn, ví dụ như hợp đồng 99 năm giúp nước Anh thế kỷ 19 đã mở rộng kiểm soát 90% diện tích đất ở Hồng Kông.
Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) đã cảnh báo rằng, các khoản vay của Trung Quốc với mức lãi suất 7% đang thúc đẩy các khoản nợ không bền vững.
Việc chuyển giao Hambantona ở Sri Lanka cho Trung Quốc đã được xem như một nông dân nợ nần chồng chất phải gán cả con gái của mình cho kẻ chủ nợ độc ác.
Ở Pakistan, các công ty nhà nước Trung Quốc có được đảm bảo bằng hợp đồng năng lượng với các điều khoản hậu hĩnh, như quyền sở hữu nhà máy và hưởng 16% lợi nhuận hàng năm, cao hơn rất nhiều mức bình quân toàn cầu.
Hành lang kinh tế mà Trung Quốc xây dựng tại Pakistan đã trở thành một phương tiện để thâm nhập sâu hơn vào quốc gia này.
Trong bối cảnh ấy, không phải ngẫu nhiên Ngoại trưởng Hoa Kỳ Rex Tillerson đã gọi Trung Quốc là "siêu cường đế quốc mới" với những thực tiễn "gợi nhớ đến chủ nghĩa thực dân châu Âu".
Mao Trạch Đông từng nói, quyền lực sinh ra từ nòng súng.
Nhưng với Trung Quốc đang nổi lên như một siêu cường đầu tiên trong lịch sử hiện đại mà không có đồng minh thực sự, một nguyên tắc mới bổ sung cho định hướng chính sách của họ là:
Mua tình ban bằng cách mở chiếc ví dày cộp.
Trung Quốc đã lôi kéo các quốc gia vào vòng ảnh hưởng của họ bằng cách biến các nước này thành những con nợ của mình.
Nguồn:
http://giaoduc.net.vn/Quoc-te/Hoc-gia-An-Do-phan-tich-cach-Trung-Quoc-chinh-phuc-no-dich-mot-dat-nuoc-post183905.g
d
d
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét