.Từ ngàn xưa, người Do Thái đã xem tri thức là loại vốn đặc biệt vì có thể sinh ra vốn và của cải, lại không bị cướp đoạt được.
Trong lịch sử, người Do Thái được biết đến là một sắc tộc tôn giáo có nguồn gốc từ Israel. Dù hiện nay người Do Thái sống rải rác tại nhiều quốc gia khác nhau, nhưng chỉ có Israel là quốc gia Do Thái duy nhất trên thế giới, người dân đa phần là người Do Thái và quốc đạo là Đạo Do Thái.
Dân số người gốc Do Thái trên thế giới hiện nay vào khoảng gần 13,8 triệu người (khoảng hơn 0,19% dân số thế giới – số liệu năm 2013), tức là cứ khoảng 517 người thì có 1 người Do Thái. Thế nhưng, vào khoảng giữa thế kỷ 19, 1/4 các nhà khoa học trên thế giới là người Do Thái, và tính đến năm 1978, hơn một nửa giải Nobel rơi vào tay người Do Thái. Như vậy, có đến 50% đóng góp cho sự tiến bộ của loài người chỉ do 0,19% dân số đảm nhiệm. Những tên tuổi lớn của thế kỷ 20 có thể kể đến như bộ óc thế kỷ Albert Einstein, Sigmund Freud, Otto Frisch… đều là người Do Thái.
Vậy tại sao các thế hệ người Do Thái lại có được trí tuệ như vậy (chỉ số IQ trung bình của người Do Thái là 110 so với chỉ số trung bình 100 của thế giới)? Trong cuốn “Bí mật người Do Thái dạy con làm giàu” có đưa ra lời giải thích cụ thể cho vấn đề này.
Vai trò của bà mẹ Do Thái
Bà mẹ Do Thái dạy con từ khi mang thai. Các bà mẹ thường nghe nhạc, chơi đàn, hát và… làm toán cho đến khi sinh con ra. Các thai phụ làm vậy vì tin rằng cách đó sẽ làm đứa bé sau này trở nên thông minh. Người mẹ chọn ăn hạnh nhân, chà là, uống dầu cá và ăn cá nhưng tránh ăn đầu cá vì tin rằng tất cả điều đó sẽ giúp cho con trở nên thông thái.
Từ lúc còn ẵm ngửa đứa bé, bà mẹ đã tạo cho con thói quen thích sách bằng cách dùng mẹo nhỏ vài giọt mật lên cuốn sách và cho bé liếm. Khi đó, trong nhận thức non nớt của đứa trẻ, sách là cái gì đó rất ngọt ngào, hấp dẫn.
Ủy ban công nghiệp thành phố New York (Mỹ) có cuộc điều tra nguồn nhân lực vào năm 1950 và nhận thấy có sự khác biệt lớn về việc đi làm công nhân giữa phụ nữ Ý với phụ nữ Do Thái. Phụ nữ Ý thường phải đi làm và còn bắt con nghỉ học để đi làm phụ cha mẹ, các bà mẹ Do Thái thì ngược lại. Dù kinh tế khó khăn, họ vẫn ở nhà để nuôi dạy con, dồn hết trách nhiệm kiếm sống cho chồng - người ban ngày đi làm nhưng tối về có nghĩa vụ học và dạy cho con học.
Nhờ sự chăm sóc, động viên của cha mẹ mà học sinh Do Thái nổi tiếng trong trường về thành tích học tập và tính chuyên cần, khác hẳn với học sinh nhiều dân tộc khác. Vào năm 1954, hệ thống trường công của thành phố New York thống kê được 28 học sinh có chỉ số IQ cực cao lên tới 170 điểm, thì trong đó 24 là học sinh Do Thái. Ngoài ra, những người này còn quan niệm điểm không quan trọng bằng cách học, mà đã học thì phải hỏi. Chính vì vậy, học sinh Do Thái được khuyến khích đặt thật nhiều câu hỏi cho giáo viên.
Cũng theo các nhà khoa học Do Thái, sự rung động của âm nhạc sẽ kích thích bộ não và đó là lý do vì sao có rất nhiều thiên tài người Do Thái…
Hệ thống giáo dục phổ thông
Từ lớp 1 đến lớp 6, những môn học ưu tiên trẻ em gồm kinh doanh, toán học, khoa học. Tất cả trẻ Do Thái đều tham gia vào các môn thể thao như bắn cung, bắn súng, chạy bộ vì họ tin rằng bắn cung và bắn súng sẽ rèn luyện cho bộ não trở nên tập trung vào cách quyết định và sự chính xác.
Ở trường trung học, học sinh sẽ giảm dần việc học khoa học mà sẽ học cách tạo ra sản phẩm, đi sâu vào những kiểu bài tập thực tế như vậy. Dù một số dự án/bài tập có vẻ nực cười và vô dụng, nhưng tất cả đều đòi hỏi sự tập trung nghiêm túc đặc biệt nếu đó là những môn thuộc về vũ khí, y học, kỹ sư, ý tưởng sẽ được giới thiệu lên các viện khoa học hoặc trường đại học.
Khoa kinh doanh cũng được chú trọng ưu tiên. Trong năm cuối ở trường đại học, sinh viên sẽ được giao một dự án và thực hành. Họ sẽ hoàn thành nếu nhóm của họ (khoảng 10 người/nhóm) có thể tạo ra lợi nhuận 1 triệu USD. Đừng ngạc nhiên, đây là thực tế và đó là lý do vì sao một nửa hoạt động kinh doanh trên thế giới là của người Do Thái.
Xã hội Do Thái từ rất sớm đã coi trọng việc xóa mù chữ, sách và người có học thức
Dân tộc Do Thái là dân tộc đầu tiên trên thế giới - từ năm 64 đầu Công nguyên - mà nhà thờ quy định tất cả nam giới phải biết đọc viết và tính toán; sang thế kỷ thứ 2 thì bắt buộc mọi đàn ông phải có nghĩa vụ dạy con trai mình đọc, viết, tính toán. Như vậy họ đã thực hiện phổ cập giáo dục cho nam giới trước các dân tộc khác mười mấy thế kỷ.
Israel cũng là nước đứng đầu thế giới về dân số từ 14 tuổi đọc sách, đứng đầu về số đầu sách xuất bản theo đầu dân. Không một người Do Thái thành đạt nào lại không tranh thủ thời gian để đọc, để học, để làm giàu hiểu biết.
Như vậy, từ ngàn xưa người Do Thái đã xem tri thức là loại vốn đặc biệt vì có thể sinh ra vốn và của cải, lại không bị cướp đoạt được. Và đây nhân tố quan trọng giúp người Do Thái đạt được trí thông minh vượt bậc so với phần còn lại của thế giới.
Mặc dù chỉ chiếm 0,02% dân số nhưng người Do Thái lại đại diện cho hơn 10% người trong danh sách Fobes 400 người giàu nhất thế giới, hơn 10% danh sánh CEO của 500 hãng lớn nhất thế giới theo bình chọn của Fortune và khoảng 30% người dành giải Nobel.
Nhắc đến người Do Thái là nhắc đến sự thành công, vậy họ đối mặt với sự thất bại như thế nào? Người Do Thái thừa nhận rằng: Tất cả mọi người đều thất bại tại một vài điểm nào đó trong cuộc đời của họ là sự thật không thể chối bỏ. Kinh Torah cũng cho rằng, không có con người nào được kỳ vọng trở nên hoàn hảo.
Thậm chí nhà lãnh đạo Moses của người Do Thái cũng bị cho là mắc sai lầm khi ông đánh vào tảng đá cùng đoàn người của mình để tìm ra nguồn nước thay vì nói chuyện với nó như lời Chúa yêu cầu ông thực hiện. Thông điệp ở đây là: Thất bại chỉ là một phần trong cuộc đời của con người và không có lý do gì để sợ hãi khi nó xảy ra.Điều thử thách đối với mỗi người là cách họ đáp trả lại thất bại: Nó có thể dẫn tới nhiều thất bại hơn hoặc đỉnh cao vĩ đại hơn của sự thành công.
Có 2 điểm cốt lõi trong quan điểm của người Do Thái về sự thất bại gồm: Tránh đổ lỗi và sửa chữa nó. Chính vì xem là một phần cuộc sống nên người Do Thái khuyến khích việc đối mặt với thất bại, không đổ lỗi cho mọi thứ hay người khác thay vì chính bản thân bạn. Bằng cách đổ lỗi chongười khác, bạn sẽ tiếp tục mắc phải những sai lầm tương tự và sau đó lại tự hỏi tại sao mình không bao giờ tiến bộ lên được.
Vậy người Do Thái sửa chữa sai lầm bằng cách nào? Họ có một quá trình 4 bước được thực hiện hàng ngày hoặc ít nhất là 2 lần một tuần có tên h’eshbon ha’nefesh giúp nhìn sâu vào nội tâm và nhận ra những điểm mạnh, điểm yếu của bản thân:
Nhận ra lỗi lầm và chịu trách nhiệm về nó
"Càng nhiều khôn ngoan càng đi qua nhiều nỗi đau"
(Trích Kinh Ecclesiastes 1:18 )
|
Bước đầu tiên trong hành trình soi xét lại nội tâm là nhận ra và chịu trách nhiệm với lỗi lầm và từ đó nhận ra những tổn thất tiềm ẩn mà nó tạo ra đối với việc kinh doanh hay cuộc sống của chúng ta. Điều này có ý nghĩa sâu xa về mặt nhận thức.
Ví dụ, một sai lầm lặp lại phổ biến chính là sự trì hoãn. Đây chính là trở ngại lớn nhất đối với thành công thực sự. Không kể mức độ quan trọng của nhiệm vụ ra sao, nhiều người dường như không bao giờ tự họ đứng dậy để đủ thời gian hoàn thành công việc một cách hợp lý. Họ chần chừ, trì hoãn cho đến khi buộc phải đuổi theo thời gian và chịu áp lực thời hạn công việc. Chính điều này cũng làm gia tăng tình trạng căng thẳng và tức giận.
Nếu mọi người trung thực với bản thân mình, họ sẽ nhận ra rằng mình đang có vấn đề. Nhưng khắc phục vấn đề lại là điều khó. Để giải quyết được nó, bạn cần hiểu trọn vẹn những tổn thất do việc trì hoãn đang gây ra trên mọi cấp độ. Ngoài ra, hãy xem thói quen chần chừ là một kẻ thù đứng giữa bạn và thành công. Từ đó bạn sẽ có động lực chiến đấu với nó trong lần xuất hiện tiếp để gặp được thành công. Quá trình này có thể áp dụng tương tự đối với những thói quen khác như tức giận, thiếu tập trung hay bi quan.
Nhận ra điểm lỗi trong suy nghĩ
Một khi bạn nhận ra thất bại cũng như tác động tiêu cực của nó đến cuộc sống, bạn có thể tiến đến bước thứ 2 là nhận ra điểm lỗi trong tư duy đã gây ra lỗi lầm.
Hãy xem xét về sự kiêu ngạo. Chính điều này dẫn dắt bởi những ý nghĩ sai lầm từ việc bạn cho rằng mình có giá trị cao hơn những người khác. Từ đó, bạn sẽ có những hành động dẫn tới thất bại khi đánh giá thấp đối thủ. Bằng cách phân tích kỹ lưỡng quá trình suy nghĩ dẫn tới sự kiêu căng hay bất kỳ thói xấu nào gây ra thất bại, bạn có thể phát hiện ra đâu là điểm logic bị lỗi và bắt đầu sửa chữa nó.
Thừa nhận sai lầm của bản thân và người khác
Bước thứ 3 cũng quan trọng không kém chính là thừa nhận lỗi lầm của bản thân và những người khác. Đây là quan điểm ẩn chứa nhiều sự khôn ngoan phía sau.
Một huấn luyện viên nổi tiếng về thói quen sống từng cho biết, có một thực tế là những khách hàng của ông hiểu rằng ông sẽ gọi và kiểm tra họ, thúc đẩy họ thực hiện những nhiệm vụ một cách hiệu quả. Ý tưởng đặt ra ở đây là khi những người khác nhận thức được các vấn đề và lỗi lầm của bạn, họ có thể thúc đẩy bạn tránh mắc lại chúng. Vì vậy nếu bạn thừa nhận các vấn đề của mình với những người xung quanh, bạn sẽ thấy rằng khó tiếp tục mắc lại chúng.
Trở lại ví dụ về sự trì hoãn, một khi bạn thừa nhận vấn đề này với những đồng nghiệp của mình, bạn sẽ thấy khó để tiếp tục duy trì thói quen này. Bạn hiểu rằng mọi người biết đâu là lý do thực sự khiến mọi người chậm trễ trong dự án. Chính điều này sẽ thúc đẩy bạn không chần chừ nữa. Bạn cũng có thể áp dụng tương tự với các thói quen dẫn tới thất bại khác trong cuộc sống của mình.
Tự hứa rằng sẽ không chịu thua nữa
Bước thứ tư này chính là một giao ước nhằm giúp bạn kiên trì với việc không đi theo những con đường suy nghĩ sai lầm. Tuy nhiên dễ dàng để bạn hứa miệng với chính mình nhưng càng dễ hơn khi phá vỡ chúng. Vì vậy hãy viết ra một lời cam kết cá nhân với chính mình, với vợ hoặc chồng mình, với người bạn thân, huấn luyện viên của bạn hay thậm chí là với Chúa để thay đổi suy nghĩ và thói quen của bạn.
.http://cafebiz.vn/quan-tri/vi-sao-nguoi-do-thai-thong-minh-nhat-the-gioi-20150909102445847.chn
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét