Dưới chế độ quân chủ Bourbon, Napoléon có rất ít hy vọng được thăng cấp nhưng khi cuộc Cách Mạng Pháp lên cao độ vào ngày 10-8-1792 với chế độ quân chủ đã bị lật đổ và một nước Cộng Hòa được thành lập, thì đây là cơ hội rất tốt, có tính quyết định đối với cuộc đời của Napoléon và đã mở ra để Napoléon tiến lên đài vinh quang với những trận đánh nổi tiếng….
Trận Toulon (1793)
Đây là trận đánh đầu tiên đánh dấu sự bắt đầu của một tài năng quân sự sẽ làm rung chuyển châu Âu trong suốt gần 2 thập kỷ tiếp theo. Lúc này sau cách mạng Tư Sản 1789, ở Marseille có cuộc nổi dậy của những người ủng hộ hoàng gia được sự hậu thuẫn của người Anh, Sau khi tướng Carteaux giải phóng Marseille vào ngày 25-8, phe bảo hoàng đã kịp giao Toulon cho quân Anh, Hạm đội hải quân hoàng gia đã thả neo, đổ bộ một bộ phân quân lính tăng cường cho lực lượng vốn đã rất đáng gờm ở đây.
Cảng Toulon lúc đó chiếm một vị trí quan trọng, trấn giữ vùng Địa Trung Hải và 1/3 số chiến thuyền của Pháp đóng tại đây. Đô đốc Samuel Hood và tướng O’Hara phía quân Anh đã củng cố lại các pháo đài, trang bị với các khẩu thần công lớn yểm trợ nhằm ngăn cản nỗ lực chiếm lại cảng của quân cộng hòa.
Phía Pháp tướng Carteaux vốn bất tài, ngay khi Napoleong lúc đó đang là đại úy thăm các ụ pháo do ông này bố trí xây dựng đã thấy ngay tầm bắn của đạn pháo không thể với tới các chiến thuyền Pháp. Trước đó Napoleong đã gửi về bộ trưởng chiến tranh ở Paris đề xuất một mô hình lò có khả năng nung đỏ đạn đại bác đến mức có thể làm cháy thuyền địch. Mặc dù bị Carteaux gây cản trở nhưng Bonaparte vẫn được tín nhiệm thăng cấp thiếu tá chỉ huy pháo binh.
Quân Anh chủ động tấn công vào các ụ pháo của quân Pháp nhưng tổn thất nặng nề, Napoléong truy quét và bắt được tướng O’Hara. Pháo Binh Pháp bắt đầu tấn công vào hai pháo đài Éguillette và Balaguir, vốn ở vị trí then chốt có thể hỷ diệt mọi tàu bè tiến vào cảng. Quân Anh cũng trả đũa bằng phản pháo. Vào giữa đêm 16/12 Bonaparte dẫn đầu một tiểu đoàn bộ binh tấn công vào đánh vào điểm cao Caire và chiếm pháo đài nhỏ Gibraltar. Sau đó chính những thần công của Anh được quay nòng về chính phía họ. Bonaparte mặc dù bị thương ở đùi vẫn thừa thắng dẫn bộ binh đánh thẳng vào hai pháo đài Éguillette và Balaguir. Quân Anh hoảng loạn bỏ chạy để lại toàn bộ số thần công còn chưa dùng đến. Ngay lập tức các hạm đội Anh trong cảng bị pháo binh tấn công. Ngày hôm sau cũng với chiến thuật như vậy Napoléon chiếm tiếp pháo đài Malbosquet, các chiến thuyền Anh phải bỏ chạy trước khi đốt cháy các chiến thuyền Pháp.
Napoléon được thăng lên cấp tướng chỉ huy lữ đoàn. Khi đó ông mới 24 tuổi.
Chiến dịch ITALY (1796-1797)
Đây là chiến dịch đầu tiên trong đời của Napoleon. Nó bắt đầu vào ngày 11/3/1796 khi ông nhận lệnh từ viện Đốc chính, tức 3 ngày sau khi ông kết hôn với Josephine.
Tuy gặp nhiều khó khăn nhưng Napoleon vẫn rất bình tĩnh. Ông đến từng đơn vị động viên binh lính và cố gắng phát lương cho họ. Ông thay những khẩu pháo cũ kĩ bằng những khẩu pháo mới và mạnh hơn.Ông dùng nhiều cách để kích động, lấy tinh thần binh sĩ và xử bắn những kẻ nổi loạn. Vì vậy chỉ trong một thời gian ngắn, quân đội của ông đã đâu vào đấy.
Ngày 9/4/1796, Napoleon quyết định vượt núi Aples cùng với quân đội cuả mình. Chiến dịch thật sự bắt đầu.
Đây là một cuộc hành quân gian khổ. Tuy vậy, quân đội Pháp đã vượt qua trong 6 ngày. Ngay sau đó họ đã có một trận đấu với quân Áo và quân Piemont và sau đó quân Pháp đã chiếm được vùng đất phì nhiêu này. Không dừng ở đó, Napoleon thúc quân đi đánh chiếm Milan đang nằm trong tay quân Áo. Với sự nghi binh tài tình, Napoleon đã dẫn binh lính vượt qua sông Po thành công và tiến sát vào Milan hơn. Sau thất bại này, quân Áo rút qua sông Ada cố thủ, ngăn không cho quân Pháp tiến lên. Ngày 10/5/1769 quân Pháp và Áo đánh nhau đẫm máu ở cầu Lodi bắc qua sông Ada.Trước khi trận đánh nổ ra, Napoleon đã đích thân đi trinh sát trận địa và đã tự tay bố trí trận địa pháo binh. Ông căn đo thật kĩ và chính xác vì ông biết chỉ có hoả lực pháo binh mới hạ được quân Áo.
Đúng như ông dự kiến, hoả lực mạnh mẽ của pháo binh Pháp đã làm tê liệt quân Áo.Lúc cuộc chiến đấu diễn ra ác liệt ở đầu cầu thì Napoleon, dẫn đầu một tiểu đoàn cận vệ, xông tới dưới làn mưa đạn, 20 khẩu pháo của quân áo nhả đạn quét sạch cầu và lân cận. Lính cận vệ, do Napoleon dẫn đầu, đã chiếm được cầu và đánh bật được quân áo ra xa. Sau một ngày đánh nhau đẫm máu, Quân Áo vỡ trận bỏ chạy bỏ lại trên chiến trường 15 khẩu pháo và chừng 2.000 người vừa bị chết và bị thương. Napoleon tung quân truy kích và chiếm Milan ngày 15/5/1796. Vùng Lombardie rơi vào tay quân Pháp.
Nước Áo, sau thảm bại ở Milan, đã quyết định phục thù. Họ liền thay đổi tướng viên tướng già bằng một viên tướng trẻ mới và tăng cường thêm hỏa lực, bổ sung thêm quân. Để đối đầu với quân Áo mạnh hơn hẳn, Napoleon đã quyết định dùng kế để thắng. Ông ra lệnh cho binh sĩ rút khỏi thành Mantova, để lại một lượng lớn pháo và vũ khí. Khi tiến vào,quân Áo thâý thành trống trơn, tưởng đối phương đã rút lui liền mừng ra mặt. Và họ đã phạm sai lầm khi chia quân ra truy kích. Chỉ chờ thời cơ này, Napoleon liền phản công bằng cách diệt từng cánh quân đối phương. Vì vậy, chỉ mất 6 ngày, quân Pháp đã diệt gọn 20 ngàn lính Áo. Quân Pháp thừa thắng tiến lên tấn công tàn quân Áo đã chạy về thành Mantova. Sau khi bao vây suốt năm tháng trời, triều đình Áo cử ngay 40 ngàn quân đến giải vây. Ngaỳ 15/11/1796 tại cầu Arcole đã diễn ra trận đánh đẫm máu kéo dài đến ngày 17/11/1796. Quân Áo đại bại, phải đầu hàng vô điều kiện.
Napoleon đã vượt qua những thử thách máu lửa đấu tiên ở nước Italy khi mới 27 tuổi. Sang năm 1797, được sử phê chuẩn của phủ đốc chính, Napoleon dẫ quân tiến vào nước Áo. Cả triều đình Áo hoảng sợ, rối loạn và phải cầu hòa.
Tháng 7/1797, hai nước Pháp-Áo kí hiệp ước đình chiến, chiến tranh kết thúc.
Viễn chinh xâm lăng Ai Cập (1798-1799)
Vào tháng 5 năm 1798, Napoléon bắt đầu cuộc viễn chinh tại Ai Cập với 38,000 quân. Các chiến thắng bắt đầu: pháo đài Malta của các hiệp sĩ Hospitallers (the Knights Hospitallers of St. John of Jerusalem) bị thất thủ vào ngày 10-6-1798, rồi thành phố Alexandria của Ai Cập đầu hàng vào ngày 1 tháng 7. Napoléon đã đánh bại các kẻ cai trị xứ Ai Cập có tên là nhóm Mamelukes, trong trận đánh tại các Kim Tự Tháp gần thành phố Cairo.Quân Mamelukes đã chạy trốn về phía nam, bỏ lại một phần pháo binh (40 khẩu pháo). Mấy nghìn xác chết phủ kín chiến trường. Rồi đồng bằng sông Nile bị chinh phục rất nhanh chóng.
Nhưng, vào ngày 1-8-1798, hạm đội Pháp bỏ neo tại Vịnh Abu Qir đã bị hoàn toàn phá hủy bởi hạm đội Anh của Đô Đốc Horatio Nelson trong trận thủy chiến “Dòng Sông Nile” (the Battle of the Nile) khiến cho đoàn quân Pháp bị mắc kẹt trong miền đất mà họ đã chinh phục được và bị cắt đứt các nguồn tăng cường và tiếp tế. Cũng vào thời gian này, Napoléon đã cố gắng đưa vào xứ Ai Cập các định chế chính trị, cách quản trị và tài năng kỹ thuật của tây phương. Quốc gia bảo hộ Ai Cập là Thổ Nhĩ Kỳ bèn liên minh với các nước Anh, nước Nga và tuyên chiến với nước Pháp vào tháng 9 năm đó. Để ngăn chặn cuộc tấn công của Thổ Nhĩ Kỳ vào xứ Ai Cập và có lẽ cũng vì muốn trở về đất Pháp bằng con đường Anatolia, Napoléon đã đưa quân qua Syria vào tháng 2 năm 1799, tiến tới pháo đài Acre (ngày nay là Akko, thuộc nước Do Thái) và đoàn quân Pháp đã bị chặn đánh thảm bại tại nơi này.Sau nhiều đợt xung phong vô hiệu, ngày 20 tháng 5 năm 1799, quân Pháp phải bỏ cuộc bao vây, tổng cộng quân Pháp đã mất 3.000 người. Bên bị bao vây còn thiệt hại lớn hơn thế nữa.
Napoléon đành phải rút về Ai Cập và khi tới Abu Qir, gần Vịnh Abu Qir, ông đã đột kích và tiêu diệt gần 15.000 quân Thổ vào ngày 25 tháng 7 năm 1799.
Vào tháng 8 năm 1799,Có nhiều âm mưu phản cách mạng. Chế độ Cộng Hòa đang cần cấp cứu.Hội Đồng Chấp Chính đã ra lệnh cho Napoléon trở về . Tháng 8 năm 1799, Napoléon Bonaparte lên tầu, lẻn về Pháp, giao quyền chỉ huy đoàn quân Ai Cập cho Tướng Jean Kleber.
Trận Marengo (1800)
Đây là trận đánh quan trọng đầu tiên của Napoleon trong cương vị Tổng tài của nước Pháp.Trận đánh khởi đầu vào buổi sớm ngày 14 tháng 6 năm 1800 ở gần Marengo.Napoleon có cả thảy 20.000 quân và chỉ điều động bộ phận pháo loại tồi nhất cùng vượt đèo Grăng Xanh Béc-na với ông hồi tháng 5, còn pháo binh chủ lực đã hành quân đến chậm vì bị mắc vây và đánh chiếm một cứ điểm mạnh trong núi che chở cho quân áo. Trong khi tướng Áo Melas chỉ huy một đạo quân 30.000 người và 100 cỗ pháo có đầy đủ đạn dược thì Napoleon lại còn phải giao cho tướng De Saix một phần trong số pháo tồi của mình. Thế là Napoleon chỉ có 15 khẩu pháo để chống với 100 khẩu của quân áo.
Quân Pháp vừa đánh vừa lùi và giáng cho quân địch những đòn đích đáng, nhưng bản thân cũng bị thiệt hại nặng. Đến hai giờ chiều, trận đánh xem chừng thất bại, không thể cứu vãn được. Quá ba giờ, Melas ca khúc khải hoàn, cử người về Viên báo tin quân áo toàn thắng, thu nhiều chiến lợi phẩm và tù binh, tướng vô địch Napoleon đã thất bại. Tình trạng hỗn độn đã bao trùm lên tổng hành dinh quân đội Pháp. Napoleon giữ thái độ bình tĩnh, vừa nhắc nhở cần phải cầm cự, vì trận đánh chưa kết thúc. Và đến ba giờ chiều, tình thế đột nhiên thay đổi một cách bất ngờ, bởi sư đoàn De Saix được phái xuống phía nam để cắt đường rút lui của quân địch đang từ Giên trở về cấp tốc hành quân quay trở lại, đã công kích ồ ạt vào quân áo đúng giờ phút quyết định chiến trường.
Quân áo hết sức tin tưởng vào sự toàn thắng của họ đến nỗi lúc ấy có nhiều đơn vị quân đội áo cho toàn thể đơn vị bố trí chuẩn bị nghỉ ngơi và ăn chiều. Bị sư đoàn tinh nhuệ của De Saix ập đánh và tiếp đó là tất cả các đơn vị của Napoleon cũng đánh vào, quân đội áo hoàn toàn bị đánh bại. Năm giờ chiều, quân áo bỏ chạy, bị kỵ binh Pháp truy kích. Tướng De Saix hy sinh ngay từ phút đầu của trận đánh,Napoleon đã bật khóc khi biết tin đó.
Nước Áo bị bắt buộc phải ký Hòa Ước Luneville vào tháng 2 năm 1801, công nhận nước Pháp có quyền chiếm đóng các miền sông Rhine, dãy núi Alps và dãy núi Pyrenées.
Trận Ulm (1805)
Đây là chiến địch đầu tiên của Napoleon trong vai trò hoàng đế Pháp.Sau khi biết tin chính xác quân Nga tiến sang nước Áo, Napoléon bỏ ý định tiến sang nước Anh và hướng các lực lượng chính của mình ra chống lại cuộc liên minh quân sự lần thứ 3 (Nga – Áo). Kế hoạch của Napoléon là tiến hành phòng thủ ở Italia và tập trung lực lượng chủ yếu dưới sự chỉ huy trực tiếp của mình trên mặt trận Nadube. Về mặt chiến dịch, chiến thuật, Napoléon chủ trương tìm cách không cho liên minh sát nhập lại với nhau và dự định dùng cách đánh tỉa để buộc đối phương rời ra từng mảnh. Thực hiện kế hoạch trên, theo lệnh Napoléon từ trại Boulogne (Tây Bắc Pháp), đại quân Pháp gồm 7 quân đoàn (186000 người) chia làm nhiều ngả, hành quân cấp tốc tiến về sông Danube có vị trí Ulm (Nam nước Đức) kiên cố án ngữ sườn bên trái. Chưa đầy 3 tuần lễ, một đoàn quân to lớn đối với thời bấy giờ đã di chuyển từ biển Manche đến sông Danube (hơn 1200 km) mà hầu như không có bệnh binh và người đi rớt lại phía sau. Đây là điều bất ngờ đối với khối liên minh quân sự lần thứ ba (Nga – Áo). Nhờ có kế hoạch hành quân cấp tốc, tất cả đã đến nơi tập trung xung quanh thành Ulm và dồn tướng Áo là Mack cùng phần lớn quân Áo như bị nhốt trong một cái túi.
Quân đoàn của Sout và Lannes cũng như kỵ binh của Murat đã vượt sông Danube và bất ngờ xuất kích vào sau lưng quân của Mack. Thấy tình hình nguy khốn, một bộ phận quân Áo chạy thoát về phía Đông, nhưng dại bộ phận bị vây dồn vào Ulm. Xung quanh Mack, vòng vây ngày càng thịt chặt. Mark muốn phá vây chạy trốn nhưng bị một tên gján điệp của Napoléon là Sunmaixte đánh lừa. Tên này quả quyết xin Mark cố thủ và chẳng bao lâu nữa Napoléon sẽ phải bỏ vây vì ở Paris đang có biến nổ ra một cuộc chống lại ông ta và thế là Mark đã trúng kế.
Ngày 15/10/1805, Nây và Lannes chiếm các cao điểm xung quanh Ulm. Tình thế của Mack trở nên tuyệt vọng. Napoléon cho người đến thương lượng đòi Mark phải đầu hàng và dọa nếu buộc phải đánh vào thì sẽ tiêu diệt hết. Ngày 20/10/1808, Mack đầu hàng, Napoléon thả cho Mark về, còn tù binh thì đưa sang Pháp.
Không nán lâu ở Ulm, Napoléon tiến thẳng đến Viên theo hữu ngạn sông Danube. Trong lúc truy kích, quân Pháp còn bắt thêm được rất nhieu tù binh. Số tổn thất của quân Áo lúc này đã lên tới 61000 người (32000 người ở Ulm, 29000 người bị bắt trước khi thành Ulm thất thủ) chưa kể số bị thương, bị chết, mất tích và một số bị bắt trong quá trình truy kích.
Trận Chiến Austerlitz-1805
Trận Austerlitz còn được gọi là Trận Ba Hoàng đế hay Trận Tam Vương là chiến thắng lớn nhất về mặt quân sự của Napoléon. Hoàng đế Napoléon với đạo quân 73.000 người đã đánh bẹp hai đạo quân Áo và Nga dưới quyền của Hoàng đế Áo Franz II và Nga hoàng Alexander I của Nga (tổng cộng 85.000 người) vào ngày 2 tháng 12 năm 1805 gần thành phố Austerlitz, ngày nay là thành phố Slavkov u Brna của Cộng hoà Séc.
Hoàn cảnh trước trận đánh
Napoléon đã đánh bại quân Áo tại Ulm vào tháng 10 và đã chiếm giữ Viên, thủ đô của Áo vào tháng 11.Khối liên minh lúc này chỉ còn trông vào quân Nga. Napoleon nhắm tới một chiến thắng nhanh chóng trước khi quân Phổ có thể gia nhập liên minh chống Pháp và đe doạ đến ông.Hạ thành Viên xong, Napoléon cấp tốc qua cầu, vượt sông Danube và xông thẳng vao quân Nga lúc này đang ở bên tả ngạn sông Danube, cũng vừa qua cầu. Ý định của Napoléon là chặn đường rút lui của quân Nga đang hối hả rút về phía Bắc. Kutuzov, Tổng chỉ huy quân đội liên minh đã thấy rõ, muốn thoát chết thì chỉ còn cách gấp rút lui quân về Onrăng ở phía Nam Onmát.Mặc dù trên suốt chặng đường lui quân dài hơn 400km từ Bơraonao đến Onmát, Kutudov gặp bao nỗi khó khăn và hiểm nguy nhưng với tài tổ chức và chỉ huy của mình, cuối cùng ông đã đưa được 75000 quân Nga hầu như đã kiệt sức về tới Onmát, tránh được sự đầu hàng nhục nhã và truy sát gấp của Napoléon. Như vậy, cuộc rút lui chiến lược của Kutuzov đã đạt được mục đích để ra là cứu thoát đại bộ phận quân Nga khỏi nguy cơ bị tiêu diệt; còn Napoléon thì không những không đạt được mục đích đề ra là truy kích gấp buộc Kutudôv phải giao chiến để tiêu diệt chủ lực quân Nga kết thúc sớm chiến tranh, mà còn buộc phải để lại một số quân ở các thành phố Áo nhằm bảo vệ hậu phương và các kho cung cấp lương thảo, vũ khí của mình.
Quân Nga vừa rút về đến Onmát có địa thế thuận lợi cho việc phòng thủ thì gần 15000 tàn quân Áo cũng vừa chạy tới. Song khi về đến Onmát, điều mà Kutuzôv quan tâm hơn cả là vừa lo củng cố, chấn chỉnh và tập trung quân liên minh lại, vưà suy nghĩ và xem xét đến hành động của Napoléon. Khi tới Onmát, Kutuzốv trù tính nếu quân Pháp còn tiến công thì tốt nhất là cứ tiếp tục rút lui. Ông phân tích: “Nếu Napoléon càng tiến sâu bao nhiêu thì hắn càng ở xa các đơn vị dự bị của hắn, và khi hắn tiên sâu vào Galixia tôi sẽ đào mồ chôn bọn Pháp ở đấy.” Quả nhiên đúng như vậy, khi sắp đến gần Onmát, mặc dầu quân Pháp đã mệt mỏi nhưng Napoléon vẫn thúc đội tiền vệ đuổi gấp Kutuzốv. Trước hành động đó, với kế hoạch đã được trù tính trước, Kutuzov hạ lệnh cho quân liên minh tiếp tục rút lui, nhưng kế hoạch rút lui của ông không sao thực hiện được vì ông đã vấp phải một trở lực lớn. Hoàng đế Aleksanđr cà một con người không hiểu gì về chiến tranh, nhưng lại hám danh, muốn quyết chiến và mở ngay một trận công kích vào quân Pháp. Không để ý gì đén ý kiến của Kutuzov, Aleksanđr liền quyết định tấn công và bác bỏ kế hoạch rút lui của Kutuzov. Không những thế, Aleksanđr còn làm một điều dại dột nữa là ủy nhiệm cho tướng Áo Frankz Von Weyrother người đã từng bị Napoléon đánh cho thua tơi bời ở nhiều nơi, nắm quyền chỉ huy liên quân Nga – Áo nghiên cứu kế hoạch tấn công.
Chín vạn quân liên minh đã từ Onmát kéo về tập trung quanh Visan.Ý định tiến công của quân liên minh là không đánh thẳng từ Visan về Briun, nơi đại quân Pháp đóng,mà lại hành quân từ Visan xuống Austerlitz, lấy đó làm trận địa xuất phát tấn công và hình thành một mũi vu hồi lớn về phía quân Pháp để cắt đứt đường rút về Viên. Thực hiện kế hoạch trên vào ngày 1 tháng 12, toàn bộ liên minh quân Nga – Áo đã tới làng và hình thành bốn khối tiến công. Hướng tiến công chủ yếu là từ làng Austerlitz đánh xuống phía Tây Nam hướng cánh phải của quân Pháp.Kutudốv phản đối kế hoạch bố trí quân của Weyrother. Theo ý ông thì phải mau chóng thu thập những tin tức chính thức về lực lượng và việc bố trí quân của đối phương, rồi sau đó mới làm kế hoạch dàn quân. Song ý kiến của Kutudốv không được ai chú ý tới. Chiều tối ngày 1/12/1805, kế hoạch tấn công do Weyrother thảo ra đã được Aleksanđr thôngqua.Khi nhận kế hoạch, một số tướng lĩnh Nga có kinh nghiệm đều cho rằng đó là do sự kém cỏi của Weyrother về các vấn đề chiến tranh nên trong bản đồ không thấy Weyrother nói gì đến lực lượng và ý định đối phương, không thấy nói gì đến hành động của từng khối quân và việc bố trí thành từng khối chỉ là phỏng chừng, cũng chẳng tính toán gì đến việc phối hợp lẫn nhau ở ngoài chiến trường. Do sự bố trí quân tự tin một cách mù quáng của Weyrother nên ông ta không để lại một sư đoàn nào làm lực lượng dự trữ khi quân Pháp tấn công
Đang truy kích quân Nga, Napoléon bỗng cho đội tiền vệ dừng ngay lại khi thấy quân Nga không rút lui nữa, đóng quân lại ở Onmát và đang chuẩn bị tấn công lại quân Pháp. Với tài phát hiện và phán đoán được đúng ý định tấn công của Aleksanđr, Napoléon tính rằng ở Austerlitz quân Nga – Áo sẽ được tập trung thành những khối lớn tiến công về hướng Nam và hình thành một mũi vu hồi lớn để rồi sau đó sẽ tìm cách đánh chặn đường đến Viên, đến Danubel và bao vậy hoặc đuổi quân Pháp lên phía Bắc dồn vào núi.Từ cơ sở nhận định như vậy, Napoléon hạ quyết tâm là bằng tác chiến hợp đồng binh chủng giữa bộ binh, kỵ binh và pháo binh, tấn công chớp nhoáng tiêu diệt quân liên minh, dùng hành động mau lẹ làm cho quân liên minh không kịp trở tay đối phó, không sao đoán được ý định của quân Pháp và lấy khu vực Nam cao điểm Pờrátden làm khu vực quyết chiến. Cho nên suốt trong quá trình Aleksanđr điều quân từ Visan xuống Austerlitz, Napoléon bí mật đưa dần quân Pháp từ Briun lên tăng cường cho các đơn vị tiền tiêu thành những khối tập trung lớn bố trí ở phía Đông suối Gômbathờ (khối ở quanh Puntôvích là khối tập trung lớn nhất). Triển khai trên một chính diện rộng từ Bắc xuống Nam chừng 7 km. Ông cũng không quên cài sẵn một mũi quân lớn nữa bí mật bố trí quanh khu vực sông Bônava và do Davout chỉ huy. Mũi này có nhiệm vụ đánh chặn đầu và dồn đuổi quân đối phương lên phía Bắc để tạo điều kiện cho chủ lực quân Pháp bố trí ở quanh khu vực Puntôvich đánh tiêu diệt. Mục đích chỉ duy nhất của Napoléon trong lần dàn quân này quyết bẻ gãy cuộc tấn công của quân đối phương. Vì vậy, ông cho tập trung quân thành những gọng kìm lớn để giáng đòn quyết định và sườn quân liên minh khi có thời cơ hoặc khi chúng đã bộc lộ sơ hở sa vào cạm bẫy của ông. Cuối cùng ông cũng không quên dành lại cho trận đánh một số tiểu đoàn cận vệ mạnh ở phía sau làm lực lượng dữ trữ (đội dự bị mạnh).
Thế là Napoléon đã bày xong thế trận vận động tấn công tiêu diệt quân liên minh với ba thế rất lợi hại: thế kìm (cánh quân của Lannes, Murat và Bécnađốt), thế công (cánh quân của của Sout và Ney), thế chặn ( cánh quân của Đavout). Că ba thế này sẽ cùng nhau phát huy tác dụng dưới sự điều khiển của Napoléon Bonaparte.Đặc biệt các mũi tên tấn công của quân Pháp ở Austerlitz hình thành nên ba thế trên đều nhằm vào hai bên sườn quân liên minh mà công kích, khi đã dồn được chín vạn quân liên minh vào bẫy. Theo Napoléon thì đây vừa là sơ hở, vừa là điểm yếu của đối phương, công kích vào đó thì dễ chia cắt được đội hình của đối phương dễn tạo ra thời cơ đánh tiêu diệt.Đêm ngày 1/12/1805 đã tới, cả hai bên đều đã triển khai xong lực lượng và chỉ chờ đến rạng sáng là bước vào cuộc đọ sức quyết liệt này.Và sáng ngày 2 tháng 12, khi trời chưa sáng rõ, người ta đã thấy Napoléon rời bản doanh ra phía trước, và theo như lời của những nhà chép sử đương thời thì Napoléon đích thân ra chỉ huy trận đánh lịch sử này từ đầu đến cuối, và hầu hết các Nguyên soái có tên tuổi của ông đều có mặt đông đủ như: Lannes, Murat, Bécnađốt ở cánh trái với ba khối quân Sout, Ney ở cánh giữa với hai khối quân tập trung lớn chủ yếu cùng với đại bộ phận số pháo có trong trận đánh này; Đavout ở cánh phải.
Đầu trận đánh
Trời sáng rõ, từ trên đài chỉ huy của mình, Napoléon thấy quân liên minh Nga – Áo từ phía Austerlitzs chia làm 7 mũi lớn ào ào tấn công về phía quân Pháp, đại bộ phận tấn công chính ở Phía Nam, khoảng giữa cao điểm Pờrátden và dải hồ Đatran. Còn quân Pháp thì sẵn sàng và vẫn kín đáo nấp sau những chướng ngại thiên nhiên, hình thành thế trận hình cánh cung.
Qua tình huống trên, Napoléon nhận định ý định tiến công của quân Nga – Áo đúng như ông đã phán đoán và nắm chắc. Đặc biệt ông lấy làm lạ rằng quân Nga-Áo không lên chiếm cao điểm Pờrátden mà còn để hở hai bên sườn, nhất là bên sườn trái. Hơn nữa ông còn phát hiện ra được một điểm nữa là trong quá trình tiến công, các mũi của quân liên minh dù ở cánh trái hay ở cánh phải đều không có sự phối hợp lẫn nhau gì cả. Từ trên cơ sở nhận định đó, một mặt Napoléon hạ lệnh cho Sout và Ney lặng lẽ đưa quân và pháo lên chiếm lĩnh cao điểm Pờrátden, mặt khác ông giả đò để ngỏ sườn phải, không phòng giữ và cố ý giấu kín sườn trái để dụ quân Nga – Áo tiến sâu hơn nữa; do đó ông đã lệnh cho Davout đánh cầm chừng để thu hút chủ lực đối phương về phía đó.
Cao điểm của cuộc chiến
Khi thấy quân liên minh đã bộc lộ sơ hở và có những mũi đã đi qua cao điểm, Napoléon quyết định mở đợt tiến công quyết liệt vào sườn những khối quân chủ lực Nga – Áo đang đi qua dưới chân phía Nam cao điểm. Bằng hỏa lực tập trung và mãnh liệt của pháo binh đặt ở trên cao điểm, Napoléon ngay từ phút đầu đã gây nên nhiều thiệt hại lớn cho bên liên quân. Đội hình tiến công của quân Nga – Áo bỗng trở nên rối loạn. Tiếp sau cuộc nã pháo dữ dội, bất ngờ và kéo dài không lâu này, dưới sự yểm trợ của pháo binh, bộ binh và kỵ binh từ trên ba hướng chia làm nhiều mũi bắt đầu xung phong ra chia cắt đối phương từ hướng Bắc đánh ra, từ trên cao điểm (hướng tập trung ở cánh giữa) đánh xuống, từ hướng Nam đánh lên.
Thế là bằng những lực lượng tập trung lớn của mình ở trên cao điểm đã chiếm lĩnh được từ trước và ở quanh khu vực Puntôvich và bằng mũi hiểm đánh chặn của Đavout, Napoléon đã đè bẹp được đại bộ phận quân chủ lực đối phương. Cho đến lúc này, rõ ràng ba thế lúc ban đầu của Napoléon đã tạo nên thế diệt mạnh như bão cuốn.Số phận của chín vạn quân liên minh vì thế đã được định đoạt. Đội kỵ binh cận vệ Nga hầu như bị tiêu diệt ngay từ lúc trận chiến đấu ở vào giai đoạn quyết liệt, do đó sau một trận giao chiến với đội kỵ binh cận vệ của Napoléon kỵ binh Nga đã quay lui. Lập tức kỵ binh Pháp xung phong vào đội hình liên quân, chia cắt đối phương ra mà tiêu diệt, sau đó lại truy đuổi tàn quân Nga – Áo đến tận làng Austerlitsz.
Kết thúc cuộc chiến
Quân Nga do tướng Buxoveden chỉ huy khi rút lui thì lại tiến hành thiếu khẩn trương và thiếu nghệ thuật, đến nỗi làm cho hàng nghìn binh lính thuộc quân đoàn chủ của y bị đuổi dồn đến vùng hồ.Sau khi nắm được cuộc điều quân ấy của Buxơveđen, Napoléon đã ra lệnh nã đại bác lên mặt nước đóng băng,hàng trung đoàn bị chết đuối hoặc làm mồi cho đạn đại bác của quân Pháp tiêu diệt. Còn một số khác thì đầu hàng. Khi trận đánh sắp kết thúc,Napoleon đã tung nốt những tiểu đoàn dự trữ mạnh của mình ra để giải quyết gọn chiến trường.
Đêm đến thì mọi việc đã xong xuôi, chừng 15000 quân Nga – Áo bị giết, 20000 bị bắt cầm tù, hầu hết pháo của liên quân bị tước và nhất là đội quân Nga – Áo đã bị tiêu diệt thực sự, số tàn quân bỏ chạy tán loạn đi tứ phía, bỏ lại rất nhiều kho tàng quân trang, quân dụng và lương thực. Đó là những nét lớn về kết quả của cuộc chiến thắng đó. Quân Pháp bị thiệt mất ngót 9 nghìn người .
Ngày mùa đông ngắn ngủi ấy kết thúc.Mặt trời rực rỡ chiếu từ buổi sớm đã lặn và nhờ có bóng tuối của đêm đen Aleksanđr và François đã thoát chết và không bị bắt. Aleksanđr mất tự chủ run cầm cậo như sắp lên cơn sốt rét và khóc lóc. Mấy ngày sau, còn phải chạy trốn cực nhục, khốn đốn hơn nữa. Nguyên soái Kutuzov của quân Nga đã phải vất vả lắm mới thoát khỏi tay quân Pháp.Tướng Weyrother bị thương nặng và chết sau trận đánh vài tháng .Vài ngày sau,nước Áo đầu hàng Napoleon. Đó cũng là nguyên nhân dẫn đến sự tan rã của liên minh chống Pháp.
F. Engels đánh giá: ”Trận đánh Austerlitz được coi là một trong những chiến trường lớn nhất của Napoléon và là bằng chứng không thể bác bỏ được về thiên tài quân sự có 1 không 2 cua Napoléon,bởi vì nếu như những sai lầm của quân liên minh đã rõ ràng là nguyên nhân chủ yếu làm họ thất bại thì con mắt phát hiện ra được những lầm lẫn đó ,lòng kiên nhẫn chờ đợi cho lầm lẫn đó chín mùi để quyết tâm giáng đòn quyết định, sự mau lẹ cực kỳ như chớp nhoáng để đánh tan kẻ địch, tất cả những cái đó của Napoléon đáng cho ta hoàn toàn khâm phục và không đủ lời khen ngợi. Trận Austerlitz là một sự kỳ diệu về chiến lược mà người ta sẽ không bao giờ quên được chừng nào còn chiến tranh.”
Trận Jena-Auerstad (1806)
Ngày 14/10/1806, trận đánh Jena bắt đầu và nó đã quyết định số phận nước Phổ. Trận đánh nổ ra ngay sau khi mặt trời mọc. Nó rất ác liệt và kéo dài. Lúc đầu, quân Phổ và đồng minh Saxony đánh rất gan dạ, ngoan cường. Sau đó là vừa đánh vừa lui. Nhưng Napoleon ra lệnh cho quân Pháp từ hai cánh mở gọng kềm bao vây quân Phổ, pháo binh phối hợp chặt chẽ với bộ binh, nhanh chóng chiếm ưu thế trên chiến trường. Quân Phổ tuy rất gan lì nhưng không cơ động và cứng nhắc. Do khéo léo chỉ huy các quân đoàn tinh nhuệ của mình nên Napoleon đã thực hiện được kế hoạch của mình từng điểm một.
Ngay khi quân Phổ rút lui, kị binh của Murat nhanh chóng được tung ra truy kích. Kị binh Pháp đang hăng, chém sạch cả những kẻ xin hàng. Quân Phổ hoàn toàn bị đánh bại, chỉ có một bộ phận nhỏ là rút lui có trật tự, còn lại là bị giết chết, bị thương hoặc bị bắt ( phần này chiếm số đông nhất ).
Cùng ngày hôm đó, quân đoàn của Davout đã đánh tan đạo quân của nguyên soái Brunswick ở Auerstad. Trận đánh đó, quân Pháp mất chừng 7000 quân và quân Phổ mất khoảng 13000 quân. Còn ở Jena, quân Pháp mất 5000 quân và quân Phổ tổn thất 25000 quân. Như vậy, chỉ trong một ngày, toàn bộ quân chủ lực Phổ đã bị tiêu diệt.
Ngày 27/10/1806, 19 ngày sau khi chiến tranh bùng nổ và 13 ngày sau trận Jena và Auerstad, Napoleon ca khúc khải hoàn tiến vào Berlin giữa tiếng nhạc chào mừng.
Trận Eylau (1807)
Ngày 8/2/1807, ở gần Eylau, quân Pháp và Nga đã đánh nhau một trận dữ dội. Khi trận đánh nổ ra, quân Nga điều ra trận một lực lượng pháo binh đông gấp đôi quân Pháp và các thống chế Pháp còn chưa có đủ ở trận địa. Thống chế Davout dẫn quân đoàn của mình xông thẳng vào đội hình quân Nga, chém giết dữ dội. Tướng Augereau dẫn một đạo quân Pháp cũng tiến đánh ở tuyến giữa khiến quân Nga phải rút lui.
Nhưng ngay sau đó, pháo binh Nga đã chống trả dữ dội và diệt gần hết lực lượng của Augereau. Chính bản thân của Napoleon cùng với bộ binh ở giữa trận địa cũng suýt chết vì đạn pháo rơi như mưa ở quanh ông. Napoleon biết chỉ có sự có mặt của hoàng đế mới giữ vững tinh thần cho binh lính trong tình thế này khủng khiếp này. Lúc đó, đoàn kị binh cossack đang phản công với khí thế như triều dâng. Họ đã đánh tan tuyến phòng thủ của quân Pháp và áp sát sở chỉ huy mặt trận của Napoleon.
Đúng lúc đó, Napoleon nở một nụ cười khó hiểu trên khuôn mặt sạm đen vì khói thuốc súng. Khi quân Nga đã đến gần, ông ra lệnh cho đội cận vệ hoàng gia Pháp lao vào cuộc chiến này. Đó là lực lượng ưu tú nhất trong quân đội Pháp. Hai bên Pháp-Nga lao vào nhau và chém giết dữ dội. Rốt cuộc, quân Pháp vẫn giữ vững trận địa và trung tâm trận đánh chia thành nhiều điểm trên chiến trường rộng mênh mông.
Trận đánh đó, cả hai bên Pháp và Nga đều tổn thất nặng nề. Napoleon từ trận địa trở về, nói:
-Trong cuộc đời binh nghiệp của tôi, để cho kẻ thù cùng đứng ngồi ngang hàng, cùng chia hưởng vinh quang, đây là lần đầu tiên, nhưng sẽ không có lần thứ hai.
Trận Friedland (1807)
Trận đánh Friedland diễn ra vào ngày 14/6/1807.
Vào lúc 3 giờ sáng, thống chế Lannes nhận thấy quân Nga đã tiến vào thành phố nhỏ Friedland từ hôm trước và đang chuẩn bị vượt hữu ngạn sông Alle. Lập tức Lannes hạ lệnh nổ súng. Cùng lúc đó, viên thống chế này cũng phái các sĩ quan tùy tùng đến báo cáo với Napoleon. Lập tức, Napoleon chỉ thị cho tất cả các lực lượng cấp tốc hành quân ra chiến trường và đích thânNapoleon cũng ra chiến trường. Sa hoàng Nga Alexandre do muốn thắng nhanh nên hối thúc tổng tư lệnh Benningsen xua quân tấn công một cách vội vã. Napoleon nhanh chóng nhận ra sai lầm tai hại của đối phương. Vì quá vội nên quân Nga đã ùn tắc thành một khối lớn ở khuỷu sông Alle. Không do dự, Napoleon liền cho phá hỏng chiếc cầu nhỏ bắc qua sông, sau đó ông giao cho quân đoàn của Ney nhiệm vụ nguy hiểm là tiến công thẳng vào quân chủ lực đối phương. Quân Nga đã chống lại rất ngoan cường và đã tiêu diệt hoàn toàn một phần quân đoàn của Ney. Sai lầm của Bennigsen đã dẫn đến thất bại hoàn toàn. Quân Nga phải nhảy xuống sông để tránh bị tiêu diệt và hàng ngàn lính Nga đã chết đuối. Chỉ có một số nhỏ chạy trốn được. Quân Pháp chiến thắng, thu được vô số pháo của đối phương.
Trong trận đánh này, quân Nga mất hơn 20000 quân và quân Pháp mất không quá 8000. Thảm bại ở Friedland đã buộc Sa hoàng Nga Alexandre kí vào hòa ước Tilsit, một hòa ước rất nhục nhã.
Trận Essling-Aspern (1809)
Trận Essling-Aspern là 1 thất bại của quân Pháp. Lúc này quân Pháp định vượt sông Danube từ đảo Lobau bằng cầu giã chiến. Nhưng khi đang vượt sông thì bị quân Áo phản công. Chỉ có 2 binh đoàn đã vượt sông : binh đoàn của Massena và của Lannes. Thế là 24 000 ngưòi của 2 binh đoàn này bị 95 000 quân Áo ép vào bờ sông trong khi binh đoàn Davout không qua sông tiếp trợ được do nước lũ làm hỏng cầu. Cuối cùng Napoleon phải hạ lệnh rút lui sau khi quân Pháp mất khoảng 20 000 người.
Thống chế Lannes cũng bị 1 viên đạn đại bác bắn đứt 1 chân. Nhưng chỉ bị thương, hơn 10 ngày sau mới chết do bị nhiễm trùng máu…
Hơn 1 tháng sau Napoleon thắng lớn quân Áo ở Wagram cách đấy không xa bắt nước Áo phải ký hoà ước. Thất bại Essling được xí xoá, nhưng thống chế Lannes thì không thể thay thế được.
Trận Wagram (1809)
Sau thất bại ở Aspern-Essling, cả Châu Âu đã phấn khởi reo mừng. Nước Áo mở tiệc ăn mừng chiến thắng, giáo hoàng Pius VII đã nhận xét rằng thảm bại Aspern-Essling là sự trừng phạt của Chúa trời dành cho kẻ tham lam, bạo ngược và xúc phạm giáo hội.
Napoleon đã rất tức giận khi nghe những điều này. Ông ra lệnh cho quân đội Pháp chiếm đóng Roma, trụ sở cuả giáo hoàng, cho bắt giáo hoàng và tịch thu sạch đất đai của Tòa Thánh đã được thừa hưởng suốt 1500 năm. Sau khi giải quyết xong chuyện giáo hoàng, Napoleon chuẩn bị nốt những việc còn lại để chuẩn bị cho chiến dịch sắp tới.
Ngày 5/7/1809, Napoleon cho binh lính vượt sông Danube, chiến dịch mới bắt đầu. Cuộc vượt sông diễn ra theo trật tự hoàn hảo. Trận đánh ngày 5/7 đã diễn ra không đúng như thời gian và địa điểm dự kiến của đại công tước Charles, tổng tư lệnh quân Áo. Không bao giờ hành động như kẻ địch dự tính, Napoleon lấy đó làm nguyên tắc. Trong trận đánh này quân Pháp có 550 cỗ pháo và quân Áo có 500 khẩu. Trận đánh kéo dài đến tận đêm, đó là giai đoạn ác liệt nhất. Napoleon ở giữa trận đánh với các thống chế như Davout, Massena…Thật hiếm thấy trận đánh nào, kể từ trận Austerlitz, mà các thống chế của Napoleon lại hành động chính xác như trận này. Sau một đợt pháo khủng khiếp, quân đoàn của McDonald ( vừa thay thống chế Lannes ) gồm 26 tiểu đoàn đã dàn thành một hình vuông mỗi bề 1000 mét, đã phá vỡ trung tâm của quân Áo với tổn thất không nhỏ. Nhưng các đội dự bị đã kịp thời bổ sung lực lượng. Xa hơn nữa, ở hướng Bắc, Davout đã nhận được lệnh của hoàng đế, lấy làng Wagram nằm ở các điểm cao làm mục tiêu. Và viên thống chế này đã chiếm được bằng một trận cường tập, và thế là quyết định sự thất bại của quân Áo. Quân Áo mặc dù bị đánh bật khỏi các điểm cao nhưng vẫn rút lui trật tự, chỉ có một vài bộ phận là rối loạn.
Thảm bại này khủng khiếp không kém gì thảm bại ở Austerlitz. Trong hai ngày 5/7 và 6/7, quân Áo tổn thất lên đến 36000 ngưới. Quân Pháp mất chừng 30000 quân. Mặc dù phải trả giá đắt nhưng Napoleon vẫn rất hài lòng. Một thời gian sau, quân Áo và Pháp kí hiệp định đình chiến. Nưóc Áo bại trận phải bồi thường chiến phí rất lớn và mất gần hết đất đai. Chiến dịch năm 1809 kết thúc.
Trận Borodino (1812)
Vào những năm cuối thế kỷ XVIII, đầu thế kỷ XIX, bằng các cuộc hành binh liên tiếp của mình, Napoléon đã tạo dựng được những chiến thắng vang dội làm cho các nước châu Âu phải hoảng sợ. Năm 1812 Napoléon quyết định tiến công nước Nga.
Chiếm được nước Nga cũng có nghĩa là là Napoléon sẽ làm chủ được toàn bộ châu Âu. Vì vậy trong cuộc viễn chinh này Napoléon đã chuẩn bị một đội quân lớn nhất thời bấy giờ gồm 60.8 vạn quân, 1372 khẩu pháo… Với lực lượng đó. Napoléon giữ lại 16.5 vạn quân làm lực lượng dự bị triển khai từ sông Ôđe đến sông Enbơ. Lực lượng còn lại với 44.3 vạn quân, ông ta triển khai trên một tuyến dài 300 km và chuẩn bị vượt biên giới Nga.
Ngày 24-6-1812, Napoléon cho quân Pháp vượt sông Nêman bất ngờ mở đầu cuộc tiến công đánh chiếm nước Nga. Ngày 28-6-1812, chiếm Vinnô và đầu Tháng 8 chiếm Smôlenxcơ. Quân Nga dưới quyền chỉ huy của tướng Bagratiôn bà Bakkai đã chiến đấu một cách dũng cảm nhưng do so sánh lực lượng quá chênh lệch nên buộc phải rút lui từng bước.
Việc mất Smôlenxcơ đã dấy lên làn sóng bất bình của nhân dân Nga. Dưới áp lực của quần chúng nhân dân, nhất là tầng lớp qúy tộc Aleksanđr Đệ nhất buộc phải cử tướng Kutuzốv làm Tổng tư lệnh quân đội. Ngày 29 Tháng 8 năm 1812, Kutuzốv nhận chức Tổng tư lệnh. Tình hình nước Nga lúc đó hết sức khó khăn. Quân Pháp với lực lượng lớn áp đảo đã tiến đến gần Moskva, chỉ còn cách 180 km mà ở đó Napoléon dự định sẽ kết thúc chiến tranh. Ý định của Napoléon là phải tiêu diệt được lực lượng chủ yếu của quân Nga trong một trận quyết chiến chiến lược. Biết được ý đồ ấy, Kutuzốv quyết định cho quân Nga tiếp tục rút sâu vào vùng trung tâm đất nước. Nhưng cuộc rút lui lần này khác với những cuộc rút lui trước đấy. Kutuzốv thực hiện chính sách vườn không nhà trống, vừa rút lui vừa tổ chức ngăn chặn tiêu hao lực lượng quân Pháp; buộc quân Pháp phải tiến quân trong điều kiện căng thẳng và bị tổn thất. Kutuzốv một mặt tăng cường bổ sung lực lượng hậu vệ, một mặt cho chiếm lĩnh những địa hình có lợi và tổ chức các trận phục kích, tiến công nhỏ nhằm làm tiêu hao quân Pháp, phá vỡ kế hoạch đánh nhanh thắng nhanh của dối phương. Bên cạnh đó Kutuzốv cho tập đoàn quân 3, tập đoàn quân Danube và các tập đoàn độc lập khác đang bảo vệ hướng Peterburg, tiến hành các hoạt động tác chiến tích cực ở sâu trong hậu phương quân Pháp. Ngoài ra, Kutuzốv còn tổ chức một số đơn vị bảo vệ các trục đường giao thông lớn. Đặc biệt ông còn xây dựng một lực lượng dự bị mạnh. Với các biện pháp trên, Kutuzốv đều nhằm một mục đích cuối cùng là cải thiện tình hình bất lợi, tạo điều kiện thuận lợi nhất để quân Nga có thể chuyển sang phản công.
Đầu Tháng 9, tình hình chiến tranh đã có những chuyển biến mau lẹ. Napoléon không những không thực hiện được ý đồ giao chiến trực tiếp với lực lượng chủ yếu của quân Nga mà còn bị tiêu hao một cách đáng kể. Việc vận chuyển hậu cần của quân Pháp gặp khó khăn do phải di chuyển liên tục. Lúc đó, lực lượng trực tiếp tiến công của Napoléon chỉ có 13 vạn quân với 587 khẩu pháo, còn Kutuzốv đã tập trung được một lực lượng gồm 11.5 vạn quân và 640 khẩu pháo. Xét tương quan lực lượng giữa 2 bên gần như tương đương. Chính trong điều kiện đó, Kutuzốv đã quyết định tiến hành trận quyết chiến chiến lược.
Kutuzốv chọn một khu vực địa hình kéo dài trên chính diện rộng 8 km tại khu vực thôn Bôrôđinô để tiến hành trận quyết chiến chiến lược. Đây là khu vực có địa hình phức tạp, thuận lợi cho việc bố trí hỏa lực của quân Nga. Bên phải trận địa giáp vùng rừng rậm khó vượt qua phía Tây Nam thôn Utisa. Tại chính diện cánh phải trận địa có sông Klotska với vùng đầm lầy án ngữ đường tiến công của quân Pháp. Để tăng cường cho đội hình chiến đấu, Kutuzốv cho xây dựng nhiều công sự với các ổ đề kháng vươn ra phía trước. Toàn bộ khu vực trận địa, được quân Nga bố trí theo hai dải, dải một có các quân đoàn bộ binh và dải hai có các quân đoàn kỵ binh. Các quân đoàn bộ binh cũng được bố trí thành từng khối tiểu đoàn trên hai tuyến. Trước trận địa, Kutuzốv còn bố trí các đội thiện xạ chính diện để bảo vệ đội hình. Tại trung tâm trận địa về phía sau, Kutuzốv thành lập các đội dự bị bao gồm quân đoàn kỵ binh của Uvarốv và đội quân Kazak Platốv cùng đội dự bị chung là quân đoàn bộ binh cận vệ số 5. Ngoài ra còn có đội dự bị pháo binh cũng ở phía sau đội hình.
Về phía quân Pháp, Napoléon quyết định mở cuộc tiến công chủ yếu vào trung tâm và cánh trái đội hình quân Nga nhằm bao vây dồn quân Nga về phía sông Moskva để tiêu diệt. Napoléon còn tổ chức 2 hướng đột kích vào cạnh sườn trận địa nằm lôi kéo lực lượng chủ yếu quân Nga từ trung tâm trận địa vào cuộc chiến.
5 giờ sáng ngay 7-9-1812, quân Pháp bắt đầu tiến công. Lúc đầu do có lực lượng ưu thế nên quân Pháp đã chiếm được thôn Bôrôđinô nhưng không phát triển tiếp theo được do quân Nga đánh trả dữ dội. Nhìn chung các cuộc đột kích đầu tiên của quân Pháp nhằm lôi kéo quân Nga di chuyển đội hình về hai cạnh sườn đều không đạt kết quả.
Đến 6 giờ, quân Pháp chuyển sang tiến công trận địa phòng ngự quân Nga ở thôn Semenovski nhưng cũng bị đẩy lùi. Ngay sau đó, Napoléon tập trung 8 sư đoàn bộ binh, 3 quân đoàn kị binh và 120 pháo mở cuộc đột kích lần thứ hai. Quân Pháp lúc đầu chiếm được phía Nam khu vực phòng ngự do tướng Bagratiôn chỉ huy, nhưng sau đó quân Nga phản kích chiếm lại. 8 giờ, quân Pháp mở cuộc công kích lần thứ 3, nhưng lại bị thất bại. Trong khi đó 2 sư đoàn kỵ binh Pháp tiến công trận địa pháo do Raévski chỉ huy cũng không đạt kết quả. Như vậy, cả 3 cuộc công kích của quân Pháp vào khu vực chủ yếu trận địa của quân Nga đã thất bại.
Ở cánh trái trận địa quân Nga, một quân đoàn Pháp sau 3 giờ công kích liên tục đã chiếm được thôn Utisa. Thắng lợi ở Utisa đã củng cố quyết tâm của Napoléon. Ông tiếp tục mở 4 cuộc công kích vào trận địa pháo của Raévski và khu vực phòng ngự ở Semenovski. Cuộc chiến tại đây diễn ra rất quyết liệt. Quân Pháp và Nga giành giật nhau các khu vực trận địa. Trong đợt công kích lần thứ 6, Napoléon tập trung trên một đoạn hẹp rộng 1.5 km tới 100 khẩu pháo, và 4.5 vạn quân. Quân Nga có khoảng 1.5 vạn quân và 200 khẩu pháo đã kháng cự lại một cách rất quyết liệt. Trong lần công kích này của quân Pháp, Bagratiôn đã hy sinh nhưng tinh thần dũng cảm và ý chí của ông đã thôi thúc những người lính Nga tiếp tục chiến đấu. Lệnh của Kutuzốv “giữ vững trận địa đến người cuối cùng” đã được thông báo cho toàn bộ các đơn vị quân Nga. Tuy nhiên, do lực lượng quân Pháp chiếm ưu thế nên Kutuzốv quyết định cho quân rút lui theo khe núi ở thôn Semenovski để củng cố lực lượng.
Sau khi chiếm được một số khu vực phòng ngự, quân Pháp tập trung lực lượng mở đợt tiến công và chiếm được khu vực phía Tây thôn Semenovski. Tại đây, trận địa pháo của Raevski đã ở trước mặt quân Pháp. Napoléon tung hầu hết lực lượng dự bị và đội cận vệ của mình vào chiến đấu. Trước tình thế nguy hiểm đó, Kutuzốv lệnh cho kỵ binh Nga tiến công đánh vào cánh trái quân Pháp, đồng thời sử dụng đội kỵ binh Kazak tiến công đoàn xe vận tải của đối phương. Kỵ binh Nga đã chọc thủng được đội hình quân Pháp buộc Napoléon phải điều lực lượng về cánh trái để duy trì cuộc tiến công vào trận địa pháo của Raevski. Chớp thời cơ, Kutuzốv tăng cường lực lượng ở trung tâm và cánh trái bằng cách điều lực lượng dự bị và lực lượng từ cánh phải dồn lại.
Đến 14 giờ, Napoléon tiếp tục cho lực lượng tiến công trận địa pháo quân Nga và đưa đội dự bị cuối cùng vào chiến đấu. Mặc dù bị thiệt hại nặng nề, nhưng đến 15 giờ 30 phút, quân Pháp đã chiếm được trận địa. Song việc chiếm trận địa pháo của Raevski không có ý nghĩa. Lúc đó, quân Nga đã bỏ khu vực phòng ngự ở cánh trái và trung tâm lên chiếm lĩnh trận địa mới cách đó từ 1 đến 1.5 km. Như vậy, quân Nga mặc dù bị mất một số khu vực nhưng vẫn giữ được vững đội hình chiến đấu. Trong khi đó quân Pháp sau nhiều lần công kích, lực lượng bị tiêu hao quá lớn buộc Napoléon phải ngừng công kích, ra lệnh cho quân Pháp rút về vị trí xuất phát tiến công. Đó cũng là biểu hiện sự bế tắc của Napoléon trong trận này.
Trong trận này, quân Pháp bị thương vong 3.2 vạn người. Phía quân Nga chết và thương vong 4.3 vạn.Nếu tính trung bình mỗi giờ có 8.500 binh sĩ của cả hai bên phải bỏ mạng tại chiến trường, một trung đội trong một phút. Có những đơn vị mất gần 80% quân số.Đây được coi là trận đánh lớn thứ 3 và đẫm máu nhất trong các cuộc chiến tranh của hoàng đế Napoleon I. Ý định của Napoleon nhằm tiêu diệt hoàn toàn quân Nga trong trận quyết chiến chiến lược không đạt được.
Trận Bôrôđinô cho thấy nghệ thuật chỉ huy tài giỏi của vị thống soái Nga Kutuzốv. Trước hết, phải thấy rằng việc lựa chọn thời cơ và lựa chọn địa điểm tiến hành trận quyết chiến chiến lược của Kutuzốv là khá chính xác. Kutuzốv quyết định tiến hành trận quyết chiến chiến lược đầu tiên khi mà tương quan lực lượng hai bên đã cân bằng. Việc lựa chọn địa hình trận quyết chiến đã buộc quân Pháp phải tiếng công trên một khu vực phức tạp và về phía quân Nga, việc tổ chức phòng ngự và phản công hoàn toàn thuận lợi, Việc xây dựng đội hình chiến đấu có chiều sâu và luôn được giữ vững trong suốt quá trình trận đánh đã tạo điều kiện cho quân Nga phát huy được sức mạnh của bộ binh và pháo binh, hạn chế được sức mạnh đột kích của quân Pháp. Chính vì thế, kỵ binh Pháp đã bị thiệt hại nặng nề trong trận đánh. Với các cứ điểm pháo binh xen kẽ trên trận địa cùng việc tổ chức đội dự bị pháo binh lớn được Kutuzốv đặc biệt chú ý đã giúp cho sự đề kháng mạnh của đội hình chiến đấu quân Nga.
Đến 18 giờ, sau khi tổ chức củng cố lại trận địa, Kutuzốv vẫn động viên quân Nga sẵn sàng đánh bại các cuộc tiến công của quân Pháp đồng thời chuẩn bị cho cuộc tiến công quân địch vào sáng hôm sau. Về phía quân Nga cũng bị tổn thất lớn qua các đợt công kích liên tục của quân Pháp khiến Kutuzốv phải suy nghĩ. Ông cho rằng dù đã đánh bại các cuộc công kích của quân Pháp, song cho đến thời điểm này, lực lượng chủ yếu của quân Nga vẫn cần phải được bảo toàn, chờ thời cơ dành chiến thắng quyết định. Bằng sự cân nhắc trận trọng đó, Kutuzốv quyết định cho quân Nga rut khỏi Borodino.
Quyết định không ở lại Bôrôđinô và tiếp tục rút lui để bảo toàn lực lượng đã buộc Napoléon phải kéo dài cuộc hành binh. Điều này đã tạo điều kiện thuận lợi cho quân Nga chuyển sang thế phản công có tính chất quyết định. Đó là quan điểm chiến lược đúng đắn nhất của Kutuzốv. Nếu như Napoléon cho việc kết thúc chiến tranh chỉ bằng một cuộc quyết chiến chiến lược thì ngược lại, Kutuzốv cho rằng phải tiến hành nhiều cuộc quyết chiến chiến lược; trận trước tạo điều kiện cho trận sau và tất cả dành cho trận thắng cuối cùng. Trận đánh ở Bôrôđinô đã báo hiệu sự thất bại hoàn toàn của đội quân xâm lược Pháp và mở đầu cho thắng lợi cuối cùng của quân Nga.
http://nghiencuulichsu.com/2015/06/22/nhung-tran-danh-noi-tieng-cua-napoleon/
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét